Tải bản đầy đủ (.docx) (339 trang)

4. Chuyên đề bài tập sinh học 12 và phương pháp giải đề thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 339 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG _____________________________________

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 12


PHƯƠNG PHÁP GIẢI ĐỀ THI
THPT QUỐC GIA

Cấu tạo của 2 loại đường trong axit nuclêic

5 loại bazơ có mặt trong các axit nuclêic
Họ tên:..........................................................................
Lớp:...............................................................................

GV. NGUYỄN LÂM QUANG THOẠI
TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 9, 2018


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ 1 – NGUYÊN PHÂN.....................................................................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
CHUYÊN ĐỀ 2 – GIẢM PHÂN:
VẤN ĐỀ 2.1 – GIẢM PHÂN BÌNH THƯỜNG – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIAO TỬ......................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
VẤN ĐỀ 2.2 – GIẢM PHÂN BẤT THƯỜNG – RỐI LOẠN TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH


GIAO TỬ.........................................................................................................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
CHUYÊN ĐỀ 3 – ADN, ARN VÀ GEN:
VẤN ĐỀ 3.1 – CẤU TRÚC ADN...................................................................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
VẤN ĐỀ 3.2 – CẤU TRÚC ARN...................................................................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
VẤN ĐỀ 3.3 – GEN VÀ QUÁ TRÌNH ĐỘT BIẾN GEN.............................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
CHUYÊN ĐỀ 4 – NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ...................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP CÁC CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ...............................................
CHUYÊN ĐỀ 5 – BÀI TOÁN PHÂN LI ĐỘC LẬP:
VẤN ĐỀ 5.1 – QUI LUẬT PHÂN LI, QUI LUẬT TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN VÀ CÁC PHÉP LAI
CƠ BẢN...........................................................................................................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
VẤN ĐỀ 5.2 – QUI LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP..........................................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý

B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
CHUYÊN ĐỀ 6 – BÀI TOÁN TƯƠNG TÁC GEN.............................................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 1


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
C. Trắc nghiệm luyện tập
CHUYÊN ĐỀ 7 – BÀI TOÁN LIÊN KẾT, HOÁN VỊ GEN:
VẤN ĐỀ 7.1 – BÀI TOÁN LIÊN KẾT GEN HOÀN TOÀN........................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
VẤN ĐỀ 7.2 – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TẦN SỐ HOÁN VỊ GEN....................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
VẤN ĐỀ 7.3 – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỈ LỆ KIỂU GEN, KIỂU HÌNH TRONG BÀI TOÁN
LIÊN KẾT........................................................................................................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
CHUYÊN ĐỀ 8 – BÀI TOÁN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH...............................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập

CHUYÊN ĐỀ 9 – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUI LUẬT DI TRUYỀN:
VẤN ĐỀ 9.1 – XÁC ĐỊNH QUI LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP......................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
VẤN ĐỀ 9.2 – XÁC ĐỊNH QUI LUẬT TƯƠNG TÁC GEN.......................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
VẤN ĐỀ 9.3 – QUI LUẬT LIÊN KẾT GEN HOÀN TOÀN........................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
VẤN ĐỀ 9.4 – QUI LUẬT HOÁN VỊ GEN..................................................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
VẤN ĐỀ 9.5 – QUI LUẬT LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH – TRỘI KHÔNG HOÀN TOÀN........................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
CHUYÊN ĐỀ 10 – XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG VÀ TỈ LỆ GIAO TỬ...................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
CHUYÊN ĐỀ 11 – XÁC ĐỊNH SỐ LOẠI KIỂU GEN, KIỂU HÌNH TỐI ĐA..................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 2



Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP CÁC CHUYÊN ĐỀ: QUI LUẬT DI TRUYỀN..................................................................
CHUYÊN ĐỀ 12 – DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
VẤN ĐỀ 12.1 – XÁC ĐỊNH TẦN SỐ TƯƠNG ĐỐI VÀ CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ..................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
VẤN ĐỀ 12.2 – CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ CÓ ĐỘT BIẾN VÀ CHỌN LỌC.............................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
VẤN ĐỀ 12.3 – CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ ĐA ALEN..................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
VẤN ĐỀ 12.4 – BÀI TOÁN XÁC SUẤT TRONG DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ.................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP CÁC CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ......................................................
CHUYÊN ĐỀ 13 – DI TRUYỀN Y HỌC.............................................................................................................................
A. Một số điểm lý thuyết cần lưu ý
B. Bài tập vận dụng
C. Trắc nghiệm luyện tập
TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP DI TRUYỀN Y HỌC...........................................................................................................
HỆ THỐNG CÁC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA...........................................................................................................

Đáp án và lời giải chi tiết..........................................................................................................................................

Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 3


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
LỜI MỞ ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Nhằm giúp các em ôn tập một cách có hệ thống, hiệu quả và tiếp cận với cách ra đề mới của các kì thi THPT
Quốc gia, thầy biên soạn quyển sách “Chuyên đề bài tập và phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia” hướng
tới các nội dung sau:
1- Tiếp cận với tất cả các dạng bài tập sinh học từ dễ đến khó một cách có hệ thống
2- Cung cấp các nhóm kiến thức lý thuyết liên quan đến việc giải bài tập trước khi hướng dẫn xử lý từng
dạng bài tập cụ thể
3- Hướng dẫn chi tiết phương pháp phân tích đề và xử lý dữ kiện trong mỗi dạng bài tập
4- Với mỗi dạng bài tập đều có các bài tập tự luận vận dụng với phần hướng dẫn giải chi tiết giúp các em
hoàn thiện kỹ năng phân tích đề.
5- Các dạng bài tập được chia thành các Chuyên đề và vấn đề nhỏ giúp các em tiếp thu dễ dàng khi học và
luyện tập nâng cao.
- Mỗi Chuyên đề bao gồm các phần:
+ MỘT SỐ ĐIỂM LÝ THUYẾT CẦN LƯU Ý
+ BÀI TẬP VẬN DỤNG (TỰ LUẬN)
+ TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG (CÓ ĐÁP ÁN)
- Cuối mỗi nhóm chuyên đề là phần Trắc nghiệm vận dụng có lời giải chi tiết tạo thuận lợi tối đa cho các em
trong quá trình học tập.
- Sau khi đã hoàn thành tất cả các Chuyên đề các em sẽ được thử sức với 10 đề thi THPT quốc gia được biên
soạn theo cấu trúc mới nhất năm 2015 với lời giải chi tiết
Hy vọng quyển sách sẽ hỗ trợ hiệu quả cho các em trong quá trình ôn tập.

TÁC GIẢ

Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 4


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Mục đích:
- Giúp các em học sinh khai thác hiệu quả các nội dung được trình bày trong sách
- Vận dụng tốt nhất các nhóm kiến thức đã được học vào các dạng bài tập
- Phát huy tối đa hiệu quả của các phương pháp tự học, tự rèn luyện, tự đánh giá
- Tự tin trước tất cả các dạng bài tập có thể gặp trong các đề thi Quốc gia
Nguyên tắc:
- Chuyên đề là dạng kiến thức tóm tắt được đúc kết từ những nhóm kiến thức tương đồng nhau
- Chuyên đề chủ yếu khai thác về chiều sâu của các phần kiến thức được trình bày
- Các chuyên đề bài tập có vai trò hệ thống lại các dạng bài tập chính tạo thuận lợi cho học sinh trong quá
trình tiếp thu
- Các chuyên đề bài tập trong tài liệu được biên tập từ dễ đến khó do đó học sinh phải hoàn thành các chuyên
đề theo đúng thứ tự của chuyên đề
- Phần giáo khoa của các chuyên đề chỉ nhắc lại những điểm chính lý thuyết do đó để thuận lợi cho việc tiếp
thu bài, trước khi học tài liệu này các em phải hoàn thành các nội dung lý thuyết có liên quan
Phương pháp:
Bước 1: Hoàn thành phần giáo khoa “MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý” – đây là phần tóm tắt lý thuyết có liên
quan đến chuyên đề các em nhất thiết phải đọc đi đọc lại cho đến khi hiểu rõ bản chất của kiến thức
Bước 2: Vận dụng kiến thức để giải quyết các “BÀI TẬP VẬN DỤNG” – đây là các bài tập tự luận bám sát
nội dung chính của chuyên đề. Các dạng bài tập này khá cơ bản và cần thiết để củng cố lại các vấn đề đã tìm
hiểu ở Bước 1. Phần này có lời giải chi tiết, các em có thể đọc bài giải sau đó tự giải lại để hoàn thiện kỹ
năng.

Bước 3: Xử lý các tình huống, bài tập trong phần “TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP” – để khắc sâu những
kiến thức đã tiếp thu từ Bước 1, Bước 2
Bước 4: Phần “TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP” cuối các nhóm chuyên đề ở mức độ vận dụng giúp các em
làm quen với các dạng bài tập tổng hợp và nâng cao. Phần này cũng có hướng dẫn giải chi tiết rất thuận lợi
cho việc tự học.
Bước 5: Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bằng hệ thống “CÁC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA” ( có
hướng dẫn giải và đáp án đính kèm)

Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 5


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
CHUYÊN ĐỀ 1 – NGUYÊN PHÂN
A. MỘT SỐ ĐIỂM LÝ THUYẾT CẦN LƯU Ý
1. Hoạt động của nhiễm sắc thể qua các kì phân bào như sau:
Kì trung gian:
- Nhiễm sắc thể nhân đôi ở pha S tạo thành các NST kép dựa trên cơ sở của hiện tượng tự nhân đôi của
ADN, các NST vẫn tồn tại ở dạng sợi mảnh
Kì đầu:
- Xuất hiện thoi phân bào
- Màng nhân dần biến mất
- Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn
Kì giữa:
- Các nhiễm sắc thể kép xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo và dính với thoi phân bào
ở 2 phía của tâm động
Kì sau:
- Mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn
- Các nhóm NST đơn phân li 2 cực của tế bào

Kì cuối:
- Màng nhân xuất hiện
- Nhiễm sắc thể tháo xoắn
Kết quả: từ 1 tế bào mẹ 2n sau khi trải qua nguyên phân tạo thành 2 tế bào con có bộ NST 2n
2n
2n

2n kép
2n

2. Tính số lượng NST, crômatit và tâm động có mặt trong quá trình nguyên phân
Tế bào lưỡng bội bình thường của một loài có bộ NST là 2n , trải qua quá trình nguyên phân:
- Số lượng NST bắt đầu tăng lên gấp đôi thành 2n kép (2.2n) tại pha S của kì trung gian, đến kì sau và kì cuối
các NST kép tách ra thành NST đơn (2n) chuẩn bị phân chia đồng đều cho 2 tế bào con
- Crômatit là một NST khi còn nằm trong NST kép, mỗi NST kép gồm 2 crômatit (ở kì trung gian, kì đầu, kì
giữa)
- Từ kì trung gian cho đến trước kì sau số tâm động luôn bằng số NST đơn của loài (2n), đến kì sau khi các
NST kép tách nhau ra tại tâm động thì số lượng tâm động tăng gấp đôi.
Ví dụ: một tế bào sinh dưỡng đậu Hà lan 2n = 14, tính số lượng NST, crômatit và số tâm động trong tế bào
qua các kì của nguyên phân
+ Kì trung gian: 14 NST kép; 0 NST đơn; 28 crômatit; 14 tâm động
+ Kì đầu: 14 NST kép; 0 NST đơn; 28 crômatit; 14 tâm động
+ Kì giữa: 14 NST kép; 0 NST đơn; 28 crômatit; 14 tâm động
+ Kì sau: 0 NST kép; 28 NST đơn; 0 crômatit; 28 tâm động
+ Kì cuối: 0 NST kép; 28 NST đơn; 0 crômatit; 28 tâm động
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 6



Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
Bài 1. Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào lưỡng bội của loài A tạo được 4 tế bào mới với 64
NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài
Bài 2. Có 3 tế bào: Tế bào A nguyên phân liên tiếp 3 lần, tế bào B nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng
phân nữa số tế bào con do tế bào A tạo ra, tế bào C nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng số tế bào
con của tế bào A và của tế bào B cộng lại. Xác định tổng số tế bào con được tạo ra từ 3 tế bào trên.

Bài 3. Có 3 hợp tử nguyên phân số lần không bằng nhau và đã tạo ra tất cả 28 tế bào con. Biết theo thứ tự
các hợp tử I, II, III thì lần lượt có số lần nguyên phân hơn nhau 1 lần. Xác định số lần nguyên phân và
số tế bào con của mỗi hợp tử.
Bài 4. Một loài có bộ NST 2n = 10. Ba hợp tử của loài này nguyên phân một số đợt liên tiếp tạo ra các tế
bào con có số NST đơn là 280. Biết hợp tử 1 tạo ra số tế bào con = ¼ số tế bào con của hợp tử 2. Hợp
tử 2 có số tế bào con gấp đôi tế bào con của hợp tử 3. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử?

Bài 5.
Củ cải có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Một tế bào sinh dưỡng của cải nguyên phân sáu đợt liên tiếp.
Xác định Số nhiễm sắc thể mới hoàn toàn trong các tế bào con và số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho
đợt nguyên phân cuối cùng.
Bài 6. Có một số hợp tử cùng loài cùng tiến hành nguyên phân 3 lần và đã tạo ra tổng số 56 tế bào con.
Trong các tế bào con có chứa tổng số 448 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định:
a. Số hợp tử ban đầu
b. Nếu các tế bào con nói trên bước vào chu kì nguyên phân tiếp theo và trải qua nhân đôi nhiễm sắc
thể thì số lượng cromatit trong các tế bào bằng bao nhiêu ?
Bài 7. Có 50 tế bào 2n của một loài chưa biết tên trải qua 1số đợt nguyên phân liên tiếp thu được 6400 tế
bào con.
a. Tìm số đợt nguyên phân.
b. Nếu trong lần nguyên phân cuối cùng, người ta đếm trong tất cả các tế bào có 499200 crômatic thì
bộ NST của loài là bao nhiêu?

c. Quá trình nguyên phân nói trên được cung cấp nguyên liệu tương đương bao nhiêu NST đơn?
Bài 8. 2 hợp tử của một loài nguyên phân 3 lần, số nhiễm sắc thể đơn hoàn toàn mới có trong các tế bào
con là 96. Các tế bào mới hình thành tiếp tục nguyên phân 1 lần, tính số tâm động và crômatit ở kì giữa.
Bài 9. Ở một loài thực vật có 7 nhóm gen liên kết, một nhóm gồm 20 tế bào sinh dưỡng của loài nói trên
đều nguyên phân ba đợt liên tiếp. Tính số nhiễm sắc thể đơn môi trường nội bào phải cung cấp cho toàn
bộ quá trình nguyên phân nói trên.

Bài 1. HƯỚNG DẪN GIẢI
Từ 1 tế bào nguyên phân liên tiếp tạo được 4 tế bào mới => tế bào đã trải qua 2 lần nguyên phân
Số NST trong mỗi tế bào con = 64/4 = 16NST
Vậy bộ NST của loài là 2n = 16
Bài 2. HƯỚNG DẪN GIẢI
Tế bào A nguyên phân 3 lần  8 tế bào con
Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 7


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
Tế bào B tạo ra số tế bào con bằng ½ số tế bào con A = 4 tế bào con
Tế bào B nguyên phân tạo ra số tế bào con = số tế bào con A + số tế bào con B = 8+4 = 12
Vậy, tổng số tế bào con tạo ra từ 3 tế bào trên = 8+4+12 = 24 tế bào.
Bài 3. HƯỚNG DẪN GIẢI
Gọi:
Số TB con của hợp tử 1 là x với số lần nguyên phân là k1
Số TB con của hợp tử 2 là y với số lần nguyên phân là k2 = k1 + 1
Số TB con của hợp tử 3 là z với số lần nguyên phân là k3 = k1 + 2
Ta có:
2k1 + 2k2 + 2k3 = 28 <=> 2k1+2k1+1 +2k1+2 <=> 2k1 + 2.2k1 + 4.2k1 = 28 => 7.2k1 = 28 => 2k1 = 4 => k1 = 2
Vậy, số lần nguyên phân của mỗi hợp tử lần lượt là 2,3,4

Bài 4. HƯỚNG DẪN GIẢI
Gọi:
Số TB con của hợp tử 1 là x với số lần nguyên phân là k1
Số TB con của hợp tử 2 là y với số lần nguyên phân là k2
Số TB con của hợp tử 3 là z với số lần nguyên phân là k3
Theo đề bài, ta có:
x = ¼ y → y = 4x
y = 2z → 4x = 2z → z = 2x
(mục đích biến đổi y và z theo x)
Mặc khác:
Tổng số NST đơn của các TB con tạo thành từ 3 hợp tử là 280
Hay: 2n (x + y + z) = 280
10 (x + 4x + 2x) = 280
→x=4
→ k1 = 2
y = 16 → k2 = 4
z=8
→ k3 = 3
Bài 5. HƯỚNG DẪN GIẢI:
Số nhiễm sắc thể mới hoàn toàn trong các tế bào con: (2x - 2). n = (26 - 2). 18 = 1116 (NST)
- Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho đợt nguyên phân cuối cùng: 2 6 - 1. 18 = 576 (NST)

Bài 6. HƯỚNG DẪN GIẢI
a. Gọi a là số hợp tử ban đầu => a.23 = 56 => a = 7
b. Bộ NST của tế bào là 2n.
2n.56 = 448 => 2n = 8
Nếu các tế bào con bước vào kì phân bào tiếp theo thì số crômatic = 448x2 = 896 crômatic
Bài 7. HƯỚNG DẪN GIẢI
a. Gọi x là số đợt nguyên phân của nhóm tế bào trên
50.2x = 6400 => x = 7

b. Bộ NST của loài 2n = 499200:6400 = 78
c. Số NST đơn môi trường cung cấp = số NST lúc sau – số NST lúc đầu = 499200 – 50*78 = 495300
Bài 8. HƯỚNG DẪN GIẢI
Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 8


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
Số NST đơn hoàn toàn mới trong các tế bào con = 2n.2.(23-2) = 96 => 2n = 8
Số tế bào con hình thành sau 3 lần nguyên phân là 2.2 3 = 16 tế bào
Trong lần phân bào tiếp theo:
Số tâm động = 16.8 = 128 tâm động.
Số crômatit = 16.8.2 = 256 crômatit.
Bài 9. HƯỚNG DẪN GIẢI
Thực vật có 7 nhóm gen liên kết => 2n = 14.
Số NST đơn trong 20 tế bào ban đầu = 20.14 = 280 NST
Tổng số tế bào con sau 3 đợt nguyên phân = 20.23 = 160 tế bào.
Số NST đơn trong các tế bào con = 160.14 = 2240 NST
Số NST đơn môi trường cần phải cung cấp = 2240 – 280 = 1960 NST đơn
Công thức tính số NST đơn môi trường cung cấp = 14.20.(23 – 1) = 1960 NST
C. TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP
Câu 1. Ở lúa nước, bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào
của thể ba đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là:
A. 50
B. 48
C. 49
D. 72
Câu 2. Một tế bào sinh dưỡng của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, Số crômatit
trong các tế bào con ở kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng là:

A. 768
B. 384
C. 192.
D. 1536
Câu 3. Ở lúa (2n=24), một tế bào lệch bội nguyên phân 5 lần, ở lần nguyên phân thứ 5 người ta đếm được
800 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Theo lí thuyết, ở thời điểm đó, mỗi tế bào có
số nhiễm sắc thể là:
A. 50
B. 48
C. 25
D. 24
Câu 4. Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc
thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là
A. 2n = 42.
B. 2n = 22.
C. 2n = 24.
D. 2n = 46.
Câu 5. Một hợp tử lưỡng bội tiến hành nguyên phân, trong lần nguyên phân thứ ba, ở một tế bào có cặp
nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường, những lần nguyên
phân tiếp theo diễn ra bình thường. Hợp tử này phát triển thành phôi, phôi này có bao nhiêu loại tế bào
khác nhau về bộ nhiễm sắc thể?
A. Hai loại.
B. Ba loại.
C. Bốn loại.
D. Một loại.
Câu 6. Một hợp tử của cải bắp đã tiến hành nguyên phân 5 đợt liên tiếp, ở kì sau của lần nguyên phân
thứ 5, người ta thấy có 608 crômatit. Số NST đơn có trong hợp tử trên là:
A. 19 NST
B. 38 NST
C. 18 NST

D. 36 NST
Câu 7. Một gen trải qua một số lần nhân đôi, tổng số mạch đơn có trong các gen con nhiều gấp 16 lần số
mạch đơn có trong gen lúc ban đầu. Số lần nhân đôi của gen là:
A. 4 lần
B. 5 lần
C. 3 lần
D. 2 lần
Câu 8. Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6 x 10 9 cặp nuclêôtit.
Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm
A. 12 × 109 cặp nuclêôtit
B. 6 ×109 cặp nuclêôtit
C. 24 × 109 cặp nuclêôtit

D. 18 × 109 cặp nuclêôtit

Câu 9. Một loài có 2n = 24, có 3 tế bào đang nguyên phân, tổng số crômatic ở kỳ giữa quan sát thấy
trong các tế bào là
A. 144
B. 48
C. 72
D. 132

Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 9


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
Câu 10. Ở thể đột biến của một loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra
số tế bào có tổng cộng là 144NST. Bộ NST lưỡng bội của loài đó có thể là bao nhiêu? Đó là dạng đột

biến nào?
A. 2n = 8, dị bội dạng thể ba hoặc 2n = 10, dị bội dạng thể một.
B. 2n = 8, dị bội dạng thể một hoặc 2n = 10, dị bội dạng thể ba.
C. 2n = 12, dị bội dạng thể ba hoặc 2n = 10, dị bội dạng thể một.
D. 2n = 12, dị bội dạng thể một hoặc 2n = 10, dị bội dạng thể ba.
Câu 11. Từ một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt
nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu?
A. 128
B.256
C. 64
D. 224
Câu 12. Quá trình nguyên phân từ một hợp tử của ruồi giấm tạo được 8 tế bào mới. Số lượng NST đơn ở kì
cuối của đợt nguyên phân tiếp theo là:
A. 128
B. 512
C. 256
D. 64
Câu 13. Số thoi vô sắc đã được hình thành khi một tế bào trải qua 7 đợt nguyên phân:
A. 256 thoi vô sắc
B. 129 thoi vô sắc
C. 128 thoi vô sắc
D. 127 thoi vô sắc
Câu 14. Trong một tế bào người vào giai đoạn trước khi bước vào gián phân có số crômatit là:
A. 46 crômatit
B. 128 crômatit
C. 92 crômatit
D. 23 crômatit
Câu 15. Tế bào xôma ruồi giấm chứa 8 nhiễm sắc thể. Điều này có nghĩa là có thể có số tổ hợp nhiễm sắc
thể khác nhau trong các giao tử của nó là
A. 16

B. 32
C. 128
D. 64
Câu 16. Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.10 9 cặp nuclêôtit.Tế bào ở G1 chứa số cặp
nuclêôtit là
A. (6x2)x 109
B. 6x109
C. (6x3)x 109
D. (6x4)x109
Câu 17. Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.109 cặp nuclêôtit. Tế bào ở G2 chứa số cặp
nuclêôtit là
A. (6 x 2)x109
B. 6 x109
C. (6x3) x109
Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 10


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
D. (6x4) x109
Câu 18. Gà có 2n=78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là:
A. 78 nhiễm sắc thể đơn
B. 156 nhiễm sắc thể đơn
C. 78 nhiễm sắc thể kép
D. 156 nhiễm sắc thể kép
Câu 19. Vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
A. 92 tâm động
B. 46 crômatit
C. 92 nhiễm sắc thể kép

D. 46 nhiễm sắc thể đơn

ĐÁP ÁN:

1A
11B

2A
12A

3A
13D

4C
14C

5B
15A

6A
16B

7A
17A

8A
18C

9A
19A


10A

CHUYÊN ĐỀ 2 – GIẢM PHÂN
VẤN ĐỀ 2.1 – GIẢM PHÂN BÌNH THƯỜNG – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIAO TỬ
A. MỘT SỐ ĐIỂM LÝ THUYẾT CẦN LƯU Ý
I. Khái quát quá trình giảm phân

-

Giảm phân xảy ra đối với tế bào sinh dục chín.

-

Quá trình giảm phân tạo ra giao tử cung cấp cho quá trình sinh sản

-

Trong quá trình giảm phân NST trải qua 1 lần nhân đôi và 2 lần phân chia

Quá trình giảm phân làm giảm bộ NST của loài (n) để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh tái lập bộ NST
bình thường (2n)
Sự đa dạng về số loại giao tử sinh ra trong quá trình giảm phân là cơ sở cho sự đa dạng di truyền của
loài trong sinh sản hữu tính.

Kết quả giảm phân: từ 1 tế bào mẹ 2n tạo thành 4 tế bào con có bộ NST giảm đi ½ (n)
+ Ở tế bào sinh tinh tạo thành 4 tinh trùng
+ Ở tế bào sinh trứng tạo thành 1 trứng và 3 thể cực (sẽ bị tiêu biến sau đó)
II. Diễn biến quá trình giảm phân
1. Giảm phân 1:

Gồm kì trung gian và 4 kì phân bào chính thức
a. Kì trung gian 1:
- ADN và NST nhân đôi
- NST nhân đôi thành NST kép gồm 2 Crômatit dính với nhau ở tâm động
b. Kì đầu 1:
- Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng, có thể xảy ra trao đổi đoạn NST dẫn đến hoán vị
gen  đây là cơ sở cho sự đa dạng về di truyền ở các loài sinh sản hữu tính.

Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 11


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia

A

A

a

a

A

A

a

a


A

A

a

a

B

B

b

b

B

B

b

b

B

b

B


b

- NST kép bắt đầu đóng xoắn
- Màng nhân và nhân con tiêu biến
c. Kì giữa 1:
- NST kép đóng xoắn tối đa và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, đính với thoi vô
sắc ở tâm động
d. Kì sau 1:
- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào trên thoi vô sắc
e. Kì cuối 1:
- Thoi vô sắc tiêu biến
- Màng nhân và nhân con xuất hiện
- Số NST trong mỗi tế bào con là n kép
2. Giảm phân 2: Diễn biến giống nguyên phân
1-Kỳ trước II - NST vẫn ở trạng thái n NST kép
2-Giữa II - Các NST kép xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
3-Sau II - Các NST kép tách ra thành NST đơn, phân li về 2 cực
4-Kỳ cuối - Kết quả tạo 4 tế bào có bộ NST n đơn
III. Cơ chế giảm phân và tạo thành giao tử
1. Sự thay đổi số lượng bộ NST trong quá trình giảm phân
n
đơn
n
đơn

n kép
2n

2n kép


n
đơn

n kép

n
đơn
2. Cơ chế giảm phân bình thường của 1 cặp NST

XX
XY

XXYY
YY
Cơ chế giảm phân của cặp NST giới tính XY

Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

X
X
Y
Y

A

AA
Aa

A


AAaa

a

aa
Cơ chế giảm phân của cặp NST thường Aa

a

Trang 12


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
3. Số loại giao tử
Mỗi giao tử bình thường chứa n NST, mỗi cặp NST tương đồng đều có 1NST trong các giao tử.
=> Trong giao tử, mỗi vị trí NST đều có 2 cách chọn.
Vậy, với n cặp NST (n vị trí) thì số loại giao tử tối đa có thể tạo được là 2.2.2.2....= 2 n loại.

1,1’
2,2’

3,3’

4,4’

5,5’

6,6’


7,7’

8,8’

2
5

1
3
6
8

4
7

Các NST trong giao tử là một tập hợp ngẫu nhiên từ sự phân li của các cặp NST ở tế bào mẹ
Ví dụ: một loài có số lượng NST là 2n = 20 => số loại giao tử tối đa khác nhau có thể tạo được là 2 10
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Ở đậu Hà Lan, 2n = 14, các cặp NST đều có cấu trúc khác nhau, khi giảm phân bình thường có 2 cặp
NST xảy ra trao đổi đoạn. Xác định số loại giao tử sẽ được tạo ra trong trường hợp trên.
Bài 2. Bộ NST lưỡng bội của 1 loài là 2n = 8. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, vào kỳ đầu của giảm
phân 1 có 2 cặp NST đã xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm. Hỏi có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau có
thể được tạo ra?
Bài 3. Một cá thể sinh vật có bộ NST 2n, giả thiết mỗi cặp NST tương đồng đều chứa 1 cặp gen dị hợp. Khi
giảm phân bình thường số loại giao tử tối đa cá thể đó có thể tạo ra là 32. Nếu quá trình giảm phân xảy ra
có 2 cặp NST xảy ra trao đổi đoạn, thì số loại giao tử tối đa cá thể đó tạo ra được là bao nhiêu?
Bài 4. Ở giới cái một loài động vật (2n = 24), trong đó bốn cặp NST đồng dạng có cấu trúc giống nhau,
giảm phân có trao đổi chéo đơn xảy ra ở 2 cặp NST, số loại giao tử tối đa cá thể trên có thể tạo được là bao
nhiêu?
Bài 5. Một loài thực vật có 2n = 16, ở một thể đột biến xảy ra dạng đột biến cấu trúc tại 3NST thuộc 3 cặp

khác nhau. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử tạo ra, giao tử
không mang đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
Bài 6. Một tế bào sinh dục đực sơ khai của 1 loài nguyên phân 5 đợt liên tiếp. ¼ số tế bào con được tạo ra
tiến hành giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình hình thành giao tử là
96. Giả sử hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, của trứng là 25%.
a. Tìm bộ NST của loài.
b. Xác định số tế bào sinh trứng
Bài 7. Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh sản của một cá thể cái có một số tế bào sinh dục sơ khai
nguyên phân bốn lần liên tiếp. Có 75% số tế bào con được chuyển sang vùng chín và sau đó đã có tất cả
5400 nhiễm sắc thể bị tiêu biến cùng với các thể định hướng.
1. Xác định số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu.

Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 13


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
2. Các trứng tạo ra tham gia thụ tinh với hiệu suất 25%. Các hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau và đã
nhận của môi trường nguyên liệu tương đương 6300 nhiễm sắc thể đơn. Xác định số nhiễm sắc thể, số
crômatit trong các tế bào vào kỳ trước của lần nguyên phân cuối cùng. Cho biết 2n = 60.
Bài 8. Tại vùng sinh sản của ống sinh dục cái có 5 tế bào sinh dục nguyên phân liên tiếp 4 lần. Các tế bào
con tạo ra đều trở thành tế bào sinh trứng. Các tế bào này chuyển sang vùng chín và đã lấy của môi trường
nguyên liệu tương đương 6240 NST đơn.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài
b. Tính số NSt môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình tạo trứng từ 5 tế bào sinh dục sơ khai nói
trên
c. Đã có bao nhiêu NST tiêu biến trong các thể định hướng?

Bài 9. Tại một lò ấp trứng người ta thu được 4000 gà con. Hãy xác định:

a. Số lượng tế bào sinh dục đực và cái sơ khai tham gia vào quá trình tạo đàn gà con nói trên
b. Số lượng trứng mang NST X và Y?
Biết trong đàn gà tỉ lệ gà mái chiếm 60%, hiệu suất thụ tinh 100%, các trứng đượng thụ tinh đều có khả
năng nở bình thường.

Bài 1. HƯỚNG DẪN GIẢI
Đậu Hà Lan, 2n = 14 => có 7 cặp NST với cấu trúc khác nhau. Như vậy, quá trình tạo thành giao tử
sẽ tạo thành 27 loại giao tử khác nhau về các NST.
Khi 2 cặp xảy ra trao đổi đoạn sẽ làm hình thành 2 cặp NST với cấu trúc mới hoàn toàn => số loại
giao tử lúc đó là 29 loại
Bài 2. HƯỚNG DẪN GIẢI
Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra được sau khi trao đổi chéo tại 2 NST là 2^4 * 2^2 = 2^6 = 32 loại
Bài 3. HƯỚNG DẪN GIẢI
Khi giảm phân bình thường tạo ra tối đa 32 = 2n loại giao tử => n = 5, loài này có 5 cặp NST, bộ
NST của loài là 2n = 10
Khi giảm phân có 2 cặp NST xảy ra trao đổi đoạn thì số loại giao tử tối đa có thể tạo ra trong trường
hợp này là 27 = 128 loại
Bài 4. HƯỚNG DẪN GIẢI
Ở 4 cặp NST có cấu trúc giống nhau à quá trình giảm phân chỉ có 1 cách để chọn NST vào các giao
tử
Ở 8 cặp còn lại, mỗi cặp NST đều có 2 cách chọn để hình thành giao tử => 8 cặp = 2 8 cách.
Ở mỗi cặp xảy ra trao đổi chéo sẽ xuất hiện thêm 2 NST có cấu trúc mới => có thêm 2 cách chọn
cho mỗi cặp.
Vậy, Số loại giao tử tối đa = 28*22 = 1024

Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 14



Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
Bài 5. HƯỚNG DẪN GIẢI
2n = 16 => có 8 cặp
Tổng số loại giao tử khác nhau về các NST là 28
Đột biến cấu trúc xảy ra ở 3 NST thuộc 3 cặp khác nhau => ở mỗi cặp đột biến gồm 1NST bình
thường và 1NST đột biến.
Ở 3 cặp NST đột biến chỉ có 1 cách để chọn được NST bình thường
Ở 5 cặp còn lại = 25
=> số loại giao tử bình thường = 25*1*1*1=25 loại
Tỉ lệ giao tử không mang NST đột biến là 25/28=1/23=1/8 = 12,5%
Bài 6. HƯỚNG DẪN GIẢI
1 tế bào nguyên phân 5 lần  25 = 32 tế bào
¼ số tế bào con = 8 tế bào tham gia giảm phân  số giao tử đực tạo thành = ¼ * 32 * 4 = 32 giao tử (tinh
trùng)
a. 8 tế bào tham gia giảm phân cần cung cấp 8*2n NST đơn = 96 => 2n = 12
b. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% => có 32*50% = 16 tinh trùng được thụ tinh
 Vậy, cũng phải có 16 trứng được thụ tinh.
 Với hiệu suất là 25% thì tổng số trứng có mặt = 16/25% = 64 trứng
 Mà mỗi tế bào sinh trứng qua giảm phân tạo được 1 trứng => số tế bào sinh trứng
= 64
Bài 7. HƯỚNG DẪN GIẢI:
1. Số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu:
Gọi a là số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu. Suy ra số tế bào con sau nguyên phân: a.2 4 = 16a
Số tế bào sinh trứng: 75% x 16a = 12a
Số nhiễm sắc thể bị tiêu biến trong các thể định hướng:
3 x 12a x n = 5400
=>

36a x 60/2 = 5400


=>

a = 5400/ (36 x 30) = 5 tế bào

2. Số nhiễm sắc thể, số crômatit trong các tế bào:
Số hợp tử được tạo ra: 25%. 12a = 15 hợp tử
Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi hợp tử, ta có:
(2x - 1). 15. 60 = 6300
=>

2x = 6300/15.60 + 1 = 8 = 23

=>

x=3

Số tế bào tiến hành đợt nguyên phân cuối cùng: 15. 2x-1 = 15. 23-1 = 60
Vào kỳ trước của lần nguyên phân cuối cùng:
Số nhiễm sắc thể trong các tế bào:
60 x 60 = 3600 NST kép
Số crômatit trong các tế bào:
60 x 2 x 60 = 7200 crômatit
Bài 8. HƯỚNG DẪN GIẢI
a. 2n = 78

Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 15



Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
b. 12090 NST
c. 9360 NST đơn
Bài 9. HƯỚNG DẪN GIẢI
a. Tế bào sinh dục đực sơ khai: 1000
Tế bào sinh dục cái sơ khai: 4000
b. Trứng chứa NST X: 1600
Trứng chứa NST Y: 2400

C. TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP

EH
Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd eh thực hiện giảm phân. Số loại tinh trùng tối thiểu

Câu 1.
và tối đa có thể tạo ra là:
A. 2 và 12.
B. 6 và 32.
C. 3 và 6.
D. 3 và 8.
Câu 2. Có 7 tế bào sinh trứng của một có thể có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân. Nếu không có
đột biến, số loại giao tử tối đa thu được là:
A. 7
B. 8
C. 14
D. 28
Câu 3. Các tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường. Biết rằng
không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại tinh trùng tối đa được tạo ra là
A. 2.
B. 4.

C. 8.
D. 6.
Câu 4. Ở ruồi giấm, trên cặp nhiễm sắc thể số 1 xét một cặp alen dị hợp; trên cặp nhiễm sắc thể số 2 và 3
đều xét 2 cặp gen dị hợp tử. Trên cặp nhiễm sắc thể giới tính, xét 1 gen có 3 alen nằm trên vùng tương
đồng của nhiễm sắc thể XY. Nếu không xảy ra đột biến, xác định số loại giao tử tối đa được tạo ra ở tất
cả các con ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen nói trên?
A. 128
B. 24
C. 36
D. 192

AB
Câu 5. Ba tế bào sinh tinh đều có kiểu gen ab DdEe giảm phân bình thường và xảy ra hoán vị gen thì số
loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là:
A. 12
B. 8
C. 16
D. 4
Câu 6. Một cá thể sinh vật có bộ NST 2n, giả thiết mỗi cặp NST tương đồng đều chứa 1 cặp gen dị hợp. Khi
giảm phân bình thường số loại giao tử tối đa cá thể đó có thể tạo ra là 32. Nếu quá trình giảm phân xảy
ra có 2 cặp NST xảy ra trao đổi đoạn, thì số loại giao tử tối đa cá thể đó tạo ra được là:
A. 128 loại
B. 48 loại
C. 64 loại
D. 96 loại

Bb
Câu 7. Cho cơ thể có kiểu gen như sau:

bdf


tử
A. 25%

DF
df

, nếu các gen trong kiểu gen liên kết hoàn toàn thì số giao

tạo ra chiếm tỉ lệ là:
B. 50%

C. 6,25%

D. 12,5%

AbcD
aBCd giảm phân cho số loại giao tử là
Câu 8. Trong trường hợp liên kết hoàn toàn, thể dị hợp 4 cặp gen
A. 2

B. 3

Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

C. 4

D. 1

Trang 16



Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia

AbD
Abd khi giảm phân có trao đổi chéo giữa các crômatit tương đồng thì sẽ có tối
Câu 9. Cơ thể có kiểu gen
đa số loại giao tử là
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
Câu 10.Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ
A. 1/4
B. 1/6
C. 1/8
ĐÁP ÁN:

1A

2A

3C

4D

5A

6A

7A


D. 8 loại
D. 1/16
8A

9A

10C

VẤN ĐỀ 2.2 – GIẢM PHÂN BẤT THƯỜNG – RỐI LOẠN TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIAO
TỬ
A. MỘT SỐ ĐIỂM LÝ THUYẾT CẦN LƯU Ý
- Thoi vô sắc không hình thành làm cho tất cả các cặp NST không phân li  tạo giao tử bất thường là 2n và O
2n
đơn
2n kép
2n

2n
đơn

2n kép
O

O
O

- Rối loạn phân li ở lần phân bào 1 tạo 2 loại giao tử (n+1) và (n-1)

Rối loạn phân bào 1 của cặp NST giới tính XY


Rối loạn phân bào 1 của cặp NST thường Aa

- Rối loạn phân li ở lần phân bào 2
TH1: bất thường xảy ra ở cả 2 nhóm tế bào con  tạo ra giao tử (n+1) và (n-1)

Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 17


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
TH2: bất thường xảy ra ở 1 trong 2 nhóm tế bào con  tạo ra giao tử (n+1), (n-1) và n

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1.Tế bào sinh dục đực sơ khai của một cá thể ruồi giấm có kiểu gen AaX bY tiến hành giảm phân hình
thành giao tử. Ở lần phân bào II do thoi vô sắc không hình thành nên cặp nhiễm sắc thể giới tính không
thể phân li bình thường sẽ dẫn đến hình thành những loại giao tử không bình thường nào?
Bài 2.Một cơ thể có tế bào chứa NST giới tính X AXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số
tế bào cặp NST này không phân li trong lần phân bào II. Hỏi cơ thể trên có thể tạo ra những loại giao tử
nào?
Bài 3.Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2 và Bb nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 5.
Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp nhiễm sắc thể số 2 không phân li ở kì
sau I trong giảm phân thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào?

AB D d
X X
Bài 4.Một tế bào sinh trứng có kiểu gen: ab
thực tế khi giảm phân bình thường tạo được mấy loại
trứng?


AB
DdFf
Bài 5.Có 2 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen ab
tiến hành giảm phân bình
thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu?
Bài 6.Ở đậu Hà Lan, 2n = 14, các cặp NST đều có cấu trúc khác nhau, khi giảm phân bình thường có 2 cặp
NST xảy ra trao đổi đoạn. Xác định số loại giao tử sẽ được tạo ra trong trường hợp trên.

Bài 1. HƯỚNG DẪN GIẢI
Quá trình giảm phân của cặp Aa  2 loại giao tử A, a
Quá trình giảm phân của cặp giới tính, do lần phân bào II không phân li nên có thể tạo được các loại giao tử
không bình thường sau: XX, YY, O.
Sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa 2 cặp NST sẽ tạo ra các loại giao tử không bình thường sau: AXX, AYY, AO,
aXX, aYY, aO.
Bài 2. HƯỚNG DẪN GIẢI
Một số tế bào không phân li trong lần phân bào II sẽ tạo thành các loại giao tử bất thường: X AXA, XaXa, O
Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 18


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
Các tế bào còn lại phân li bình thường sẽ tạo thành giao tử bình thường: X A, Xa

XAXA
XAXa

XAXA
XaXa

XaXa

XAXA
O
XaXa

XA

XAXA
XAXa

XA

XAXA
XaXa

Xa

XX

a a

Xa

O

Bài 3. HƯỚNG DẪN GIẢI
Cặp NST số 2 ở tế bào sinh tinh chứa cặp gen Aa, không phân li trong lần phân bào I sẽ tạo thành các loại
giao tử sau: Aa, O
Cặp NST số 5 chứa cặp Bb phân li bình thường tạo giao tử B, b

Sự tổ hợp ngẫu nhiên sẽ tạo các loại giao tử: AaB, Aab, OB, Ob
Bài 4. HƯỚNG DẪN GIẢI

AB D d
X X
Kiểu gen ab
trong một cơ thể, nếu liên kết hoàn toàn tạo được 4 loại giao tử: ABX A, abXA, ABXa,
abXa
Nếu cơ thể có hoán vị sẽ tạo thêm được 4 loại giao tử nữa là: AbXA, AbXA, AbXa, AbXa
Nhưng, đề bài cho “một tế bào sinh trứng”, nên quá trình giảm phân chỉ tạo được 1 loại trứng trong số các
loại trên.

AABB

AB
ab

AABB
aabb
aabb

AB
AB
ab
ab

XAXA
XAXa

XAXA

XaXa
XaXa

XA
XA
Xa
Xa

Bài 5. HƯỚNG DẪN GIẢI

AB
DdFf
Cơ thể có kiểu gen ab
khi giảm phân không hoán vị sẽ tạo được 8 loại giao tử liên kết. Nếu có hoán
vị sẽ tạo thêm được 8 loại giao tử hoán vị (tổng cộng 16 loại)
Nhưng, đề bài cho “2 tế bào sinh tinh” nên trong trường hợp có hoán vị sẽ tạo được tối đa 8 loại giao tử. Nếu
không hoán vị, mỗi tế bào chỉ cho được 2 loại giao tử  2 tế bào sẽ tạo tối đa 4 loại giao tử.
Bài 6. HƯỚNG DẪN GIẢI
Đậu Hà Lan, 2n = 14 => có 7 cặp NST với cấu trúc khác nhau. Như vậy, quá trình tạo thành giao tử sẽ tạo
thành 27 loại giao tử khác nhau về các NST.
Khi 2 cặp xảy ra trao đổi đoạn sẽ làm hình thành 2 cặp NST với cấu trúc mới hoàn toàn => số loại giao tử lúc
đó là 29 loại
C. TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP
Câu 1. Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành
giao tử đực và cái. Ở một số tế bào sinh giao tử, cặp nhiễm sắc thể số 1 và cặp nhiễm sắc thể số 2 phân
Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 19



Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
li bình thường trong giảm phân I nhưng không phân li trong giảm phân II. Các loại giao tử có thể được
tạo ra từ các cơ thể này là:
A. n; n-1; n+1; n-2; n+2.
B. n; n+ 1 - 1; n+1+1, n - 1- 1, n - 1+ 1.
C. n+1; n-1; n.
D. n; n+ 2-2; n+2+2, n+2- 2, n- 2+ 2.
Câu 2. Một cá thể sinh vật có bộ NST 2n, giả thiết mỗi cặp NST tương đồng đều chứa 1 cặp gen dị hợp. Khi
giảm phân bình thường số loại giao tử tối đa cá thể đó có thể tạo ra là 32. Nếu quá trình giảm phân xảy
ra có 2 cặp NST xảy ra trao đổi đoạn, thì số loại giao tử tối đa cá thể đó tạo ra được là:
A. 48 loại
B. 64 loại
C. 128 loại
D. 96 loại
B
Câu 3. Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaX Y tiến hành giảm phân hình thành giao tử, trong đó
ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể
giới tính phân li bình thường. Nếu giảm phân II diễn ra bình thường thì kết thúc quá trình này sẽ tạo ra
số loại giao tử tối đa là
A. 6.
B. 7.
C. 4.
D. 8.
Câu 4. Xét cặp NST giới tính XY ở 1 tế bào sinh tinh, sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính này ở lần
phân bào II của giảm phân sẽ tạo ra được những loại giao tử nào?
A. XX, YY và O
B. XY và O
C. X và Y
D. XX và O
Câu 5. Trong trường hợp rối loạn phân bào 2, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen XY khi

nhiễm sắc thể kép XX không phân ly là
A. XX , Y và 0.
B. XX, XY và 0.
C. XY và 0.
D. X, Y và 0.

AbcD
Câu 6. Trong trường hợp liên kết hoàn toàn, thể dị hợp 4 cặp gen aBCd giảm phân cho số loại giao tử là
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 7. Trong trường hợp rối loạn phân bào 2, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen X AXa

A. XaXa và 0.
B. XAXA, XaXa và 0. C. XA và Xa.
D. XAXA và 0.
Câu 8. Xét cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, một tế bào sinh tinh có sự rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể
giới tính này trong lần phân bào 2 ở cả 2 tế bào con sẽ hình thành các loại giao tử mang nhiễm sắc thể
giới tính:
A. XX và YY.
B. XX, YY và O.
C. XX, Y và O.
D. X, Y.

GH
GH
Cá thể có kiểu gen gh XPQXpq, cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa cặp gen gh không phân ly

Câu 9.

trong giảm phân II, cặp nhiễm sắc thể giới tính giữ nguyên cấu trúc và giảm phân bình thường thì số
loại giao tử hình thành là:
A. 14
B. 16
C. 8
D. 4
Câu 10. Một loài thực vật có 2n = 16, ở một thể đột biến xảy ra dạng đột biến cấu trúc tại 3NST thuộc 3
cặp khác nhau. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử tạo ra ,
giao tử không mang đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu
A. 12,5%
B. 25%
C. 75%
D. 87,5%
Câu 11. Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n = 38. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1350 tế
bào sinh tinh người ta thấy có 54 tế bào có cặp NST số 7 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện
khác trong giảm phân diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có
20 NST chiếm tỉ lệ:
A. 2%
B. 49%
C. 47%
D. 27%
A a
A
A a a
Câu 12. Mẹ có kiểu gen X X , bố có kiểu gen X Y, con gái có kiểu gen X X X . Cho biết quá trình giảm
phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về
quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân II ở bố, cặp nhiễm sắc thể số 21 không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072


Trang 20


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
B. Trong giảm phân I ở mẹ, cặp nhiễm sắc thể số 21 không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở mẹ, cặp nhiễm sắc thể số 23 không phân li, ở bố giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân I ở bố, cặp nhiễm sắc thể số 23 không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.
Câu 13.Ở người, sự rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể thứ 18 ở lần phân bào 2 của giảm phân ở 1 trong
2 tế bào con sẽ tạo ra:
A. 2 tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng thừa 1 nhiễm sắc thể 18.
B. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng có 2 nhiễm sắc thể 18 và 1 tinh trùng không có nhiễm sắc thể 18.
C. 2 tinh trùng thiếu 1 nhiễm sắc thể 18 và 2 tinh trùng bình thường.
D. 1 tinh trùng bình thường, 2 tinh trùng có 2 nhiễm sắc thể 18 và 1 tinh trùng không có nhiễm sắc thể 18.
Câu 14.Trong mỗi tế bào sinh dưỡng bình thường đều có số nhiễm sắc thể là 18. Nếu một nhóm tế bào sinh
tinh của thể đột biến một nhiễm giảm phân bình thường sẽ tạo ra loại giao tử có 9 nhiễm sắc thể với tỉ
lệ:
A. 50%
B. 25%
C. 75%
D. 100%
Câu 15.Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Khi quan sát quá trình giảm phân của
1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 10 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân
I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường.
Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 2 nhiễm sắc thể số
1 chiếm tỉ lệ:
A. 1%
B. 2%
C. 0,25%
D. 0,5%
Câu 16.Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành

giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm
phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ
hợp về nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2
B. 2n-2; 2n; 2n+2+1
C. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
D. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2
Câu 17.Ở ngô, giả thiết hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh; noãn (n+1) vẫn thụ tinh bình thường.
Gọi gen R qui định hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen r qui định hạt trắng. Cho P: ♂ RRr (2n+1) x ♀ Rrr
(2n+1). Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:
A. 3 đỏ : 1 trắng
B. 5 đỏ : 1 trắng.
C. 11 đỏ : 1 trắng
D. 35 đỏ : 1 trắng
A a
A
Câu 18. Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen X X , bố có kiểu gen X Y. Trong quá trình giảm phân tạo giao
tử của bố, cặp nhiễm sắc thể XY không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, còn quá
trình giảm phân của mẹ bình thường. Sau khi thụ tinh, có thể tạo thành các loại hợp tử bị đột biến là
A. XAXAY, XAXaY, XAO, XaO.
B. XAXaY, XaXaY, XAO, XaO.
C. XAXAY, XaXaY, XAO, YO.
D. XAXAY, XaXaY, XaO, YO.
Câu 19. Do đột biến lệch bội, ở người có dạng XXY. Bệnh mù màu do đột biến gen lặn m trên NST X. Một
người phụ nữ bị mù màu, kết hôn với người chồng mắt bình thường. Họ sinh được một con trai XXY
nhưng không bị mù màu. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
A. Con trai có kiểu gen XMXmY và bị lệch bội do giảm phân bất thường ở mẹ.
B. Con trai có kiểu gen XMXmY và bị lệch bội do giảm phân bất thường ở bố.
C. Con trai có kiểu gen XMXMY và bị lệch bội do giảm phân bất thường ở bố.
D. Con trai có kiểu gen XMXMY và bị lệch bội do giảm phân bất thường ở mẹ.

Câu 20. Nếu một cặp vợ chồng có kiểu gen XAY và XAXa, họ có một đứa con có kiểu gen X aXaY. Điều này
được giải thích là:
A. Do rối loạn ở lần phân bào II trong giảm phân xảy ra ở mẹ.
B. Do rối loạn ở lần phân bào I trong giảm phân xảy ra ở mẹ.
C. Do đột biến gen A thành gen a xảy ra trong giảm phân của mẹ.
D. Do đột biến gen A thành gen a xảy ra trong giảm phân của bố.

Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 21


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
ĐÁP ÁN: 1B
13B

2C
14A

3D
15D

4A
16A

5A
17B

6C
18A


7B
19B

8A
20A

9D

10A

11A

12C

CHUYÊN ĐỀ 3 – ADN, ARN VÀ GEN
VẤN ĐỀ 3.1 – CẤU TRÚC ADN
A. MỘT SỐ ĐIỂM LÝ THUYẾT CẦN LƯU Ý
1. Cấu trúc hóa học của ADN
ADN cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P
ADN là một đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit
(viết tắt là Nu)
2. Cấu tạo một nuclêôtit:
Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần:
Đường đêoxiribôza: C5H10O4
Axit phốtphoric: H3PO4
Bazơ nitơ: gồm 2 loại chính: purin và pirimidin:
+ Purin: nuclêôtit có kích thước lớn hơn: A (Adenin) và G (Guanin) ( có cấu tạo vòng kép)
+ Pirimidin: nuclêôtit có kích thước nhỏ hơn: T (Timin) và X (Xitozin) ( có cấu tạo vòng đơn)
Tất cả các nuclêôtit đều giống nhau thành phần đường và photphat, nên người ta vẫn gọi tên

thành phần bazơ nitơ là tên Nu: Nu loại A, G, T, X...
Bazơ nitơ liên kết với đường tại vị trí C thứ 1; nhóm photphat liên kết với đường tại vị trí C thứ
5 tạo thành cấu trúc 1 Nucleotit.
3. Sự tạo mạch
Khi tạo mạch, nhóm photphat của Nuclêôtit đứng trước sẽ tạo liên kết với nhóm OH của Nu
đứng sau (tại vị trí C số 3). Liên kết này là liên kết photphodieste (nhóm photphat tạo liên kết este với OH
của đường của chính nó và tạo liên kết este thứ 2 với OH của đường của Nuclêôtit kế tiếp => đieste). Liên
kết này, tính theo số thứ tự đính với C trong đường thì sẽ là hướng 3'-OH; 5'-photphat.
4. Cấu trúc không gian của ADN:
Hai mạch đơn xoắn kép, song song và ngược chiều nhau.
Xoắn từ trái qua phải, gọi là xoắn phải, tạo nên những chu kì xoắn nhất định mỗi chu kì gồm 10
cặp nuclêôtit và có chiều dài 34A0, đường kính là 20 A0.
5. Tính chất ADN:
Tính đa dạng trên cơ sở số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.
6. Một số công thức
Số nucleotit mỗi loại trong ADN: A=T; G = X
N = A + T + G + X = 2A + 2G = 2T + 2X
Số nucleotit mỗi loại trong từng mạch đơn ADN
A1 = T2 , T1 = A2 , G1 = X2 , X1 = G2
A1 +A2 = T1 +T2 = A1 +T1 = A2 +T2
 G1+ X1 = G2+ X2= G1+ G2 = X1+ X2
Tỷ lệ phần trăm mỗi loại nucleotit trong ADN
Tổng số chu kỳ xoắn trong ADN:
Chiều dài của ADN: 0
Khối lượng phân tử ADN:
Số liên kết hyđrô trong ADN:
H = 2A + 3G = 2A+ 3X ….= N +G
Số liên kết hóa trị trong mỗi nuclêôtit HT1 = N
Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072


Trang 22


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit HT2 = N – 2
Tổng số liên kết hóa trị Tổng số liên kết hóa trị giữa đường và axit nucleic trong ADN: K = 2N – 2
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Một gen có khối lượng phân tử là 9.105 đvC.
a. Tính chiều dài của gen bằng milimét?
b. Trên mạch 1 của gen có A = 2T = 3G = 4X. Tính số Nuclêôtít mỗi loại trên từng mạch đơn của gen?
Bài 2. Một gen có số liên kết Hyđrô là 3120 và tổng số liên kết hoá trị là 4798. Trên mạch đơn thứ nhất của
gen có: A = 120, trên mạch đơn thứ hai có G = 240.
a. Chiều dài, khối lượng và số chu kỳ xoắn của đoạn gen trên?
b. Số Nuclêôtít mỗi loại của gen:
c. Tỉ lệ phần trăm từng loại Nuclêôtít trên mỗi mạch đơn của gen là:
Bài 3. Một đoạn ADN chứa hai gen:
- Gen thứ nhất dài 0,51 μm và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất như sau:
A: T: G: X = 1: 2: 3: 4
- Gen thứ hai dài bằng phân nửa chiều dài của gen thứ nhất và có số lượng nuclêôtit từng loại trên mạch
đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4
Xác định:
1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của mỗi gen.
2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN
3. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn ADN
Bài 4. Một gen có 60 vòng xoắn và có chứa 1450 liên kết hyđrô. Trên mạch thứ nhất của gen có 15%
ađênin và 25% xitôzin. Xác định:
1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen;
2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen trên mỗi mạch gen;
3. Số liên kết hoá trị của gen
Bài 5. Một gen chứa 1498 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit. Gen tiến hành nhân đôi ba lần và đã sử dụng

của môi trường 3150 nuclêôtit loại ađênin.
Xác định:
1. Chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtit của gen
2. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp, số liên kết hyđrô bị phá vỡ và số liên kết hoá trị được
hình thành trong quá trình nhân đôi của gen
Bài 1.

HƯỚNG DẪN GIẢI:
Tổng số nu: N = 9.105/300 = 3000 nu
a. Chiều dài của gen: L = 1500 x 3,4Ao x 10-7 = 51.10-5mm
b. Số nuclêôtít mỗi loại trên từng mạch:
A1 = 2T1 = 3G1 = 4X1 => A1 + T1 + G1 + X1 = 4X1+2X1+4/3X1+1X1 = 25/3X1 = 1500
 X1 = 180
A1 = T2 = 4X1 = 720; A2 = T1 = 2X1 = 360; X1 = G2 = 180; X2 = G1 = 240.

Bài 2.

HƯỚNG DẪN GIẢI:

Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 23


Chuyên đề Bài tập Sinh học 12 và Phương pháp giải đề thi THPT Quốc gia
Tổng số nuclêôtít của gen:
2N – 2 = 4798 => N = 2400 nu
a. Tính:
Chiều dài: L = 1200 x 3,4Ao = 4080Ao
Khối lượng: M = 2400 x 300đvC = 720.000đvC

Chu kỳ xoắn: C = 2400/20 = 120 chu kỳ
b. Số nuclêôtít từng loại của gen:
2A + 3G = 3120
2A + 2G = 2400
=>
A = T = 480 nu; G = X = 720 nu
c. Tỉ lệ phần trăm từng loại Nuclêôtít trên mỗi mạch đơn của gen là:
A1 = T2 = 120 = 10%; A2 = T1 = 360 = 30%
G2 = X1 = 240 = 20%; G1 = X2 = 480 = 40%
Bài 3. HƯỚNG DẪN GIẢI:
1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của mỗi gen:
a- Gen thứ nhất:

2 x0,51x104
 3000nu
3, 4
Tổng số nuclêôtit của gen: N =
Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 3000: 2 = 1500 (nu)
Theo đề bài:
A1: T1: G1: X1 = 1: 2: 3: 4 = 10%: 20%: 30%: 40%
Vậy số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ nhất:
A1 = T2 = 10% = 10%. 1500 = 150 (nu)
T1 = A2 = 20% = 20%. 1500 = 300 (nu)
G1 = X2 = 30% = 30%. 1500 = 450 (nu)
X1 = G2 = 40% = 40%.1500 = 600 (nu)
b- Gen thứ hai:
Số nuclêôtit của gen: 3000: 2 =1500 (nu)
Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen: 1500: 2 = 750 (nu)
Theo đề bài:
A2 = T2/2 = G2/3 = X2/4 => T2 = 2A2, G2 = 3A2, X2 = 4A2

A2 + T2 + G2 + X2 = 750
A2 + 2A2 + 3A2 + 4A2 = 750
=>
A2 = 750/10 = 75
Vậy, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ hai:
T1 = A2 = 75 (nu) = 75/750. 100% = 10%
A1 = T2 = 2. 10% = 20% = 20%.750 = 150 (nu)
X1 = G2 = 3. 10% = 30% = 30%. 750 = 225 (nu)
G1 = X2 = 10%. 4 = 40% = 40%. 750 = 300 (nu)
2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN:
Đoạn ADN có: 3000 + 1500 = 4500 (nu)
A = T = 150 + 300 + 75 +150 = 675 (nu) => 675/4500. 100% = 15%
G = X = 50% - 15% = 35% => 35%. 4500 = 1575 (nu)
3. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn ADN:
Số liên kết hyđrô:
Ths. Nguyễn Lâm Quang Thoại – 0989.626.072

Trang 24


×