Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Báo cáo hiện trạng về ứng dụng công nghệ thông tin của sở kế hoạch và đầu tư hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.42 KB, 12 trang )

Đề Tài: Báo cáo hiện trạng về ứng dụng công nghệ thông tin của Sở
Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng. Hãy lập một kế hoạch xây dựng hệ thống
thông tin, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải
Phòng trong giai đoạn 3 năm (2013-2015).

Bài làm: Xây dựng, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các
hoạt động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng giai đoạn 2013-2015.
Nội dung trình bầy
LỜI NÓI ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HẢI PHÒNG
II. THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN
III. PHÂN TÍCH SWOT (LIÊN QUAN ĐẾN CNTT, HTTT,
TMĐT)
IV. SO SÁNH (VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH)
V. PHÂN TÍCH RÚT KINH NGHIỆM, BÀI HỌC TỪ CÁC CƠ
QUAN KHÁC
VI. TÌM HIỂU GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CNTT TRONG NGÀNH
VII. CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA
CƠ QUAN
VIII. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


LỜI NÓI ĐẦU
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý hành chính nhà
nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan
nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà


nước với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo
đảm công khai, minh bạch.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư. Do
những đặc điểm trên, để thực hiện tốt nhiệm vụ thì việc ứng dụng CNTT
trong quản lý và điều hành của Sở là rất quan trọng và cần thiết. Sau đây, tôi
xin được báo cáo thực trạng hoạt động và đề xuất chiến lược ứng dụng
công nghệ thông tin tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng.
I. GIỚI THIỆU VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HẢI PHÒNG
1. Vị trí và chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân thành phố Hải Phòng, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư,
gồm:
+ Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội;
+ Tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tếxã hội trên địa bàn thành phố;
+ Đầu tư trong nước và nước ngoài ở thành phố; quản lý nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi chính phủ;
+ Đầu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi thành phố;
+ Tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân;
+ Tổ chức các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở
theo quy định của pháp luật.

2


2. Sự cần thiết việc ứng dụng công nghệ thông tin
Là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân thành phố về lĩnh

vực kinh tế và xã hội, lượng thông tin được Sở Kế hoạch và Đầu tư sử dụng
và xử lý là rất thường xuyên và rất lớn. Tuy nhiên, tình hình ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý nhà nước tại Sở còn nhiều bất cập. Hiện tại, chỉ
có phòng Đăng ký kinh doanh hệ thống cơ sở dữ liệu riêng kết nối với Hệ
thống cơ sở dữ liệu đăng ký kinh doanh quốc gia và dùng riêng một đường
truyền. Các phòng chuyên môn còn lại vẫn quản lý tài liệu bằng phần mềm
Word và Execl, chưa có phần mềm tra cứu chung do đó chưa có hệ thống
cung cấp thông tin nội bộ. Việc khai thác và thu thập thông tin từ các Sở, ban
ngành và quận huyện trong thành phố được thực hiện chủ yếu qua đường
công văn. Chính vì sự chậm chễ và không chuyên nghiệp trong khâu quản lý,
thu thập và xử lý thông tin dẫn đến các báo cáo kinh tế xã hội của Sở đôi khi
còn bị chậm, chưa phản ánh kịp thời tình hình kinh tế xã hội của Thành phố.
Điều quan trọng là phải xây dựng một cơ sở dữ liệu thống nhất giữa các
phòng ban trong Sở và giữa Sở với các ban ngành và quận huyện để thông tin
có thể chính xác và nhanh nhất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước.
II. THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN
1. Cơ sở vật chất hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan
Hiện có Sở đang sử dụng mạng LAN cục bộ dùng chung cho các phòng
ban trong Sở. Một số phòng có mạng diện rộng (WAN) kết nối với CSDL
chuyên ngành như Phòng Đăng ký kinh doanh.
Về phần cứng: hiện tại có 2 máy chủ, máy trạm. Mỗi cán bộ công nhân
viên đều được trang bị máy để bàn, máy in, máy scan. Toàn Sở có 01 mạng

3


không dây. Một số phòng do yêu cầu chuyên môn nên được trang bị thêm
máy tính xách tay.
2. Nhận thức, trình độ, ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ

công chức
- Trình độ: có một số cán bộ công chức được đào tạo chuyên ngành
CNTT (cao học, đại học). Hầu hết cán bộ công chức cơ quan được đào tạo
CNTT văn phòng, sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông
tin, lãnh đạo Sở luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với việc triển khai ứng
dụng công nghệ nhằm đổi mới tác phong, lề lối làm việc; tin tưởng về tính
hiệu quả của công nghệ thông tin.
- Chỉ đạo việc triển khai, gương mẫu, đi đầu trong ứng dụng công nghệ
mới.
- Nhận thức về sự cần thiết ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công
việc chuyên môn đã có chuyển biến, góp phần cải cách hành chính, nâng cao
hiệu quả công việc...
3. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công
việc:
- Về hệ thống phần mềm phục vụ quản lý và xử lý thông tin: Năm
2011, Sở được Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng cho phép thử nghiệm
triển khai việc sử dụng phần mềm eoffice trong việc trao đổi và xử lý thông
tin giữa các phòng ban trong Sở. Sau khoảng 3 tháng triển khai thử nghiệm,
phần mềm gặp trục trặc và đến nay vẫn chưa được vận hành trở lại.
- Việc vào sổ công văn đến chủ yếu là do văn thư tự nhập dữ liệu,
không có file tài liệu đính kèm; công văn đến cập nhật không đầy đủ và chủ
yếu bằng văn bản giấy.
- Tình trạng chỉ quan tâm đến văn bản giấy, không đọc văn bản điện tử
gửi trước đó, một số CBCC chưa sử dụng thường xuyên việc gửi nhận văn
bản trên mạng.

4



- Chưa áp dụng các phần mềm trong quản lý như phần mềm quản lý
nhân sự, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý thông tin nội bộ….
4. Đánh giá thực trạng về xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu
- Hệ cơ sở dữ liệu dùng chung trong nội bộ cơ quan chưa được hình
thành.
- Các loại tài liệu thực hiện nghị quyết, chỉ thị của trung ương, thành
phố còn trong tình trạng rời rạc, chủ yếu do cá nhân cán bộ công chức quản
lý.
- Tài liệu chưa được quản lý trên mạng máy tính để trở thành cơ sở dữ
liệu dùng cho hoạt động của cơ quan nhất là hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin
phục vụ lãnh đạo...
III. PHÂN TÍCH SWOT (LIÊN QUAN ĐẾN CNTT, HTTT,
TMĐT)
Điểm mạnh
Điểm yếu
- Ban giám đốc Sở ý thức được tầm - Lãnh đạo rất bận công tác chuyên
quan trọng của công nghệ thông tin môn, không có thời gian quan tâm
nên đã đầu tư trang bị cho 100% cán nhiều đến công nghệ thông tin.
- Các văn bản tham mưu duyệt trên
bộ, công chức của Ban hệ thống máy
giấy, tốn kém về in ấn và chỉnh sửa
vi tính.
- Đội ngũ cán bộ, công chức sử dụng nhiều lần.
- Thiếu tầm nhìn chiến lược cho kế
thành thạo các chương trình cơ bản
hoạch phát triển công nghệ thông tin
trên máy vi tính đáp ứng được nhiệm
lâu dài.
vụ chuyên môn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin
không được đánh giá, rút kinh
điện tử đã giúp cho cơ quan soạn
nghiệm kịp thời...
thảo, chế bản, trình duyệt, phát hành,
lưu trữ được thuận tiện, chính xác.
Cơ hội
- Công nghệ thông tin giúp chúng ta

Thách thức
- Nâng cấp thường xuyên hệ thống

có tầm nhìn rộng hơn.
máy tính, mạng, hệ thống công nghệ
- Giúp cán bộ công chức có hiểu biết
phù hợp với sự phát triển chung của
5


và luôn được cập nhật, trau dồi kiến xã hội và bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.
thức.
- Cán bộ không được ứng dụng công
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào
nghệ thông tin, rất khó để hoàn thành
công tác quản lý, công tác chuyên
nhiệm vụ.
môn; đáp ứng được yêu cầu chuẩn
- Bảo vệ giữ liệu và an ninh mạng là
hóa công tác cán bộ và hội nhập trong
một thách thức rất lớn đối với Sở Kế

tình hình mới.
hoạch và Đầu tư, vì không có bộ phận
- Cập nhật tin tức kịp thời và kết nối
chuyên trách mạng riêng...
nhanh chóng bảo đảm chính xác. Lưu
trữ các văn bản có hệ thống và tìm
kiếm, tra cứu hàng ngày khi cần được
thuận tiện.
IV. SO SÁNH (VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH)
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng là cơ quan hành chính sự nghiệp,
việc cạnh tranh với các đối thủ khác hầu như không có; đây là sự khác biệt
với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
- Cán bộ công chức được học tập, ứng dụng công nghệ thông tin vào
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đã đem lại kết quả rõ rệt: đáp ứng được số
lượng, chất lượng công việc, tiến độ thời gian, đảm bảo nhanh và chính xác
cao.
- Góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế- xã hội của
thành phố.
V. PHÂN TÍCH RÚT KINH NGHIỆM, BÀI HỌC TỪ CÁC CƠ
QUAN KHÁC
- Các cơ quan nhà nước đã có nhận thức rõ nét hơn và đã có chiến lược
đầu tư vào phát triển về công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện thực tế ở
mỗi cơ quan, đơn vị.
- Một số cơ quan nhà nước có chức năng chuyên môn đặc thù có số cán
bộ công chức độ tuổi trung bình cao, việc ứng dụng công nghệ thông tin có
phần hạn chế.
6


- Công nghệ thông tin đã tạo ra một cuộc cách mạng mới cho đội ngũ

cán bộ công chức; đã kết nối nhanh nhất trong việc tìm kiếm thông tin trong
nước và quốc tế; bảo đảm mật vụ thông tin trong hệ thống. Áp dụng internet
là một bước đột phá trong công tác đào tạo cán bộ hiện nay, để họ có nhiều cơ
hội được học tập, ứng dụng, hòa nhập với sự phát triển của văn minh nhân
loại.
- Việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý giúp lãnh đạo điều
hành công việc tốt hơn; đặc biệt, trong việc tra cứu, nhận gửi dữ liệu hàng
ngày thuận tiện; giúp lãnh đạo tham gia các hội thảo, họp trực tuyến trong hệ
thống không mất nhiều thời gian đi lại...
VI. TÌM HIỂU GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CNTT TRONG NGÀNH
- Do đặc thù ngành KHĐT chưa có một cơ sở dữ liệu thống nhất chung
trong toàn ngành, cho mọi lĩnh vực trong ngành nên việc triển khai một phần
mềm ứng dụng CNTT dùng chung, duy nhất cho Sở KHĐT là rất khó khăn.
Hiện tại mới chỉ có eOffice đang trong giai đoạn hoàn thiện để quản lý công
văn đi đến. Một số phòng đang dùng phần mềm chuyên ngành để kết nối với
cơ sở dữ liệu theo ngành dọc như Phòng Đăng ký kinh doanh, do vậy tồn tại
việc một phòng có nhiều mạng và kết nối nhiều CSDL khác nhau.
- Cán bộ, công chức cơ bản sử dụng chương trình phần mềm soạn thảo
văn bản MSWord, gửi nhận văn bản qua thư điện tử nội bộ Lotus Notes; tiến
tới cần kết nối mạng internet trên diện rộng và quản lý vận hành một số phần
mềm chuyên ngành.
Ứng dụng phần mềm Lotus Notes chưa đồng bộ. Các qui trình cập nhật
quản lý, lưu trữ trên mạng chưa được tin học hoá một cách đúng nghĩa. Còn
thiếu các phần mềm về ứng dụng trong công tác quản lý chính sách, đào tạo
bồi dưỡng quản lý cán bộ...
VII. CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA
CƠ QUAN
1. Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu

7



- Hoàn thiện việc kết nối cơ sở dữ liệu về công tác đăng ký kinh doanh
với Bộ Kê hoạch và Đầu tư và các phòng tài chính kế hoạch ở các quận
huyện.
- Cơ sở dữ liệu quản lý cán bộ công chức.
- Phần mềm quản trị Văn phòng (Văn thư lưu trữ, Tài chính – Kế toán,
quản lý văn phòng phẩm...)
- Cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư nước ngoài được kết nối với Cục Đầu
tư nước ngoài.
- Cơ sở dữ liệu quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Hệ thống quản lý dự án đầu tư, bao gồm cả việc đăng ký trực tuyến)
- Cơ sở dữ liệu về các dự án ODA đươc kết nối vối Bộ Kế hoạch và
Đầu tư.
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ
Gồm các thông tin thường xuyên: bản tin, báo cáo, điểm văn bản... Cập
nhật chính xác; bảo đảm mật vụ; chỉ sử dụng mạng LAN phục vụ công việc.
* Triển khai và cập nhật các cơ sở dữ liệu chuyên ngành: Tiếp nhận
phần mềm, triển khai tập huấn, lắp đặt, nhập dữ liệu. Cài đặt phần mềm, cập
nhật phải đảm bảo an toàn và tích hợp được vào hệ thống mạng, hệ thống
phần mềm và cơ sở dữ liệu hiện có.
VIII. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Mục tiêu chung đến năm 2015
* Mục tiêu giai đoạn 2013-2015: Phấn đấu đảm bảo 90% các thông tin
chỉ đạo, điều hành của Sở được đưa lên cổng thông tin điện tử, 100% cán bộ,
công chức sử dụng thư điện tử phục vụ cho công việc, giảm thiểu việc sử
dụng văn bản giấy, thực hiện việc lưu chuyển văn bản trên môi trường mạng
đạt trên 80%, tỷ lệ sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý văn bản và điều hành
đạt từ 90% trở lên, trao đổi thông tin liên lạc chủ yếu bằng hình thức: thư điện
tử, mạng nội bộ, mạng internet, điện thoại, fax.....


8


* Khai thác và sử dụng hiệu quả cổng thông tin điện tử thành phần; đưa các
phần mềm ứng dụng, dùng chung vào sử dụng trong các lĩnh vực hoạt động của
Sở; nâng cao kiến thức, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công
chức, viên chức để nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả công tác; cung cấp
các dịch vụ hành chính công trên cổng thông tin điện tử thành phần; tổ chức tiếp
nhận ý kiến góp ý trên môi trường mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến, chuyên
mục hỏi đáp trực tuyến phục vụ các tổ chức, công dân.
2. Nội dụng – giải pháp thực hiện
2.1 Nội dung :
2.1.1 Nâng cấp trang thiết bị và hạ tầng
Triển khai nâng cấp hệ thống máy tính và các thiết bị liên quan đảm
bảo điều kiện cần thiết cho cán bộ, công chức và nhân viên của Sở thực hiện
nhiệm vụ công tác.
Nâng cấp, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống mạng nội bộ, tăng
cường các biện pháp đảm bảo an ninh mạng, sử dụng hiệu quả cổng thông tin
điện tử thành phần để phục vụ cho các tổ chức, công dân.
2.1.2 Nâng cao năng lực quản lý, điều hành
Tiếp tục hoàn thiện các quy trình, thủ tục giải quyết công việc; nâng
cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng hệ thống thư điện tử, tăng cường việc
sử dụng tài liệu, văn bản điện tử trên môi trường mạng, giảm việc sử dụng tài
liệu, văn bản giấy không cần thiết trong quá trình thực hiện công việc.
Duy trì, nâng cấp hệ thống phần mềm hiện có, phối hợp với các đơn vị
có chức năng triển khai xây dựng phần mềm một cửa điện tử và các phần
mềm ứng dụng khác, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ công tác.
2.1. 3 Phục vụ tổ chức, công dân

Triển khai 100% dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng mức
độ 2, từng bước triển khai cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến
mức độ 3, nghiên cứu, phát triển dịch vụ hành chính công mức độ 4, ưu tiên

9


các thủ tục : cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu
tư.
2.1.4 Xây dựng lực lượng chuyên trách công nghệ thông tin :
Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin ;
ban hành các quy chế, quy đinh, xây dựng các mô hình hoạt động, thực hiện
các chế độ ưu đãi đối với đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin ; phối
hợp, tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho cán bộ,
công chức, viên chức làm chuyên trách đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giai
đoạn 2011-2015, sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo.
2.1.5 Bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin
Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến
thức công nghệ thông tin, đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức được
tham gia bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức cơ bản và thao tác trên các phần
mềm liên quan khi đưa vào ứng dụng phục vụ công tác.
2.2 Giải pháp thực hiện
2.2.1 Về nâng cấp trang thiết bị và hạ tầng thông tin và truyền thông
Kiểm định chặt chẽ, nghiêm ngặt trong quá trình đầu tư, nâng cấp trang
thiết bị, đảm bảo độ ổn định, khả năng khắc phục sự cố, khả năng mở rộng hệ
thống phục vụ lâu dài cho mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ thông
tin ; triển khai thực hiện các giải pháp phần mềm, giải pháp trên hệ thống
mạng nội bộ, mạng internet để tiết kiệm thời gian và kinh phí.
2.2.2 Về nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành
Tập trung nghiên cứu các hướng dẫn của Trung ương và Thành phố về

các yêu cầu của nhiệm vụ phát triển công nghệ thông tin, xây dựng các kế
hoạch, quy chế, quy định, các biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin phục vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.
Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để sử dụng thành thạo các phần

10


mềm ứng dụng, phần mềm dùng chung, sử dụng thông tin trên mạng nội bộ,
mạng internet, cổng thông tin điện tử thành phần.
2.2.3 Về phục vụ tổ chức, công dân
Cung cấp kịp thời các thông tin, các dịch vụ hành chính công trên môi
trường mạng, xây dựng các chuyên mục, chuyên trang với nội dung phù hợp
trên cổng thông tin điện tử thành phần để phục vụ, tuyên truyền, phổ biến cho
tổ chức công dân những thông tin có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Sở.
2.2.4 Về xây dựng lực lượng chuyên trách
Đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện các chế độ ưu đãi đối với cán bộ, công
chức, viên chức chuyên trách để động viên, khích lệ tinh thần làm việc, tích
cực nghiên cứu đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác.
2.2.5 Về bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin
Lựa chọn các lớp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với hoạt động của cơ
quan, chủ yếu tập trung vào những kiến thức nhằm tăng cường khả năng ứng
dụng công nghệ thông tin để thực hiện nghiệp vụ, giải quyết công việc theo
lĩnh vực công tác được giao.
3. Kinh phí thực hiện
STT

Nội dung, nhiệm vụ


Dự trù kinh phí (triệu
đồng)

I. Nâng cấp trang thiết bị và hạ tầng thông tin và truyền thông
1
Cài đặt tường lửa máy chủ
2
Trang bị switch, bảo trì mạng
3
Sửa chữa, nâng cấp, trang bị mới máy vi tính
II. Phục vụ nội bộ - phục vụ tổ chức và công dân
1
Ban hành quy chế vận hành cổng thông tin điện tử thành

20
20x3=60
80x3=240
0

phần của Sở; Ban hành quy định sử dụng hộp thư điện tử
2

tên miền…@haiphong.gov.vn để trao đổi văn bản điện tử
Phần mềm thông báo lịch công tác tuần tại các khu nhà A,

20

3

B

Phần mềm một cửa điện tử phục vụ công tác chỉ đạo, điều

600

4
5
6

hành, tác nghiệp
Phần mềm quản lý cán bộ, công chức
Phần mềm quản lý dự án đầu tư
Nâng cấp, mở rộng phần mềm một cửa điện tử kết nối

80
650
1.000

mạng diện rộng triển khai các dịch vụ hành chính công
11


(28 thủ tục) để phục vụ tổ chức, công dân mức độ 3 và 4
Các chương trình tuyên truyền, quảng bá, phổ biến trên

7

cổng thông tin điện tử
III. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin
1
Các lớp tập huấn bồi dưỡng công nghệ thông tin; thao tác

trên các phần mềm liên quan
Tổng chi phí

100x3=300

60
3.030

3. Tổ chức thực hiện
+ Thời gian bắt đầu thực hiện:2013
+ Thời gian hoàn thành: 2015
KẾT LUẬN
Ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước là vấn đề bức xúc
trong tình hình hiện nay; có đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển thông tin,
công nghệ thông tin mới làm tốt công tác quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu
cầu phục vụ và phát triển kinh tế - xã hội; đóng góp trực tiếp và hiệu quả cho
cải cách hành chính nhà nước, cho sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới
– khi cả nước cùng toàn nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới – kỷ
nguyên của kinh tế tri thức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị Hệ thống Thông tin của
2. Quyết định số 2382 QĐ/TCCQ ngày 11 tháng 10 năm 1996 của Uỷ ban
nhân dân thành phố Hải Phòng về việc thành lập Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải
Phòng.
3. Quyết định số 372/2007/QĐ-UBND ngày 13/3/2007 của Uỷ ban nhân
dân thành phố Hải Phòng về việc ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn về cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải
Phòng.
4. Quyết định số 2143/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 của Uỷ ban nhân dân
thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông

tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hải Phòng giai đoạn
2011-2015.

12



×