Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Review những cô gái ồn ào – 365 ngày trong thế giới PR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.11 KB, 5 trang )

BÁO CÁO ĐỌC SÁCH

Người báo cáo: Nguyễn Thị Thu Thảo
Tên sách: Những cô gái ồn ào – 365 ngày trong thế giới PR
Tác giả: Phan Linh & Bạch Dương
Nhà xuất bản: Thế giới
Cuốn sách này dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những ai quan tâm, tìm hiểu
về PR – những người muốn nắm trong tay một công cụ, một phương pháp của thời
đại mới, thứ giúp chúng ta bắt đầu con đường quản lý thương hiệu cá nhân, hoạch
định tốt tương lai.

1. Tóm tắt nội dung cuốn sách:
Cuốn sách này chia sẻ về những trải nhiệm của tác giả về PR, đồng thời bổ
sung kiến thức, kỹ năng cần thiết cho những ai đam mê và yêu thích PR để
có cái nhìn tổng quan nhất về PR và chuẩn bị cho mình hành trang đủ lớn
khi bước vào nghề.
Trang đầu tiên cuốn sách có tựa rằng: “PR không chỉ là một nghề, nó thực sự
là một phong cách sống” đủ thấy tác giả - họ thực sự yêu nghề và mong
muốn truyền cảm hứng tới bạn đọc. Cuốn sách có 4 phần chính:
Phần đầu tiên là “Những điều bạn cần biết trước khi bắt đầu”. Phần này giúp
bạn hiểu những điều cơ bản nhất về PR-Quan hệ công chúng: PR là gì? Các


mối quan hệ trong PR và xây dựng nó như thế nào?... Con đường nghề
nghiệp của một PR và việc lựa chọn hướng đi cho mình: PR In-house hay
PR Agency? Trong phần này tôi tâm đắc nhất một câu rằng: “Tài sản quý giá
nhất của người làm PR là thông tin và những mối quan hệ chính là chìa
khóa thành công”.
Phần thứ hai là “365 ngày trong thế giới PR” viết về những yếu tố cơ bản
của người làm PR cần phải có. Đó là: sức khỏe, tư duy sáng tạo, là người đa
di năng, giao tiếp và cư xử khéo léo, có tư duy phản biện và phân tích thông


tin, phải biết viết, hiểu khách hàng, và biết thiết lập và duy trì các mối quan
hệ. Ngoài ra, tác giả còn đề cập một vài sai lầm người làm PR mắc phải,
cách xây dựng thương hiệu cá nhân và một vài kỹ năng cần thiết khác như:
phân tích các con số, rèn luyện tư duy thiết kế và sáng tạo,…
Bên cạnh những kiến thức kỹ năng chuyên môn, người làm PR cần chú
trọng tới phong cách để gây ấn tượng với những người xung quanh do họ
cần tiếp xúc với rất nhiều người và rất nhiều mối quan hệ. Điều này sẽ được
nói tới trong phần ba của cuốn sách: “Phong cách của một cô gái PR”. Hãy
ghi chú mọi việc cần làm để đảm bảo hoàn thành công việc đúng tiến độ,
hãy bình tĩnh giữ cho cái đầu lạnh trong mọi tình huống và đừng quên chăm
sóc bản thân, chọn cho mình một đôi giày phù hợp và luôn làm cho mình
đẹp mọi lúc, mọi nơi nhé!
Tiếp đến là phần bốn “Bạn đã thực sự sẵn sàng?” (Dành cho PR tập sự).
Trong phần này viết về toàn bộ những kỹ năng cần thiết mà một PR cần có
nếu muốn nhanh chóng tìm một công việc như ý. Một kỹ năng không thể
thiếu là kỹ năng viết, kinh nhiệm thực tế, kinh nghiệm truyền thông xã hội,
kinh nghiệm về “đa phương tiện”. Bên cạnh đó còn một vài lưu ý cho những
ai đang tìm cho mình công việc thực tập liên quan đến PR.


Và cuối cùng là giải đáp một vài thắc mắc của độc giả!
2. Như tựa đề của cuốn sách: “Những cô gái ồn ào – 365 ngày trong thế giới
PR” cũng có thể thấy cuốn sách xoay quanh những vấn đề liên quan tới PR.
Vì vậy, nó hoàn toàn có ích để tham khảo cho chuyên ngành PR.
3. Ba điểm có ý em học được từ cuốn sách này:
Thứ nhất, tài sản quý giá nhất của người làm PR là thông tin & những mối
quan hệ chính là chìa khóa. Người làm PR là người vô cùng nhạy bén với
các thông tin, hơn thế nữa họ phải biết cách xử lý những thông tin đó cho
hợp lý. Nhưng có thông tin thôi là chưa đủ, họ cần có các mối quan hệ. Nếu
có gì đó có thể tự hào và tự tin khi chuyển một công việc mới thì với người

làm PR chắc chắn đó là những mối quan hệ thật sự mà bạn đã có và kiên trì
xây dựng trong suốt quá trình làm việc trước đó.
Thứ hai, xây dựng thương hiệu cá nhân. Phát triển và duy trì một thương
hiệu cá nhân là giải pháp để có một công việc tốt hơn, và việc này đặc biệt
quan trọng đối với các chuyên gia PR trẻ. Thương hiệu cá nhân là sự phản
ánh con người bạn. Câng phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
Người khác nhìn nhận bạn như thế nào? Bạn thích gì? Nếu được phép làm gì
đó, bạn sẽ làm gì? Khi hiểu rõ những điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn
đã hình thành được thương hiệu cá nhân cho riêng mình.
Thứ ba, keep calm and write a blog. Cách hiệu quả để cải thiện kỹ năng viết
của PR là viết blog. Blog cũng chính là nơi bạn làm PR cho chính mình.
Việc viết blog không nhất thiết phải giới hạn một chủ đề nào đó, bạn có thể
dựa trên các blog có liên quan tới những thứ bạn định viết, bạn yêu thích. Và
đừng đặt ra yêu cầu quá cao cho blog cá nhân và cũng đừng kỳ vọng quá lớn
sẽ có người đón nhận. Bạn viết blog cho chính bạn, bạn viết để thoả mãn


nhu cầu cá nhân, đồng thời phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Nếu blog của
bạn được đón nhận, đó là một phần thưởng.
4. Trong cuốn sách này có một mục khá thú vị liên quan tới việc “giữ liên lạc
với các mối quan hệ” mà chúng ta có thể áp dụng vào rất nhiều công việc
như bán hàng, CRM, ... Như đã nói ở trên, mối quan hệ là chìa khóa thành
công của người làm PR. Đừng bao giờ chỉ biết “tìm đến” khi có việc cần.
Mối quan hệ trong PR không phải chỉ dùng lại ở “quen” mà phải “biết” và
hơn thế nữa là “hiểu”, đủ để tham gia vào những câu chuyện khác nhau với
đối tượng. Quan trọng là phải hiểu bạn đang giao tiếp và quan hệ với ai. Ví
như đối với một nhà báo, muốn xây dựng quan hệ tốt với họ, hãy ngầm ủng
hộ họ bằng cách chia sẻ bài viết của họ ( nếu thực sự nó hấp dẫn và thích
hợp ), tôn trọng thời gian của họ, đừng vừa gửi thông cáo báo chí trước 5
phút và gọi điện yêu cầu họ kiểm tra thư ngay. Giữ liên lạc cũng có nghĩa

bạn phải phản hồi kịp thời khi ai đó liên lạc với bạn hãy trả lời họ kể cả khi
họ không yêu cầu. Giữ liên lạc tốt có nghĩa là bạn cần phải lắng nghe, quan
sát các đối tượng nhiều hơn để xem họ muốn gì, cần gì và bạn có thể đồng
hành với họ như thế nào?
5. Cuốn sách này có rất nhiều thứ có thể áp dụng vào thực tiễn. Điển hình nhất
là trong mục “trong túi tôi có gì?” kể về những thứ cần thiết nhất mà những
người làm PR cần chuẩn bị và mang theo trong túi xách của mình. Đầu tiên
là vitamin, rất cần thiết để tạo sự sảng khoái khi tư duy hoặc bắt đầu dự án
mới, nó tốt hơn nhiều so với café. Không thể thiếu số kể hoạch để viết mọi
công việc mình cần làm vào đó và chắc chắn những gì đang chờ đợi mình ở
phía trước. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy đau đầu vì quá nhiều công việc chờ đợi
được giải quyết, vậy nên hãy mang theo mình vỉ thuốc Panadol, tất nhiên chỉ
dùng trong trường hợp bất khả kháng. Vật dụng không thể thiếu là chiếc


điện thoại di động và thường xuyên dùng nó để kiểm tra email trước khi ra
ngoài. Tiếp đến là son môi, nó giúp bạn tươi tắn hơn rất nhiều khi gặp mặt
khách hàng. Và cuối cùng là danh thiếp, những mối quan hệ mới luôn mở ra
và đó là lúc bạn cần họ ghi nhớ bằng tấm danh thiếp của mình. Những kiến
thức này chắc chắn sẽ chẳng có sách vở nào dạy bạn đâu, và chúng rất dễ
dàng để bạn ứng dụng trong thực tiễn đấy chứ.
6. Cuốn sách này cụ thể dành cho nghề PR, ngay cái tên thôi cũng đã nói lên
tất cả rồi. Nó không chỉ viết về những kiến thức kỹ năng cần thiết của nghề
PR mà còn rất nhiều câu chuyện bên lề khác như cách ăn mặc, phong cách
sống, các mẹo làm đẹp,…liên quan đặc thù tới nghề PR. Hơn nữa, trong
cuốn sách còn có một mục riêng dành cho những PR tập sự viết về những
điều mà học đại học không dạy bạn, những kỹ năng khi đi phỏng vấn, những
câu hỏi phỏng vấn thường gặp, hướng dẫn cách lựa chọn vị trí thực tập phù
hợp, cách học hỏi khi đi thực tập,.. rất nhiều kiến thức bổ ích được ghi lại
trong cuốn sách này chắc chắn sẽ giúp ích cho những ai đang quan tâm tới

PR.

Mong rằng phần trình bày này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn và cảm thấy thú vị để tìm
đọc quyển sách này!



×