Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG mại điện tử TRONG PHÁT TRIỂN hệ THỐNG QUẢN lý HIỆU QUẢ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.82 KB, 14 trang )

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ & HIỆU QUẢ KINH DOANH
CHO CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NHÀ NƯỚC
LỘ TRÌNH 2012 – 2016, TẦM NHÌN ĐẾN 2020

MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần 1.

CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM........................................3

1. Giới thiệu về Tổ chức.........................................................................3
Phần 2.

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG..........................................................4

1.

Thực trạng.....................................................................................4

2.

Phân tích........................................................................................5

3.

Nhận diện SWOT của Vinaconex.9..............................................6

4.

Những bài học kinh nghiệm, đối chiếu với...................................7



Phần 3.

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CNTT & TMĐT, GIAI

ĐOẠN 2012 -2016, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC 2020..................................8
1.

Phát triển TMĐT trong Kinh doanh..............................................8

2.

Xây dựng một hệ thống hỗ trợ TMĐT tiên tiến, bền vững, dễ tiếp

cận và ứng dụng cao...................................................................................9
3.

Hoàn thiện Hệ thống CNTT quốc gia và TMĐT hiện đại phát

triển cùng đất nước trong những giai đoạn tiếp theo...............................10
Phần 4. TRIỂN KHAI CHI TIẾT KẾ HOẠCH.........................................10


1. Ứng dụng, chi tiết..................................................................................11
2. Dự trù kinh phí......................................................................................11
3. Xây dựng Tổ chức, Nhân sự..................................................................12
4. Dự trù Thời gian triển khai....................................................................13
Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO


2


Lời mở đầu

Phát triển CNTT và HTTT luôn là những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm phát
triển Kinh tế, Văn hóa và Xã hội của đất nước. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt đề án phát triển Công nghệ Thông tin (CNTT) tầm nhìn đến 2020, trong
đó ưu tiên những ứng dụng của CNTT, HTTT vào khôi phục và phát triển Quản lý
và Kinh doanh, nhằm tăng hiệu quả quá trình Đầu Tư, Quản lý và Phát triển Kinh tế.
Trong giai đoạn 2012 -2016, Viện Kinh tế Trưng Ương và Viện Công nghệ Thông
tin đã nêu bật những giá trị ứng dụng chương trình phát triển CNTT phục vụ phát
triển Kinh tế, mà Thương mại Điện tử (TMĐT) là một mũi nhọn phát triển. Gần đây,
VCCI – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Viện Kinh tế
Trung Ương nghiên cứu, hỗ trợ phát triển TMĐT và CNTT trong các Doanh nghiệp
sau Cổ phần hóa, từ Công ty 100% vốn Nhà nước, giai đoạn 2012 -2016 và tầm nhìn
2020.
Cụ thể Nội dụng, Giải pháp và các thức tiến hành, chúng ta cùng nghiên cứu trong
Tổng VINACONEX và các công ty thành viên của nó, mà Vinaconex.9, như một ví
dụ điển hình cho việc triển khai đề án “Phát triển Thương Mại Điện Tử trong
Quản lý và Kinh doanh trong các Công ty Cổ phần” Nội dung cụ thể như sau:
Phần 1.
1.

CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX.9
Giới thiệu về Tổ chức

Theo quyết định số 129/BXD-TCLĐ, ngày 15/11/1977 của Bộ Xây dựng, Công ty
Xây dựng số 9 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Xí nghiệp Xây dựng số 9. Theo
quyết định số 992/BXD-TCLĐ ngày 20 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ xây

dựng về việc thành lập Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam Vinaconex, Công ty Xây dựng số 9 – Vinaconex.9 chuyển về trực thuộc Tổng công
3


ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam - Vinaconex. Tòa nhà Vinaconex 9, Lô HH22, Khu đô thị Mễ trì Hạ, Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội.
Lĩnh vực hoạt động của công ty: Xây lắp, về khuân ván trượt trong Xây dựng; Xuất
khẩu Nông, Khoáng, và Vật liệu Xây dựng; Nhập khẩu các thiết bị, máy móc và Vật
liệu Xây dựng; Tư vấn Xây dựng, Tư vấn thiết kế và Tư vấn Vật liệu Xây dựng; Tư
vấn Giám sát xây dựng Dân cụng, Xây dựng Công nghiệp và Nhà máy Sản xuất Vật
liệu Xây dựng; v.v
Là công ty được hình thành từ một Xí nghiệp Nhà nước, Công ty CP Vinaconex.9
vẫn mang đậm trong mình Công ty Nhà nước được Cổ phần hóa, còn thiếu chủ động
về hoạch toán và hiệu quả về thương mại, xây lắp và đầu tư. Hơn nữa, trong thời kỳ
Suy thoái Kinh tế hiện tại, việc tăng hiệu quả Quản lý và Kinh doanh là điều thiết
thực. Ứng dụng TMĐT vào việc nâng cao hiệu quả Kinh doanh là điều hết sức cần
thiết trong giai đoạn khó khăn hiện tại, và giai đoạn phát triển Kinh tế sau này.
Phần 2.
1.

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG

Thực trạng

a.

Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Xây dựng Việt Nam,

VINACONEX, những yếu kém bộc lộ trong Suy thoái Kinh tế, Tài chính Việt
Nam 2011.
Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Xây dựng Việt Nam, VINACONEX, là một Tổng

công ty lớn về Đầu Tư, Xây dựng và Thương mại lớn của Việt Nam. Với những
thành quả vượt bậc trong hơn 20 năm đổi mới, VINACONEX đã tạo dựng không ít
những giá trị, với chuỗi: Chung cư Cao cấp Trung Hòa, Nam Trung Yên; với Giá trị
Công nghiệp, như: Nhà máy Xi Măng Cẩm phả, v.v; Với giá trị Sản xuất Vật liệu
Xây dựng Vicostone; Đầu tư Khoáng sản, như nhà máy Yên Bình, v.v
Tuy nhiên, trong suy thoái Kinh tế, dòng lưu thông tiền tệ bị tắc nghẽn, chúng ta
thấy rõ những yếu kém trong Quản lý và Điều hành của Vinaconex, dẫn đến những
4


thất thoát, và hiệu quả kém. Và, hiện tại VINACONEX đang gặp những khó khăn
và trở ngại rất lớn trong hoạt động. Ví dụ: Đầu tư Bất Động Sản, giá trị sút giảm;
Chất lượng tòa nhà đưa vào khai thác bị xuống cấp; Mặt hàng chiến lược, bị đình trệ
và giảm sút, như Xi măng, gặp khó khăn trong nước, và hạn ngạch Xuất khẩu thô
limestone và clinker; Hay nhà máy đá trắng Yên Bình và Vicostone sút giảm thị
trường và trở ngại chính sách Nhà nước, cũng như khó khăn Kinh tế Toàn cầu chung
trong Xuất khẩu.
b.

Thiếu chủ động trong Giới thiệu Sản phẩm, tiếp xúc Khách hàng

và phát triển thị trường trong nước và quốc tế
Các Doanh nghiệp được hình thành từ các Công ty, Xí nghiệp Nhà nước được phân
bổ Ngân sách hoạt động và Đơn hàng Sản xuất. Tuy nhiên, sau quá trình Cổ phần
hóa các Doanh nghiệp, Công ty Nhà nước trong lộ trình Tái cơ cấu Nền Kinh tế
Quốc dân gần đây ở Việt Nam, một phần lớn công ty Cổ phần gặp khó khăn trong
việc tự chủ và phát triển. Với những lý do, như sau:
-

Công ty Cổ phần lúc này buộc phải tự chủ về đơn


hàng, nguồn tiền, công việc, tự hoạch toán thu chi và ngồn vốn sản xuất-kinh doanh.
-

Hơn thế, sau Quá trình cổ phần hóa không lâu, nền

Kinh tế Việt Nam gặp suy thoái Kinh tế sâu, từ năm 2008 với Thị trường Tài chính,
Chứng khoán; Năm 2011 – 2013 suy thoái Tài chính Toàn cầu, suy thoái Tài chính
Kinh tế Việt Nam, với Bất động sản chết đứng, kéo theo việc Sản xuất đình đốn và
trì trệ của một số nghành Sản xuất khác.
-

Tư duy con người thay đổi chậm: Ở một số Công ty

Thành viên, tình trạng khó khăn Kinh tế, dẫn đến sự bất mãn trong Tổ chức. Người
lao động vốn thiếu chủ động trong công việc, và ngại thay đổi môi trường, tác
phong làm việc, càng trở nên trì trệ chống đối. Hơ nữa, Tu duy về Thị trường và
Công nghệ của họ cũng hạn chế hơn so với lao động trẻ.
-

Những hoàn cảnh bất lợi đó đã tạo nên những xáo

trộn lớn trên Thị trường, nền Kinh tế Việt Nam. Gần 2 năm vừa qua, có hơn 50.000
Doanh nghiệp Cổ phẩn, Tư nhân phá sản, giải thể và thu hẹp phạm vi hoạt động.
5


Hoàn cảnh đó, một lần nữa đã làm căng thêm Tình trạng khó khăn trong các Doanh
nghiệp mới cổ phần hóa, và Cổ phần hóa từ Công ty Nhà nước.
2.


Phân tích:

a.

WTO và tính cạnh tranh khốc liệt

Sau khi tham gia vào WTO, Nền Kinh tế Việt Nam chịu nhiều cạnh tranh ác liệt hơn
với các nền Kinh tế lớn. Việc Sản xuất và Quản lý có hiệu quả lúc này là đỏi hỏi
thiết yếu cho bất kỳ ngành Sản xuất nào.
Hàng hóa vào Việt Nam với tính năng, mẫu mã và giá cả đa dạng đã tạo nên môi
trường hàng hóa lớn cho người tiêu dùng. Lúc này, tính yếu kém về cạnh tranh đã
đẩy Hàng hóa Việt Nam vào đào thải, hoặc thay đổi. Một môi trường Kinh doanh
khắc nghiệt và rủi ro cao buộc các Công ty Cổ phần phải cân nhắc, tính toán và lựa
chọn cho mình những hướng đi “am hiểu địa phương” hơn. Nhưng thực tế, đã có
bao nhiêu Doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Việt Nam đánh thắng, ngoài những cái
tên, như: Hòa Phát; Trung Nguyên; Kinh đô; Rạng đông; Bitis’ và Thống nhất, .v.v
b.

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, đều trở nên bất hòa

Nền Kinh tế Việt Nam được đánh giá còn non trẻ và yếu kém. Tuy nhiên, trong vòng
5 năm hoạt động gần đây, chúng ta gặp khá nhiều bất lợi trong hoạt động.
-

Từ Thế giới: Kinh tế Thế giới suy thoái, tác động đến

Nguồn Cầu và Thị trường của các mặc hàng chủ lực của Việt Nam. Kinh tế đầy cạnh
tranh và bảo hộ thương mại trong khủng hoảng.
-


Từ Trong nước: Thiếu chiến lược Quốc gia. Mạnh ai

nấy làm, để khủng hoảng thừa, nguy cơ thiếu diễn ra. Việc thiếu Đơn hàng sản xuất;
Hạn chế Thị trường; Thiếu thông tin Khách hàng; thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu;
thông tin thương mại được xác thực, v.v
-

Từ chính nội tại Tổ chức: Nội tại DN hoạt động

manh mún, chộp dật thiếu lộ trình, chiến lược. Thực tế, sau năm 2012 và 2013,
nhiều DN đã phải Cơ cấu lại Hoạt động và Quy mô cho phù hợp thời thế.

6


Vinaconex.9 cũng là Doanh nghiệp như vậy. Là DN sản xuất, chế biến và Xuất –
Nhập khẩu mới trên thị trường. Vinaconex.9 khó khăn rất lớn trong việc tiếp cận
khách hàng, thị trường và xác thực thông tin khách hàng. Công ty đang hoàn thiện
Chiến lược TMĐT để tận dụng thế mạnh CNTT và cơ sở HTTT của mình. Tuy
nhiên, để có được hướng đi đúng, Công ty cần phải được phân tích qua công cụ thị
trường SWOT, như sau.
3.

Nhận diện SWOT của Vinaconex.9

S.Thế mạnh: Thế mạnh:
-

Thương hiệu cùng Vinaconex: là công ty con của Vinaconex là thế mạnh lớn


của Vinaconex.9.
-

Thế mạnh về cơ sở hạ tầng: Diện tích Văn phòng khang trang, tại Hà nội

-

Thế mạnh về Quan hệ rộng lớn. Công ty được thành lập từ năm 1977, là một

Xí nghiệp có tiếng trong Xây dựng và Sản phẩm Xây dựng, cũng như Dịch vụ Xây
dựng của nó.
-

Làm chủ các nguồn nguyên liệu, mỏ khoánh sản của đất nước, như nhà máy

Yên Bình, Nam Hà và Cẩm Phả...
W: Những điểm yếu:
-

Trì trệ: XN Nhà nước lâu năm đã khiến cho Cán bộ Công nhân viên

Vinaconex.9 kém chủ động và linh hoạt trong Thương mại và tìm kiếm công việc.
Thực tế, gần 30 năm nay, công ty được chỉ đình việc; những công việc của trên
Tổng công ty giao việc; Những đầu việc do Giám đốc tìm về; v.v
-

Nghèo về Kiến thức Thị trường đầy cạnh tranh, Kiến thức Khoa học Công

nghệ; và Kỹ năng Marketing chiến lược, v.v

-

Nghèo và hạn chế máy móc thiết bị. Tại một số công ty Cổ phần, máy móc

thiết bị và Hệ thống Thông tin còn hạn chế. Hệ thống PC cũ nát, thiếu đồng bộ và
kém chất lượng. Đường truyển Internet rời rạc, tốc độ kém, thiếu tính hệ thống.
Thiết bị hỗ trợ cao cấp như: Projectors, màn hình còn lạc hậu; Bộ phận IT và quản
lý CNTT không được chú trọng; Các phần mềm về Sản xuất chưa thực sự được thay
đổi và nâng cấp kịp thời để đáp ứng tốt độ phát triển; v.v
7


O. Cơ hội:
-

Phát triển ngành Sản xuất Kinh doanh nhằm phát triển Thế mạnh, và dần thay

thế những lĩnh vực không còn phù hợp cho quá trình phát triển của Đất nước, như
các nhà máy Xi măng lò đứng, vật liệu nung thô, v.v
-

Khai thác các nguồn Nguyên, vật liệu Nông và Khoáng sản của đất nước,

nhằm phát triển Kinh tế Khu vực và tạo An sinh Xã hội.
T: thách thức:
-

Rủi ro quản lý và hiểu quả kinh tế. Nếu không được

tính toán cân nhắc kỹ lưỡng, quá trình phục hồi và phát triển Kinh tế công ty sẽ khó

phục hồi và phục hồi chậm.
-

Thách thức trong việc tìm ra hướng đi mới, phù hợp

hơn.
4.

Những bài học kinh nghiệm, đối chiếu với Vinaconex.9

-

Vinanconex hoạt định cho mình một hướng đi mới

trong Xây dựng là Vận dụng CNTT và phát triển chất lượng CBCNN về ICT. Điều
này, Vinaconex.9 học hỏi từ Tổng công ty mẹ, một công ty được coi là đi đầu về
Công nghệ Xây dựng trong nước, trong thời kỳ phát triển nhanh chóng vừa qua.
Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư giàn trải của mình, vào nhiều lĩnh vực sản xuất
khác nhau, VINACONEX cũng đang đứng trên bờ vực phá sản, với một lượng lớn
công trình đầu tư kém hiệu quả; với nạn tham nhũng; với tư duy thiếu minh bạch và
chặt chẽ trong đầu tư và kinh doanh.
-

Bài học sau suy thoái Kinh tế và Suy thoái Bất động

sản, cũng như Chứng khoán: Đầu tư bền vững. Giá trị thăng dư được tạo ra chính từ
cách thức hoạt động và những thành tựu Quản lý và vận hành tiến bộ Khoa học, Kỹ
thuật, Công nghệ và Truyền thông vào Sản xuất, Kinh doanh. Thay thế lối tư duy
“bầy đàn”; làm ăn chộp dật, mang tính thời vụ, nặng Quan hệ và thiếu minh bạch.
Phần 3.


CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CNTT & TMĐT, GIAI ĐOẠN

2012 -2016, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC 2020
1.

Phát triển TMĐT trong Kinh doanh
8


a. TMĐT trên thế giới đã có những bước tiến nhanh và mạnh mẽ. Trải qua những
thăng trầm, TMĐT đang ở giai đoạn cho thấy khả năng phát triển tốt và thực sự có
thể thay đổi về cơ bản hoạt động kinh doanh.
-

Việt Nam gia nhập mạng toàn cầu tương đối chậm so với các nước khác trên

thế giới nhưng TMĐT Việt Nam đã phát triển khá nhanh với đa dạng các loại hình
kinh doanh và cho thấy nhiều lợi ích thiết thực đối với các bên tham gia (chính phủ,
doanh nghiệp, người sử dụng,...). Báo cáo TMĐT ở Việt Nam được thực hiện
thường niên và cho thấy rất sát quá trình phát triển TMĐT ở các góc độ: môi trường
pháp lý, sự sẵn sàng của doanh nghiệp và người sử dụng. Kết quả cho thấy, TMĐT
tại Việt Nam rất có tiềm năng và xu hướng phát triển mạnh trong tương lai. Bởi:
Tính hữu ích cảm nhận được (PU – Perceived Usefulness): mức độ mà một
người tin rằng sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ giúp nâng cao hoạt động trong công
việc của mình; và Tính dễ sử dụng cảm nhận được (PEOU – Perceived Ease Of
Use): mức độ mà một người tin rằng sử dụng một HTTT cụ thể sẽ không mất nhiều
công sức.
b. Phân tích thực trạng kinh doanh TMĐT hiện nay cho thấy có nhiều hình thức phù
hợp và dễ dàng thay thế hình thức Kinh doanh Truyền thống, như sau:

- Bán hàng trực tuyến hiệu quả lớn và nhanh (với các tính năng, như: Quảng cáo
nhanh, phạm vi rộng và hiệu quả lớn; Ngoài ra Khuyến mãi, Quan hệ Quần chúng,
Hậu mãi, chăm sóc khách hàng; Xác minh hàng hóa và Khiếu kiện qua thương hiệu
và thông tin xác minh);
- Tiếp xúc Khách hàng nhanh chóng: thông qua Internet, với các công cụ như:
Linkedin; Trang Web hỗ trợ thương mại; Ứng dụng Email: Yahoo; Gmail, Hotmail,
v.v
- Giao dịch nhanh gọn và kinh tế: các tiến bộ nhanh chóng về ICT đã hộ trợ Quá
trình Thương mại của con người nhanh chóng và kinh tế hơn nhiều. Nếu như 15
năm trước đây, ngài Cooper chưa phát minh ra Di động; nếu như 10 năm trước đây
chưa có khai niệm Smartfone; và 5 năm sau đó, không có Steve Jobs, người đã thay
đổi tư duy con người về dùng Điện thoại và những đòi hỏi về ứng dụng của nó cho
9


công việc (Những cái được nâng cấp và hoàn thiện trên một chiếc smartfone hiện
đại) thì Thế giới chúng ta đang sống không phát triển nhanh chóng như bây giờ. Rõ
ràng ICT làm thay đổi con người, Con người với úng dụng ICT làm thay đổi tăng
trưởng Kinh tế. Một thế giới ICT phát triển, đang giúp con người kết nối nhanh
chóng, rộng khắp và tiết kiệm.
2.

Xây dựng một hệ thống hỗ trợ TMĐT tiên tiến, bền vững, dễ tiếp cận và

ứng dụng cao, giai đoạn 2012 - 2016
a. Vinaconex.9, có nhiều sản phẩm Vật liệu Xây dựng, Khoáng sản là thế mạnh
Hàng hóa của Việt Nam, được Xuất khẩu đi cá thị trường Châu Á, như: limestone và
clinker cho nền công nghiệp xi măng và sản xuất công nghiệp cho thị trường Thế
giới. Vinaconex, Vinaconex.9 và các công ty cổ phần của Việt Nam còn chờ gì nữa
mà không thay đổi. Thay đổi để tồn tại. Thay đổi để phát triển. Thay đổi để chớp lấy

cơ hội “sau cơn mưa, trời lại sáng”. Giai đoạn 2012 – 2013, với những hoạt động cụ
thể, như sau:
-

Xây dựng và Thiết kế và cập nhất trang Web công ty, qua đó Quảng bá Sản

phẩm công ty; giới thiệu về Công ty; hơn thế, giới thiệu quá trình hoạt động, hình
thành và phát triển của công ty với kho tư liệu ảnh. Những điều tưởng đơn giản
những làm tăng Giá trị Văn hóa Tổ chức rất lớn.
-

Xây dựng HTTT đồng bộ, dễ tiếp cận: Trang bị cần thiết cho Văn phòng về

CNTT, với Internet; máy PC phù hợp vai trò và vị trí làm việc của CBCNV; trang bị
phần mềm và chương trình IT phù hợp.
-

Xây dựng những chương trình Đào tạo nâng cao trình độ Tin VP, CNTT cho

CBCNV. Đồng thời, phổ biến những Kiến thức về Marketing; Thương mại Điện tử
đến với toàn bộ CBCNV công ty qua Hội thảo và Sinh hoạt chủ đề.
-

Xây dựng những cuộc thi đùa về Doanh thu và Ý tưởng Kinh doanh, nhằm

nâng cao tính sáng tạo và chủ động của CBCNV về Thương mại và Sản phẩm công
ty, cũng như Ứng dụng CNTT và Marketing cho Nguồn Nhân lực công ty.
c.

Hoàn thiện, quá trình 5 năm Hiện đại HTTT và Ứng dụng thành công

10


CNTT vào TMĐT của Vinaconex.9,
-

Chúng ta xây dựng những Chính sách Nâng cao HTTT và phát triển Trình độ

CNTT mang tính chiến lược trong toàn công ty. Ở đó là Đề cương những Ưu tiên
về Tài chính và Định hướng của lãnh đạo công ty cho quá trình triển khai.
-

Chúng ta cần nghiêm túc thực hiện và Báo cáo thực hiện công việc hàng

năm, và triển khai Kế hoạch năm tới, trong toàn công ty.
3.Hoàn thiện Hệ thống CNTT quốc gia và TMĐT hiện đại phát triển cùng đất
nước trong những giai đoạn tiếp theo
-

Phát triển nhận thức và tiến tới sử dụng các điều kiện cơ bản đảm bảo tính bảo

mật và an toàn điện tử cho các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT như một yêu cầu
bắt buộc (như công nghệ mã hóa, chứng thực số hóa, chữ ký số hóa/ chữ ký điện tử)
Xây dựng và phát triển bộ phận giải quyết các vấn đề an ninh, an toàn trong
TMĐT nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng tham gia giao dịch điện tử.
Đề xuất các chiến lược Hỗ trợ TMĐT từ các đơn vị chủ quản đối với tốc độ
phát triển, hình thức và chương trình hỗ trợ đối với Doanh nghiệp, Công ty Cổ phần
và Tổ chức hoạt động Thương mại Hàng hóa Quốc tế của Việt Nam. Ví dụ: đề xuất
triển khai thêm nhiều trang Web hỗ trợ Ngành, Thị trường Hàng hóa Xuất – Nhập
khẩu, vì thực tế DN Việt Nam đang tham gia cùng với những Trang Web có server

chủ không nằm ở lãnh thổ Việt Nam và
Phần 4. TRIỂN KHAI CHI TIẾT ĐỀ ÁN
1.

Ứng dụng, chi tiết

Trang Web công ty, và những đường links tới: trakekey; Alibaba; và những Websites
hỗ trợ thương mai của Việt nam. Để từ đó, giới thiệu: Công ty; chủng loại sản phẩm;
Uy tín và Xác thực thông tin DN
Nếu như nhìn trang Web hiện tại của công ty, thông tin Sản phẩm và Kết nối thông
tin là không có: Để phát triển Kinh doanh,
chúng ta cần hơn nữa sự Quảng bá thông tin của: Công ty và Sản phẩm tới khách
hàng trong và ngoài nước.
2.

Dự trù kinh phí
11


-

Chi phí thuê tên miền:

-

Chi phí mua giàn hàng điện tử, trên alibaba.com />
40.000.000 VND/năm; (hoặc trên tradekey.com là
30.000.000 VNĐ/năm)
-


Thiết kế và đăng tải thông tin: thuê ngoài công ty chuyên thiết kế cơ sở ban

đầu.
-

Đăng ký và Xây dựng Hệ thống email công ty, nhằm tăng giá trị thương hiệu

Công ty trong quá trình giao dịch.
3.

Xây dựng Tổ chức, Nhân sự: Giám đốc Quản lý Dự án CNTT (CIO) là

người sẽ trực tiếp điều chỉnh và thực hiện việc hình thành và hoàn chỉnh trang web
và gian hàng điện tử của công ty trên alibaba hoặc tradekey.com. Đồng thời cũng là
người chỉ đạo việc quản trị trang Web công ty.
Ngoài ra, kỹ năng vận dụng và khai thác thông tin, giao dịch thông qua gian hàng
điện tử (account trên alibaba/tradekey), do chuyên viên kinh doanh phụ trách, có sự
thiết lập tài khoản của chuyên viên IT.
4.

Dự trù Thời gian triển khai

-

Thời gian thực hiện trong vòng 3 tháng/ năm 2012: mua gian hàng điện tử

-

Khẳng định thương hiệu và xác thức giá trị công ty: 2012 - 2016


-

Định hướng chiến lược, trong vòng 2012 -2020, khẳng định thương hiệu Việt

Nam về Xuất khẩu Vât liệu Xây dựng và Nông Khoáng sản của Vinaconex.9

Kết luận
Người ta đã từng giả định “Bạn sẽ làm gì, nếu công sống một ngày của bạn không
12


có TV, Internet và Điện thoại?” Chắc chắn câu trả lời sẽ đa dạng, theo nhóm tuổi và
ngành nghề. Với Công việc Kinh doanh và Giao dịch, bạn sẽ không thể làm nổi
công việc, nếu một ngày mạng Internet lỗi. Hoặc một ngày mạng Điện thoại hỏng.
Hay ngày đó dây Cáp Quang bị cắt ngoài khơi. Bởi lẽ, Công việc Con người đã
được hỗ trợ rất lớn của CNTT và ICT.
Với những Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Cổ phần sự đồng bộ và tốc độ ứng
dụng của ICT vào hoạt động Quản lý, Sản Xuất và Kinh doanh còn hạn chế. Tuy
nhiên, với VINACONEX, với cụ thể Vinaconex.9 những hạn chế đó phải được khắc
phục ngay, bằng Kế hoạch “Phát triển Thương Mại Điện Tử trong Quản lý và
Kinh doanh”, được xây dựng cho chiến lược gần 2012 -2016, với tầm nhìn dài hạn
2020. Kế hoạch được xây dựng chặt chẽ, phù hợp với tình hình và đặc điểm của Tổ
chức, với hi vọng nâng cao chất lượng Quản Lý và Kinh doanh, trong thị trường
Xuất – Nhập khẩu hàng hóa và Sản xuất của công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slices bài giảng của
2. />3. />4. />IndexArea=product_en&SearchText=clinker_for_cement&atm=&f0=y&cou
ntry=VN
5. />
13



14



×