Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giao tiếp liên văn hóa trong dạy và học tiếng việt (nghiên cứu trường hợp các lớp học tiếng việt tại khoa việt nam học và tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ NGỌC MAI

GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA
TRONG DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT
(Nghiên cứu trƣờng hợp các lớp học tiếng Việt
tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC

Hà Nội – Năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ NGỌC MAI

GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA
TRONG DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT
(Nghiên cứu trƣờng hợp các lớp học tiếng Việt
tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số:60.22.01.13

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THUẬN


Hà Nội - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình hoàn thành đề tài luận văn: “Giao tiếp liên văn hóa
trong dạy và học tiếng Việt (Nghiên cứu trường hợp các lớp học tiếng Việt tại
Khoa Việt Nam học và tiếng Việt)”, em đã sử dụng những số liệu, kết quả thu
đƣợc từ chính giáo viên và học viên tham gia trả lời bảng khảo sát. Em xin
cam đoan những số liệu, kết quả điều tra của bảng khảo sát cũng nhƣ những
kết quả nghiên cứu của em trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và
chƣa từng đƣợc sử dụng cũng nhƣ công bố trong bất kỳ công trình nào.
Em cũng xin cam đoan các tài liệu tham khảo mà em sử dụng để hoàn
thành khóa luận đã đƣợc liệt kê đầy đủ và ghi rõ thông tin nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 9 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Lê Ngọc Mai


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô trong khoa
Việt Nam học và tiếng Việt, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nộiđã giúp đỡ và truyền dạy cho em những kiến thức
quý báu trong suốt quãng thời gian học tập tại trƣờng. Em cũng xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thuận đã tận tình hƣớng dẫn,chỉ bảo
em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Em xin cảm ơn sự hƣởng ứng và giúp đỡ nhiệt tình từ phía giáo viên và
học viên tại khoa Việt Nam học và tiếng Việt đã tham gia trả lời bảng khảo
sát. Sự giúp đỡ của mọi ngƣời đóng vai trò vô cùng quan trọng tới kết quả
nghiên cứu đồng thời câu trả lời của mọi ngƣời cũng đã gợi mở thêm cho em

rất nhiều vấn đề trong suốt quãng thời gian thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tuy em đã cố gắng để hoàn thành luận
văn một cách tốt nhất nhƣng với lƣợng kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế
của bản thân, em hiểu việc thiếu sót là không thể tránh đƣợc. Vì vậy, em kính
mong nhận đƣợc sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô để luận văn này đƣợc
hoàn chỉnh hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Lê Ngọc Mai


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ 4
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 7
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 11
5. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 11
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 13
8. Ý nghĩa nghiên cứu ..................................................................................... 14
9. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 14
NỘI DUNG ..................................................................................................... 15
Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 16
1.1. Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ ................................................... 16
1.2. Sự thức nhận văn hóa (Cultural Awareness) ........................................... 18
1.3. Năng lực liên văn hóa (Intercultural Competence) và các thành tố của

năng lực liên văn hóa theo mô hình của Byram.............................................. 21
1.3.1. Năng lực liên văn hóa ....................................................................... 21
1.3.2. Thành tố của năng lực liên văn hóa theo mô hình của Byram.......... 23

1


1.4. Năng lực giao tiếp liên văn hóa (Intercultural Communicative
Competence) trong dạy và học ngoại ngữ ...................................................... 25
1.4.1. Năng lực giao tiếp liên văn hóa ........................................................ 25
1.4.2. Năng lực giao tiếp liên văn hóa trong dạy và học ngoại ngữ ........... 26
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 27
Chƣơng 2: NĂNG LỰC GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓATRONG VIỆC DẠY
VÀ HỌC TIẾNG VIỆTTẠI KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT ... 29
2.1. NLGTLVH trong việc dạy tiếng Việt ...................................................... 29
2.1.1. Giới thiệu khái quát về quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu ......... 29
2.1.2. Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng của việc lồng ghép
kiến thức văn hóa và các mục tiêu liên quan đến NLGTLVH trong giảng
dạy tiếng Việt .............................................................................................. 30
2.1.3. Hoạt động giảng dạy kiến thức văn hóa của giáo viên ..................... 41
2.1.4. Những thắc mắc về văn hóa thƣờng gặp của học viên và cách lý giải
từ phía giáo viên .......................................................................................... 43
2.2. NLGTLVH trong việc học tiếng Việt ...................................................... 48
2.2.1. Giới thiệu khái quát về học viên tiếng Việt của khoa Việt Nam học
và tiếng Việt ................................................................................................ 48
2.2.2. Suy nghĩ của học viên về mức độ quan trọng của yếu tố văn hóa
trong việc học tập tiếng Việt ....................................................................... 51
2.2.3. Đánh giá của học viên về dung lƣợng nội dung văn hóa trong giáo
trình tiếng Việt và thời lƣợng giáo viên giảng dạy nội dung văn hóa trên lớp
..................................................................................................................... 54

2.2.4. Khả năng sử dụng NLGTLVH của học viên trong khi giao tiếp với
ngƣời Việt Nam và tìm hiểu về văn hóa Việt Nam..................................... 57
2


TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 63
Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤTVỀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓACHO HỌC VIÊN TIẾNG VIỆT .................... 65
3.1. Một số bàn luận về tình hình giảng dạy NLGTLVH cho học viên tiếng
Việt tại khoa Việt Nam học và tiếng Việt ....................................................... 65
3.1.1. Về đặc điểm lớp học.......................................................................... 65
3.1.2. Về kiến thức văn hóa đƣợc giảng dạy ............................................... 68
3.1.3. Về hoạt động giảng dạy văn hóa của giáo viên ................................ 72
3.2. Một số đề xuất về hƣớng phát triển NLGTLVH cho học viên tiếng Việt74
3.2.1. Về tài liệu học tập ............................................................................. 74
3.2.2. Về hoạt động giảng dạy của giáo viên .............................................. 75
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 79
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83
PHỤ LỤC A: PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO GIÁO VIÊN ..................... 86
PHỤ LỤC B: PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO HỌC VIÊN ....................... 91

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tỷ lệ ý kiến đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng của bảy
mục tiêu liên quan đến NLGTLVH (đơn vị tính: %)...................................... 40
Bảng 2.2: Tỷ lệ tần suất giáo viên thực hành một số hoạt động liên quan đến

văn hóa trong lớp học (đơn vị tính: %) ........................................................... 43
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ cơ cấu thời gian sống tại Việt Nam của học viên ......... 50
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ cơ cấu thời gian học tiếng Việt của học viên tại khoa
Việt Nam học và tiếng Việt............................................................................. 50
Bảng 3.1: Tỷ lệ mức độ đồng ý của nhóm học viên đã từng sống ở nƣớc ngoài
đối với các ý kiến liên quan đến yếu tố văn hóa trong việc học tiếng Việt (đơn
vị tính: %) ........................................................................................................ 51
Bảng 3.2: Tỷ lệ mức độ đồng ý của nhóm học viên chƣa từng sống ở nƣớc
ngoài đối với các ý kiến liên quan đến yếu tố văn hóa trong việc học tiếng
Việt (đơn vị tính: %) ....................................................................................... 52
Bảng 3.3: Giá trị trung bình mức độ đồng ý của hai nhóm học viên đối với các
ý kiến liên quan đến yếu tố văn hóa trong việc học tiếng Việt ....................... 53

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NLGTLVH:

Năng lực giao tiếp liên văn hóa

4


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Trên thế giới, trong vài thập niên trở lại đây, cách tiếp cận giảng dạy
ngôn ngữ giao tiếp với mục tiêu tăng cƣờng năng lực giao tiếp cho ngƣời học
đã trở nên phổ biến và đƣợc công nhận rộng rãi. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn
cầu hóa diễn ra với tốc độ cao nhƣ hiện nay,nhờ sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin và khoa học kĩ thuật,nhu cầu giao tiếp giữa các cá nhân, tổ chức từ
nhiều nền văn hóa khác nhau ngày càng mạnh mẽ hơn. Nhu cầu học ngoại

ngữ cũng nhƣ số lƣợng ngƣời sử dụng ngoại ngữ tăng lên đáng kể song chất
lƣợng của việc giao tiếp liên văn hóa lại không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong
đợi. Thực trạng đó dẫn đến một sự nhận thức sâu sắc của nhiều quốc giavề
tầm quan trọng của yếu tố văn hóa trong việc dạy và học ngoại ngữ.
Nhận thức mới này đã bổ sung và biến đổi một cách toàn diện về mặt lý
luận và phƣơng pháp đối với việc dạy và học ngoại ngữ. Mặc dù năng lực
ngôn ngữ vẫn chiếm vị trí quan trọng trong giảng dạy ngoại ngữ nhƣng không
còn là mục đích duy nhất nữa. Thay vào đó, mục đích học ngoại ngữ đƣợc
đánh giá lại trong mối quan hệ với “năng lực giao tiếp liên văn hóa”. Khái
niệm “năng lực giao tiếp liên văn hóa” (NLGTLVH) đã thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu. Những nghiên cứu về NLGTLVH cũng nhấn mạnh
đến việc chuẩn bị cho ngƣời học tham gia vào một xã hội toàn cầubằng khả
năng khám phá những phƣơng thức thích hợp để giao tiếp với những ngƣời
đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau.
Sự thay đổi về mặt lý luận và phƣơng pháp đối với việc học ngoại ngữ
hiện nay đã đặt ra những yêu cầu mới đối với ngƣời dạy ngoại ngữ. Theo
Byram, giáo viên không chỉ có nhiệm vụphát triển năng lực ngôn ngữ mà còn
5


có nhiệm vụ phát triển NLGTLVHcho ngƣời học trên các phƣơng diện: thái
độ, kiến thức và kỹ năng. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên
phải nâng cao nhận thức của học viên về sự khác biệt văn hóa, giúp họ hiểu
và chấp nhận những ngƣời thuộc nền văn hóa khác nhƣ những cá nhân với
cách suy nghĩ, hệ giá trị và hành động khác biệt.
Ở Việt Nam, hội nhập quốc tế dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng về số
lƣợng ngƣời dạy và ngƣời học tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ trong vài thập kỷ
trở lại đây. Tuy nhiên, mặc dù ngƣời dạy nhận thức đƣợc tầm quan trọng của
văn hóa nhƣng nhìn chung việc phát triển NLGTLVH cho ngƣời học tiếng
Việt vẫn chƣa thực sự đƣợc chú trọng. Chúng tôi cho rằng một trong những

nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là vì ngay chính bản thân ngƣời dạy cũng
chƣa đƣợc trang bị các kiến thức giao tiếp liên văn hóa một cách có hệ thống.
Là một ngƣời trực tiếp giảng dạy tiếng Việt tại khoa Việt Nam học và
tiếng Việt, thông qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn một
mặt nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn của bản thân, mặt khác giúp
ngƣời học phát triển NLGTLVH, qua đó, góp phần biến “những cú va chạm
văn hóa” thành “những mối quan hệ liên văn hóa tốt đẹp”.
Chính vì những lý do trên mà chúng tôi đã quyết định lựa chọn: “Giao
tiếp liên văn hóa trong dạy và học tiếng Việt (Nghiên cứu trường hợp các
lớp học tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt)” làm đề tài luận văn
của mình.

6


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến những năm 1970, việc học ngoại ngữ vẫn chỉ tập trung vào
việc học ngữ pháp dẫn đến tình trạng vận dụng một cách khó khăn khối lƣợng
ngữ pháp lớn và phức tạp trong việc thực hành giao tiếp trên thực tế. Sự ra đời
của phƣơng pháp giao tiếp (The Communicative Language Teaching) đã khắc
phục đƣợc nhiều nhƣợc điểm của phƣơng pháp dạy ngoại ngữ truyền thống.
Phƣơng pháp này đƣợc giới thiệu lần đầu tiên bởi Hymes vào năm 1972 để
phản biện lại quan điểm của Chomsky (1965) cho rằng việc học ngoại ngữ chỉ
cần tập trung vào năng lực ngữ pháp. Hymes nhấn mạnh việc học ngoại ngữ
không chỉ bao gồm định hƣớng ngữ pháp mà còn cả định hƣớng xã hội.
Phƣơng pháp giao tiếp chỉ rõ “mục đích của việc học ngoại ngữ là năng lực
giao tiếp (Communicative Competence)” [9, tr. 85]. Các nhà ngôn ngữ học
ứng dụng đề xƣớng ra phƣơng pháp này chú trọng đến khả năng sử dụng ngôn
ngữ phù hợp trong những bối cảnh xã hội cụ thể. Trong mối quan hệ ngôn
ngữ và xã hội, không thể không bàn đến vai trò của văn hóa. Vào những năm

1980, mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa – xã hội và năng lực giao tiếp
đƣợc các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu một cách hệ thống hơn. Tuy nhiên,
họvẫn chƣa trình bày cụ thể phƣơng pháp để phát triển năng lực văn hóa – xã
hộitrong giao tiếpcho ngƣời học ngoại ngữ.
Cũng nhƣ nhiều phƣơng pháp dạy ngoại ngữ trƣớc đó, phƣơng pháp
giao tiếp cũng đặt ngƣời bản ngữ làm chuẩn mực cho ngƣời học ngoại ngữ.
Quan niệm này chính là hạn chế lớn nhất trong các phƣơng pháp dạy ngoại
ngữ. Swan (1985) chỉ ra rằng nhƣợc điểm trong lý thuyết của phƣơng pháp
giao tiếp là chƣa chú trọng đầy đủ đến kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà
ngƣời học thu nhận đƣợc từ ngôn ngữ và văn hóa mẹ đẻ của họ. Byram
(1997)cũng phân tích rõ, thứ nhất, về mặt ngôn ngữ, việcđặt ngƣời bản ngữ
làm chuẩn mực đã tạo ra một mục tiêu về năng lực ngôn ngữ khó có thể thực
7


hiện đƣợc đối với ngƣời học ngoại ngữ. Thứ hai, về mặt văn hóa – xã hội,
quan niệm này đã không tính đến bản sắc văn hóa riêng của ngƣời học trong
mối tƣơng tác liên văn hóa mà chỉ nhấn mạnh đến bản sắc văn hóa – xã hội
của ngƣời bản ngữ, do đó, tạo áp lực cho ngƣời học ngoại ngữ phải cố gắng
để đƣợc những ngƣời bản ngữ chấp nhận nhƣ là một ngƣời bản ngữ. Ngƣời
học bị yêu cầu phải tách khỏi nền văn hóa của chính mình. Trong cuộc đối
thoại, vị trí của ngƣời học và ngƣời bản ngữ không bình đẳng, quan điểm cho
rằng ngƣời bản ngữ luôn luôn đúng khiến ngƣời bản ngữ chiếm thế áp đảo
còn ngƣời học thì không đƣợc đƣa ra quan điểm trái chiều của riêng mình.
Kiểu đối thoại này, cuối cùng sẽ dẫn tới những cú sốc văn hóa đầy căng
thẳng.Theo Byram, ngay cả khi việc đặt năng lực của ngƣời bản ngữ làm
chuẩn mực có thể sử dụng để đánh giá năng lực ngôn ngữ thì cũng không thể
sử dụng để đánh giá năng lực văn hóa của ngƣời học.
Nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của văn hóa đối với việc dạy
và học ngoại ngữ, các nhà nghiên cứu đã xác định lại mục đích của việc học

ngoại ngữ là “năng lực giao tiếp liên văn hóa” (Intercultural Communicative
Competence). So với việc đặt năng lực của ngƣời bản ngữ làm chuẩn mực thì
NLGTLVH sẽ cung cấp cho ngƣời học một mục đích phù hợp và khả thi hơn.
Việc dạy và học ngoại ngữ gắn với giao tiếp liên văn hóa đã mở ra một hƣớng
đi mới cho nhiều nhà nghiên cứu. Meyer (1991) định nghĩa năng lực liên văn
hóa là khả năng mà một ngƣời có thể cƣ xử một cách thích hợp và linh hoạt
khi phải đối diện với hành vi, thái độ, và mong đợi của những ngƣời đến từ
nền văn hóa khác. Christensen (1994) cho rằng việc dạy và học ngoại ngữ gắn
với giao tiếp liên văn hóa không chỉ dừng ở việc cung cấp cho ngƣời học
những tri thức về nền văn hóa đích mà quan trọng hơn là việc trang bị cho
ngƣời học phƣơng pháp tƣ duy phân tích và đối chiếu để có thể giao tiếp hiệu
quả trong môi trƣờng liên văn hóa. Phƣơng pháp tƣ duy phân tích và đối
8


chiếu giúp ngƣời học nhận thức rõ hơn về những khác biệt văn hóa của chính
mình và của ngƣời khác, từ đó phát triển khả năng quan sát thế giới từ góc
nhìn của ngƣời khác cũng nhƣ khả năng thấu hiểu nguyên nhânẩn sau lời nói,
hành động và thái độ của ngƣời khác.Theo “Hệ thống chuẩn cho việc học
ngoại ngữ” của Mỹ (Standards for Foreign Language Learning, 1999), giao
tiếp phù hợp về mặt văn hóa sẽ diễn ra khi sự giao tiếp qua lại giữa các cá
nhân đƣợc thực hiện dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau và thái độ cởi mở. Hệ
thống chuẩn này cũng đã đƣa ra hƣớng tiếp cận văn hóa trong giảng dạy ngoại
ngữ một cách hệ thống khi đặt việc học ngoại ngữ trong mối quan hệ gồm:
Giao tiếp, Văn hóa, Quan hệ, So sánh, Cộng đồng (mối quan hệ 5C’s:
Communication, Cultures, Connections, Comparisons, and Communities).
Một trong những ngƣời có đóng góp quan trọng về mặt lý luận và
phƣơng pháp luận cho việc dạy và học ngoại ngữ gắn với giao tiếp liên văn
hóa là Michael Byram. Ông đã viết rất nhiều công trình về mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và văn hóa trong việc dạy ngoại ngữ nhƣ Investigating Cultural

Studies in Foreign Language Teaching (1991) (tạm dịch: Điều tra Văn hóa
học trong việc dạy ngoại ngữ); Teaching and Learning Language and Culture
(1994) (tạm dịch: Dạy và học ngôn ngữ và văn hóa); Teaching and Assessing
Intercultural Communicative Competence (1997) (tạm dịch: Dạy và đánh giá
năng lực giao tiếp liên văn hóa); Developing the intercultural dimension in
language teaching(2002) (tạm dịch: Mở rộngkhía cạnh liên văn hóa trong
giảng dạy ngôn ngữ)…Ông là ngƣời đã phát triển khung lý thuyết cho
NLGTLVH và xác định lại mục đích của việc học ngoại ngữ. Theo Byram
(1997), đánh giá sự giao tiếp thành công không đơn thuần dựa trên khả năng
trao đổi thông tin một cách có hiệu quả mà phải dựa trên khả năng tạo lập và
gìn giữ các mối quan hệ.Từ đó, ông đã đƣa ra quan niệm coi ngƣời học ngoại
ngữ là “ngƣời giao tiếp liên văn hóa” (intercultural speaker). Ngƣời giao tiếp
9


liên văn hóa là ngƣời có khả năng tạo lập các mối quan hệ, khả năng phân tích
và diễn giải sự khác biệt văn hóa và khả năng hòa giải những bất đồng phát
sinh trong môi trƣờng liên văn hóa.Để làm đƣợc điều đó, ngƣời giao tiếp liên
văn hóa một mặt, cần có sự thức nhận văn hóa (cultural awareness) đối với
văn hóa của mình cũng nhƣ ngƣời cùng đối thoại (the interlocutor), mặt khác
cần phát triển kỹ năng tƣ duy phê phánđể có thái độ đúng đắn và khách quan
khi đƣa ra bất cứ sự đánh giá và phản hồi nào về sự khác biệt văn hóa.Do vậy,
ngƣời dạy cần hiểu rõ quá trình phát triển năng lực liên văn hóaluôn song
hành và không thể tách rời với quá trình nâng cao năng lực ngôn ngữ của
ngƣời học. Lý thuyết mà Byram xây dựng về việc dạy ngoại ngữ gắn với giao
tiếp liên văn hóa sẽ đƣợc chúng tôi sử dụng làm cơ sở lý thuyết cho luận văn
này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là khẳng định tầm quan trọng của việc
lồng ghép các yếu tố văn hóa và phát triển NLGTLVH cho ngƣời học tiếng

Việt nói riêng và ngoại ngữ nói chung.
Để thực hiện mục tiêu này, về phía giáo viên, thứ nhất, chúng tôi
nghiên cứu quan điểm của họ về mức độ quan trọng của kiến thức văn hóa đối
với việc dạy và học tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ. Thứ hai, chúng tôi khảo
sáttần suất giáo viên thực hiện các hoạt động liên quan đến việc giảng dạy
kiến thức văn hóa trên lớp. Cuối cùng, chúng tôi tiến hành một cuộc phỏng
vấn ngắn dành cho giáo viên về những vấn đề văn hóamà học viên thắc mắc
nhiều nhất để điều tra cách giải thích của giáo viên và phản hồi của học viên.
Về phía học viên, chúng tôi tập trung nghiên cứu sự ảnh hƣởng của
kiến thức văn hóa cũng nhƣNLGTLVHđối với việc họ học tiếng Việt và giao
tiếp bằng tiếng Việt với ngƣời bản xứ.
10


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn này có ba nhiệm vụ phải
giải quyết nhƣ sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nhƣ:
sự thức nhận văn hóa, năng lực liên văn hóa, NLGTLVH…
Thứ hai, dựa trên những kết quả khảo sát, tiến hành mô tả, trình bày
tình hình dạy và học NLGTLVH trên thực tế tại khoa Việt Nam học và tiếng
Việt, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thứ ba, dựa trên việc phân tích, đánh giá tình hình dạy và học
NLGTLVH, tiến tới đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển NLGTLVH cho
học viên tiếng Việt.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Chúng tôi đã đặt ra ba câu hỏi dành cho giáo viên và ba câu hỏi dành
cho học viên liên quan đến vấn đề nhận thức về mức độ quan trọng của yếu tố
văn hóa trong việc dạy và học tiếng Việt; vấn đề về giáo trình và phƣơng
pháp dạy; cuối cùng là những trải nghiệmgiao tiếp liên văn hóa thực tế của

ngƣời dạy và ngƣời học.
Về phía giáo viên:
1) Giáo viên đánh giá thế nào về mức độ quan trọng của việc lồng
ghépkiến thức văn hóa và các mục tiêu liên quan đến NLGTLVH trong giảng
dạy tiếng Việt?
2) Giáo viên đã thực hiện những hoạt động nào để giảng dạy kiến thức
văn hóa trên lớp?

11


3) Trong quá trình dạy tiếng Việt của thầy/cô, học viên đã từng có
những thắc mắc gì về văn hóa Việt Nam? Sau khi các thầy/cô giải thích, học
viên đã có phản hồi thế nào?
Về phía học viên:
1) Học viên suy nghĩ nhƣ thế nào về mức độ quan trọng của yếu tố văn
hóa trong việc học tập tiếng Việt?
2) So với ngôn ngữ, học viên đánh giá thế nào về dung lƣợng nội dung
văn hóa trong giáo trình tiếng Việt và thời lƣợng giáo viên giảng dạy nội dung
văn hóa trên lớp?
3) Học viên đã có thể sử dụng NLGTLVH ở mức độ nào trong khi giao
tiếp với ngƣời Việt Nam và tìm hiểu về văn hóa Việt Nam?
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm giáo viên và học viên
tiếng Việt trong phạm vi khoa Việt Nam học và tiếng Việt thuộc trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Về đối tƣợng giáo viên, tất cả các giáo viên đang tham gia giảng dạy
tiếng Việt trong khoa đều là ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên, để thu hẹp phạm vi,
chúng tôi đã lựa chọn điều tra những giáo viên có ít nhất từ hai năm kinh
nghiệm trở lên. Việc giới hạn phạm vi nhƣ vậy giúp chúng tôi đảm bảo rằng

đối tƣợng nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm giảng dạy thực tế cũng nhƣ kinh
nghiệm giao tiếp liên văn hóa với sinh viên nƣớc ngoài.
Về đối tƣợng học viên,họ đều là ngƣời nƣớc ngoài đã hoặc đangsinh
sống tại Việt Nam và học tiếng Việt ở khoa Việt Nam học. Tại thời điểm khảo
sát, học viên của khoa đến từ rất nhiều đất nƣớc khác nhau.Đặc điểm này
khiến họ khác với ngƣời học ngoại ngữ tại đất nƣớc mẹ đẻ.
12


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu bằng phƣơng pháp định lƣợng và
phƣơng pháp định tính.
Phương pháp định lượng:
Chúng tôi đã khảo sát trên hai nhóm đối tƣợng là giáo viên và học viên
tiếng Việt. Cuộc khảo sát đƣợc thực hiện thông qua hệ thống bảng hỏi.
Về đối tƣợng giáo viên, các câu hỏi tập trung vào tầm quan trọng của
việc lồng ghép kiến thức văn hóa trong dạy tiếng Việt; tầm quan trọng của
những mục tiêu liên quan đến việc phát triển NLGTLVH; các hoạt độnggiáo
viên sử dụng để truyền đạt kiến thức văn hóa và nâng cao NLGTLVH cho
ngƣời học.
Về đối tƣợng học viên, các câu hỏi tập trung vào ảnh hƣởng của kiến
thức văn hóa đến việc học tiếng Việt của họ nhƣ: sự hứng thú, tính hiệu quả
trong giao tiếp; những khó khăn trong việc thụ đắc cũng nhƣ sản sinh tri thức
văn hóa; ý kiến của ngƣời học về dung lƣợng nội dung văn hóa trong giáo
trình tiếng Việt và thời lƣợng nội dung văn hóa đƣợc giáo viên trực tiếp cung
cấp trên lớp học.
Phương pháp định tính:
Chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắndành cho giáo viênđối
với câu hỏi nghiên cứu số 3:“Trong quá trình dạy tiếng Việt của thầy/cô, học
viên đã từng có những thắc mắc gì về văn hóa Việt Nam? Sau khi các thầy/cô

giải thích, học viên đã có phản hồi thế nào?”.Câu hỏi này giúp chúng tôi thu
thập dữ liệu về những tình huống lệch pha giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa
gốc của học viên, cách giải thích của giáo viên từ quan điểm văn hóa Việt
Nam và cách học viên thu nhận giá trị văn hóa mới từ quan điểm của họ.

13


8. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn trong việc mang lại cho chúng ta
nhận thức về tầm quan trọng của NLGTLVH đối với việc dạy và học tiếng
Việt nhƣ một ngoại ngữ.
Về phía giáo viên, những kết quả thu thập từ bảng hỏi và phỏng vấn
cho thấy những điểm tích cực và hạn chế trong tình hình giảng dạy kiến thức
văn hóa tạilớp học tiếng Việt trên thực tế.Chúng tôi hy vọng nghiên cứu có
giá trị thực tiễn trong việc góp phần bổ sung và cải thiệnmột số lý thuyết và
phƣơng pháp dạy tiếng chogiáo viên.
Về phía học viên, nghiên cứu chứng minh tầm quan trọng của việc phát
triển NLGTLVHcho học viênnhằm giúp họ hiểu rõ hơn tiếng Việt và văn hóa
Việt Nam;tránh mắc phải những định kiến sai lầm trong khi đánh giá về văn
hóa Việt Nam cũng nhƣ bất kỳ một nền văn hóa nào khác; giúp họ nâng cao
khả nănggiao tiếp hiệu quả và kỹ năng hòa giải khi xảy ra bất đồng với ngƣời
Việt Nam.
Cuối cùng, thông qua nghiên cứu, chúng tôi hy vọngvới việcquan tâm
hơn đến vai trò của NLGTLVH trong dạy tiếng Việt nói riêng và ngoại ngữ
nói chung, chúng ta có thể hiểu chính mình, từ đó hiểu và tôn trọng ngƣời
khác. Nhờ phát triển NLGTLVH, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ một cách
hiệu quả hơn,để thay vì đẩy chúng ta ra xa nhau, ngôn ngữ có thể trở thành
công cụ hữu hiệu trong việc tạo dựng và giữ gìn những mối quan hệ tốt đẹp
và bền vững.

9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này gồm 3 chƣơng.

14


Chƣơng 1 là tổng quan về đề tài. Trong chƣơng 1, dựa trên những tài
liệu tham khảo, những công trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ giới thiệuvề vai trò
của văn hóa trong việc dạy và học ngoại ngữ; phân tích sâu về những khái
niệm nhƣ: sự thức nhận văn hóa (Cultural Awareness); năng lực liên văn hóa
(Intercultural Competence) vàNLGTLVH (Intercultural Communicative
Competence). Chƣơng 2trình bày kết quả nghiên cứu thu thập đƣợc qua hai
cuộc điều tra từ phía giáo viên và học viên. Cuối cùng, trong chƣơng 3, chúng
tôi sẽ đƣa ra một số phân tích, bàn luận dựa trên những kết quả thu thập đƣợc,
qua đó, đề xuất một vài đề xuất về hƣớng phát triểnNLGTLVH cho học viên
tiếng Việt.

NỘI DUNG

15


Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ
Bàn đến mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu
đều thống nhất rằng văn hóa và ngôn ngữ có mối liên hệ không thể tách
rời.Cao Xuân Hạo (1999) đã khẳng định: “Giữa tiếng nói của một dân tộc với

nền văn hoá của dân tộc ấy chắc chắn phải có một mối quan hệ nhất định. Vì
ngôn ngữ trực tiếp phản ánh các tri giác và tư duy thế giới của cộng đồng
dân tộc, mà văn hoá dân tộc không thể không liên quan đến các tri giác và tư
duy ấy” [3]. Trần Ngọc Thêm (1999) cũng cho rằng: “[…] văn hóa và ngôn
ngữ […] là chất keo gắn kết các thành viên của một dân tộc với nhau , chúng
làm nên tính đặc thù của dân tộc đó , do vậy mà chúng có mố i quan hê ̣ với
nhau rấ t mật thiế t” [13].Quả thật vậy, cả văn hóa lẫn ngôn ngữ chỉ có thể
đƣợc sáng tạo và phát triển trong xã hội loài ngƣời. Tuy nhiên, do “văn hóa là
tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra” [17, tr.24], vì vậy, ngôn ngữ làmột thành tố quan trọng của văn hóa.
Trong mối quan hệ này, ngôn ngữ là phƣơng tiện vật chất để thể hiện văn hóa.
Ngôn ngữ là phƣơng tiện phản ánh, còn văn hóa là một trong những nội dung
phản ánh quan trọng; là “phần hồn” của ngôn ngữ.Nhờ ngôn ngữ mà văn hóa
mới có thể đƣợc lƣu giữ, trao đổi và truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ
khác.Ngƣợc lại, văn hóa cũng ảnh hƣởng đến ngôn ngữ. Điều kiện tự nhiên và
xã hội chi phối sâu sắc đến cách nhìn nhận, lý giải và ứng xử với thế giới tự
nhiên và xã hội của mỗi dân tộc. Vì vậy, những dân tộc có văn hóa khác nhau
sẽ có những cách phản ánh thế giới khách quan khác nhau, từ đó tạo nênthói
16


quen, cách thức sử dụng và hành vi ngôn ngữ khác nhau. Thông qua ngôn ngữ,
các giá trị quyết định đến cách thức tổ chức và vận hành của một cộng đồng
văn hóa – xã hội sẽ đƣợc biểu lộ. Ví dụ, văn hóa Việt Nam coi trọng tính cộng
đồng và lối sống tình cảm dẫn tới thói quen giao tiếp theo lối vòng vo và nhu
cầu muốn tìm hiểu về đối tƣợng giao tiếp. Ngƣời Việt thƣờng nói chuyện
nhiều để tìm hiểu, nhất là đối với ngƣời lần đầu tiên gặp, sau đó mới đi vào
chủ đề chính. Trong khi đó, văn hóa một số nƣớc phƣơng Tây coi trọng vai
trò cá nhân và tƣ duy phân tích lý tính nên có thói quen giao tiếp trực tiếp,
không muốn mất thời gian để đi vào vấn đề chính, tôn trọng cuộc sống cá

nhân nên ít tò mò, ít hỏi những câu hỏi riêng tƣ đối với ngƣời mới gặp lần đầu.
Phạm Đăng Bình (2013) đã phân tích, trong quá trình giao tiếp, thông
tin đƣợc mã hóa và trao đổi từ phía ngƣời nói (ngƣời viết) sang ngƣời nghe
(ngƣời đọc). Ngƣời nghe (ngƣời đọc) có nhiệm vụ giải mã và hiểu thông tin.
Quá trình mã hóa, giải mã và hiểu thông tin diễn ra trên một phông nền ngôn
ngữ và văn hóa nhất định. Đối với trƣờng hợp các bên tham gia giao tiếp đều
là ngƣời bản xứ, ít xảy ra vấn đề trong quá trình trao đổi thông tin hoặc nếu
xảy ra cũng có thể đƣợc giải quyết dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với trƣờng
hợp giao tiếp liên văn hóa, khi các bên cùng sử dụng một ngôn ngữ nhƣng lại
đến từ những nền văn hóa khác nhau thì thƣờng không tránh khỏi nhiều vấn
đề trục trặc trong giao tiếp. Vấn đề trục trặc này đôi khi không nằm ở năng
lực ngôn ngữ mà ở năng lực về văn hóa của các bên tham gia. Sự khác biệt
văn hóa đã “làm nhiễu” quá trình giải mã thông tin gây ra bất lợi cho quá trình
giao tiếp; nhẹ thì chỉ là hiểu lầm; nghiêm trọng thì sẽ dẫn đến xung đột. Vì
vậy, kiến thức văn hóa có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo tính hiệu quả
trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp liên văn hóa.
Xét trên phƣơng diện dạy và học tiếng, những phân tích trên đã khẳng
định: chỉ có năng lực ngôn ngữ tốt thôi chƣa đủ để một ngƣời có thể sử dụng
17


một ngoại ngữ thành thạo và giao tiếp hiệu quả.Để giao tiếp thành công, năng
lực ngôn ngữ cần đi đôi với năng lực văn hóa thể hiện qua cách hành xử văn
hóa phù hợp và khả năng thấu hiểu nền văn hóa khác. Ngƣời học cần lĩnh hội
đƣợc những cách hành xử văn hóa nhƣ cách chào hỏi, cách thể hiện sự biết ơn,
cách đƣa ra yêu cầu, cách đồng tình hay phản đối trong ngôn ngữ đích. Ngƣời
học cũng cần hiểu rằng những hành vi ngôn ngữ phù hợp khi giao tiếp với
cộng đồng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ có thể sẽ đƣợc nhận thức khác đi và không
còn phù hợp khi giao tiếp với những thành viên của cộng đồng ngôn ngữ đích.
Do vậy, mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ không chỉ là đạt đƣợc sự

thành thạo về ngôn ngữ mà còn là sự thành thạo về những cách biểu đạt văn
hóa qua ngôn ngữ [22, tr.22]. Chính vì thế, khi bàn về vai trò của văn hóa
trong việc dạy và học ngoại ngữ, Byram (1989) đã khẳng định rằng “giáo
viên ngoại ngữ cũng là giáo viên văn hóa”. Việc học một ngôn ngữ cũng
chính là học cách suy nghĩ và tƣ duy của một dân tộc.
1.2. Sự thức nhận văn hóa (Cultural Awareness)
Trong giao tiếp liên văn hóa, mỗi ngƣời đến từ những nền văn hóa khác
nhau không thể tránh khỏi việc phải đối mặt với những sự khác biệt văn hóa.
Nguyên nhân sâu xa của mọi sự khác biệt văn hóa xuất phát từ sự khác biệt về
điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Mỗi dân tộc sinh sống dƣới những điều
kiện tự nhiên và xã hội khác nhau sẽ hình thành nên cách nhìn nhận, lý giải và
ứng xử khác nhau với tự nhiên và xã hội. Có bao nhiêu nền văn hóa là có bấy
nhiêu cách nhìn nhận, lý giải và ứng xử với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của
con ngƣời. Vì vậy, để lý giải và ứng xử với sự khác biệt văn hóa, thức nhận
văn hóa là một kỹ năng vô cùng quan trọng của mỗi cá nhân.
Trong cuốn Deep Culture: The Hidden Challenges of Global Living,
Joseph Shaules có trích dẫn định nghĩa về sự thức nhận văn hóa (cultural

18


awareness) của Jan Gaston: “sự thức nhận văn hóa là sự nhận ra rằng văn
hóa tác động đến nhận thức và văn hóa ảnh hưởng đến việc định thang giá trị,
cũng như thái độ và hành vi”[25, tr.99].Mỗi một môi trƣờng văn hóa đều ẩn
chứa trong nó những giá trị, tạo nên những quy tắc để vận hành xã hội. Con
ngƣời và môi trƣờng luôn có sự tƣơng tác cho dù con ngƣời đã nhận thức hay
chƣa nhận thức đƣợc sự tƣơng tác này. Sự tƣơng tác giữa cá nhân và môi
trƣờng văn hóa chính là sự tƣơng tác giữa các hệ thống giá trị.
Đứng trên góc độ của mỗi cá nhân, từ khi sinh ra, thông qua quá trình
nuôi dƣỡng và giáo dục, mỗi cá nhân đều tiếp nhận văn hóa một cách tự nhiên

bằng cách bắt chƣớc và làm theo mọi ngƣời xung quanh. Cách mỗi cá nhân
nhìn nhận và ứng xử với thế giới tự nhiên và xã hội, vì thế, đều chịu ảnh
hƣởng từ cộng đồng mà cá nhân là một phần trong đó. Khi đặt cá nhân vào
môi trƣờng văn hóa mới, nơi có sự khác biệt lớn hơn sự tƣơng đồng với nền
văn hóa gốc của cá nhân, cá nhân sẽ gặp rất nhiều trở ngại để thích nghi. Lúc
này, giữa nền văn hóa gốc của cá nhân và nền văn hóa mới diễn ra sự “va
chạm văn hóa”. Sự khác biệt càng lớn thì “va chạm văn hóa” càng mạnh. Để
thích nghi, ban đầu, cá nhân vô thức sử dụng chính hệ thống giá trị trong nền
văn hóa gốc của mình. Tuy nhiên, trong môi trƣờng văn hóa mới, cá nhân
nhận ra những giá trị trong nền văn hóa gốc của mình giờ không còn phù hợp
nữa. Từ đó, cá nhân nhận thức sâu sắc sự ảnh hƣởng của văn hóa đối với cách
cá nhân nhìn nhận, lý giải và ứng xử với thế giới tự nhiên và xã hội bấy lâu
nay. Một ngƣời chƣa thức nhận văn hóa sẽ tiếp nhận văn hóa một cách vô
thức từ cộng đồng xung quanh, còn một ngƣời thức nhận văn hóa sẽ tiếp nhận
văn hóa có ý thức thông qua quá trình so sánh và đánh giá. Thức nhận văn
hóa, vì vậy, là một quá trình tiếp nhận văn hóa có ý thức mang tính cá nhân.
Theo Lê Ngọc Mai (2015), nhân tố chi phối đến sự thức nhận văn hóa
của cá nhân bao gồm nhân tố ngoại cảnh và nhân tố nội tại. Nhân tố ngoại
19


cảnh là yêu cầu thích nghi và thời gian tiếp xúc còn nhân tố nội tại là giá trị
quan của cá nhân. Yêu cầu thích nghi càng ở mức độ cao đòi hỏi cá nhân càng
phải thức nhận văn hóa ở mức độ sâu hơn. Thời gian tiếp xúc với môi trƣờng
văn hóa mới càng lâu, sự tƣơng tác với môi trƣờng văn hóa càng liên tục,
càng giúp cá nhân thức nhận văn hóa ở mức độ sâu hơn. Nếu hai nhân tố
ngoại cảnh là yếu tố thích nghi và thời gian tiếp xúc đóng vai trò nhƣ chất xúc
tác thì nhân tố nội tại là giá trị quan của cá nhân là yếu tố quyết định đến việc
cá nhân đánh giá và lựa chọn cách phản ứng đối với những giá trị văn hóa cụ
thể.

Vai trò của thức nhận văn hóa đƣợc nhìn nhận dƣới hai góc độ: trong
bối cảnh giao tiếp liên văn hóa và trong sự phát triển nội tại của cá nhân.
Trong giao tiếpliên văn hóa, thức nhận văn hóa giúp cá nhân lý giải sự
khác biệt trong hê ̣ thố ng các giá trị vật chất và tinh thần gi ữa nền văn hóa gốc
của cá nhân và nền văn hóa mới; tránh mắc vào định kiến khi nhìn nhận về
nền văn hóa khác và giúp cá nhân có cách đánh giá khách quan hơncả về nền
văn hóa của mình lẫn nền văn hóa của ngƣời khác.Cá nhân phân biệt và lý
giải đƣợc sự khác biệt văn hóa mà không mắc vào sự đánh giá cực đoan, thiên
kiến, một chiều.
Trong sự phát triển nội tại của bản thân, thứ nhất, thức nhận văn hóa
giúp cá nhân nhận ra rằng không chỉ có một cách duy nhất để nhìn nhận thế
giới. Nhờ thức nhận văn hóa mà cá nhân có thể nhìn thấy thế giới từ một góc
nhìn mới qua “lăng kính văn hóa” của đối tƣợng thuộc nền văn hóa khác. Góc
nhìn mới này không đối lập với góc nhìn cũ của cá nhân, hơn thế, trong cái
nhìn đa chiều, cá nhân sẽ nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về thế giới. Thứ
hai, thức nhận văn hóa giúp cá nhânnhận thức đƣợc bản thân mình không chỉ
là sản phẩm của văn hóa mà còn là chủ thể văn hóa.Thức nhận văn hóa đòi

20


hỏi cá nhân đi sâu vào trong bản thân mình để từ đó nhận ra sự ảnh hƣởng và
tác động của văn hóa đến cách cá nhân suy nghĩ, đánh giá, hành động, ứng xử.
Mặt khác, thức nhận văn hóa còn giúp cá nhân khẳng định vị thế chủ thể văn
hóa của mình bằng chính sự lựa chọn tiếp nhận văn hóa có ý thức. Sau khi
thức nhận văn hóa, trong một môi trƣờng văn hóa khác, cá nhân sẽ không còn
tiếp nhận văn hóa vô thức một cách thụ động nữa mà sẽ chủ động có ý thức
tìm hiểu, lý giải và hợp lý hóa giá trị văn hóa đó.
Tóm lại, sự thức nhận văn hóa là tiền đề đảm bảo cho tính khách quan,
không thiên lệch trong cách nhìn nhận và đánh giá của cá nhân đối với nền

văn hóa gốc của bản thân cũng nhƣ nền văn hóa mới. Từ đó giúp cá nhân hiểu
và trân trọng những nét đẹp trong nền văn hóa của chính mình cũng nhƣ nền
văn hóa của dân tộc khác. Sự thức nhận văn hóa cũng là một trong những yếu
tố quan trọng của năng lực liên văn hóa mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần tiếp
theo.
1.3. Năng lực liên văn hóa (Intercultural Competence) và các thành tố
của năng lực liên văn hóa theo mô hình của Byram
1.3.1. Năng lực liên văn hóa
Nhiều mô hình khác nhau của năng lực liên văn hóa đều nhấn mạnh
đếnsự thức nhận của cá nhân trong quá trình phát triển năng lực liên văn hóa.
Ví dụ nhƣ “Mô hình phát triển về độ nhạy cảm liên văn hóa” (Developmental
Model of Intercultural Sensitivity) của Bennett (1993) đã thể hiện tiến trình
phát triển nội tại của cá nhân trong sự tƣơng tác liên văn hóa: từ chủ nghĩa vị
chủng (ethnocentrism) (coi dân tộc mình là hơn cả; lấy văn hóa của mình làm
tiêu chuẩn để đánh giá, phán xét những nền văn hóa khác) sang chủ nghĩa
công bằng giữa các chủng tộc (ethnorelativism) (coi mọi văn hóa đều ngang
bằng với nhau; hiểu và chấp nhận sự khác biệt văn hóa). Để xử lý thành công
21


×