Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.52 KB, 4 trang )

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
I. MỒT SỐ NÉT LỚN CỦA BỐI CẢNH LỊCH SỬ CÓ TÁC ĐÔNG ĐẾN VĂN
HOC

+ Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp kéo theo những biến đổi sâu
sắc của cơ cấu xã hội Việt Nam.

+ Sự “Âu hóa” xã hội thành thị Việt Nam.

+ Tiếp xúc với văn hóa phương Tây

+ Sự thay đổi về ý thức hệ do có nhiều tầng lớp xã hội ra đời, kéo theo những nhu
cầu văn hóa, thẩm mĩ mới.

=>Những thay đổi của xã hội đã dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong ý thức, tâm
lí con người và có tác động trực tiếp đến văn học.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HOC VIỆT NAM GIAI ĐOAN ĐẦU THẾ KỶ XX
ĐẾN CMT8/1945.

1. Nền văn hoc đổi mới theo hướng hiên đại hóa.

Khái niệm văn học hiện đại hóa: Thoát ra khỏi thi pháp văn học trung đại và đổi
mới theo hỉnh thức văn học phương Tây.


Các gia đoạn của quá trình hiện đại hóa từ đầu thế ki XX đến cách mạng tháng
Tám 1945.
Các giai đoạn

Nội dung cơ bản



Từ đầu thế kỉ XX-1920:

– Giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa.

– Thành tựu chỉ giới hạn ở một số truyện kí của mấy cây bút Nam Bộ và chủ yếu
vẫn là thơ văn của các chí sĩ cách mạng.

Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu, Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…

Thể loại:

Văn xuôi: Phát triển mạnh, nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn.

Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ: Dấu hiệu của công cuộc hiện đại hóa văn học.

+ Các tác giả tiêu biểu: Hồ Biểu Chánh. Hoàng Ngọc Phách(Tố Tâm), Nhóm Tự
lực văn đoàn, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng Nam Cao…


Truyện ngắn: Đạt đến trình độ nghệ thuật cao với hàng loạt phong cách độc đáo.

+ Tác giả: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Tô Hoài,
Kim Lân…

Phóng sự: Một thể văn báo chí có tính tư liệu nhằm điều tra sự thật về một tình
trạng xã hội nào đó.

Tác giả: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Lê Văn Hiến,


Bút ký, tùy bút: Rất phát triển

Tác giả: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Xuân Diệu, Nguyên Hồng.

Kịch nói: Là một thành tựu đáng kể của văn học thời kì này tuy số lượng chua
nhiều và chất lượng chưa cao.

Tác giả: Nam Xương (Ông Tây) Vi Huyền Đắc (Kim Tiền), Nguyễn Huy Tường
(Vũ Như Tô), Đoàn Phú Tứ (Ngã ba).

Thơ ca: Thoát khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại để thể hiện tinh
thần dân chủ của thời đại mới với cái tôi cá nhân đầy cảm xúc.


Tác giả: Tản Đà. Trần Tuấn Khải, Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,
Huy Cận, Chế Lan Viên..

Dòng thơ cách mạng cũng có nhiều thành tựu đặc sắc, độc đáo, đặc biệt là mảng
thơ làm trong nhà tù đế quốc.

Các tác giả tiêu biểu: Hồ Chí Minh, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Ngô Đức
Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân, Lương Văn Can, Lê Đại Hành, Hoàng Văn
Thụ, Sóng Hồng, Trần Huy Liệu, Tố Hữu…,

III. KẾT LUẬN:

Văn học thời kì đầu thế ki XX đến 8/1945 có vị trí rất quan trọng đối với lịch sử
phát triển của văn học Việt Nam. Ở thời kì này, văn học đã có bước phát triển nhảy
vọt về mọi mặt, tạo tiền đề cho sự phát triển của văn học thời kì sau.




×