Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tìm hiểu bài thơ vội vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.77 KB, 7 trang )

Tìm hiểu bài thơ Vội vàng

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu (1916 – 1985) bút danh là Trảo
Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.

+ Sống trong thời đại có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, cuộc sống tối tăm mất
nước: Cách mạng tháng Tám thành công; trải qua hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ cứu nước; đại thắng mùa xuân năm 1975.

+ Quê quán: xã Trảo Nha (Đại Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Quê mẹ: Vạn
Gò Bồi, xã Tùng Gián, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

+ Gia đinh: trí thức nho học.

+ Bán thân: Sinh ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn. Năm 1935, Xuân Diệu học tú
tài 1 ở trường Bưởi – Hà Nội. Năm 1936, học tú tài II trường TH Khải Định, Huế.
Năm 1938 – 1940 sống ở Hà Nội, dạy học trường tư thục Thăng Long. Năm 1940,
đỗ tham tá, Nha Thương chính vào làm việc ở Ty Thương chính – Mỹ Tho. Năm
1944, thôi việc ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Tham gia mặt trận Việt Minh từ
trước CMT8. Sau CMT8, ông hăng hái hoạt động văn nghệ phục vụ hai cuộc KC.
Từ đó cuộc đời ông gắn bó với Cách mạng và nền văn học cách mạng. Ông là Ủy
viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III. Năm 1983, được bầu
là Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức. Ngày 18/ 12/ 1985, ông
mất sau cơn đau tim đột ngột tại Hà Nội.


Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như một nhà
thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “ông hoàng của
thơ tình”.



Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn đoàn và cũng là một trong những chủ
soái của phong trào “Thơ Mới”. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đđoạn này: Thơ
Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn Thông vàng (1939).

Sau CMT8. ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền
phong của Hội. Sau đó, ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư kí tòa
soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.

Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng,
một “dòng thơ công dân”. Bút pháp của ông chuyến biến phong phú về giọng vẻ:
có giọng trầm hùng, tráng ca; có giọng chính luận; giọng thơ tự sự, trữ tình. Tiêu
biểu là: Ngọn Quốc Kỳ (1945), Một Khối Hồng (1964), Tuyển Tập Xuân Diệu
(1983).

Xuân Diệu đã để lại khoáng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công
bố) một số truyện ngắn và nhiều bút kí, tiểu luận, phê bình văn học.

Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông được bầu là Viện sĩ
thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hoà dân chủ Đức năm 1983.

Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).

Tên của ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.


2. Bài thơ “Vôi vàng”:

Xuất xứ: In trong tập Thơ thơ , đề tặng bạn thơ Vũ Đình Liên – tác giả bài thơ Ông
đồ.


Tập Thơ thơ (1938) là tập thơ đầu tay. Đó là tiếng thơ của một tâm hồn trẻ lúc nào
cũng thèm yêu, khát sống, say đắm với cuộc đời, quyến luyến cảnh sắc trần gian.
Tập thơ bộc lộ một quan niệm sống mới mẽ, tích cực nhưng cũng đượm chút sợ hãi
trước dòng chảy của thời gian, sự cô đơn giữa dòng đời. Bút pháp ấy rất điển hình
cho cái tôi cá nhân của thơ mới được viết bàng một hình thức cách tân táo bạo, mới
lạ mà nhuần nhị.

Đai ý: bài thơ thể hiện niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm
về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. Không chỉ là tiếng nói riêng của
Xuân Diệu mà là tiếng nói của cả một lớp trẻ Việt Nam trước CMT8: trẻ trung, sôi
nổi, yêu đời nhưng dễ chao đảo vì thiếu sự định hướng.

Bố cuc: 3 đoạn:Bài thơ là dòng cảm xúc mãnh liệt, dào dạt tuôn trào, nhưng vân
theo mạch luân lí, có bô cục chặt chẽ.

+ Đoạn 1 (13 câu đầu): Khát vọng tâm hồn và bức tranh tuyệt vời của cuộc sống.

+ Đoạn 2 (từ câu 14 – 29): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự
trôi qua nhanh chóng của thời gian. (Tâm trạng buồn bã, hoài nghi, lo lắng).


t Phần 3 (còn lại): Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút
tuổi trẻ giữa mùa xuân của cuộc đời.(Đam mê cuộc sống đắm say)

II. Phân tích bài thơ:

Bài thơ được viết như một dòng cảm xúc hối hả, tuôn trào, thể hiện tình yêu cuộc
sống, lòng ham sống đến độ mãnh liệt.


1. Khát vọng tâm hồn và bức tranh cuộc sống (13 câu thơ đầu)
“Tôi muốn tắt nắng đi,
…………………….
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

a) Bốn dòng đầu là một ý tưởng táo bạo đầy lãng mạn của thời gian.

“Tôi muốn tắt nắng đi,
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại,
Cho hương đừng bay đi”.

Lối thơ 5 chữ. nhịp thơ mạnh, dứt khoát
Điệp ngữ “tôi muốn”
Động từ mạnh mẽ “tắt nắng đi”, “buộc gió lại”


Xuân Diệu đã bộc lộ khát vọng mãnh liệt của cái tôi: muốn tắt nắng để cho màu
sắc đừng phai nhạt, muốn buộc gió lại để hương đừng bay đi mà ngắm nhìn, mà
tận hưởng.

—> Ý thức cá nhân với niềm khao khát muốn chinh phục thiên nhiên, đoạt quyền
tạo hóa để giữ nguyên vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên vũ trụ. Đó là niềm khao khát
xuất phát từ tình yêu cuộc sống thiết tha.

Bốn dòng thơ là cảm hứng chủ đạo của toàn thi phẩm,

b) Bảy dòng thơ tiếp: niềm vui say, ngây ngất trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tràn
đầy nhựa sống:


Của ong bướm này đây tuần tháng mật,
Này đây hoa của đồng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si,
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Những câu thơ dài, nhịp thơ linh hoạt, nhiều vế nối tiếp nhau như mạch suối nguồn
của cuộc sống đang trào tuôn. Đây là mùa xuân tươi đẹp bướm ong dập dìu, chim
chóc ca hát, lá non phơ phất trên cành, hoa nở trên đồng nội… Vạn vật như căng
đầy sức sống, giao hoà vui sướng. Điệp ngữ “này đây” cộng với phép đảo ngữ tạo


ấn tượng về một mùa xuân viên mãn, thiên nhiên phong phú bất tận sẵn sàng dâng
hiến tất cả cho con người.

Cái dịu ngọt của sự sống được cảm nhận tinh tế bằng vị giác (Của ong bướm này
đây tuần tháng mật); bằng thị giác (Này đây hoa của đồng nội xanh rì); bằng thính
giác (Của yến anh trong khúc tình si). Với Xuân Diệu, cuộc sống là một thiên
đường nơi trần thế với vô vàn ánh sáng, âm thanh, màu sắc, hương thơm và mật
ngọt.

Táo bạo nhất, mới mẽ nhất chính là mấy câu thơ tiếp theo:

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa;

(Còn nữa)


Các bạn có thể xem bài mẫu tại đây: Phân tích bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân
Diệu

III. Kết luận:

Vội vàng là thi phẩm thể hiện rất rõ ý thức về “cái tôi” của Xuân Diệu với lòng
đam mê cuộc sống mãnh liệt và quan niệm rất mới mẻ về thời gian, hạnh phúc và
tuổi trẻ.


Bài thơ là sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc dồi dào và bút pháp nghệ thuật
độc đáo, giàu sức sáng tạo, mới lạ.trong hình thức thể hiện. Với Vội vàng Xuân
Diệu xứng đáng là “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới ”



×