Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích bài thơ đây thôn vĩ dạ của hàn mạc tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.57 KB, 4 trang )

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
Mở bài:

Hàn Mặc Tử là ánh sao lạ xuất hiện đột ngột trên bầu trời Việt Nam thế kỉ 20. Ông
mang đến cho nền thơ những vần thơ cuồng nhiệt và đớn đau. trước không có ai,
sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam
với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình (Chế Lan Viên). Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ dịu
dàng như một bức thư tình gửi đến người tình xa xôi với những lời lẽ vô cùng tha
thiết, vừa nồng nhiệt, lại vừa có chút tủi hờn và tuyệt vọng.

Thân bài:
Mở đầu bài thơ, vẻ đẹp xứ huế mộng mơ hiện lên qua lời mời gọi tha thiết:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Mở đầu khổ thơ là một câu hỏi hết sức tự nhiên mà nhiều sắc thái: vừa hỏi, vừa
nhắc nhở, vừa mời mọc, vừa như có ý phiền trách. Đọc câu thơ cứ ngỡ như tác giả
đang hờn đang trách ai đó nhưng thực ra là đang tự vấn chính mình.

Nhà thơ nói về “chơi” chứ không phải về “thăm”. Từ chơi thân thuộc, đậm đà. Về
với Huế là về với vẻ đẹp, về với tâm hồn mình.


Cảnh sắc thôn Vĩ hiện lên qua vài nét chấm phá tài tình qua “nắng hàng cau”, trong
vườn lá “xanh như ngọc”, trên khuôn “mặt chữ điền” ẩn hiện sau lá trúc.

Niềm vui chưa trọn, nỗi buồn đã ùa đến. Cảnh vật chia lìa, tan tác đẩy tâm trạng
con người vào nỗi cô đơn bất tận:



Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Cảnh dòng sông hiện lên với “dòng nước buồn thiu”, với con thuyền trên bến trong
đêm trăng huyền hoặc. Cảnh vật toát lên vẻ đẹp huyền bí, mơ màng, có chút hoang
mang.

Thiên nhiên lúc hoàng hôn trong sự xung đột khốc liệt. hình ảnh gió mây gợi
không gian chia lìa, gió mây đôi đường đôi ngả. Đó là sự chia cách, phân li. Phép
nhân hóa dòng nước buồn thiu nhuốm màu tâm trạng. Hoa bắp lay chuyển nhẹ
nhàng, khẽ đến nặng nề. Tất cả gợi lên vẻ thưa thớt, buồn tẻ và đơn điệu của cảnh
vật. Cảnh tượng ấy hoàn toàn trái ngược với vẻ tươi xanh của xứ Huế ở khổ thơ
đầu.

Thiên nhiên rời rạc, chia lìa, gió mây đôi đường, đôi ngả, trái với lẽ tự nhiên là gió
thổi,mây bay, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của thi nhân trước sự thờ ơ, xa
cách của cuộc đời đối với bản thân tác giả.


Thiên nhiên đêm tối càng trở nên cô tịch đến đáng sợ. Mượn hiện thực
(thuyền,trăng) để thể hiện vẻ đẹp mơ hồ, hư ảo (bến sông trăng). Thuyền ai là cách
hỏi không xác định. Hình ảnh trăng mang đậm cảm hứng lãng mạn, người bạn,
người tình và cao hơn là tình yêu và hạnh phúc. Có chở trăng về kịp tối nay là sự
mong chờ tình yêu, hạnh phúc. Cảnh vật chia lìa gọi lên dự cảm về một hạnh phúc
chia xa.

Bỏ cái thực, nhà thơ tìm đến cái đẹp mờ ảo. Bài thơ đến đây không còn là cảm xúc

tình quê nữa mà ẩn dấu một nỗi sợ hãi, thất vọng, niềm cô đơn bẽ bàng của tác giả
khi nghĩ về Huế:

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Đến khổ thơ cuối nhà thơ dường như không nhìn ra cảnh nữa mà quay vào cõi lòng
mình, chìm đắm trong mơ tưởng. Hình ảnh thơ có chút gì thực nhưng không còn rõ
rệt và như tan tiêu vào cõi mộng, cõi mù sương. Khổ thơ vì thế mà trở nên khó cắt
nghĩa.

Mơ là tình cảm mơ mộng của con người chưa hề xảy ra trong hiện thực đời sống.
Hiện thực phũ phàng thế nên khách đường xa chỉ dám mơ thôi. Điệp ngữ “khách
đường xa” là mơ tưởng về một hình ảnh xa vời, mờ ảo. Người khách của mộng
mơ. Tất cả chìm đắm trong mọt màu trắng bất tận. Đó là màu trắng của áo. Cũng là
màu của sự trong trắng của tâm hồn con người, là màu của làn sương khói mờ nhân
ảnh. Cảnh vật và con người bị sương khói làm mờ đi. Câu kết với lặp từ “ai” bộc lộ
nỗi nhớ thương khắc khoải, bâng khuâng của nhà thơ khi nghĩ xứ Huế và con
người Huế.


Như vậy, cả khổ thơ thể hiện tình cảm mộng mơ, hoài niệm của nhân vật trữ tình,
đó là tình yêu, nỗi niềm suy tư, xót xa khi nghĩ về con người và cuộc đời trần thế.

Kết bài:
Thông qua các thủ pháp nghệ thuật (điệp từ, nhân hóa), thi nhân đã vẽ nên bức
tranh đẹp về quê hương, đất nước, con người. Đồng thời, tác phẩm cũng bộc lộ tình
yêu thầm kín, sâu nặng của nhà thơ đối với cảnh đẹp lung linh, huyền ảo, đầy chất

thơ đó.



×