Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Khái quát văn học dân gian việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.02 KB, 2 trang )

Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 14/06/2017

Văn học dân gian là một kho tàng văn học quý báu và là tài sản vô giá của thế hệ cha ông để lại cho
dân tộc. Nội dung của bài học sẽ nêu lên những đặc điểm, thể loại, giá trị cơ bản của văn học dân gian
Việt Nam. Tech12h xin tóm tắt những nội dung cơ bản của bài học và phần hướng dẫn soạn văn ngắn
gọn, chi tiết, dễ hiểu. Xin mời các bạn cùng tham khảo

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Khái niệm


Là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể thể hiện
nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ trực tiếp
cho các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng.

II. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
1. Tính truyền miệng


Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc
theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).



Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày
tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).



Ảnh hưởng:


o

Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm
tình của nhân dân lao động.


o

Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của văn học dân gian.

2. Tính tập thể


Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng - tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo
hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.



Trong khi tham gia lao động sản xuất, mọi người thường có những câu ca hay những câu
chuyện hay kể cho cả một tập thể nghe. Đã có những câu hò hay những điệu nhạc reo vang, nó
trở thành những tác phẩm vẻ vang trong thời kì lịch sử .

==> Tính truyền miệng và tính tập thể trở thành đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo
và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian và các sinh
hoạt trong đời sống cộng đồng.
Ngoài ra, văn học dân gian còn có tính thực hành, là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt
khác nhau trong đời sống cộng đồng.

III. Hệ thống thể loại của văn hóa dân gian



Văn học dân gian là một hệ thống thể loại phong phú, bao gồm nhiều thể loại như: truyện ngắn,
ca dao, hò, vè, câu đối, chèo, thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ
ngôn, truyện thơ.

IV. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian


Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc (giá trị nhận thức)



Văn học dân gian có giá trị giáo dục đạo làm người



Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền
văn học dân tộc

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 (Trang 19 – SGK) Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 2 (Trang 19 – SGK) Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào?Hãy định nghĩa ngắn gọn và
nêu ví dụ theo từng thể loại.
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 3 (Trang 19 - SGK) Tóm tắt các giá trị của văn học dân gian.
=> Xem hướng dẫn giải




×