Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Dự án thất bại Lập và phân tích dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 20 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

BÀI TẬP NHÓM
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: T.S Lê Nữ Minh Phương
Nhóm thực hiện:
1. Trương Thị Quỳnh
2. Ngô Ngọc Thị Thùy My
3. Lê Thị Ngọc Bảo
4. Ngô Ngọc Nguyên Sa
5. Nguyễn Thị Hồng Vân
6. Nguyễn Thị Như Thảo
7. Nguyễn Thị Trâm
8. Nguyễn Ngọc Phú

Huế, tháng 9/2018


MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................2
DỰ ÁN: CỤM CÔNG TRÌNH TÁI ĐỊNH CƯ TÂN PHÚC THÀNH...............................4
I.Nội dung:.......................................................................................................................4
II.Nguyên nhân thất bại:..................................................................................................8
B. DỰ ÁN: KHU DU LỊCH SINH THÁI HỒ THỦY TIÊN THỪA THIÊN HUẾ...........12
C.DỰ ÁN : NUÔI TÔM TRÊN CÁT TẠI HÀ TĨNH.......................................................17
I.Nội dung:.....................................................................................................................17
II.Nguyên nhân thất bại:................................................................................................17


2


Bảng phân công công việc:
Dự án

A

Thành viên thực hiện
Trương Thị Quỳnh
Ngô Ngọc Thị Thùy My
Lê Thị Ngọc Bảo

B

Ngô Ngọc Nguyên Sa
Nguyễn Ngọc Phú
Nguyễn Thị Hồng Vân

C

Nguyễn Thị Như Thảo
Nguyễn Thị Trâm

3


DỰ ÁN: CỤM CÔNG TRÌNH TÁI ĐỊNH CƯ TÂN PHÚC THÀNH
I. Nội dung:
Dự án là cụm công trình thuộc hợp phần di dời tái định cư phục vụ dự

án Formosa của xã Kỳ Lợi – Thị xã Kỳ Anh được xây dựng tại khu tái định
cư phường Kỳ Trinh.
UBND tỉnh Hà Tĩnh cho chủ trương xây trụ sở, trường học, trạm xá
mới xã Kỳ Lợi tại khu tái định cư Tân Phúc Thành (phường Kỳ Trinh), tổng
kinh phí ba công trình hơn 33 tỷ đồng.
Mặc dù cụm công trình này được xây dựng hoàn thành vào năm 2010
nhưng từ đó cho đến nay đã gần 8 năm vẫn chưa thể đưa vào sử dụng, nhiều
hạng mục đã hư hỏng mục nát.
1. Trạm y tế xã
Cao 2 tầng bên trong là các phòng khám và phòng điều trị là những cánh
cửa gỗ đã bị hư hỏng; nền gạch, tường nhà bị bong tróc, nứt nẻ; khu vực nhà
vệ sinh bẩn thỉu, hôi hám; trên sân khuôn viên cỏ dại mọc um tùm, nhiều
đống củi vứt ngổn ngang.

2. Trụ sở chính của UBND xã Kỳ Lợi:
4


Hơn 3 tầng thì ngay từ ngoài đi vào, chiếc cổng sắt phía trước đã bị rỉ sét,
gãy ọp ẹp. Hàng dây điện chạy trước trụ sở bị gãy cột trụ nên được gác tạm
lên những cây củi sà xuống nằm rải rác dưới đất nhìn rất nhếch nhác, nguy
hiểm. Trong khuôn viên trụ sở hoành tráng này cỏ mọc tốt, các loại cây dại
như sim, mua... chen chúc nhau dưới những hàng cây cảnh được trồng ngay
ngắn trước đây. Dường như đây đã và đang trở thành chuồng bò vì những
đàn bò chen chúc nhau đứng trước hành lang trụ sở, phân, nước tiểu bò thải
ra nằm rải rác khắp nơi khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc cả một vùng.

Trụ sở UBND xã Kỳ Lợi nằm im lìm sau 8 năm hoàn thành.

5



Khuôn viên hoang tàn, nhếch nhác

Cửa mục nát
6


Phòng làm việc hư hỏng nặng
3. Trường THCS Kỳ Lợi
Một hạng mục đáng chú ý trong cụm công trình nữa là Trường THCS Kỳ
Lợi được xây dựng khang trang 2 tầng với 8 phòng học. Do không được sử
dụng nên ngôi trường này đành nằm phơi mưa phơi nắng, ngày càng hư
hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

7


Với lí do nhiều hộ dân chưa di dời vì phụ thuộc vào chủ trương từng
giai đoạn của dự án, lấy đất đến đâu và thực hiện giải ngân đến đâu sẽ di dời
đến đó và vì một số người dân vì nhiều lí do khác nhau mà không chịu di
dời.
Chỉ vì không đồng tình với các chính sách đền bù, giải phóng mặt
bằng của chính quyền địa phương mà những người làm cha, làm mẹ ở xã Kỳ
Lợi (thị xã Kỳ Anh – Hà Tĩnh) đã đang tâm bắt những đứa con của chính
mình làm “con tin”, kiên quyết không cho các cháu đến trường, đẩy các cháu
đến trước nguy cơ thất học…
II.

Nguyên nhân thất bại:

1. Tính pháp lý:

- Thiếu cơ sở pháp lý vững chắc
Ông Trần Văn Lâm - Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh)
đã chia sẻ với báo chí trong nước về việc trụ sở mới bị xuống cấp trầm
trọng, nếu lên trụ sở mới thì phải sửa chữa lại.
"Nếu sửa thì phải xin kinh phí từ tỉnh với thị xã chứ xã ngân sách có hạn.
Việc sửa chữa lại trụ sở mới giờ có lẽ cũng phải hết vài ba tỷ" - ông Lâm nói
trên Đất Việt.
Tờ Đất Việt dẫn lời một đại diện UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định, nếu
xã có đề xuất xin hỗ trợ kinh phí để sửa sang lại trụ sở mới, tỉnh sẽ họp và
giao cho các cơ quan chuyên môn kiểm tra.
"Giờ chưa thể nói là có hỗ trợ kinh phí hay không vì phải kiểm tra, xem xét
tình hình đã", vị đại diện UBND tỉnh Hà Tĩnh nói trên tờ Đất Việt.
- Chính sách bồi thường chưa thỏa đáng người dân nên việc di dời gặp
nhiều khó khăn.

8


Một số hộ có công trình xây dựng trên đất không được đền bù vì lý do sai
mục đích sử dụng đất. Ngay từ đầu các cán bộ nhà nước cần phải quán triệt
những hộ sử dụng đất sai mục đích và phổ biến rõ để toàn bộ người dân hiểu
rõ và chấp thuận việc đền bù và di dời dân mới tiến hành xây dựng.
2. Tính khoa học:
Các phương án tính toán trong quá trình giải phóng mặt bằng chưa khoa
học nên dẫn đến những bất đồng phía người dân, ảnh hưởng đến hiệu quả
của dự án.
Ngày 7/6, tờ Đất Việt dẫn lời của ông Trần Văn Lâm – Bí thư Đảng ủy xã
Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, có 10 thôn trong xã nhưng hiện

mới chỉ có 1 thôn chuyển lên khu tái định cư đó nên các phòng ban của xã
vẫn làm việc ở trụ sở cũ để gần dân hơn cho dễ xử lý công việc.
Cũng trên tờ Đất Việt, ông Lâm chia sẻ thêm về lý do chưa dời lên trụ sở
mới khiến công trình trị giá 33 tỷ bị bỏ hoang là vì, trụ sở mới khá xa, từ trụ
sở cũ lên chỗ mới phải cách nhau 15km trong khi người dân chưa chuyển lên
thì việc đi lại không được thuận tiện.
Điều này chứng tỏ các cán bộ viên đã không thực sự kiên trì, sâu sắc
trong công tác tuyên truyền, vận động, giải thích của Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư - thị xã, phường cùng với các chính sách hỗ trợ hợp lý từ
nhà đầu tư để toàn bộ các hộ dân bị ảnh hưởng đã đồng ý di dời nhanh chóng
ổn định ở khu tái định cư. Phía cán bộ viên luôn đưa ra những lý do để giải
thích mà không có hành động xác đáng, cụ thể.
3. Tính thực tiễn:
Dự án chưa phù hợp với điều kiện thực tế và có khả năng thực hiện được
trong điều kiện cụ thể của địa phương.

9


Nhiều hộ dân chưa di dời vì phụ thuộc vào chủ trương từng giai đoạn của
dự án, lấy đất đến đâu và thực hiện giải ngân đến đâu sẽ di dời đến đó dẫn
đến việc trụ sở xã bỏ hoang do cán bộ xã vẫn phải làm việc ở chỗ cũ. Trạm y
tế không sử dụng vì nhu cầu khám chữa bệnh không có, người dân chưa tập
trung lên khu tái định cư. Trường cấp 2 xây xong thì học sinh không học,
chuyển về học ở phường Kỳ Trinh khiến cơ sở hạ tầng đã xuống cấp trầm
trọng vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
4. Tính hiệu quả:
Dự án không đem lại hiệu quả về mặt tài chính và hiệu quả về mặt kinh tế
- xã hội.
Tính đến năm 2012, Thị xã tập trung bồi thường tái định cư cho gần 600

hộ dân hai thôn Tân Phúc Thành 2 và 3, hiện đã di dời được 298 hộ, còn
khoàng 1.500 hộ dân ở thôn Hải Phong và Hải Thanh chưa nằm trong lộ
trình di dời.
Tính đến năm 2014, Người dân ở khu tái định cư (TĐC) thôn Đông Yên
xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang rất hoang mang, lo lắng khi hàng
loạt ngôi nhà của họ vừa mới làm xong, vào ở được ít tháng đã nứt nẻ. Theo
ông Trưởng thôn thì đã có hơn 600 hộ gia đình gửi đơn lên UBND xã đề
nghị cơ quan chuyên môn về kiểm tra, giải đáp nguyên nhân.

10


Xuất hiện các vết nứt trên tường nhà
Do việc cân nhắc, xem xét các trường hợp có thể xảy ra chưa triệt để
nên đối với dự án này có thể sẽ mất thêm hàng tỉ đồng để sửa chữa khi người
dân chuyển đến hoặc sẽ mất hết 33 tỉ đồng nếu người dân không chuyển đến
mà tự động di dời đến nơi mà họ muốn.

11


B. DỰ ÁN: KHU DU LỊCH SINH THÁI HỒ THỦY TIÊN THỪA
THIÊN HUẾ
I. Nội dung:
Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10 km về Tây Nam, tọa lạc trên
ngọn đồi Thiên An, từ lâu hồ Thủy Tiên (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy)
đã trở thành điểm đến lý tưởng của người dân và du khách mỗi khi đến Huế.
Để thúc đẩy du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu của du khách và tạo việc làm
cho người dân địa phương, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định đầu
tư xây dựng khu vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên có diện tích 49,9 ha với nhiều

hạng mục hoành tráng như: Thủy Cung, phòng chơi thế giới ảo, công viên
nước, du thuyền trên hồ, sân khấu nhạc nước, nhà hàng…

Hồ Thủy Tiên (thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) rộng 49ha, được bao quanh bởi những đồi thông.
12


Trung tâm vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên khởi công đầu năm 2001, do
Công ty du lịch Cố Đô (khi đó là doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Thừa
Thiên-Huế) đầu tư. Giai đoạn 1 đã xây dựng xong với tổng vốn hơn 70 tỉ
đồng, gồm các hạng mục chính như nhà thủy cung, khu công viên nước, khu
không gian ba chiều, khu vườn thần tiên, khu trò chơi mạo hiểm, khu làng
văn hóa và các trò chơi nước trên hồ Thủy Tiên…

Được đầu tư với tổng số vốn lên tới 74 tỷ đồng bao gồm hệ thống công
viên nước, thủy cung, du thuyền trên hồ, sân khấu nhạc nước hoành tráng
với khán đài có sức chứa 2.500 chỗ ngồi, khu nhà hàng sang trọng...
Đến tháng 6-2004, trung tâm bắt đầu mở cửa đón khách tham quan. Tuy
nhiên, cùng với việc khai thác kém hiệu quả và nhiều lý do khác, trung tâm
này đã phải dừng thi công khi nhiều công trình đang còn dang dở.
Năm 2008, trước sức ép của hai ngân hàng cho vay đòi nợ, UBND tỉnh
Thừa Thiên-Huế đã cho bán và Công ty Haco Huế (do một nhà đầu tư đến từ
Hà Nội) đã mua lại với giá 40 tỉ đồng, được quyền sử dụng 50 năm.
13


Kể từ ngày mua cho đến nay, chủ nhân mới gần như không đầu tư gì vào
trung tâm này. Từ nhân lực hơn 40 cán bộ nhân viên rút xuống còn chưa đến
10 nhân viên. Khách ế ẩm, trong khi các công trình tiếp tục xuống cấp và bỏ
hoang.

Do dự án không đồng bộ, theo kiểu “chắp vá” cho nên hoạt động kém
hiệu quả, đến cuối năm 2011 thì đóng cửa để nghiên cứu lập dự án mới.
Đến tháng 10/2014, khu du lịch này được phê duyệt thành khu du lịch
sinh thái cao cấp, gồm trung tâm hội nghị, dịch vụ spa, nhà hàng, khu nghỉ
dưỡng lưu trú, biểu diễn nghệ thuật, TDTT, vui chơi giải trí và cắm trại
ngoài trời trên khu vực rộng 63,38ha.
Tuy nhiên mới đây, Công ty Haco Huế cho biết không có khả năng triển
khai dự án, và đề nghị tỉnh kêu gọi nhà đầu tư khác vào đầu tư và xem xét
hoàn trả lại chi phí đã bỏ ra xây dựng tại đây.
Được biết, công ty Haco Huế hiện nợ hai ngân hàng 38 tỷ đồng, trong đó
gần 20 tỷ đồng tiền lãi từ dự án nói trên. Khoản nợ trên được công ty dùng
các hạng mục đã đầu tư trên đất để thế chấp. Ngoài ra công ty này còn nợ
tiền thuế đất khoảng 8 tỷ đồng.
Sau nhiều cuộc làm việc, xác nhận Công ty Haco Huế không còn sức
đầu tư, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã quyết định thu hồi dự án này, đồng
thời giao Sở Kế hoạch và đầu tư Thừa Thiên – Huế tổ chức xúc tiến kêu gọi
các nhà đầu tư có năng lực.

14


Khu vực khán đài hoành tráng với sức chứa 2.500 chỗ ngồi chỉ còn là
những hàng ghế phủ kín cỏ dại với những vết ố loang lổ.
II.

Nguyên nhân thất bại

1. Tính hợp tác:

Cách đầu tư khai thác thắng cảnh Thiên An như vừa qua là lãng phí tài

nguyên du lịch.
2. Tính khoa học
Công ty trên đã đưa dự án khu du lịch Hồ Thủy Tiên vào sử dụng chậm
tiến độ.
Dự án không đồng bộ, theo kiểu “chắp vá” cho nên hoạt động kém hiệu
quả, đến cuối năm 2011 thì đóng cửa để nghiên cứu lập dự án.

15


Tất cả các hạng mục vui chơi, giải trí đều đã ngưng hoạt động từ lâu và
ngày càng hư hỏng trầm trọng. Khung cảnh hoang tàn đến mức khó tin. Ở
đây cũng không có bóng dáng của nhân viên phục vụ.
Việc đầu tư ở hồ Thủy Tiên vừa tham lam, vừa không có định hướng, lại
còn mắc sai lầm lớn là xây các công trình phá vỡ cảnh quan vốn rất nên thơ.
3. Tính thực tiễn:

Dịch vụ thủy cung, nhạc nước… là những sản phẩm không phù hợp ở
Huế. Du khách đến Huế không phải để xem thủy cung, nhạc nước; nếu cần
thì khách sẽ chọn Nha Trang, Vũng Tàu hay Singapore, Thái Lan. Khách
bản địa (người Huế) có thể thích dịch vụ đó nhưng số người có tiền và có
nhu cầu vào xem lại không nhiều.
Giá vé khi ấy khá cao (50 nghìn/người ở thời điểm năm 2004 - PV) và
phía công ty bắt du khách phải gửi xe ở ngoài cổng, đi bộ một đoạn dài dưới
trời nắng nóng và chưa có nhiều cây xanh như hiện nay khiến lượng khách
đến với khu du lịch này vơi dần.
4. Tính hiệu quả:
Giai đoạn 1 đã xây dựng xong với tổng vốn hơn 70 tỉ đồng, gồm các hạng
mục chính như khu trò chơi mạo hiểm, nhà thủy cung, khu công viên nước,
khu không gian ba chiều, khu vườn thần tiên, khu làng văn hóa và các trò

chơi nước trên hồ Thủy Tiên. Nhưng năm 2008, trước sức ép của hai ngân
hàng đòi nợ, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho phép bán khu du lịch sinh thái
Hồ Thủy Tiên. Công ty Haco Huế (một nhà đầu tư đến từ Hà Nội) mua lại
với giá 40 tỉ đồng, được quyền sử dụng 50 năm.

16


C. DỰ ÁN : NUÔI TÔM TRÊN CÁT TẠI HÀ TĨNH
I.

Nội dung:

Công ty công nghệ Việt- Mỹ do Tiến sĩ Đinh Đức Hữu, một Việt kiều
từ Mỹ về đầu tư thuê 2.000ha đất để nuôi tôm he chân trắng và xây dựng
khu du lịch sinh thái tại dải cát trắng ven biển các huyện Cẩm Xuyên, Thạch
Hà. Đây được xem là Dự án nuôi tôm trên cát lớn nhất Việt Nam. Theo Dự
án, nhà đầu tư là ông Đinh Đức Hữu sẽ đầu tư 50 triệu USD, giải quyết việc
làm cho 20.000 lao động địa phương. Thời gian đầu, Công ty xây dựng và
đưa vào nuôi tôm trên diện tích 200ha, năng suất đạt rất cao, từ 8 đến 10
tấn/ha.
II.

Nguyên nhân thất bại:
1. Tính hiệu quả:

17


Công ty không chủ động được con giống, sau khi mua trại giống của

một công ty Thái Lan ở gần các đầm tôm thì trại giống không sản xuất được
con giống đạt yêu cầu, tiền mua trại giống 3 tỷ đồng xem như mất trắng.
Giờ đây những gì sót lại của đại dự án nuôi tôm trên cát chỉ là đống
hoang tàn, đổ nát. Trên diện tích đất mênh mông với số vốn đầu tư khổng lồ
ấy, hiện tại chỉ vỏn vẹn còn 20 hồ nuôi tôm. Khốn nỗi, chủ nuôi của các hồ
này giờ đây không phải là Cty Việt Mỹ mà là một cá nhân tại Hà Tĩnh.
Có thể nói, trên 100 tỷ đồng của Cty Việt Mỹ đầu tư vào dự án này đã
trôi sông, trôi biển. Nhưng nguy hiểm hơn, dự án phá sản đã để lại một diện
tích cực lớn đất ven biển bị đào phá nham nhở, nguy cơ hoang mạc hóa rất
cao
2. Tính pháp lý:
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã không xem xét kỹ năng lực tài chính, kỹ thuật,
quản lý của Công ty nên nên vội vã cho thuê đất với qui mô diện tích rất lớn.
Không bảo đảm vệ sinh môi trường, xả nước thải ra ngoài chưa qua
xử lý, sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ với số lượng lớn bị các cơ quan
chức năng không cho phép.
3. Tính hợp tác:
Công nhân nuôi tôm đáng lẽ mỗi ngày cho tôm ăn hai lần vào buổi
sáng và buổi chiều, thì họ đổ hết thức ăn trong ngày vào buổi sáng, thức ăn
thì thừa mà tôm thì bị đói.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nuôi trồng thuỷ
sản cảnh báo sớm về thất bại của dự án thì lãnh đạo chủ chốt của tỉnh lại
chấp nhận mọi yêu cầu của chủ dự án. Bởi lẽ, Cty này còn lạ lẫm với nghề
nuôi tôm, lại càng lạ lẫm với điều kiện tự nhiên của vùng đất khắc nghiệt Hà
Tĩnh.
18


4. Tính khoa học
Ngay từ đầu Công ty đã vay vốn của các ngân hàng địa phương mà

không hề có vốn tự có như trình bày trong Dự án. Theo báo cáo của Cty, đến
tháng 6/2011, nguồn vốn Cty đầu tư vào dự án nuôi tôm trên cát là 101 tỷ,
trong đó vốn vay là 20 tỷ, vốn tự có và huy động khác là 81 tỷ đồng.
5. Tính thực tiễn:
Trong quá trình hoạt động Công ty vay các ngân hàng thương mại địa
phương hàng chục tỷ đồng đến nay vẫn chưa thanh toán được. Cty còn nợ
ngân hàng 20 tỷ đồng trong đó nợ gốc 10 tỷ và nợ lãi 10 tỷ; nợ nhà thầu thi
công dự án 18 tỷ đồng, cộng với gần 6 tỷ đồng các khoản nợ khác…
Được biết, để vay được số tiền trên, công ty đã sử dụng giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất để thế chấp cho Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh
Thăng Long, Hà Nội và Ngân hàng NN-PTNT Hà Tĩnh với tổng diện tích
đất thế chấp gần 300 ha. Ngoài ra, Cty còn nợ tiền tôm giống của một số đơn
vị cấp giống, tiền thức ăn nuôi tôm, tiền công nhân lao động...
Công ty thuê mà không đầu tư, sử dụng, hoặc sử dụng không có hiệu
quả.
6. Bài học rút ra:
Nên tìm hiểu kĩ về ngành nghề công việc mà mình chuẩn bị triển khai.
Nên lắng nghe ý kiến của các chuyên gia về ý tưởng của mình.
Trước khi doanh nghiệp, hay một các nhân nào đó muốn thuê đất lớn
và dài hạn phải tìm hiểu, kiểm tra năng lực thực tế của nhà đầu tư để có
quyết sách đúng đắn. Tránh kêu gọi đầu tư tràn lan, để rồi nhân dân gánh
chịu hậu quả.

19


Hợp đồng nên quy định rõ nếu dự án không phát triển được thì trả lại
đất cho địa phương để tổ chức lại sản xuất để tránh tình trạng đất bỏ hoang
kéo dài.


20



×