Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

GIÁO ÁN LTVC LỚP 2 TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI, DẤU PHẨY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.15 KB, 6 trang )

Ngày soạn: 05/10/2018
Ngày dạy: 10/10/2018

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI

TIẾT CT: 8

DẤU PHẨY
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng về:
1. Kiến thức
- Nhận biết được từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật, sự vật.
- Biết lựa chọn từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong bài đồng dao.
- Biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ chỉ hoạt động cùng làm một nhiệm
vụ trong câu.
2. Kĩ năng
- Xác định từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật.
- Sử dụng từ chỉ hoạt động phù hợp với từng đối tượng.
- Dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ chỉ hoạt động cùng làm một nhiệm vụ
trong câu.
3. Thái độ
- Hăng say phát biểu xây dựng bài.
- Yêu thích môn học.
4. Giáo dục kĩ năng sống và liên hệ thực tiễn
- Giáo dục học sinh học tập và rèn luyện thật tốt để cha mẹ vui lòng.
- Giáo dục học sinh biết yêu thương và kính trọng thầy giáo, cô giáo.
II. Dự kiến phương pháp giảng dạy và đồ dùng dạy và học
1 Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, phương pháp quan sát,

phương pháp thực hành – luyện tập, phương pháp trò chơi, phương pháp thảo


luận nhóm.
2 Đồ dùng dạy học
a) Giáo viên: SGK Tiếng Việt 2/Tập 1, giáo án, giáo án Power Point, phấn,
thước, bảng phụ, phiếu bài tập (bài 2/SGK/Trang 67)…


b) Học sinh: SGK Tiếng Việt 2/Tập 1, bút chì, bảng con, nháp, thước kẻ, bút mực,
bút lông,…
III. Tiến trình lên lớp
Hoạt động của giáo viên
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
- Gọi 1HS nhắc lại tên bài cũ.
H: Môn học em yêu thích là gì?
- Cho HS nêu một số từ chỉ hoạt
động trong môn học đó.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Dạy bài mới (35 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài + ghi
bảng (1 phút)
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài
tập (29 phút)
Bài1: SGK/Trang 67
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
H: Bài tập yêu cầu gì?
H: Thế nào là từ chỉ hoạt động?
H: Thế nào là từ chỉ trạng thái?
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, kết luận: Từ chỉ hoạt

động là những từ chỉ sự vận động
của người hoặc vật mà ta có thể nhìn
thấy được. Ví dụ: ăn, uống, khóc,
cười, nói, viết,...; Từ chỉ trạng thái là
những từ chỉ sự vận động của người
hoặc vật mà ta không thể trực tiếp
nhìn thấy được. Ví dụ: nghĩ, buồn,
vui, ghét, sống, chết,...
- Gọi 1HS đọc câu a.
H: Trong câu a, loài vật nào được
nhắc đến?
H: Hoạt động của con trâu trong câu
là gì?
H: Ăn là từ chỉ gì?
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, kết luận: Ăn là từ chỉ
hoạt động của con trâu.
H: Ai đã từng thấy con trâu?
H: Em con thấy trâu ở đâu?
- Cho HS quan sát hình ảnh con trâu.

Hoạt động của học sinh
- Nhắc lại tên bài.
TL: HS trả lời.
- HS thực hiện.
- Nhận xét
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.

- HS đọc.

TL: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng
thái của loài vật và sự vật trong các
câu a, b, c.
TL: HS trả lời.
TL: HS trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.

- HS đọc.
TL: con trâu.
TL: Ăn cỏ.
TL: Từ chỉ hoạt động.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
TL: HS trả lời.
TL: HS trả lời.
- Quan sát


- Gọi HS đọc câu b và câu c.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm và
gạch chân các từ chỉ hoạt động ở câu
b và c. (Thời gian làm bài: 2 phút).
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét câu b và hỏi:
H: Trong câu b, loài vật nào được
nhắc đến?
H: Hoạt động của con bò là gì?
H: Từ chỉ hoạt động trong câu b là

gì?
- Gọi HS nhận xét.
- Kết luận: Uống là từ chỉ hoạt động
của con bò đang uống nước.
H: Ai đã từng nhìn thấy con bò?
- Cho HS quan sát hình ảnh con bò.
- Nhận xét câu b và hỏi:
H: Trong câu c, sự vật nào được nhắc
đến?
H: Trạng thái của mặt trời như thế
nào?
- Nhận xét, kết luận: Tỏa là từ chỉ
trạng thái của mặt trời.
H: Khi nào mặt trời tỏa ánh nắng rực
rỡ?
- Chiếu hình ảnh mặt trời.
- Nhận xét, kết luận.
Bài 2: SGK/Trang 67
- Gọi 1 HS đọc đề bài 2.
H: Bài tập yêu cầu gì?

- HS đọc.
- HS thực hiện.
- Làm bài:
b) Đàn bò uống nước dưới sông.
c) Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.
- Nhận xét.
TL: Bò.
TL: Uống nước.
TL: uống

- Nhận xét.
- Lắng nghe.
TL: HS trả lời.
- Quan sát.
TL: Mặt trời.
TL: Tỏa ánh nắng rực rỡ.
- Lắng nghe.
TL: Khi mặt trời lên cao, vào những
ngày trời đẹp, bầu trời trong xanh.
- Quan sát.
- Lắng nghe.

- HS đọc.
TL: Chọn từ trong ngoặc đơn thích
hợp với mỗi ô trống trong bài đồng
dao.
- Giới thiệu: Đồng dao là lời bài hát - Lắng nghe.
dân gian truyền miệng của trẻ em,
thường được hát khi chơi một trò
chơi nào đó.
- Gọi 1 HS đọc các từ trong ngoặc đơn. - HS đọc.
H: Những từ ở trong ngoặc đơn là từ TL: Từ chỉ hoạt động.
chỉ gì?
H: Trong bài có nhắc đến những con TL: Con mèo và con chuột.
vật nào?
H: Khi điền các từ chỉ hoạt động
TL: Viết hoa chữ cái đầu tiên.
đứng ở đầu câu ta viết như thế nào?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, dưới lớp
- Làm bài:

làm vào phiếu bài tập. (Thời gian
Con mèo, con mèo


làm bài: 3 phút)

- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét bài làm trong phiếu bài
tập và bảng.
- Gọi 1HS đọc bài đồng dao.
- Gọi HS nhắc lại những từ chỉ hoạt
động có trong bài đồng dao.
- Gọi HS đặt câu với 1 số từ chỉ hoạt
động trong bài.
- Giải nghĩa từ:
Giơ vuốt: hành động của chân các
loài vật có móng nhọn sắc và cong
như hổ, báo, mèo, chó,... (Chiếu hình
ảnh).
Nhe nanh: hành động mở miệng làm
hở răng sắc nhọn. Răng nanh nằm ở
giữa răng cửa và răng hàm, dùng đề
xé thức ăn, thường có ở một số loài
động vật ăn thịt như hổ, báo, mèo,
chó, ... (Chiếu hình ảnh).
Luồn hang luồn hốc: hành động chui
vào những chỗ lõm, ăn sâu vào trong
thân cây, vách đá hoặc đào sâu xuống
dưới đất.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài

đồng dao.
H: Bài đồng dao này được hát trong
trò chơi nào?
H: Ai đã được chơi trò này?
- Kết luận: Bài đồng dao kể về cuộc
đuổi bắt giữa mèo và chuột. Trong
trò chơi này, các bạn đuổi nhau và
luồn xuống cánh tay của các bạn
đứng làm hang.
Bài 3: SGK/Trang 67
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
H: Bài tập yêu cầu gì?
- Gọi 1 HS đọc câu a.
H: Tìm các từ chỉ hoạt động trong
câu a?
H: Em đặt dấu phẩy vào vị trí nào
trong câu?
- Yêu cầu HS đã trả lời câu a đọc lại

Đuổi theo con chuột
Giơ vuốt, nhe nanh
Con chuột chạy quanh
Luồn hang luồn hốc.
Đồng dao
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
TL: giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn.
- HS đặt câu.
- Lắng nghe, quan sát.


- Đọc đồng thanh.
TL: Mèo đuổi chuột.
TL: HS trả lời.
- Lắng nghe.

- HS đọc.
TL: Điền dấu phẩy vào vị trí thích
hợp trong câu.
- HS đọc.
TL: học tập, lao động.
TL: Lớp em học tập tốt, lao động tốt.


bài của mình và hỏi:
H: Khi đọc đến dấu phẩy em cần lưu
ý điều gì?
H: Cụm từ học tập tốt, lao động tốt
em thấy ở đâu?
GDKNS: Giáo dục HS học tập và rèn
luyện thật tốt để cha mẹ và thầy cô
vui lòng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm câu b và
c vào vở. (Thời gian làm bài: 2
phút).
- Gọi 1HS lên bảng làm.
- Gọi 1 – 2 HS đọc lại các câu khi đã
đặt dấu phẩy, chú ý nghỉ hơi đúng
sau dấu phẩy.
H: Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái ở

trong câu b và câu c?
- Nhận xét, kết luận: Dấu phẩy dùng
để ngăn cách giữa các từ chỉ hoạt
động, trạng thái hoặc các từ chỉ sự
vật đứng liên tiếp nhau trong câu.
Khi viết câu, ta cần chú ý sử dụng
dấu phẩy đúng cách.
GDKNS: Giáo dục HS biết yêu
thương và kính trọng thầy giáo, cô
giáo.
Hoạt động 3: Trò chơi: Nhìn hình
đoán chữ (5 phút)
- Luật chơi: GV đưa ra lần lượt từng
video/hình ảnh. HS quan sát và đoán
từ chỉ hoạt động của các con vật
trong hình. HS nào đoán đúng sẽ
được tặng 1 bông hoa điểm mười.
- GV lần lượt chiếu video/hình ảnh:
Video 1: Con gà: gáy
Hình 2: Con chim: bay
Video 3: Con cá: bơi.
Video 4: Con báo: chạy
- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc.
TL: Ngắt hơi.
TL: Trong điều 2, 5 điều Bác Hồ dạy.

- Làm bài:
b) Cô giáo chúng em rất yêu thương,

quý mến học sinh.
c) Chúng em luôn kính trọng, biết ơn
các thầy giáo, cô giáo.
- 1 – 2 HS đọc lại.

TL: b) yêu thương, quý mến.
c) kính trọng, biết ơn.
- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- HS chơi.

- Lắng nghe.
4. Củng cố, dặn dò (1 phút)
- Gọi HS nhắc lại tên bài.
- Nhận xét, tuyên dương tiết học.
- Nhắc nhở học sinh về học bài,
chuẩn bị bài mới.
Rút kinh nghiệm:

- HS nhắc lại tên bài.
- Lắng nghe.

...........................................................................................................................................


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Buôn Ma Thuột, ngày ... tháng ... năm 2018
Người soạn

Hứa Thị Thu Nga



×