Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Tổng hợp đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 8 năm 2017 kèm đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 35 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HÓA

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC: 2014 -2015

Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 17/3/2015
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 04 câu, gồm 01 trang
Câu 1: (2.0 điểm)
Hai câu thơ dưới đây, tác giả đều sử dụng biện pháp so sánh:
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ
thuật riêng như thế nào?
Câu 2: (3.0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau (bằng một đoạn văn ngắn):
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.”
(Ông đồ, Vũ Đình Liên- Sách giáo khoa Ngữ văn 8-Tập II)
Câu 3: (5.0 điểm)
Vào trong phòng triển lãm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình), em sẽ thấy trên tường có một ô cửa bằng gỗ gắn tấm biển ghi dòng
chữ “Kẻ thù của rừng xanh”, mở cánh cửa ra là một tấm gương soi chính hình ảnh
của con người.
Từ thông điệp trên, em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn bàn về việc bảo vệ
rừng hiện nay.


Câu 4: (10,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho
phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy
làm sáng tỏ nhận định trên.
------------------ Hết --------------------------

Họ tên thí sinh :…………………… Giám thị số 1 :………………………
Số báo danh : …………………… Giám thị số 2: ……………………….

 Giám thị không giải thích gì thêm.


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
HUYỆN HOẰNG HOÁ

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN 8

Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang
I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng
quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách
hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...
II. Yêu cầu cụ thể
Câu

Câu 1
(2.0 đ)

Nội dung cần đạt

Thang
điểm

Hai câu thơ trên tác giả đều dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên mỗi
câu lại có hiệu quả nghệ thuật riêng:
- So sánh con thuyền ra khơi “ hăng như con tuấn mã” tức là 1.0đ
con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe ( tuấn mã) đang
phi, tác giả so sánh cái cụ thể, hữu hình này với cái cụ thể hữu hình
khác. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ của con thuyền
ra khơi.
- So sánh “Cánh buồm với mảnh hồn làng” tức là so sánh một 1.0đ
vật cụ thể hữu hình, quen thuộc với một cái trừu tượng vô hình có ý
nghĩa thiêng liêng. Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm
chẳng những trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao,
trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu
tượng rất phù hợp và đầy ý nghĩa của làng chài.

Câu 2
3.0 đ

Cảm nhận về khổ thơ:
-Về kỹ năng: HS viết đúng dạng một đoạn văn ngắn, lập luận
chặt chẽ, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả.
- Về kiến thức: Nêu được các ý sau
+ Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên miêu tả

tâm trạng ông đồ thời suy tàn.
+ Bằng các biện pháp nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình để thể hiện
niềm cảm thương trước hình ảnh ông đồ lạc lõng, trơ trọi “vẫn ngồi
đấy” như bất động, lẻ loi và cô đơn khi người qua đường thờ ơ vô
tình không ai nhận thấy hoặc đoái hoài tới sự tồn tại của ông.
+ Qua hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, hiểu được nỗi buồn của
con người thấm sâu vào cảnh vật. Hình ảnh “lá vàng, mưa bụi” giàu
giá trị tạo hình vẽ nên một bức tranh xuân lặng lẽ, âm thầm, tàn tạ với
gam màu nhạt nhòa, xám xịt.
+ Khổ thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự ám ảnh ngày
tàn của nền nho học đồng thời thể hiện sự đồng cảm xót thương của

0,5 đ

1.0 đ

0,75 đ


nhà thơ trước số phận những nhà nho và một nền văn hóa bị lãng
quên.
0,75đ
* Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội ngắn.
Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác, lập luận chặt chẽ, bố cục chặt
chẽ có dẫn chứng thuyết phục
Câu 3
5.0 đ

Câu 4
10.0đ


* Về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo các ý sau
1- Từ lời giới thiệu hấp dẫn, người viết cần khẳng định “ Kẻ
thù của rừng xanh” không ai khác chính là con người vì: con người
kém hiểu biết, vô trách nhiệm đối với rừng hoặc do con người hám
lợi, coi thường pháp luật mà chặt phá rừng. Từ đó khẳng định dù trực
tiếp hay gián tiếp con người chính là kẻ thù trực tếp gây ra tội ác cho
rừng xanh.
2- Qua lời giới thiệu và tấm gương phản chiếu con người
chúng ta nhận ra được bao nhiêu điều hệ lụy do nạn phá rừng gây
nên.
- Diện tích rừng bị thu hẹp, cây cối bị chặt phá, muông thú bị
săn bắn ngày càng bị cạn kiệt đến mức báo động.(có dẫn chứng và số
liệu kèm theo).
- Môi trường bị tàn phá, lũ lụt thường xuyên bị đe dọa, khí hậu
bị biến đổi đang hủy hoại môi trường và sự sống của chúng ta.(có dẫn
chứng cụ thể).
3- Từ thực trạng trên đề ra được giải pháp để bảo vệ rừng - bảo
vệ lá phổi xanh của Trái đất.
- Tích cực trồng cây gây rừng.
- Bên cạnh khai thác rừng có kế hoạch, cần phải trồng bổ sung,
chăm sóc rừng.
- Tuyên truyền lợi ích, tác dụng của việc trồng cây gây rừng và
tác hại của việc chặt phá rừng bừa bãi.
- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích nhân dân trồng và
chăm sóc, bảo vệ rừng và có chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn, trừng
phạt những “ kẻ thù của rừng xanh”.
4- Khẳng định sống hòa hợp với thiên nhiên là quy luật sống
lành mạnh từ ngàn đời nay.
* Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố

cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng
linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả.
* Về kiến thức : Cần đáp ứng được các ý sau
1-Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và
Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của
người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
2- Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm
chất tốt đẹp của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng

0.5 đ

1.0 đ

1.0 đ

2.0đ

0,5đ

1.0đ

9.0đ
0,5đ

4,0đ


trưng cho người phụ nữ nông thôn Việt nam thời kỳ trước cách mạng:

- Là một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con (dẫn
chứng)
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng.(dẫn
chứng).
* Lão Hạc là tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu.(dẫn chứng)
- Là một lão nông nghèo khổ giàu lòng tự trọng. có tình yêu
thương con sâu sắc.(dẫn chứng)
b.Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi 3.0đ
thảm của người nông dân Việt nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột đến tận
xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh...
* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm,
con trai không cưới được vợ bỏ làng đi đồn điền cao su, lão sống thui
thủi một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng.
-> Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu Vàng,
sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử- một cái chết vô
cùng đau đớn và dữ dội.
c. Bức chân dung của chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị 1.0đ
hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:
Thể hiện cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai
nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người
nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội
ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy,
mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng
nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ
yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách
một con người.
0.5đ
3- Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

* Lưu ý : GK căn cứ vào thực tế bài làm của HS để cho điểm
phù hợp, tránh để mất điểm của HS; cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá
bài làm của HS; phát hiện, trân trọng những bài viết có ý kiến riêng,
miễn hợp lý, thuyết phục. Chú ý những bài viết có chiều sâu, thể hiện
sự sáng tạo.


PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút
(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 (4 điểm).
Hai câu thơ dưới đây, tác giả đều sử dụng nghệ thuật so sánh:
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng
như thế nào?
Câu 2 (6 điểm): Đọc đoạn văn sau:
"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không
bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương …"
(Nam Cao, Lão Hạc)
Từ tâm sự của nhân vật ông giáo thể hiện qua đoạn văn trên, em hãy trình bày những
suy nghĩ của mình về vai trò của tình yêu thương đối với mỗi con người trong cuộc sống?
Câu 3 (10 điểm): Phân tích hình ảnh người chiến sĩ cách mạng qua hai bài thơ: “Ngắm

trăng” (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh và “Khi con tu hú” của Tố Hữu?

----------------- Hết -----------------

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016

PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC

Môn: Ngữ văn
Câu
Câu 1

Nội dung cần đạt

Thang
điểm
Hai câu thơ trên tác giả đều dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên mỗi câu lại 4.0đ
có hiệu quả nghệ thuật riêng:
- So sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã” tức là con thuyền

2.0đ

chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe (tuấn mã) đang phi, tác giả so sánh
cái cụ thể, hữu hình này với cái cụ thể hữu hình khác.
- So sánh “Cánh buồm với mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể

hữu hình, quen thuộc với một cái trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng
liêng.
- Cách so sánh trong câu thơ thứ nhất làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ của

2.0đ

con thuyền ra khơi.
- Cách so sánh trong câu thơ thứ hai làm cho hình ảnh cánh buồm chẳng
những trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng,
thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng rất phù hợp
và đầy ý nghĩa của làng chài.
Câu 2

Về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn (đoạn văn) nghị luận đúng về hình
thức, biết vận dụng một số thao tác lập luận để bày tỏ suy nghĩ, quan niệm

6.0 đ

của bản thân.
Về kiến thức: Cần đảm bảo một số ý
a. MB:

Học sinh đưa dẫn vấn đề từ câu nói của nhà văn Nam Cao trong truyện

0.25 đ

Lão Hạc để khẳng định tình yêu thương rất cần trong cuộc sống.
b.TB:

- Giải thích: Tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp giữa con người với con

người. Đó là sự sẻ chia, thông cảm, đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ lẫn
nhau… trong cuộc sống.

0.5 đ

2.5 đ
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Vai trò, ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống:
+ Tình yêu thương có ý nghĩa và sức mạnh lớn lao. Tình yêu thương đem
đến cho con người niềm vui, hạnh phúc, cao hơn là mang lại sự sống, sự
cảm hoá kì diệu, tiếp thêm sức mạnh để con người vượt qua mọi thử
thách, khó khăn. (Dẫn chứng)
+ Người cho đi tình yêu thương cũng cảm thấy thanh thản, hạnh phúc
trong lòng. (Dẫn chứng)
+ Tình yêu thương làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, là lực hấp dẫn kéo gần

2.5 đ

con người lại với nhau. Đáng sợ biết bao khi thế giới này chỉ có hận thù,
chiến tranh.
- Bàn luận (Mở rộng):
+ Phê phán những kẻ sống ích kỉ, thơ ơ vô cảm trước nỗi đau đồng loại
+ Tuy nhiên tình yêu thương không phải là thứ có sẵn trong mỗi người,
chỉ có được khi con người có ý thức nuôi dưỡng, vun trồng.
+ Tình yêu thương cho đi phải trong sáng, không vụ lợi có thể nó mới có ý
nghĩa.
+ Hãy biến yêu thương thành hành động, yêu thương đúng cách, không
mù quáng...

- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Sống yêu thương, trân trọng tình
yêu thương của người khác dành cho mình và cũng cần biết san sẻ tình
yêu thương với mọi người.
c, KB

Khẳng định lại vấn đề: tình yêu thương là thứ tình cảm không thể thiếu

0.25 đ

trong cuộc sống của mỗi con người.
Chú ý: Học sinh có thể trình bày dưới dạng một bài văn hoặc một đoạn
văn, miễn sao đầy đủ bố cục. GK linh hoạt cho điểm hợp lí.
Câu 3

Về kĩ năng : Hs biết viết bài nghị luận văn học đúng về hình thức, biết vận

10.0 đ

dụng một số thao tác lập luận để bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của bản thân.
Về kiến thức: Cần đảm bảo một số ý

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


a. MB

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

0.5 đ


- Đưa dẫn nội dung phân tích: Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng.
b. TB

* Luận điểm 1: Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc

3.0 đ

sống tha thiết.
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên đặc sắc về mùa hè trong cảnh tù đày,
giam hãm: với tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, hình ảnh đồng lúa chín, sân
bắp vàng, nắng hồng, đôi con diều sáo tự do bay lượn.... -> Bức tranh mùa
hè được cảm nhận bằng nhiều giác quan, vừa có hình ảnh, màu sắc, lại có
cả hương vị, âm thanh -> tâm hồn tinh tế, hòa mình vào không gian tự do,
khoáng đạt (Khi con tu hú).
- Cảm nhận không gian đêm trăng sáng giữa chốn lao tù: vô vàn thiếu
thốn, gian khổ (không rượu, không hoa, không tự do) nhưng con người và
thiên nhiên vẫn có sự giao hòa (người ngắm trăng, trăng ngắm người) nên
thơ, thi vị... -> tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.

3.0 đ

(Ngắm trăng)
* Luận điểm 2: Lòng yêu nước, sự khao khát tự do mãnh liệt.
- Tâm trạng ngột ngạt, u uất; lòng khao khát tự do, muốn phá tan căn
phòng giam chật hẹp, tù túng trở về với tự do, với cuộc sống, về với hoạt
động cách mạng còn đang dang dở. (Khi con tu hú)
2.0 đ
- Cuộc vượt ngục bằng tinh thần, thoát ra khỏi chốn nhà lao tối tăm, chật
chội để được thả hồn vào thiên nhiên thơ mộng, làm bạn với vầng trăng,
với thiên nhiên. (Ngắm trăng)

* Luận điểm 3: Chất chiến sĩ hòa cùng chất thi sĩ.
- Hồ Chí Minh cảm nhận tất cả vẻ đẹp thanh cao của trăng như các thi
nhân xưa -> Mở đầu bằng hình ảnh nhà tù với biết bao thiếu thốn, giữa bài
thơ là trăng sáng, cuối bài thơ là hình ảnh con người trong thân phận bị
giam cầm giữa song sắt đã trở thành nhà thơ đang say sưa mơ mộng ->
phong thái ung dung tự tại, ý chí tinh thần lạc quan cách mạng, khát vọng
tự do -> khúc hát tự do của người tù mang phong thái thi sĩ, chiến sĩ ->
chất cổ điển kết hợp với chất hiện đại -> chất thép ở con người Hồ Chí
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Minh. (Ngắm trăng)
- Hình ảnh một chàng trai trẻ sôi nổi, một thi nhân với tâm hồn nhạy cảm,
khát vọng tự do qua bức tranh mùa hè tưởng tượng sinh động, sống động,

1.0 đ

rực rỡ sắc màu, hình ảnh -> nỗi khắc khoải, day dứt khôn nguôi cả thể xác
lẫn tâm hồn -> người chiến sĩ cộng sản tự đấu tranh với bản thân vượt lên
bản thân để làm chủ mình, vượt lên những nghệt ngã của lao tù, nuôi
dưỡng ý chí giữ vững khí tiết và tinh thần đấu tranh cách mạng -> tiếng
lòng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, tiếng thơ của một thi sĩ tràn
đầy sức sống, sức trẻ... (Khi con tu hú)
* Đánh giá:
- Cả 2 bài thơ đều là những sáng tác của các chiến sĩ cách mạng, ra đời
trong hoàn cảnh tù đày khổ ải.
- Hình ảnh thơ quen thuộc nhưng đặc sắc, tinh tế thể hiện qua tâm hồn
mẫn cảm. Thể thơ dân tộc, nhịp thơ nhanh, nhiều động từ, tính từ mạnh...
(Khi con tú hú), thể thơ Đường luật giản dị mà hàm súc, ngôn ngữ chắt
lọc, nghệ thuật đối ... (Ngắm trăng).

- Những bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, những cung bậc cảm xúc
khác nhau... được thể hiện qua những tâm hồn mẫn cảm, con mắt tinh tế,
óc tưởng tượng phong phú vượt lên trên tất cả lao tù, xiềng xích...
- Chất chiến sĩ hòa với chất thi sĩ, chất thơ hòa với chất thép.
- Liên hệ mở rộng
c. KB

- Khẳng định lại nội dung phân tích.

0.5 đ

- Bày tỏ suy nghĩ của bản thân sau khi học xong tác phẩm.
Lưu ý: Đáp án câu 3 chỉ là một số định hướng, gợi ý có thể tham khảo. Giáo viên căn cứ vào
thực tế bài làm học sinh để cho điểm hợp lý, không quá câu nệ đáp án.
- Trên đây là điểm tối đa cho mỗi ý. Nếu thí sinh không có những hiểu biết và kiến giải
thấu đáo, chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng và kiến thức khi làm bài thì không thể đạt
số điểm này.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh, khuyến khích những bài làm có cách đột
phá, có ý tưởng mới, lạ.
- Nếu học sinh phân tích không theo luận điểm mà phân tích riêng rẽ từng bài thơ, tối
đa chỉ cho ½ số điểm. Điểm toàn bài để lẻ đến 0,25đ không làm tròn.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


PHÒNG GD&ĐT

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN

THÁI THỤY

NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (8,0 điểm)
HỎI
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào?
Trích trong tập thơ Thư mùa đông - Hữu Thỉnh
Trình bày những bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người mà em học được từ bài
thơ trên bằng một bài văn nghị luận ngắn.
Câu 2: (12,0 điểm)
ĐI ĐƯỜNG
Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
(Bản dịch thơ của Nam Trân)
Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù
Sách Ngữ văn 8, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Bằng việc phân tích bài thơ Đi đường, em hãy làm sáng tỏ ý nghĩa tư tưởng sâu sắc: Từ
việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời, đường cách mạng của người chiến sĩ cộng
sản kiên cường.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

PHÒNG GD&ĐT

HƯỚNG DẪN CHẤM

THÁI THỤY

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: NGỮ VĂN 8

I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm
của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.

- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận
dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và
giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm
(không làm tròn).
II. Đáp án và thang điểm
CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Trình bày những bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người
mà em học được từ bài thơ trên bằng một bài văn nghị luận ngắn.
Đây là dạng đề mở, học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác
nhau, dưới đây là một số gợi ý cần chỉ ra trong bài làm:

4,0

* Bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người:

1,0

- “Chúng tôi tôn cao nhau”: tinh thần vị tha, biết đặt lợi ích của mợi
1

người lên trên lợi ích của mình, thậm chí phải hi sinh thầm lặng.
- “Chúng tôi làm đầy nhau”: tinh thần rộng lượng biết “cho đi”, biết

1,0


“làm đầy” và hoàn thiện đồng loại, hoàn thiện những gì mà người
khác còn thiếu về kiến thức, nhân cách…

1,0

- “Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời”: tinh thần đoàn
kết, tương thân tương ái giữa người với người.
- Khẳng định: Đây những bài học về lối sống đẹp, vượt ra khỏi chủ
nghĩa cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi, đố kị, bon chen, hướng tới sự khoan

1,0


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

dung độ lượng, biết ước mơ, vươn tới, biết hòa nhập cộng đồng,
cống hiến cho xã hội góp phần làm đẹp cuộc sống…
+ Ngợi ca, khẳng định, biểu dương lối sống đẹp cho cả cộng đồng,
đồng thời biết phê phán lối sống vị kỉ, thờ ơ, vô cảm, vô trách

4,0

nhiệm, thực dụng, cơ hội, cá nhân… trong một bộ phận giới trẻ hiện

nay.
Bằng việc phân tích bài thơ Đi đường, em hãy làm sáng tỏ ý nghĩa
tư tưởng sâu sắc: từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời,
đường cách mạng của người chiến sĩ cộng sản kiên cường.
Yêu cầu chung:
- Người xưa nói: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" - theo
quan niệm triết lí Phương Đông, từ việc đi đường thường được liên
tưởng, chiêm nghiệm tới đường đời... Trên bước đường gian lao
trong thời kì Bác bị giải tới giải lui qua các nhà lao của chế độ nhà
tù hà khắc Tưởng Giới Thạch, Bác luôn suy ngẫm để đúc rút cho
2

bản thân mình những bài học sâu sắc ...
- Phân tích bài thơ "Đi đường" (Trích Nhật kí trong tù - Hồ Chí
Minh) để làm sáng tỏ ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: Từ việc đi đường
núi (nghĩa hiển ngôn) đã gợi ra chân lí đường đời, đường cách mạng
của người chiến sĩ cộng sản kiên cường (nghĩa hàm ngôn).
Mở bài:

2,0

+ Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh ra đời của tập thơ.

1,0

+ Giới thiệu bài thơ " Đi đường" (Tẩu lộ).

1,0

Thân bài:


8,0

* Việc đi đường thật khó khăn, gian khổ - nhất là với người đi
đường núi. Câu thơ đơn sơ nhưng chứa đựng sự suy ngẫm có ý
nghĩa khái quát sâu sắc, vượt ra ngoài sự đi đường thông thường:

4,0


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

- Vượt qua hết lớp núi này lại đến lớp núi khác cao hơn, khó khăn
hơn.

1,0

- Mọi sự gian lao vất và như đã lùi lại phía sau khi người đi đường
lên tới đỉnh cao nhất…
- Lên tới đỉnh cao chót là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời cũng là

1,0

lúc đã vượt qua mọi khó khăn. Nỗi gian lao của người đi đường núi

dù có chồng chất nhưng không phải là vô tận. Con người có quyết
tâm sẽ vượt qua, sẽ chiến thắng.

1,0

- Người đi đường gian lao, vất vả bỗng trở thành người du khách
ung dung say đắm trước phong cảnh đẹp. Con đường núi gian lao,

1,0

hiểm trở trong bài thơ gợi ra hình ảnh con đường cách mạng; hình
ảnh con người ung dung thu muôn dặm nước non vào tầm mắt là
hình ảnh người chiến sĩ đứng trên đỉnh cao chiến thắng ...
* Ý nghĩa tư tưởng sâu sắc được rút ra là: Trải qua chặng đường dài
gian lao thì sẽ tới đích, càng gần đích, càng gần thắng lợi thì càng

4,0

nhiều gian lao. Con người có nghị lực, có quyết tâm vượt khó sẽ
giành được thắng lợi vẻ vang. Đó cũng chính là bài học đường đời,
đường cách mạng mà bài thơ đã gợi ra ...
Kết bài:

2,0

- Khẳng định lại ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài thơ: từ việc đi

1,0

đường núi đã gợi ra chân lí đường đời, đường cách mạng.

- Khẳng định con đường cách mạng lâu dài, gian khổ nhưng nếu
kiên trì, bến chí thì nhất định thắng lợi hoàn toàn - đó cũng chính là

1,0

chân lí mà Bác Hồ đã chỉ ra cho chúng ta...
VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 2
11 - 12 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và
phương pháp, có lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, có sự kết hợp
nhuần nhuyễn văn nghị luận với biểu cảm, bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

9 - 10 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và
phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng khá tiêu biểu, có
sự kết hợp

văn nghị luận với biểu cảm, diễn đạt tương đối tốt.

7 - 8 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nội dung và
phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, biết lựa chọn được dẫn chứng, có sự kết hợp
văn nghị luận với biểu cảm, có thể còn một số lỗi về diễn đạt
5 - 6 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và
phương pháp,
kết hợp

biết cách lập luận, biết lựa chọn được dẫn chứng, tuy nhiên chưa có sự

văn nghị luận với biểu cảm, còn mắc lỗi về diễn đạt


3 - 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội
dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lại truyện, còn mắc nhiều
lỗi về diễn đạt
1 - 2 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội
dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lể, diễn đạt trùng lặp, lủng
củng.
0 điểm: Để giấy trắng.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN MAI SƠN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI

Trường THCS Chiềng Lương

Năm học 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút
Không kể thời gian chép đề

Câu 1 (5,0 điểm)
a. Chép lại bản phiên âm bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh
b. Hoàn cảnh sáng tác?
c. Nội dung chính của bài thơ?
d. Em hãy kể tên một số bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.
Câu 2 (3,0 điểm)
Tục ngữ phương Tây có câu: ”Im lặng là vàng”. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:

Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng âm thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
(Liên Hiệp Lại)
Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?
Câu 3 (12,0 điểm)
Văn bản ”Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân
đối với các nước thuộc địa, đồng thời thể hiện tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc.
Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản ấy, hãy làm sỏng tỏ nhận định trên.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN MAI SƠN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI

Trường THCS Chiềng Lương

Năm học 2016-2017
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian: 90 phút
Không kể thời gian chép đề

Câu 1: (5,0 điểm)
a. Phiên âm: (1,0 điểm)
VỌNG NGUYỆT.
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
(Hồ Chí Minh)
b. Hoàn cảnh sáng tác: Bác sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh tù đày, vô cùng gian khổ,
thiếu thốn - ngắm trăng qua song sắt nhà tù. (1,0 điểm)
c. Nội dung: “Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên
nhiên say đắm và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối
tăm. (2,5 điểm)
d. Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Cảnh khuya .... (0,5 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Cả hai nhận xét đều đúng, mỗi nhận xét đúng với mỗi hoàn cảnh khác nhau. (0,5 điểm)
- “Im lặng là vàng” là im lặng để giũ bí mật nào đó thật cần thiết, im lặng thể hiện sự tôn
trọng đối với người khác, im lặng để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp. (1,0 điểm)
Nếu im lặng trước những bất công, sai trái, bạo ngược . .. thì đó là im lặng của sự hèn
nhát. (0,5 điểm)
- Còn im lặng trong câu thơ của Tố Hữu: ” . . . Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng” là sự
im lặng cần thiết, sẵn sàng im lặng để chấp nhận gian khổ, hy sinh vì mục đích cao cả, và
lí tưởng cách mạng. (1,0 điểm)
Câu 3 (12,0 điểm)


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Yêu cầu: Học sinh cần xác định rõ về thể loại và phương thức làm bài đúng.
- Thể loại chứng minh.
- Nội dung:
a. Làm sáng tỏ ”thuế máu” là thứ thuế dã man, tàn bạo của chính quyền thực dân.
Dựa vào ba phần của văn bản:
+ Thủ đoạn phỉnh nịnh của bọn thực dân để mộ lính ở các nước thuộc địa (trước và khi có
chiến tranh).

+ Thủ đoạn dùng vũ lực để bắt lính.
+ Sự bạc đói, trắng trợn của bọn thực dân sau khi kết thúc chiến tranh.
b. Tấm lòng của tác gỉa Nguyễn Ái Quốc:
+ Vạch trần sự thực vớ tấm lòng của một người yêu nước.
+ Lời văn có vẻ khách quan nhưng vẫn chứa sự căm hờn, sự thương cảm.
ĐIỂM:
- 12 điểm: Bài viết thể hiện sự hiểu biết sâu săc về văn bản.
Biết cách diễn đạt văn chứng minh.
Lời văn trôi chảy - không sai nhiều lỗi quan trọng.
- 10 điểm: Nêu được trọng tâm của đề - Biết cách chứng minh một vấn đề có liên quan
đến văn bản.
Biết cách diễn đạt- sai một số lỗi.
- 08 điểm: Hiểu nội dung bài, trình bày chưa rõ với phương thức chứng minh.
Còn sai nhiều lỗi nhưng không đáng kể.
- 06 điểm – 04 điểm: Chưa hiểu cách trình bày- dừng lại kể sự việc.
- 02 điểm: Bài làm còn yếu, chưa xác định rõ.
Lưu ý: Giáo viên khi chấm bài có thể linh động về nội dung và sự hiểu của học sinh khi
trình bày bài viết.


PHÒNG GD&ĐT QUỲ CHÂU

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG PTDTBTTHCS HỘI NGA

NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 120 phút.


Câu 1: (4 điểm): Đọc câu chuyện sau rồi trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn
(Khoảng 8 – 10 câu)
Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và
ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa
đáng, đừng vì chuyện này mà cãi nhau!”. Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha
qua đời, họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó, người anh cho rằng người em
chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra.
Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ
đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đó đồng ý.
Kết cục tài sản ấy được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.
Câu 2 (4 điểm): Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ
sau:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3: (12,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho
phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy
làm sáng tỏ nhận định trên.


PHÒNG GD&ĐT QUỲ CHÂU

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG PTDTBTTHCS HỘI NGA

NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian: 120 phút.
ĐÁP ÁN

CÂU

ĐIỂM

- Về hình thức: viết đoạn văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Về nội dung: theo suy nghĩ của học sinh có thể theo các ý sau:
+ Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối.

1.0

+ Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng tuyệt đối thì kết cục

1.0

Câu 1: chẳng ai được lợi gì.
(4.0
điểm)

+ Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta (tình yêu thương,
lòng vị tha)

1.0

+ Bài học: Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li;
nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối.

-


1.0

Biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ:

Câu 2: 1. Nhân hoá: con thuyền (“mỏi”, “nằm”)
(4.0
2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “nghe chất muối” (vị giác chuyển
điểm) thành thính giác)

0.5

0.5

(Nếu HS xác định được BPNT ẩn dụ thì cũng ghi điểm)
Tác dụng :
+ Gợi hình: Gợi lên hình ảnh chiếc thuyền như một người dân
chài sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về. Tác giả không

1.5

chỉ “thấy” con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt
mỏi, say sưa, còn “cảm thấy” con thuyền ấy như đang lắng nghe
chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Con thuyền vô tri đã
trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân chài,
con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn mòi của biển
khơi.
+ Gợi cảm: Cho thấy tác giả có một tâm hồn tinh tế, tài hoa, một
tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động
làng chài quê hương thì mới có những câu thơ hay đến như vậy.


1.5


* Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố cục

12.0

và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng

1.5

linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả.
* Về kiến thức: Cần đáp ứng được các ý sau
1- Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão

9.0

Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của

4,0

người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
2- Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm
chất tốt đẹp của những người nông dân Việt Nam trước cách
mạng:
* Chị Dậu: Là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng
Câu 3: cho người phụ nữ nông thôn Việt nam thời kỳ trước cách mạng:
( 12.0


- Là một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con (dẫn

điểm)

chứng)
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng. (dẫn chứng).
* Lão Hạc là tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu. (dẫn chứng)
- Là một lão nông nghèo khổ giàu lòng tự trọng. có tình yêu
thương con sâu sắc. (dẫn chứng)

3.0

b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm
của người nông dân Việt nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột đến tận
xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh...
* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con
trai không cưới được vợ bỏ làng đi đồn điền cao su, lão sống thui
thủi một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng.
-> Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu Vàng,
sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử- một cái chết
vô cùng đau đớn và dữ dội.
c. Bức chân dung của chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện
thực và nhân đạo của hai tác phẩm:

2.0



Thể hiện cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà
văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người
nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã
hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch.
Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có
thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp
còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận
thức về nhân cách một con người.
3- Kết bài: khẳng định lại vấn đề.
* Lưu ý: GV căn cứ vào thực tế bài làm của HS để cho điểm phù
hợp, tránh để mất điểm của HS; cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá
bài làm của HS; phát hiện, trân trọng những bài viết có ý kiến
riêng, miễn hợp lý, thuyết phục. Chú ý những bài viết có chiều sâu,
thể hiện sự sáng tạo.

1.5


Trường em



Đề 01
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU
Môn Ngữ văn 8
Thời gian: 150 phút
Câu 1. (4,0 điểm)
Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...

- Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
Câu 2. (4,0 điểm)
Trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, nhân vật “ tôi” đã suy ngẫm:
“ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta
chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn
nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta
thương (…). Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất”.
Trình bày cách hiểu của em về ý nghĩ trên của nhân vật “tôi”?
Câu 3. (12,0 điểm)
Nhận xét về đoạn tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng, có ý kiến cho rằng:
“Đây là đoạn tuyệt bút. Cả bốn bức tứ bình đều là những chân dung tự họa khác
nhau của con hổ nhưng đã khái quát trọn vẹn về cái “thời oanh liệt” của chúa sơn
lâm”
Phân tích đoạn thơ tứ bình trong bài Nhớ rừng để làm rõ điều đó.

1


Trường em



HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU
Ngữ văn 8
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng
riêng và giàu chất văn.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1: 4 điểm.
*Yêu cầu về hình thức: Học sinh phải viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn có
cấu trúc hoàn chỉnh, bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát:
*Yêu cầu về nội dung:
+ Học sinh cần đặt những câu thơ này trong mạch cảm xúc chung của toàn bài để
thấy được đây là những câu thơ hay, miêu tả mà biểu cảm, ngoại cảnh mà kì thực
là tâm cảnh.
0,5
điểm
+ Nhân hóa giấy , mực thành những thực thể có thần thái, linh hồn, tình cảm:
không người dùng đến giấy đỏ trở nên bẽ bàng, vô duyên, sắc màu nhợt nhạt, tàn
phai không “thắm” Không miêu tả tâm trạng ông đồ, nhưng bằng biện pháp nhân
hoá, hai câu thơ đã nói lên một cách thấm thía nhất, đắt nhất nỗi buồn tủi, xót xa
của ông đồ, của những nhà nho thất thế, nỗi buồn trĩu nặng trong lòng ông đồ như
lan tỏa, thấm sâu sang cả những vật vô tri vô giác. 0,75 điểm
+ Tả cảnh ngụ tình: Cảnh lá vàng rơi trên giấy, ô đồ ngồi bó gối ko buồn nhặt, mắt
nhìn màn mưa bụi bay mịt mờ. Lá vàng rơi gợi sự tàn phai, rơi rụng, buồn bã,
không sự sống; mưa bụi nhẹ bay vậy mà sao có cảm giác ảm đạm, lạnh lẽo.
Mượn cảnh tàn tạ, buồn bã, ảm đạm của cảnh vật, đất trời để bộc lộ tâm trạng
buồn, cô đơn, sầu tủi, lạc lõng, lẻ loi của ông đồ và của một thời tàn; nỗi buồn lan
toả thấm vào cảnh vật gợi cảm giác não nề, xót xa. 0,75 điểm
Câu 2: Trình bày cách hiểu của em về ý nghĩ của nhân vật “tôi” : 4điểm
*Yêu cầu về hình thức : Viết thành bài văn hoặc đoạn văn ngắn, bố cục mạch
lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát.
* Yêu cầu về nội dung :

+ Đây là lời triết lý hòa quyện trong cảm xúc trữ tình đầy xót thương của
nhân vật “tôi” đối với người nông dân, đối với con người trong xã hội cũ.
0,5 điểm
+ Suy nghĩ của nhân vật “tôi” đã khẳng định một thái độ sống, một cách ứng
xử, một cách nhìn, cách đánh giá con người mang tinh thần nhân đạo: Không thể
nhìn cái vẻ bề ngoài để đánh giá con người; cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ, sâu
sắc về những con người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng
lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương. Khi đó mới biết đồng cảm, mới biết
2


×