Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SKKN Phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.92 KB, 23 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG
BÀI TẬP VẬT LÍ 6
I. Phần mở đầu:
I.1. Lý do chọn đề tài:
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn
nói riêng. Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng, bên cạnh
việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học sinh có
ý nghĩa hết sức quan trọng. Giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức,
tự hành động, việc khơi dậy phát triển ý thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương
pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục, nhất là trong môn học vật
lí. Do chương trình mới, học sinh khối 6 đã được tiếp cận với Vật lí còn nhiều bỡ
ngỡ với những khái niệm Vật lí lạ lẫm như Lực, Trọng lực, Lực đàn hồi, Khối
lượng riêng, Trọng lượng riêng... trong khi đó kiến thức toán học của các em vẫn
còn hạn chế gây ảnh hưởng không ít đến việc dạy học Vật lí.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Hướng dẫn học
sinh phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí 6 ” nhằm giúp học sinh nắm
chắc được kiến thức cơ bản, mở rộng và hiểu sâu kiến thức. Từ dó nâng cao được
chất lượng bộ môn Vật lí và biết vận dụng vào thực tế.

I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Trong khuôn khổ nhà trường THCS, bài tập Vật lí 6 thường là những vấn đề
không quá phức tạp, có thể giải được bằng những suy luận lôgic, bằng tính toán
hoặc thực nghiệm dựa trên cơ sở những quy tắc Vật lí, phương pháp Vật lí đã quy
định trong chương trình học. Việc giải bài tập Vật lí giúp củng cố đào sâu, mở rộng
những kiến thức cơ bản của bài giảng, xây dựng củng cố kỹ năng kỹ xảo vận dụng
lý thuyết vào thực tiễn, là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tư duy của học
Trường THCS Hàm Nghi

1




Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

sinh, có tác dụng sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lớn. Vì thế trong việc
giải bài tập Vật lí mục đích cơ bản cuối cùng không phải chỉ tìm ra đáp số, tuy điều
này cũng quan trọng và cần thiết, mục đích chính của việc giải là ở chỗ người làm
bài tập hiểu được sâu sắc hơn các khái niệm, định luật Vật lí, vận dụng chúng vào
những vấn đề thực tế trong cuộc sống, trong lao động.
Người giáo viên Vật lí có nhiệm vụ nghiên cứu thật sâu để nắm vững tinh
thần chỉ đạo của nội dung chương trình, các trọng tâm trọng điểm và đề ra yêu cầu
giảng dạy đối với từng phần, từng chương, mục. Cần chú ý cả về kiến thức lẫn việc
bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập và làm việc một cách khoa học. Giáo
viên cần nghiên cứu kỹ về kiến thức, phương pháp truyền đạt và hướng học sinh
thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên, đồng thời để học sinh có kỹ năng phân tích
hiện tượng, so sánh và kỹ năng ứng dụng vào thực tế, giải các bài tập một cách
hiểu quả. Vì đây là môn học không xa vời với thực tế. Học môn Vật lý chính là tìm
hiểu về những kiến thức, hiện tượng trong thực tế cuộc sống xung quanh các em.

I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Trường THCS Hàm Nghi, nơi tôi đang giảng dạy là một trường thuộc vùng
ven của TP BMT, với đặc thù đa số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trên 50% học
sinh là đồng bào dân tộc thiểu số được nhà nước phụ cấp tiền học phí và sách vở
đến trường. Các em chủ yếu là tự học ở nhà, không có người hướng dẫn chỉ bảo.
Vì vậy, tôi xin chọn các em học sinh khối lớp 6 gồm các lớp: 6A, 6B, 6C, 6D, 6F là
đối tượng nghiên cứu của tôi trong đề tài này.

I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Từ bài 1 đến bài 22 của sách giáo khoa vật lí 6.


I.5. Phương pháp nghiên cứu:
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng đối với bộ môn Vật lý có
những phương pháp cơ bản sau: Quan sát quá trình giảng dạy, nghiên cứu và tổng
Trường THCS Hàm Nghi

2


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

kết rút kinh nghiệm của giáo viên, phân tích bằng lý thuyết, thực nghiệm sư phạm
để kiểm nghiệm lại những vấn đề đang được nghiên cứu. Việc quan sát các quá
trình sư phạm, nghiên cứu kinh nghiệm của giáo viên có thể được tiến hành bằng
nhiều cách: Dự giờ, thăm lớp, xem kế hoạch giảng dạy, xem vở học sinh, trao đổi
trực tiếp với giáo viên và học sinh ....

II. Phần nội dung:
II.1. Cơ sở lý luận:
Bài tập Vật lí giúp cho học sinh ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức: Trong
các bài tập học sinh phải vận dụng những kiến thức khái quát, những định nghĩa
vào những trường hợp cụ thể mà rất đa dạng, nhờ thế mà học sinh nắm được những
biểu hiện rất cụ thể của chúng trong thực tế và phạm vi ứng dụng của chúng.
Bài tập có thể là điểm khởi đầu để dẫn đến kiến thức mới: Ngoài những ứng
dụng quan trọng trong kỹ thuật, bài tập Vật lí giúp cho học sinh thấy được những
ứng dụng muôn hình muôn vẻ trong thực tiễn của các kiến thức đã học.
Giải bài tập vật lý rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lý thuyết vào thực
tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát: Bài tập vật lý là một trong
những phương tiện rất quý báu để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết
vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát đã thu nhận được
để giải quyết các vấn đề của thực tiễn.

Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học sinh:
Trong khi làm bài tập do phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự xây
dựng những lập luận, kiểm tra và nhận xét những kết luận của những học sinh
khác.
Giải bài tập góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh: Có nhiều
bài tập vật lý không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học
Trường THCS Hàm Nghi

3


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Đặc biệt là những bài tập giải
thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm.
Giải bài tập vật lý là một phương tiện để kiểm tra mức độ nắm vững kiến
thức của học sinh: Thông qua các bài tập vật lí, học sinh có thể tự kiểm tra được
mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. Giáo viên có thể kịp thời đổi mới các
phương pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh nắm vững được kiến thức, áp dụng
kiến thức vào giải các bài tập vật lí cơ bản và nâng cao.

II.2. Thực trạng:
a. Thuận lợi - khó khăn:
Chương trình vật lý 6 là phần mở đầu cho môn học vật lí phổ thông, nên
những yêu cầu về khả năng tư duy trừu tượng, khái quát cũng như những yêu cầu
về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định nghĩa đều ở mức
thấp, đơn giản, rõ ràng. Việc giải thích hiện tượng đều dựa trên nền tảng cơ bản của
những khái niệm, định nghĩa cơ bản của vật lí 6.
Trường THCS Hàm Nghi thuộc xã Cư Êbur, địa bàn trường nằm ở vùng ven
của TP BMT. Các em học sinh còn nhiều khó nhăn, đặc biệt là các em đồng bào

dân tộc thiểu số. Một buổi đi học, còn một buổi ở nhà phụ giúp công việc gia đình,
ít có thời gian ôn tập bài ở nhà. Điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin còn
nghèo nàn. Việc tiếp thu các kiến thức do giáo viên hướng dẫn trên lớp là chủ yếu,
các em không có thời gian tự tìm tòi và học hỏi thêm ở bạn bè và sách báo. Nên
ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình giảng dạy cũng như trong quá trình tiếp thu bài
trên lớp của học sinh.

b. Thành công – hạn chế:
Khi áp dụng đề tài vào việc hướng dẫn các em học sinh khối 6 ở trường, tôi
đã đạt được những kết quả sau:
+ Đa số các em có tiến bộ trong môn vật lí, có ý thức tìm tòi và có khả năng
tư duy, suy luận, nêu vấn đề và giải đáp các vấn đề dựa trên kiến thức cơ bản tốt.
+ Biết cách phân tích đề bài và suy nghĩ câu trả lời đúng hướng của câu hỏi.
Trường THCS Hàm Nghi

4


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

+ Biết trả lời các câu hỏi gợi mở của giáo viên trong quá trình quan sát và
làm thí nghiệm.
+ Có tinh thần yêu thích môn học, tập trung và chú ý nghe giảng trong giờ
học.
Bên cạnh đó, vẫn còn có một số hạn chế như: một số em chưa được sự quan
tâm, nhắc nhở từ gia đình trong việc ý thức cũng như học tập. Dẫn đến chất lượng
và hiệu quả học tập còn nhiều hạn chế. Một số em vẫn còn nhút nhát, rụt rè khi giải
đáp vấn đề và nêu ra vấn đề còn chưa rõ, còn suy nghĩ sợ nói sai và sợ các bạn
cười, chưa tự tin. Nội dung cấu trúc chương trình sách giáo khoa mới hầu như
không dành thời lượng cho việc hướng dẫn học sinh giải bài tập hay luyện tập ( đặc

biệt là chương trình vật lí ở các lớp: 6, 7, 8), dẫn đến học sinh không có điều kiện
bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức cũng như rèn kỹ năng giải bài tập Vật lí.

c. Mặt mạnh – mặt yếu:
Tuy có hoàn cảnh khó khăn, trường học xa nhà, nhưng tinh thần học tập của
các em rất tốt. Các em chú ý lắng nghe và tiếp thu bài học nghiêm túc, có tính sáng
tạo.
Kiến thức còn cơ bản, các khái niệm, định nghĩa còn đơn giản nên các em
học sinh dễ tiếp thu hơn. Các câu hỏi vận dụng chủ yếu về những sự vật, hiện
tượng gần gũi với đời sống hàng ngày của các em.
Hầu hết các em học sinh còn chưa biết cách trình bày một bài giải vật lí,
chưa biết cách áp dụng lí thuyết vào việc lập luận để đưa ra lời giải thích đúng và
chặt chẽ cho một hiện tượng vật lí. Giáo viên vật lí phải hướng dẫn học sinh các
bước giải bài tập một cách tỉ mỉ với nhiều bài tập mẫu khác nhau.

d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Trường THCS Hàm Nghi

5


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

Năm học đầu tiên của bậc THCS, các em học sinh đã làm quen với rất nhiều
môn học mới với các phương pháp học hoàn toàn khác so với bậc tiểu học, trong
đó có môn học vật lí. Nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải tỉ mỉ hơn. Thời
gian đầu áp dụng, giáo viên phải rất nhiệt tình chỉ bảo cho các em học sinh hiểu và
làm quen với việc nắm vững lí thuyết, áp dụng lí thuyết vào giải thích hay giải các
bài tập vật lí.
Các em học sinh cũng phải chú ý nghe giảng, có thái độ học tập nghiêm túc

và tự giác, tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua việc giải bài tập và từ bạn bè.

e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
Trong quá trình giảng dạy và trao đổi kiến thức cũng như kinh nghiệm với
đồng nghiệp tôi thấy rằng các em học sinh đa số là ham mê môn học vật lí, vì môn
học này giúp ích cho các em khi giải thích, hiểu những vấn đề mà thực tế ngoài đời
sống các em thấy hoặc biết. Đây là một môn học rất gần gũi với các em, hầu như
những sự việc hay hiện tượng mà hàng ngày các em gặp đều được lý giải dựa trên
các định nghĩa, định luật vật lí. Nhưng do bước đầu làm quen với môn học nên các
em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa định hướng được các bước cơ bản để giải một bài tập
vật lí. Các em thường lung túng trong việc định hướng giải, hầu như các em chưa
biết cách giải cũng như trình bày lời giải.
Với nội dung của chương trình sách giáo khoa mới thì hầu như không có
thời lượng để hướng dẫn các em học sinh phương pháp giải bài tập. Dẫn đến các
em không có điều kiện bổ sung, rèn luyện để mở rộng và nâng cao kiến thức cũng
như các kỹ năng, kinh nghiệm khi giải một bài tập vật lí.

II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Để giúp cho các em học sinh lớp 6 biết cách giải bài tập vật lí, áp dụng phần
lí thuyết đã học vào việc lập luận câu trả lời một cách chính xác và chặt chẽ nên tôi
đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng đối với các em học sinh lớp 6 tại trường THCS
Hàm Nghi.
Tôi dành ra khoảng 5 phút để hướng dẫn cho các em học sinh một số bài tập
trong SBT, và một số bài tập luyện tập khác sau mỗi tiết học. Giúp các em học sinh
Trường THCS Hàm Nghi

6



Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

mở rộng kiến thức, kỹ năng cũng như khả năng định hướng khi giải bài tập. Yêu
cầu các em học sinh về nhà làm hoàn chỉnh các bài tập mà giáo viên hướng dẫn.
Giáo viên sẽ dành ra từ 1 đến 2 phút đầu giờ của tiết học tiếp theo để giải đáp và
sửa sai sót của học sinh trong quá trình học sinh làm bài tập ở nhà.

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Các bước chung để giải một bài tập vật lí:
+ Bước 1: Đọc và tìm hiểu nội dung đề ra, phân tích bài toán.
+ Bước 2: Tóm tắt bài toán theo các kí hiệu của đại lượng đã biết và các đại
lượng cần tìm, đồng nhất đơn vị nếu cần.
+ Bước 3: Tìm hiểu mối liên hệ giữa các giả thiết trong đề bài, giữa các đại
lượng đã biết với đại lượng cần tìm để đưa ra công thức đúng.
+ Bước 4: Áp dụng lí thuyết đã học để đưa ra lời giải thích chính xác nhất,
hoặc áp dụng công thức và đặt lời giải, giải, lưu ý các đơn vị của các đại lượng.
+ Bước 5: Xem xét lại các lập luận, kết luận, nhận xét, đáp số.
Tuy theo từng dạng bài tập mà ta áp dụng các bước trên để giải bài tập vật lí.
Đối với vật lí lớp 6 được chia làm ba dạng bài tập: Bài tập định lượng, bài
tập định tính.
Bài tập định lượng gồm có: Bài tập về đơn vị đo, cách đo và bài tập về
giải thích các hiện tượng vật lí.
Bài tập về đơn vị đo, cách đo gồm các bài: Đo độ dài, đo thể tích chất
lỏng, đo thể tích vật rắn không thấm nước, khối lượng – đo khối lượng. Đối với
dạng bài tập này giáo viên cần nhấn mạnh với học sinh phải chú ý đến đơn vị đo,
và cách đổi đơn vị.
* Đổi đơn vị đo:
Ta biết đơn vị đo độ dài được xắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau:
km; hm; dam; m; dm; cm; mm…. Mỗi bậc hơn kém nhau 10 lần.


Trường THCS Hàm Nghi

7


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

Đơn vị đo khối lượng được sắp xếp theo thứ rự từ lớn đến nhỏ như sau: tấn,
tạ, yến, kg, hg (lạng), g, mg… Mỗi đơn vị hơn kém nhau 10 lần.
Đơn vị đo thể tích được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau: m 3,
dm3, cm3, mm3…Mỗi bậc hơn kém nhau 1000 lần.
+ Muốn đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng từ lớn sang nhỏ cách
nhau 1, 2, 3… bậc thì ta chỉ việc nhân với 10, 100, 1000… hay dời dấu phẩy sang
phải 1, 2, 3… chữ số.
Ví dụ 1: Đổi nhỏ hơn 1 bậc
5km = 5.10hm = 50hm.
2 tấn = 2.10 tạ = 20 tạ.
Ví dụ 2: Đổi nhỏ hơn 3 bậc
5,12km = 5,12.1000 m = 5120m.
1 tấn = 1. 1000 kg = 1000kg.
- Muốn đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng từ nhỏ sang lớn cách
nhau 1, 2, 3…bậc thì ta chỉ việc chia cho 10, 100, 1000….hay dời dấu phẩy sang
trái 1, 2, 3…chữ số.
Ví dụ1: 9cm = (9 : 100)m = 0,09m. ( Đổi lớn hơn 2 bậc)
9mm = (9 : 1000)m = 0,009m. ( Đổi lớn hơn 3 bậc)
Ví dụ 2: 3kg = (3 : 100) tạ = 0,03 tạ. ( Đổi lớn hơn 2 bậc)
12000kg = ( 12000: 1000) tấn = 12 tấn ( Đổi lớn hơn 3 bậc)
+ Muốn đổi đơn vị từ lớn sang nhỏ cách nhau 1, 2, 3 bậc hoặc từ nhỏ sang
lớn cách nhau 1, 2, 3 bậc thì ta chỉ việc nhân hoặc chia với 1000, 1000000,
1000000000, hay dời dấu phẩy sang phải hoặc sang trái 3, 6, 9 chữ số.

Ví dụ 1: 5 m3 = 5.1000 dm3 = 5000 dm3
Ví dụ 2: 20 cm3 = (20 : 1000) dm3 = 0,02 dm3

Trường THCS Hàm Nghi

8


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

* Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo:
+ Xác định giới hạn đo (GHĐ): Là giá trị lớn nhất được ghi trên dụng cụ đo.
+ Xác định độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) ta theo các bước sau:
• Xác định đơn vị đo của dụng cụ đo.
• Xác định n là số khoảng chia giữa hai số ghi lien tiếp (số bé và số lớn).
• ĐCNN = (số lớn – số bé) : n (có đơn vị như trên dụng cụ đo)
Ví dụ 1: Trên thước kẻ có ghi số lớn nhất là 30cm. Giữa số 1 và số 2 có 5
khoảng chia thì GHĐ = 30cm và ĐCNN = (2 – 1) : 5 = 0,2cm.
Ví dụ 2: Trên bình chia độ có ghi số lớn nhất là 250 cm3. Giữa số 50 và số
100 có 10 khoảng chia thì:
GHĐ = 250 cm3 và ĐCNN = (100 – 50) : 10 = 5cm3.
* Ước lượng và chọn dụng cụ đo thích hợp:
+ Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống.
+ Chọn dụng cụ đo: Kích thước cần đo lớn (nhiều) thì chọn dụng cụ đo có
GHĐ lớn sao cho số lần thực hiện đo là lớn nhất.
: Kích thước cần đo nhỏ (ít) cần có độ chính xác cao nên
ta chọn dụng cụ đo có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất.
* Cách đặt dụng cụ đo và ghi kết quả:
+ Đặt dụng cụ đo và mắt nhìn đúng cách.
+ Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.

Bài tập về giải thích hiện tượng vật lí gồm các bài: Bài tập về lực, bài tập
về máy cơ đơn giản, bài tập về nhiệt học. Ở dạng bài tập này học sinh cần nắn
vững lí thuyết đã học để nhận biết được lực, định nghĩa về lực, phương và chiều
cũng như độ lớn của lực (trọng lực, lực đàn hồi); nhận biết được cấu tạo và cách sử
dụng của các loại máy cơ đơn giản; hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất (rắn,
lỏng, khí) và đặc điểm của sự dãn nở vì nhiệt này.
Trường THCS Hàm Nghi

9


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

- Đối với trọng lực cần chú ý cách xác định phương, chiều của trọng lực.
Ví dụ: Tại sao thả các vật ở trên các tầng cao xuống thì các vật đó đều không
bị rơi ra ngoài Trái Đất?
Giải thích: Ta biết trọng lực là lực hút của Trái Đất. Trọng lực tác dụng lên
vật có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới (hướng về phía Trái
Đất). Khi ta thả các vật ở trên các tầng cao xuống thì các vật đó đều chịu tác dụng
của trọng lực, nên dưới tác dụng của trọng lực các vật đó sẽ rơi xuống Trái Đất mà
không bị rơi ra ngoài.
- Đối với lực đàn hồi cần chú ý cách nhận biết vật có tính đàn hồi, làm thế
nào để biết được sự xuất hiện của lực đàn hồi?
Ví dụ 1: Làm thế nào để nhận biết lực đàn hồi của lò xo chỉ xuất hiện khi nó
bị biến dạng?

Giải thích: Khi ta móc đầu A của lò xo vào một cái đinh như hình 10.a. Lò
xo không bị biến dạng vì kích thước của nó không bị thay đổi. Khi ta cầm đầu B
của lò xota không có cảm giác lò xo tác dụng lực lên ta (lúc này lò xo không bị
biến dạng). Nhưng khi ta kéo đầu B của lò xo một lực theo chiều từ A đến B thì lò

xo giãn ra, khi đó lò xo đa bị biến dạng (hình 10.b). Đồng thời ta cũng cảm thấy lò
xo cũng đang kéo ta một lực có chiều ngược lại. lực đó chính là lực đàn hồi. Vậy,
khi lò xo bị biến dạng thì nó mới xuất hiện lực đàn hồi.
Trường THCS Hàm Nghi

10


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

Ví dụ 2: Một sợi dây cao su có tính đàn hồi không? Tại sao?
Giải thích: Một sợi dây cao su có tính đàn hồi. Vì khi ta dung hai tay kéo nó
(vừa phải) thì nó dài ra (bị biến dạng). Đồng thời nếu ta thôi không kéo nữa thì sợi
dây cao su đó lại trở về hình dạng và kích thước ban đầu. Biến dạng đó là biến
dạng đàn hồi. Vật bị biến dạng đàn hồi thì vật đó có tính chất đàn hồi.
- Đối với hai lực cân bằng cần chú ý cách xác định hai lực cân bằng:
· Hai lực phải tác dụng lên cùng một vật.
· Phương của hai lực phải cùng nằm trên cùng một đường thẳng.
· Độ lớn của hai lực phải bằng nhau.
· Chiều của hai lực phải ngược nhau.
Thiếu 1 trong 4 yếu tố đó thì chúng không phải là hai lực cân bằng.
Nhận biết: Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng
yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
Ví dụ: Một quyển lịch được móc vào một cái đinh đóng trên tường. Hãy cho
biết các lực tác dụng lên quyển lịch. Có nhận xét gì về các lực đó?
Giải thích: Các lực tác dụng lên quyển lịch là:
-

Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống.
Lực giữ của cái đinh có phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên.


Hai lực đó là hai lực cân bằng. Vì quyển lịch đó chịu tác dụng của hai lực
mà nó vẫn đứng yên.
- Về kết quả tác dụng của lực thì học sinh cần chú ý: Lực tác dụng lên một
vật có thể làm cho vật đó bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động hoặc cả hai (vừa
làm cho vật biến đổi chuyển động và vừa bị biến dạng).
Ví dụ 1: Khi dội quả bong bàn xuống nền nhà thì quả bong sẽ như thế nào?
Tại sao?
Giải thích: Khi dội quả bong bàn xuống nền nhà thì quả bóng sẽ bị móp đi
và chuyển động theo hướng khác. Vì khi đó nền nhà đã tác dụng lên quả bóng và
Trường THCS Hàm Nghi

11


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

làm cho nó vừa bị biến dạng (sự biến dạng của quả bóng chỉ xảy ra trong thời gian
nền nhà tác dụng lực lên nó) và vừa bị biến đổi chuyển động.
- Về các loại máy cơ đơn giản cần chú ý:
Chọn lực tác dụng vào vật khi đưa vật lên cao: khi kéo vật lên theo phương
thẳng đứng, trước hết ta phải tính trọng lượng của vật, chọn lực có độ lớn phải
lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của nó.
Nhận biết các loại máy cơ đơn giản: Căn cứ vào hình dangjhay nguyên tắc
hoạt động của máy cơ đơn giản.
Cách chọn máy cơ đơn giản cho thích hợp: căn cứ vào công viêc thực tế để
chọn sử dụng máy cơ đơn giản thích hợp.
Ví dụ : Trong các trường hợp sau, ta nên dùng loại máy cơ đơn giản nào cho
thích hợp:
a)

b)
c)
d)
e)

Khi di chuyển một vật nặng trên mặt đất.
Khi đưa các thùng hàng nặng lên sàn xe ôtô.
Khi kéo nước từ dưới giếng lên.
Khi đưa gạch lên trên các tầng cao để xây nhà.
Khi nhổ đinh trên tường.

Giải thích:
Dùng đòn bẩy.
Dùng mặt phẳng nghiêng.
Dùng ròng rọc hay đòn bẩy.
Dùng ròng rọc.
Dùng đòn bẩy.
- Đối với sự nở vì nhiệt của các chất (rắn, lỏng, khí) thì chủ yếu là giải thích
các hiện tượng trong đời sống dựa vào các tính chất giãn nở vì nhiệt của các
chất.
Chú ý: Khi giãn nở vì nhiệt thì thể tích của vật (chất) tăng chứ khối lượng
của vật (chất) không thay đổi.Trừ trường hợp đặc biệt là nước, khi nhiệt độ tăng
từ 00C đến 40C thì thể tích của nước bị giảm chứ không tăng lên.
Chất khí giãn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng giãn nở vì
nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Chất khí có tính chất nén được và chiếm hết thể tích của bình chứa.
a)
b)
c)
d)

e)

Trường THCS Hàm Nghi

12


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

Ví dụ 1: Khi tra cán rựa hay dao người thợ rèn thường làm như thế nào để
cán được chặt. tại sao?
Giải thích: Để cho cán dao hay rựa được chặt và lâu hỏng thì khi tra cán vào
chuôi, người thợ rèn thường làm như sau:
+ Rèn một khâu sắt tròn có kích thước hợp lí với cán để buộc chặt cán vào
chuôi dao hay rựa.
+ Nung nóng khâu sắt.
+ Lắp sít khâu sắt đó vào cán gỗ của dao hay rựa.
+ Nhúng dao hay rựa vào chậu nước.
Vì làm như vậy là khâu nóng lên và vòng khâu sẽ rộng ra để tra vào cán
được dễ, đồng thời khi bỏ vào chậu nước lạnh khâu sắt sẽ co lại siết chặt cán vào
chuôi làm cho cán càng chặt hơn.
Ví dụ 2: Khi đun nước ta có nên đổ đầy nước không? Tại sao?
Giải thích: Khi đun, nếu ta đổ đầy nước thì do sự giãn nở vì nhiệt của chất
lỏng và chất rắn. Khi nóng, ấm nhôm đựng nước cũng giãn nở, nước cũng giãn
nở. Nhưng nước giãn nở vì nhiệt nhiều hơn nhôm nên thể tích của nước tăng lên
nhiều hơn và nước sẽ bị tràn ra ngoài. Vậy khi đun nước ta không nên đổ đầy
nước trong ấm.
Ví dụ 3: Khi quả bóng bàn bị bẹp làm thế nào để cho nó tròn trở lại? Hãy
giải thích?
Giải thích: Khi quả bong bàn bị bẹp mà không bị thủng thì ta có thể làm cho

nó tròn lại bằng cách cho nó vào nồi nước và đun sôi một lúc. Vì khi đó cả vỏ quả
bong và không khí trong quả bóng nóng lên thì nở ra, nhưng không khí trong quả
bóng nở vì nhiệt nhiều hơn vỏ của nó nên tạo ra một lực lớn tác dụng vào thành vỏ
quả bóng theo mọi phía làm cho nó căng tròn trở lại.
- Ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng khí thì khi giải thích các
hiện tượng trong cuộc sống cần chú ý:
· Dựa vào tính giãn nở vì nhiệt của các chất, khi có vật cản sẽ tạo ra một lực
rất lớn và đặc điểm của chúng.
· Dựa vào tính giãn nở khác nhau của các chất rắn khác nhau để giải thích
sự hoạt động của băng kép khi thay đổi nhiệt độ.
· Dựa vào tính giãn nở khác nhau của các chất lỏng khác nhau để giải thích
nên sử dụng chất lỏng nào ở trong nhiệt kế.
Ví dụ1: Tại sao ở nắp của các bình trà thường có lỗ hở nhỏ?
Giải thích: Khi đổ nước sôi vào bình để pha trà, lớp không khí trong bình sẽ
nóng lên và nở ra. Gặp nắp bình sẽ gây ra lực lớn có thể đẩy nắp bình lên làm vỡ
Trường THCS Hàm Nghi

13


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

nắp. Cho nên người ta tạo ra lỗ hở ở các nắp bình trà để khi nở ra vì nhiệt qua đó
không khí sẽ thoát ra ngoài mà không gây vở nắp. Ngoài ra còn lí do khác nữa mà
các em sẽ được học ở lớp 8 (bình thông nhau) là để khi rót nước ra được dễ dàng
hơn.
Ví dụ 2: Khi đun sôi một ấm nước, ta có thể dùng nhiệt kế y tế để theo dõi
nhiệt độ của nước trong ấm không? Tại sao? Nếu không thì ta có thể sử dụng nhiệt
kế nào để theo dõi nhiệt độ của nước khi đun sôi?
Giải thích: Không thể dùng nhiệt kế y tế để theo dõi nhiệt độ của nước trong

ấm khi đun sôi. Vì nhiệt độ của nước trong ấm có thể lên đến 100 0C, trong khi đó
giới hạn đo của nhiệt kế y tế là 420C . Nếu dùng ta không những không theo dõi
được nhiệt độ mà làm cho nhiệt kế sẽ bị hỏng. Ta có thể sử dụng nhiệt kế thủy
ngân vì GHĐ của nhiệt kế thủy ngân là 1300C.
Bài tập về định tính: Đo thể tích vật rắn không thấm nước, độ biến dạng
của lò xo, trọng lượng và khối lượng, khối lượng riêng – trọng lượng riêng, máy
cơ đơn giản.
* Chú ý: Các em cần lưu ý về đơn vị của các đại lượng trong bài toán, nếu
đơn vị chưa đúng hoặc chưa đồng nhất thì cần phải đổi về đơn vị đúng để áp dụng
công thức vật lí và để tính toán.
- Đo thể tích vật rắn không thấm nước: Đối với dạng bài tập này các em học
sinh cần xác định một cách chính xác thể tích chất lỏng dâng lên theo công thức:
V = V1 – V2
Trong đó: V là thể tích chất lỏng dâng lên
V1 là thể tích chất lỏng ban đầu
V2 là thể tích chất lỏng sau.
Ví dụ: Khi thả một vật không thấm nước có dạng hình lập phương vào bình
chia độ thì vật đó chìm ngập trong nước và mực nước trong bình chỉ giá trị
275cm3. Tính độ dài mỗi cạnh (a) của vật đó. Biết rằng khi chưa thả vật vào bình
chia độ thì thể tích của nước trong bình là 150cm3.
Tóm tắt:
V1 = 150cm3
V2 = 275cm3
Tính a = ?
Giải:
Thể tích của vật đó là: Vvật = V2 – V1 = 275 – 150 = 125 cm3
Độ dài a mỗi cạnh của vật đó là: a. a. a = 125 a = 5 cm.
Trường THCS Hàm Nghi

14



Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

Đáp số: a = 5cm.
- Độ biến dạng của lò xo: Một lò xo một đầu được móc vào một cái giá.
+ Chiều dài ban đầu của lò xo là: l0
+ Sauk hi treo vào đầu kia một vật nặng, chiều dài của lò xo là l1.
+ Độ biến dạng của lò xo là: ∆l = l1 – l0.
Ví dụ: Khi móc một quả nặng vào đầu dưới một lò xo (đầu trên được treo
vào một giá cố định) thì chiều dài của nó là 30cm. Hỏi độ biến dạng của lò xo
bằng bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là 25cm.
Tóm tắt:
l0 = 25cm
l1 = 30cm
tính : ∆l = ?
Giải:
Độ biến dạng của lò xo là:
∆l = l1 – l0 = 30 – 25 = 5cm
Đáp số: ∆l = 5cm.
- Trọng lượng và khối lượng: Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối
lượng: P = 10. m
Trong đó: m là khối lượng của vật, đơn vị là kg.
P là trọng lượng của vật (hay độ lớn của trọng lực tác dụng lên
vật), đơn vị là Niutơn (kí hiệu là N).
Ví dụ: Một người ở trên Trái Đất có khối lượng 72000g. Hỏi khi lên Mặt
Trăng lực hút của Mặt Trăng tác dụng lên người đó là bao nhiêu? Biết Lực hút của
Mặt Trăng lên người đó chỉ bằng 1/6 lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.
Tóm tắt:
m = 72000g = 72kg.

Lực hút của Mặt Trăng bằng 1/6 lực hút của Trái Đất khi tác dụng lên người.
Tính lực hút của Mặt Trăng tác dụng lên người đó?
Giải:
Trọng lượng của người đó khi ở trên Trái Đất là:
P = 10. m = 10. 72 = 720N.
Vậy trọng lượng của người đó khi ở trên Mặt Trăng là:
P’ = P. 1/6 = 172/6 = 120N
Đáp số: P’ = 120N
- Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng:

Trường THCS Hàm Nghi

15


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

+ Công thức tính khối lượng riêng: D = m/ V

(1)

Trong đó: D là khối lượng riêng của chất làm nên vật, đơn vị: kg/m3
m là khối lượng của vật, đơn vị: kg
V là thể tích của vật, đơn vị: m3
(1) m=D.V

hay

V=m/D


+ Công thức tính trọng lượng riêng: d = P/ V

(2)

Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất làm nên vật, đơn vị: N/m3
P là trọng lượng của vật, đơn vị: N
V là thể tích của vật, đơn vị: m3
( 2) P = d . V

hay

V=P/d

+ Công thức liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng:
d = 10. D
Ví dụ 1: Nhìn vào bảng khối lượng riêng của một số chất ở trang 37 sách
giáo khoa vật lí 6.
a) Em hiểu như thế nào về con số 11300.
b) Hãy tính khối lượng riêng của 2m3 chì.
Tóm tắt:
a) Giải thích.
b) Vchì = 2m3 . Tính Dchì = ?
Giải:
a) Khối lượng riêng của chì là 11300kg/m3. Nghĩa là cứ mỗi một m3 chì thì
có khối lượng là 11300kg.
b) Khối lượng của 2m3 chì là:

Trường THCS Hàm Nghi

16



Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

Ta có: D = m /V mchì = D . V = 11300 . 2 = 22600 kg.
Đáp số: mchì = 22600kg.
Ví dụ 2: Tính thể tích của 5 tạ dầu ăn ra m3 và lít. Biết khối lượng riêng của
dầu ăn là 800kg/m3.
Tóm tắt:
mdầu ăn = 5 tạ = 500kg
Ddầu ăn = 800kg/m3
Tính Vdầu ăn = ? m3, lít.
Giải:
Thể tích của 500kg dầu ăn là:
D = m / V Vdầu ăn = m / D = 500 / 800 = 0,625 m3.
Hay Vdầu ăn = 0,625 . 1000 = 625 dm3 = 625 lít.
Đáp số: Vdầu ăn = 0,625 m3 = 625 lít.

Ví dụ 3: Một vật có trọng lượng 78N, thể tích 0,003m3. Tính trọng lượng
riêng của chất làm nên vật? Cho biết vật được làm từ vật liệu gì?

Tóm tắt:
P = 78N
V = 0,003m3
Tính d = ?
Giải:
Trọng lượng riêng của chất làm nên vật là:

Trường THCS Hàm Nghi


17


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

d = P / V = 78 / 0,003 = 26000 N/m3
Khối lượng riêng của vật là:
d = 10. D D = d / 10 = 26000 / 10 = 2600 kg
Dựa vào bảng khối lượng riêng của một số chất trong sách giáo khoa vật lí 6
trang 37 thì chất làm nên vật là đá vì Dđá = 2600kg/m3.
Đáp số: d = 26000 N/m3 và vật được làm từ đá.
- Máy cơ đơn giản: Dựa vào các công thức đã học và nguyên tắc hoạt động
của các loại máy cơ đơn giản để tính toán lực cần để nâng vật lên.
Ví dụ: Một vật có khối lượng 90kg. Hỏi có hai người cùng kéo vật lên theo
phương thẳng đứng với mỗi lực có độ lớn là 400N thì vật có lên được không?
Tóm tắt:
mvật = 90kg
Lực kéo của một người 400N.
Hỏi hai người có kéo vật lên theo phương thẳng đứng được không?
Giải:
Lực của hai người tác dụng lên vật là: F = 2. 400 = 800 N
Trọng lượng của vật là: P = 10. 90 = 900 N
Ta thấy lực kéo F nhỏ hơn trọng lượng P của vật, nên hai người đó
không thể kéo vật lên theo phương thẳng đứng được.

c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
Để giúp các em lớp 6 nắm vững các phương pháp giải bài tập vật lí thì giáo
viên trong quá trình giảng dạy cần nhấn mạnh về trọng tâm của bài học cũng như ý
nghĩa thực tiễn của bài. Qua phần vận dụng ở cuối bài, giáo viên nên hướng dẫn
học sinh trả lời dựa trên các phương pháp để giải một bài tập vật lí nhằm giúp cho

Trường THCS Hàm Nghi

18


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

các em có thể định hướng được các bước giải bài tập cũng như cách trình bày một
bài giải lôgic và chặt chẽ.

d. Mối liên hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Hướng dẫn cho các em lớp 6 các phương pháp để giải bài tập vật lí và đưa ra
các dạng bài tập áp dụng nhằm giúp các em học sinh có thể hiểu rõ hơn nội dung lí
thuyết đã học là rất cần thiết. Qua đó, giáo viên có thể đánh giá được năng lực của
từng học sinh để có hướng bồi dưỡng cho học sinh khá, giỏi và phụ đạo thêm cho
học sinh trung bình, yếu.

e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Việc các em học sinh lớp 6 nắm được các phương pháp giải bài tập vật lí là
rất quan trọng, giúp ích cho các em tiến bộ hơn trong quá trình rèn luyện, mở rộng
và nâng cao kiến thức. Qua quá trình áp dụng đề tài, tôi thấy so với đầu năm học
khi các em còn bỡ ngỡ với trường lớp, với cách làm việc khác so với khi học tiểu
học. Bây giờ, các em đã làm quen được với cách học mới, đã biết suy nghĩ logic,
lập luận chặt chẽ hơn khi đưa ra hướng giải cho một bài tập vật lí thuộc dạng đã
học. Các em học sinh đã biết áp dụng lí thuyết một cách thành thạo vào giải các bài
tập. Các em học sinh đã biết yêu thích, hứng thú với môn học vật lí, đã biết nhìn
nhận và giải thích các hiện tượng, sự việc đơn giản mà thực tế đời sống các em biết
dựa trên các kiến thức vật lí đã học.

II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của

vấn đề nghiên cứu:
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:

bµi

kiÓ
Líp
m
tra
6A 39
6B

40

Giái

Kh¸

Trung
b×nh

YÕu

KÐm

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

3

7,7

26

7

7.8

2,5


4

10

25

17,
9
20

3

1

66,
6
62,
5

2

5

Trường THCS Hàm Nghi

8

19



Sỏng kin kinh nghim: Hng dn hc sinh phng phỏp gii cỏc dng bi tp vt lớ 6

6C
6D

40
38

2
0

5
0

6
2

15
5,3

24
25

6F

38

1


2,5

3

7,9

22

60
65,
8
57,
9

6
7
9

15
18,
4
23,
7

2
4
3

5
10.

5
8

Kt qu kim tra gn õy:
Số Số
Lớp bài
kiể
m
tra
6A 39
6B 40
6C 40
6D 38
6F
38

Giỏi

Khá

Trung
bình

Yếu

Kém

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

7
4
11
3
7

17,9
10
27,5
7,9
18,4

15

12
18
10
10

38,5
30
45
26,3
26,3

15
21
9
22
18

38,5
52,5
22,5
57,9
47,4

2
3
2
3
3

5,1

7,5
5
7,9
7,9

0
0
0
0
0

0
0
0
0
0

Nh vy, sau khi tin hnh kho nghim trờn cỏc lp 6, kt qu t c qua
cỏc bi kim tra th hin rừ rng tớnh thit thc v hiu qu ca vic a ra cỏc
phng phỏp nhm hng dn cho cỏc em hc sinh lp 6 cỏch gi mt bi tp vt
lớ.

III. Phn kt lun, kin ngh:
III.1. Kt lun:
Đối với giáo viên đề tài này giúp cho việc phân loại một số
dạng bài tập của chơng trình vật lớ 6 đợc dễ dàng và hớng dẫn
học sinh giải bài tập đạt kết quả, nhằm nâng cao chất lợng dạyhọc môn vật lớ theo phơng pháp đổi mới. Giúp học sinh nắm
vững các dạng bài tập, biết cách suy luận logic, tự tin vào bản
Trng THCS Hm Nghi


20


Sỏng kin kinh nghim: Hng dn hc sinh phng phỏp gii cỏc dng bi tp vt lớ 6

thân khi đứng trớc một bài tập hay một hiện tợng vật lớ, có cách
suy nghĩ để giải thích một cách đúng đắn nhất.
Việc phân loại các dạng bài tập và hớng dẫn học sinh làm tốt
các dạng bài tập đã giúp cho giáo viên nắm vững mục tiêu, chơng
trình từ đó nâng cao chất lợng giảng dạy môn vật lớ.
Giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo những phơng
pháp phân loại và giải bài tập phù hợp với đối tợng học sinh, từ đó
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của ngời
giáo viên.

III.2. Kin ngh:
Việc dạy học môn vật lớ trong trờng THCS là rất quan trọng,
giúp các em biết cách t duy logic, biết phân tích tổng hợp các
hiện tợng trong cuộc sống. Vì vậy giáo viên giảng dạy môn vật lớ
cần không ngừng học hỏi, sáng tạo để tìm ra những phơng
pháp giảng dạy phù hợp nhất với từng đối tợng học sinh.Đối với bản
thân tôi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cha nhiều nên trong
đề tài này có

khiếm khuyết gì mong các đồng chí đồng

nghiệp tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để đề tài có thể đạt đợc
kết quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trng THCS Hm Nghi


21


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

C¸c môc lôc:
1.Tµi liÖu tham kh¶o:
- S¸ch gi¸o khoa vËt lí 6 - NXBGD.
- S¸ch bµi tËp vËt lí 6 – NXBGD.
- S¸ch gi¸o viªn vËt lí 6 – NXBGD.
- Sách luyện giải bài tập vật lí 6 – NXBGD.
Trường THCS Hàm Nghi

22


Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh phương pháp giải các dạng bài tập vật lí 6

2. Môc lôc tæng qu¸t:
I. Phần më ®Çu : Tõ trang 1 ®Õn trang 3.
II. Phần nội dung:
II.1. Cơ sở lí luận: Từ trang 3 đến trang 4.
II.2. Thực trạng: Từ trang 4 đến trang 6.
II.3. Giải pháp, biện pháp: Từ trang 6 đến trang 19.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu: Từ trang 20 đến trang 21.
III. Phần kết luận, kiến nghị:
III.1. Kết luận: Trang 21.
III.2. Kiến nghị: Từ trang 21 đến trang 22


Trường THCS Hàm Nghi

23



×