Tải bản đầy đủ (.docx) (165 trang)

Luận văn kế toán tài sản cố định tại Công ty Taxi_CTU_Đại học Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.49 MB, 165 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
------o0o------

LÊ KIỀU MAI LÝ

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAXI
MEKONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế Toán
Mã ngành: 52340301

Cần Thơ, tháng 12 năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
------o0o------

LÊ KIỀU MAI LÝ
MSSV: CT1420M509

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAXI
MEKONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Kế Toán
Mã ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS.HÀ MỸ TRANG

Cần Thơ, tháng 12 năm 2018


LỜI CẢM TẠ
***
Kính thưa quý thầy, cô! Em xin gửi lời cảm tạ sâu sắc đến quý thầy cô
Khoa Kinh tế, đặc biệt là quý thầy cô Bộ môn Kế toán – Kiểm toán đã tận tình
truyền đạt kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tạo nền tảng kiến thức để em
hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Taxi
Mekong, các anh chị phòng kế toán đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được
tiếp xúc thực tế và tận tình giúp đỡ em thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài
này. Em xin kính chúc quý công ty gặt hái nhiều thắng lợi lớn hơn nữa trong
thời gian tới.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm tạ chân thành đến cô Hà Mỹ Trang đã nhiệt
tình hướng dẫn và chỉ ra những thiếu sót giúp em hoàn thành tốt nhất luận văn
tốt nghiệp.
Thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Taxi Mekong vừa qua đã giúp em
học tập và tích lũy nhiều kiến thức quý báu, cải thiện nền tảng lý thuyết kết
hợp với thực tế đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên thời gian thực tập có giới hạn và kiến thức còn hạn chế nên khó
tránh khỏi sai sót trong quá trình thực hiện luận văn, kính mong quý thầy cô
góp ý bổ sung để em hoàn thiện đề tài được trọn vẹn.
Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục

thực hiện sứ mệnh cao đẹp truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Kính chúc
các anh chị tại Công ty được dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc.
Trân trọng!
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2018
Sinh viên thực hiện

LÊ KIỀU MAI LÝ

3


TRANG CAM KẾT
***
Tôi xin cam kết luận văn này do tôi thực hiện và được hoàn thành dựa
trên các kết quả nghiên cứu của tôi, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên
cứu nào tại Công ty Cổ phần Taxi Mekong trong thời gian thực tập.
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2018
Sinh viên thực hiện

LÊ KIỀU MAI LÝ

4


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
***
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Sóc Trăng, ngày… tháng… năm 2018
Thủ trưởng đơn vị

5


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU...............................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................1

1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................2
1.3.1 Không gian...............................................................................................2
1.3.2 Thời gian .................................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........3
2.1 Cơ sở lý luận...............................................................................................3
2.1.1 Khái niệm, phân loại tài sản cố định........................................................3
2.1.2 Đánh giá tài sản cố định...........................................................................6
2.1.3 Kế toán tài sản cố định hữu hình............................................................11
2.1.4 Kế toán tài sản cố định thuê tài chính.....................................................13
2.1.5 Kế toán tài sản cố định vô hình..............................................................14
2.1.6 Kế toán hao mòn TSCĐ.........................................................................16
2.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................20
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................20
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu...............................................................20
2.2.3 Phương pháp kế toán..............................................................................22
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TAXI
MEKONG......................................................................................................24
3.1 Tổng quan về công ty cổ phần taxi mekong..............................................24
3.1.1 Thông tin cơ bản....................................................................................24
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................24
3.2 Ngành nghề kinh doanh ...........................................................................25
3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý..............................................................................25

6


3.4 Tổ chức bộ máy kế toán............................................................................27

3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán................................................................27
3.4.2 Chế độ và chính sách kế toán.................................................................28
3.5 Khái quát tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cổ phần
taxi mekong.....................................................................................................32
3.5.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong qua các năm
2015, 2016, 2017.............................................................................................32
3.5.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu
năm 2018........................................................................................................35
3. 6 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động....................................37
3.6.1 Thuận lợi................................................................................................37
3.6.2 Khó khăn................................................................................................37
3.6.3 Phương hướng hoạt động.......................................................................37
Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAXI
MEKONG......................................................................................................38
4.1 Kế toán tài sản cố định..............................................................................38
4.1.1 Kế toán tài sản cố định hữu hình............................................................38
4.1.2 Kế toán tài sản cố định thuê tài chính.....................................................60
4.1.3 Kế toán tài sản cố định vô hình..............................................................60
4.1.4 Kế toán hao mòn TSCĐ.........................................................................60
4.2 Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty.........66
4.2.1 Đặc điểm và phân loại tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Taxi Mekong
........................................................................................................................ 65
4.2.2 Phân tích biến động tài sản cố định .......................................................66
4.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định.............................................70
Chương 5: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAXI MEKONG..................74
5.1 Nhận xét chung.........................................................................................74
5.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định........................75
5.3 Các giải pháp nâng cao quản lý và hiểu quả sử dụng tài sản cố định........76


7


Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................80
6.1 Kết luận.....................................................................................................80
6.2 Kiến nghị...................................................................................................80
6.2.1 Đối với Nhà nước...................................................................................80
6.2.2 Đối với ngân hàng..................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................82
PHỤ LỤC.......................................................................................................83

8


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ bộ cơ cấu tổ chức của Công ty...............................................24
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty ..................................................26
Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán trên máy tính................................................29
Hình 3.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung......................30
Hình 4.1 Sổ cái tài khoản 211.........................................................................47
Hình 4.2 Sổ chi tiết TSCĐ hữu hình phương tiện vận tải, truyền dẫn.............48
Hình 4.3 Thẻ tài sản cố định TS0035..............................................................51
Hình 4.4 Thẻ tài sản cố định TS0041..............................................................52
Hình 4.5 Thẻ tài sản cố định TS0115..............................................................53
Hình 4.6 Thẻ tài sản cố định TS0116..............................................................54
Hình 4.7 Thẻ tài sản cố định TS0117..............................................................55
Hình 4.8 Thẻ tài sản cố định TS0118..............................................................56
Hình 4.9 Thẻ tài sản cố định TS0119..............................................................57

Hình 4.10 Thẻ tài sản cố định TS0120............................................................58
Hình 4.11 Thẻ tài sản cố định TS0121............................................................59
Hình 4.12 Sổ cái tài khoản 214.......................................................................63
Hình 4.13 Sổ chi tiết tài khoản 2141...............................................................64

9


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần taxi Mekong
qua các năm 2015, 2016, 2017......................................................................33
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty Cổ phần taxi Mekong 6 tháng đầu năm 2017 và 2018................36
Bảng 4.1: Tình hình biến động TSCĐ giai đoạn 2015 – 2017 ........................67
Bảng 4.2: Tình hình biến động TSCĐ 6 tháng đầu năm 2018.........................69
Bảng 4.3: Hiệu quả sử dụng TSCĐ qua các năm 2015, 2016, 2017................70
Bảng 4.4: Hiệu quả sử dụng TSCĐ 6 tháng đầu năm 2018.............................72

10


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP

:

Chi phí

DN


:

Doanh nghiệp

DT

:

Doanh thu

DV

:

Dịch vụ

ĐBSCL

:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

GBC

:

Giấy báo có

GBN


:

Giấy báo nợ

GTGT

:

Giá trị gia tăng

HMTSCĐ

:

Hao mòn tài sản cố định

KH

:

Khách hàng

KQHĐKD

:

Kết quả hoạt động kinh doanh

NH


:

Ngân hàng

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

:

Tài sản cố định

TSCĐHH

:

Tài sản cố định hữu hình

TSCĐVH


:

Tài sản cố định vô hình

TSCĐTTC

:

Tài sản cố định thuê tài chính

11


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá
trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức và cá nhân. Tài sản cố định thường
chiếm tỉ trọng lớn trong đầu tư doanh nghiệp. Tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh với vai trò là yếu tố cấu thành không thể thiếu trong giá trị sản
phẩm, dịch vụ tạo ra, tài sản cố định phải được hạch toán, theo dõi phù hợp cả
về mặt định lượng, thông tin phục vụ cho việc quản lý và bảo toàn..
Với mỗi doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ là mở
rộng quy mô TSCĐ mà phải biết khai thác có hiệu quả nguồn TSCĐ hiện có.
Do vậy một doanh nghiệp phải tạo ra một chế độ quản lý phù hợp và toàn diện
đối với TSCĐ, đảm bảo sử dụng hợp lý công suất TSCĐ kết hợp với việc
thường xuyên đổi mới, nâng cấp TSCĐ đang là vấn đề được quan tâm nghiên
cứu.
Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản

lý TSCĐ của doanh nghiệp. Kế toán TSCĐ cung cấp những thông tin hữu ích
về tình hình TSCĐ của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau. Dựa trên
những thông tin ấy, các nhà quản lý sẽ có được những phân tích chuẩn xác để
ra những quyết định kinh tế. Việc hạch toán kế toán TSCĐ phải tuân theo các
quy định hiện hành của chế độ tài chính kế toán. Để chế độ tài chính kế toán
đến được với DN cần có một quá trình thích ứng nhất định. Nhà nước sẽ dựa
vào tình hình thực hiện chế độ ở các doanh nghiệp, tìm ra những vướng mắc
để có thể sửa đổi kịp thời.
Công ty Cổ phần Taxi Mekong hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng
hóa, hành khách đường bộ, trung tâm bảo hành sửa chữa ô tô, mua bán ô tô
các loại,… vì vậy TSCĐ được xem như một trong những yếu tố trực tiếp trong
quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Với nhiều loại hình hoạt động kinh
doanh, ngoài TSCĐ được sử dụng tại công ty hầu hết là các phương tiện vận
chuyển còn có các máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động nội bộ của Công
ty và mở rộng dịch vụ phục vụ các khách hàng bên ngoài. Trong những năm
qua, công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn vào các loại TSCĐ, đặc biệt là các loại
phương tiện vận tải tân tiến, đồng thời từng bước hoàn thiện quá trình
hạch toán kế toán TSCĐ.
Qua đó, có thể thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung
và nhiệm vụ kế toán tài sản cố định nói riêng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt

1


động sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do tác giả chọn
đề tài “Kế toán tài sản cố định và phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố
định tại Công ty Cổ phần Taxi Mekong” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
này.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Thực hiện công tác kế toán tài sản cố định và đánh giá hiệu quả sử dụng
tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Taxi Mekong. Qua đó đề xuất các giải
pháp hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng tài
sản cố định của Công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát tình hình kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm
2015 đến 6 tháng đầu năm 2018.
- Thực hiện kế toán và đánh giá công tác kế toán tài sản cố định của
Công ty trong kỳ kế toán quý I năm 2018.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Taxi
Mekong.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Taxi Mekong, có trụ sở
chính tại C96 Trần Hưng Đạo, Thửa đất số 142 Tờ bản đồ số 60, Phường 2,
Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
1.3.2 Thời gian
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu sử dụng để nghiên cứu là số liệu được
thu thập qua 3 năm từ 2015 đến 2017 và 6 tháng đầu năm 2018.
- Đối với số liệu thực hiện kế toán: đề tài sử dụng số liệu quý I năm 2018
- Thời gian thực hiện: Từ 08/2018 đến 12/2018
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khoản mục TSCĐHH, TSCĐVH, hao mòn
TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty
Cổ phần Taxi Mekong.

2



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm, phân loại tài sản cố định
a. Khái niệm tài sản cố định
Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh
doanh, có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất. Khi tham gia
vào quy trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có những đặc điểm sau:
- Tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh và vẫn giữ được hình
thái hiện vật ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
- Giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dần từng phần vào chi phí
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- TSCĐ hữu hình bị hao mòn vô hình trong quá trình sử dụng do các tiến
bộ về khoa học kỹ thuật.
Theo điều 3, Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài
chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố
định trình bày tiêu chuẩn để nhận biết tài sản cố định như sau:
“Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là
một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng
thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ
phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời
cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó;
+ Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
- Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết
với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và

nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng
hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi
hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu

3


cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài
sản cố định hữu hình độc lập.
- Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật
thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ
hữu hình.
- Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn
đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.”
b. Phân loại tài sản cố định
Tài sản cố định được chia thành các nhóm như sau:
- Nhóm tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có
hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham
gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban
đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... (điều
2, Thông tư 45/2013/TT-BTC)
- Nhóm tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật
chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài
sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi
phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát
minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả... (điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC)
- Nhóm tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp
thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được
quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã
thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản

quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của
tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng (điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC).
Theo điều 6, Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài
chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố
định phân loại tài sản cố định như sau:
“Căn cứ vào mục đích sử dụng của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến
hành phân loại tài sản cố định theo các chỉ tiêu sau:
1. Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố
định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của
doanh nghiệp.
a. Đối với tài sản cố định hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:

4


+ Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp
được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho,
hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá,
cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu tầu, cầu cảng, ụ triền đà.
+ Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng,
thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây truyền công
nghệ, những máy móc đơn lẻ.
+ Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện
vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường
không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống
điện, đường ống nước, băng tải.
+ Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong
công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính
phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất

lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt.
+ Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là
các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn
quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như
đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò…
+ Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định
khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.
b. Tài sản cố định vô hình: quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm đ
khoản 2 Điều 4 Thông tư này, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn
nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh
mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa
lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
2. Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc
phòng là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục
đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp. Các tài sản
cố định này cũng được phân loại theo quy định tại điểm 1 nêu trên.
3. Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ là những tài sản cố
định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà
nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

5


4. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tự
phân loại chi tiết hơn các tài sản cố định của doanh nghiệp trong từng nhóm
cho phù hợp.”
2.1.2 Đánh giá tài sản cố định
- Đánh giá TSCĐ là biểu hiện giá trị TSCĐ bằng tiền theo những nguyên

tắc nhất định. Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích
khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng của TSCĐ trong Doanh nghiệp.
- Căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong quá trình sử dụng,
TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
2.1.2.1 Đánh giá theo nguyên giá TSCĐ
Theo điều 6, Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài
chính xác định nguyên giá TSCĐ như sau:
a. Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình
- TSCĐ hữu hình mua sắm:
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá
mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế
được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm
đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh
trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ;
chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên
quan trực tiếp khác.
+ Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ
là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao
gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra
tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận
chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ
(nếu có).
+ Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với
quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi
nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ
khoản 2 Điều này, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá
là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến
việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.
+ Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn
liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới


6


thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình
nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này; nguyên
giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư
xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện
hành đối với thanh lý tài sản cố định.
- TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi:
+ Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu
hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình
nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các
khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản
thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực
tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như:
chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí
trước bạ (nếu có).
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một
TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy
quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem
trao đổi.
- Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công
trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa
thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính
và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ
hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên

quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
(trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy
thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động
hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc
sản xuất).
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:
+ Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương
thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế
quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên
quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử

7


dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá
theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
+ Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm,
vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho
con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai
thác, sử dụng.
- Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát
hiện thừa: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được
tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao
nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.
- Tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến: Nguyên giá
TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của
TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh
giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật,
cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính
đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ

chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử…
- Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: TSCĐ nhận
góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định
giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức
chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên,
cổ đông sáng lập chấp thuận.
b. Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình
- Tài sản cố định vô hình mua sắm:
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng
(+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi
phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.
+ Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp,
nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời
điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm).
- Tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi:
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ
vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình
nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các
khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản

8


thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực
tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ
vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu
một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.
- Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều
chuyển đến:

+ Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị
hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến
việc đưa tài sản vào sử dụng.
+ Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ
sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận
tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá
trị còn lại của tài sản theo quy định.
- Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các
chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra
tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
+ Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu
hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai
đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn
và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:
+ Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng
đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn).
+ Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm
2003 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê
đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm
năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ
khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho
đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm
các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử
dụng đất nhận góp vốn.

9



+ Đối với các loại tài sản là nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của công
ty kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp không được hạch toán là TSCĐ
và không được trích khấu hao.
- Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là
toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác
giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định
của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm: Nguyên giá TSCĐ
của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế
mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp
chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên
quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở
hữu trí tuệ.
c. Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài
sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng (+) với các chi phí trực tiếp
phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.
2.1.2.2 Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ
Theo chuẩn mực kế toán số 3 Ban hành và công bố theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Giá trị còn lại là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi trừ (-) số khấu
hao luỹ kế của tài sản đó.
Giá trị còn lại của TSCĐ được tính theo công thức:
Giá trị còn lại trên sổ
kế toán của TSCĐ

=


Nguyên giá
của TSCĐ

-

Số hao mòn
luỹ kế của
TSCĐ

(2.1)

Trường hợp nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại thì giá trị còn lại của
TSCĐ cũng được xác định lại. Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại
được điều chỉnh theo công thức:
Giá trị còn lại của
TSCĐ sau khi
đánh giá lại

=

Giá trị còn lại
của TSCĐ trước
khi đánh giá lại

10

x

Giá đánh giá lại

của TSCĐ
Nguyên giá
TSCĐ

(2.2)


Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại cũng có thể được xác định
bằng giá trị thực tế còn lại theo thời giá căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh
giá lại TSCĐ.
2.1.3 Kế toán tài sản cố định hữu hình
a. Khái niệm
- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình
thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia
vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu
như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... (điều 2,
Thông tư 45/2013/TT-BTC)
b. Chứng từ, sổ sách kế toán
- Chứng từ:
+ Hợp đồng mua tài sản/hợp đồng nhập khẩu
+ Hoá đơn giá trị gia tăng/hoá đơn thông thường mua tài sản
+ Hoá đơn nguyên nhiên vật liệu, cấu kiện đi kèm
+ Chứng từ chuyển giao, thuê chuyên gia, vận chuyển lắp đặt (nếu có)
+ Biên bản giao nhận tài sản của người bán cho công ty
+ Chứng từ/biên lại nộp thuế (Lệ phí trước bạ, thuế trực thu)
+ Hồ sơ tài sản
+ Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng
- Sổ sách:
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái tài khoản 211

+ Sổ tổng hợp tài sản cố định
+ Thẻ chi tiết tài sản cố định
c. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 211 “Tài sản cố định hữu hình” để phản ánh tình
hình tài sản cố định hữu hình tại đơn vị. Tài khoản này dùng để phản ánh giá
trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình
của doanh nghiệp theo nguyên giá
*Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 211:

11


- Phát sinh Nợ:
+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao
đưa vào sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng
biếu, tài trợ, phát hiện thừa;
+ Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc
do cải tạo nâng cấp;
+ Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
- Phát sinh Có:
+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho doanh
nghiệp khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh, ...
+ Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận;
+ Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
- Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp.
Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trình
XDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công
trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá,
cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng...

- Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc,
thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những
máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và
những máy móc đơn lẻ.
- Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các
loại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thuỷ, sông,
hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn.
- Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại
thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính.
- Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phản
ánh giá trị các loại TSCĐ là các loại cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật
nuôi để lấy sản phẩm.
- Tài khoản 2118 - TSCĐ khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác
chưa phản ánh ở các tài khoản nêu trên.

12


2.1.4 Kế toán tài sản cố định thuê tài chính
a. Khái niệm
Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của
công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền
lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa
thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy
định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản
đó tại thời điểm ký hợp đồng (điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC).
b. Chứng từ, sổ sách kế toán
- Chứng từ:
+ Hợp đồng thuê tài chính
+ Hồ sơ thanh toán lần đầu, tiền gốc và tiền lãi từng kỳ

+ Biên bản bàn giao, đưa vào sử dụng,…
- Sổ sách:
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái tài khoản 211
+ Sổ tổng hợp tài sản cố định
+ Thẻ chi tiết tài sản cố định (thuê tài chính)
c. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 212 “Tài sản cố định thuê tài chính” để phản ánh
tình hình tài sản cố định thuê tài chính tại đơn vị. Tài khoản này dùng để phản
ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê
tài chính của doanh nghiệp. Tài khoản này dùng cho doanh nghiệp là bên đi
thuê hạch toán nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính (là những TSCĐ chưa
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và
trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của doanh nghiệp).
*Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 212:
- Phát sinh Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.
- Phát sinh Có: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả
lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của
doanh nghiệp.
- Số dư bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có

13


Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2121 - TSCĐ hữu hình thuê tài chính: Dùng để phản ánh giá
trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuê
tài chính của doanh nghiệp;
- Tài khoản 2122 - TSCĐ vô hình thuê tài chính: Dùng để phản ánh giá
trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ vô hình thuê

tài chính của doanh nghiệp.
2.1.6 Kế toán tài sản cố định vô hình
a. Khái niệm
- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất,
thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản
cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí
liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát
minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả... (điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC)
b. Chứng từ, sổ sách kế toán
- Chứng từ:
+ Hợp đồng mua tài sản/hợp đồng nhập khẩu
+ Hóa đơn, chứng từ hình thành
+ Hoá đơn giá trị gia tăng/hoá đơn thông thường mua tài sản
+ Hoá đơn nguyên nhiên vật liệu, cấu kiện đi kèm
+ Chứng từ chuyển giao, thuê chuyên gia, vận chuyển lắp đặt (nếu có)
+ Biên bản giao nhận tài sản của người bán cho công ty
+ Chứng từ/biên lại nộp thuế (Lệ phí trước bạ, thuế trực thu)
+ Hồ sơ tài sản
+ Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng
+ Giấy tờ thẩm định giá có xác nhận của Ban giá sở tài chính hoặc công
ty thẩm định giá độc lập.
+ Giấy tờ hồ sơ sang tên đổi chủ, lệ phí trước bạ (TSCĐ góp vốn được
miễn các loại thuế, kể cả lệ phí trước bạ),…
- Sổ sách:
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái tài khoản 211
14



×