Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích bài thơ tôi yêu em của puskin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.41 KB, 6 trang )

Phân tích bài thơ Tôi yêu em của Puskin
Tác giả: Puskin
A. X. Puskin (1799 – 1837) sinh ra trong một gia đình quý tộc Mát-xcơ-va.
-Là nhà thơ vĩ đại “mặt trời của thi ca Nga”
– Khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga
– Sáng tác:
+ Thơ, tiểu thuyết bằng thơ, bi kịch lịch sử, trường ca, truyện ngắn, ngụ ngôn
+ Nội dung: Tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu, thể hiện cuộc
sống giản dị, chân thực

Tác phẩm: Tôi yêu em.
a. Hoàn cảnh sáng tác

Được khơi gợi cảm xúc từ mối tình không thành của tác giả với A.Ô-lê-nhi-na, con
gái của A.N.Ô-lê-nhin –chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga.

Khát vọng tự do thấm đượm trong thơ Puskin, ông là ca sĩ của tự do. Puskin còn là
ca sĩ của tuổi trẻ. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng trong rất nhiều sáng tác của ông.
Gorki coi ông là “khởi đầu của mọi khởi đầu”.

b. Ý nghĩa nhan đề

Tôi yêu em: Thể hiện sắc thái trang trọng của nhân vật trữ tình với người mình
yêu.


Phân tích văn bản:
Tiếng nói của trí lí trong tình yêu
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm chút nữa


Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.

Câu 1-2: Tình yêu nồng cháy.

Cụm từ “Tôi yêu em” được lặp lại 4 mấy lần. Từ ngữ thể hiện sự trăn trở, băn
khoăn của tác giả khi muốn đẩy tình yêu vào qúa khứ. Bộc lộ trực tiếp tình cảm
chân thành, giản dị của nhân vật trữ tình.

– Xưng hô: tôi – em thể hiện mối quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa trang trọng. Đó là
một tình yêu đơn phương

– Hình ảnh ẩn dụ: ngọn lửa tình: tình cảm mạnh mẽ, rạo rực

– “Đến nay, chừng có thể, chưa hẳn”: tâm trạng băn khoăn của nhân vật trong quá
khứ-hiện tại, sự đối lập trong tình cảm còn yêu nhưng phải quên.

Hai câu thơ thể hiện một tình yêu âm thầm, dai dẳng nhưng cháy bỏng của một trái
tim thủy chung. Câu 1-2 giọng điệu ngập ngừng, chậm chạp sang câu 3-4 giọng


điệu mạnh mẽ dứt khoát thể hiện sự quyết tâm muốn từ bỏ tình yêu đơn phương
này

Câu 3-4: Tiếng nói của lí trí

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.


Giọng điệu trữ tình chuyển biến như thế nào từ câu 1-2 sang câu 3-4. Sự quyết tâm
từ bỏ tình yêu của nhà thơ được thể hiện qua những từ ngữ: “âm thầm, “không hi
vọng”, cầu cho em có được người tình”

Tuy trái tim yêu rất chân thành và đằm thắm nhưng nhà thơ lại lựa chọn cách quên
đi mối tình này với giọng thơ mạnh, dứt khoát, quyết tâm từ bỏ tình yêu vì không
muốn em bận lòng hay u hoài:

+ Tình yêu thiết tha nhưng vẫn phải sáng suốt
+ Yêu là phải vì người mình yêu.
+ Trong tình yêu phải có đạo đức: lòng tự trọng.

Muốn vượt lên tình cảm để đến với lí trí, mang lại hạnh phúc cho người yêu. Tình
yêu chân thành, cao cả, luôn tôn trọng và muốn người mình yêu được thoải mái dù
không được yêu.


Tiếng nói của tình cảm trong tình yêu

Nếu bốn câu thơ đầu, cảm xúc có xu hướng bị dồn nén, bị lí trí chi phối thì ở bốn
câu thơ sau, mạch cảm xúc lại tuôn trào, không tuân theo mệnh lệnh của lí trí,
khẳng định một tình yêu mãnh liệt không che giấu với điệp khúc “Tôi yêu em”.

– Giọng điệu nhanh, gấp gáp thể hiện sắc thái đa dạng và phong phú của tình yêu
– “Tôi yêu em”: tiếp tục khẳng định và giải bày tâm trạng, tình yêu đơn phương
của chủ thể trữ tình.

– Các sắc thái tình cảm:
+ “Âm thầm”, “không hy vọng”  tình yêu đơn phương ấp ủ trong lòng nhưng
không còn niềm tin, hi vọng.

+ “Rụt rè”, “hậm hực lòng ghen”  yếu đuối, bất lực.

Sắc thái vốn có của một tình yêu trần thế: đời thường, chân thật.

– Cấu trúc” lúc- khi”: Mức độ thường xuyên, luôn bị dày vò, đau khổ

Câu thơ cuối: “Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em” là tiếng nói chân
thành của một trái tim quá yêu, một tình yêu cao thượng, không vị kỉ.


Với cách hiểu nào đi nữa thì qua lời cầu chúc chúng ta cũng thấy rằng: tình yêu cao
cả của “tôi” dành cho “em”, và tôi luôn mong muốn em được hạnh phúc tron vẹn,
sự hài hòa giữa tình cảm và lý trí, sự cao thượng trong tình yêu.

Ở một bài thơ khác, Puskin cũng có lời cầu chúc đã thay cho lời vĩnh biệt của một
tình yêu không thành:

“Hết rồi tình đã vỡ tan
Anh hôn lần chót đôi bàn chân em
Những lời chua xót thốt lên
Anh nghe lời đáp của em hết rồi

(Không đề -puskin)

– Điệp ngữ: “Tôi yêu em” tiếp tục khẳng định bản chất của tình yêu tôi dành cho
em: “chân thành, đằm thắm”. Đó là phẩm chất mà mọi tình yêu đều muốn hướng
đến. Ở đây, tình yêu đã đi đến bề sâu của nó.

– Lời nguyện cầu tha thiết, chân thành và cao cả: “Cầu cho em …yêu em”


Cách so sánh đa nghĩa:
+Mong em cùng người em yêu hạnh phúc
+Mong em gặp được người yêu em như tôi.
+Không ai có thể yêu em như tôi.


=>Lời bộc bạch chân thành, thể hiện một tình yêu, cao thượng với mong ước người
mình yêu được hạnh phúc-> ý nghĩa nhân văn.

Tổng kết
– Nội dung: thể hiện nỗi buồn nhưng đây là nỗi buồn trong sáng, không hề bi lụy
của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu vị tha dẫu mối tình vô
vọng.
– Nghệ thuật: Ngôn ngữ trong sáng, giản dị nhưng tinh tế
– Liên hệ bản thân: Để có tình yêu trong sáng, bền vững, chúng ta cần có quan
niệm như thế nào?



×