Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích rừng xà nu của nguyễn trung thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.09 KB, 9 trang )

Phân tích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (bài phân tích đầy đủ)
Mở bài:
Nguyễn Trung Thành là một trong những nhà văn nổi bậc nhất của nền văn học
Việt Nam thời kháng chiens chống Pháp và chống Mĩ. Ông gắn bó với mảnh đất
Tây Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Nguyễn Trung
Thành hiểu biết sâu sắc, gắn bó mật thiết với cảnh vật và con người Tây Nguyên.
Chính vì vậy mà nhà văn đã có khá nhiều tác phẩm viết rất hay về mảnh đất này.
Ông được coi là nhà văn của Tây Nguyên. Chính vì vậy mà nhà văn đã có khá
nhiều tác phẩm viết rất hay về mảnh đất này. Truyện ngắn Rừng xà nu ra đời trong
khoảng thời gian ấy.

Thân bài:
Khái quát truyện ngắn Rừng xà nu:
Nguyễn Trung Thành là cây bút có nhiều thành công khi viết về những nhân vật
được coi là con đẻ của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Suốt đời ông đã đi tìm cái
anh hùng, cái cao cả của núi rừng. Viết về hai cuộc chiến tranh chống thực dân
Pháp và đế quốc Mĩ, tác phẩm của Nguyễn Trung Thành thường mang đậm tính sử
thi, đề cập đến những vấn đề trọng đại của dân tộc, của đất nước, xây dựng những
tính cách anh hùng, nhân vật anh hùng tiêu biểu cho ý chí và sức mạnh của nhân
dân đứng lên để chiến đấu vì đôc lập, tự do.

Rừng xà nu được tác giả viết vào khoảng giữa năm 1965, khi Mĩ ồ ạt đổ quân vào
bãi biển Chu Lai (Đà Nẵng) và tấn công miền Nam. Nguyễn Trung Thành viết
Rừng xà nu với ý nguyện vổ vũ mọi người đứng lên chiến đấu chống lại kẻ thù
xâm lược giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Thông qua hai câu chuyện về cuộc đời Tnú và chuyện về cuộc nổi dậy của người
dân làng Xô Man, tác phẩm tái hiện không khí một giai đoạn quyết liệt trong
phong trào cách mạng giải phóng miền Nam (khoảng cuối những năm 50 của thế



kỉ XX), Trong đó, chuyện về cuộc đời Tnú đóng vai trò chủ đạo. Trong truyện,
hình ảnh dân làng Xô Man vùng dậy tiêu diệt bọn Mĩ – Ngụy có ý nghĩa tiêu biểu
cho cuộc đồng khởi của nhân dân miền Nam thời Mĩ – Diệm. Cuộc đồng khởi đã
nổ ra theo quy luật mà cụ Mết đã nói với con cháu “Chúng nó đã cầm súng chúng
ta phải cầm giáo”. Tức là phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản
cách mạng. Nhân dân miền Nam muốn thoát khỏi sự áp bức của kẻ thù chỉ còn con
đường duy nhất là chiến đấu vũ trang. Đây cũng chính là chủ để của tác phẩm.

Hình tượng cây xà nu:
Cây xà nu – một hình tượng nghệ thuật độc đáo:
Xà nu vốn là loài cây thuộc họ thông mọc nhiều ở Tây Nguyên. Đây là loại cây có
sức sống mãnh liệt, nó có thể sinh sôi nảy nở ngay cả trên những vùng đất khô cằn
hay khí hậu khắc nghiệt. Đây cũng là loài cây gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh
hoạt của người dân Tây Nguyên.

Trong truyện ngắn Rừng xà nu, hình tượng cây xà nu có mặt xuyên suốt chiều dài
của thiên truyện và cây xà nu được coi như một “nhân vật” quan trọng góp phần
làm nên thành công của tác phẩm.

Ngay mở đầu tác phẩm, nhà văn đã miêu tả hình tượng cây xà nu với một sức sống
quật cường. “Cả rừng xà nu có hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có
những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đồ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết
thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần
dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. Trong rừng ít có loài
cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn
năm cây con mọc lên, ngọn cây xanh rờn nhọn hình mũi tên lao thẳng lên bầu trời.
Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế (…) Đạn đại bác không giết nổi
chúng, những vết thương của chúng chóng lành như một thân thể cường tráng.
Chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng
xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…”.



Khi kết thúc tác phẩm vẫn là hình ảnh cây xà nu hùng dũng đứng giữ đại ngàn.
Nếu đoạn văn mở đầu kết thúc với hình ảnh đồi xà nu “Đứng trên đôi xà nu ấy
trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối
tiếp chạy tới chân trời”. Đây là kết câu truyện theo kiểu đầu cuối tương ứng có ý
nghĩa đặc biệt. Hình ảnh ấy không chỉ cho thấy sức sống bất diệt của cây xà nu
dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù mà còn tượng trưng cho sức sống quật cường
của người dân làng Xô Ma nói riêng và của người dân Tây Nguyên nói chung
trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong câu chuyện về cuộc đời Tnú, về cuộc nổi dậy của người dân làng Xô Man,
hình tượng cây xà nu chính là một ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Trong tác phẩm
này, tác giả đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần vừa trực tiếp, vừa gián tiếp về cây xà nu,
rừng xà nu hay những biến thể khác của xà nu như củi xà nu, nhựa xà nu, khói xà
nu…

Cây xà nu – phẩm chất và sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên:
Cây xà nu, có thể nói, đã trở thành một “nhân vật” gắn bó mật thiết với cuộc sống
sinh hoạt của người dân làng Xô Man. Đã bao đời nay xà nu đã ăn đời ở kiếp với
người dân làng Xô Man. Lửa xà nu cháy giần giật trong bếp của mỗi nhà. Tnú và
Mai dùng tấm bảng nứa xông khói xà nu để học chữ và khi Tnú đọc thư của anh
Quyết cũng dưới ánh lửa xà nu… Đồng thời, cây xà nu còn thấm sâu vào nếp nghĩ
suy và cảm xúc của người dân làng Xô Man. Tnú thấy ngực cụ Mết “căng như một
cây xà nu lớn”. Còn cụ Mết lại tự hào rằng “không có loài cây nào mạnh bằng cây
xà nu đất ta”…Xà nu là chính là một phần sự sống của Tây Nguyên, mang đặc sắc
trưng Tây Nguyên.

Không chỉ có vậy, xà nu còn là hình ảnh tiêu biểu cho số phận, phẩm chất, sức
sống bất diệt và tinh thần đấu tranh bất khuất, quật cường của người dân Tây

Nguyên, gắn liền với những sự kiện trọng đại của người dân làng Xô Man.


Khi Tnú bị giặc bắt, bọn chúng đã dùng giẻ tẩm nhựa xà nu quấn vào mười đầu
ngón tay của Tnú để đốt “mười ngón tay đã trở thành ngọn đuốc”. Nhưng anh
không hề kêu van “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anhh nghe
lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát nơi đầu lưỡi. Răng anh
cắn nát môi anh rồi (…). Không, Tnú sẽ không kêu, không”.

Chính hành động tàn bạo của giặc là động lực thúc đẩy người dân làng Xô Man
vùng lên chiến đấu. Thế rồi chính đống lửa mà thằng Dục đã đốt lên để làng nhìn
rõ cảnh bọn chúng tra tấn Tnú giờ đây đã trở thành đống lửa soi rõ xác của mười
tên lính giặc nằm ngổn ngang “đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ”. “Xác mười
tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đỏ”. Và cả đêm ấy, cả rừng xà nu ào ào
rung động dưới ánh sáng của lửa xà nu, người dân làng Xô Man dưới sự chỉ huy
của cụ Mết vào rừng lấy vũ khí đứng lên đồng khởi.

Đến đây, có thể nói, tác giả đã miêu tả rất chi tiết về cây xà nu, rừng xà nu thông
qua những hình ảnh đầy giá trị tạo hình, xà nu như được khắc chạm thành hình,
thành khối, mang nét đặc trưng của Tây Nguyên.

Cây xà nu chính là biểu tượng cho các thế hệ người dân làng Xô Man:
Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả về cây xà nu, nhà văn còn đặt xà nu trong mối
tương quan với các thế hệ người dân làng Xô Man. Cây xà nu, rừng xà nu được
nhà văn miêu tả như một nhân vật có linh hồn, có tính cách và được khắc họa trong
sự hòa nhập, tương ứng với những phẩm chất của người dân làng Xô Man.

Ta có thể thấy được điều đó trong toàn bộ tác phẩm. Mỗi thế hệ cây xà nu tượng
trưng cho một thế hệ người dân làng Xô Man. Người dân làng Xô Man yêu tự do
cũng giống như cây xà nu ham sáng mặt trời/ Dân làng Xô Man chịu bao đau



thương mất mát cũng như rừng xà nu bị tàn phá bởi bom đạn của giặc “mỗi ngày
hai lần”.

Các thế hệ cây xà nu cứ cây này ngã xuống thì đã có cây khác mọc lên. Cây nào
cũng vươn thẳng bất chấp đạn bom giội xuống cũng giống như các thế hệ người
dân làng Xô Man, người này ngã xuống thì người khác đứng lên tiếp tục chiến đấu
vì tự do. Như vậy, các thế hệ cây xà nu chính là biểu tượng cho các thế hệ người
dân làng Xô Man, người dân Tây Nguyên nói riêng và các thế hệ nhân dân Việt
Nam nói chung, bất khuất, kiên cường, trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do
của dân tộc.

Hình tượng tập thể anh hùng làng Xô Man:
Hình ảnh nhân vật Ông Cụ Mết:
Cụ Mết chính là một cây xà nu lớn, một già làng giàu kinh nghiệm. Đã sáu mưới
tuổi nhưng hình dáng vẫn quắc thước như xưa. Tiếng nói của cụ Mết vẫn ồ ồ, dội
sang trong lồng ngực, râu dài đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, ở trần, ngực căng
như một cây xà nu lớn. Cách nói của cụ cũng khác lạ, đơn giản nhưng chắc nịch.
Không bao giờ khen “tốt, giỏi” . Khi vừa ý nhất cụ cũng chỉ nói là “được”.

Cụ Mết là con người có tấm lòng thương yêu, che chở cho mọi người. Cụ không
chỉ là chỗ dựa cho Tnú mà còn cho cả dân làng Xô Man kiên cường.

Không chỉ vậy, cụ Mết còn là một người có tính cách quật cường, bất khuất tiêu
biểu cho tính cách của mỗi con người Việt Nam trong chiến tranh. Dặn dò con
cháu các thế hệ, cụ thường nhắc đinh ninh: Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi
bay còn sống phải nói lại cho con cháu: “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm
giáo”. Cụ Mết luôn có niềm tin mãnh liệt vào dân tộc mình, vào quê hương mình
như chính lời khẳng định “không gì mạnh bằng cây xà nu đất ta (…) thứ gạo mà

dân tộc Strá làm ra là thứ gạo ngon nhất vùng rừng núi này”.


Có thể nói, cụ Mết chính là linh hồn của dân làng Xô Man, là nhân vật tượng trưng
cho lịch sử cho truyền thống quật cường, bất khuất, cho sức sống bền bỉ của người
dân làng Xô Man. Cụ cũng chính là hình ảnh tiêu biểu cho phẩm chất yêu nước,
lòng tự hào dân tộc và truyền thống của quê hương.

Hình ảnh nhân vật Tnú:
Nổi bật trong những người dân làng Xô Man là Tnú. Đây là một nhân vật độc đáo,
giàu chất sử thi, tập trung những phẩm chất cao đẹp của một dân tộc anh hùng.

Tnú vốn là một đứa trẻ mồ côi. Anh lớn lên trong sự cưu màng đùm bọc của dân
làng Xô Man. Có lẽ vì thế mà Tnú rất gắn bó với dân làng và mang những phẩm
chất tốt đẹp của dân làng. Đúng như lời nhận xét của cụ Mết về Tnú “đời nó khổ,
nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.

Ngay từ khi còn nhỏ, Tnú đã là một chú bé gan góc, táo bạo và trung thực, trung
thành tuyệt đối với cách mạng.

Tnú và Mai cùng học chữ nhưng Tnú học thua Mai liền đập vỡ bảng rồi lấy đã tự
đập vào đầu để rồi hôm sau lại gọi Mai ra phía sau hốc đá hỏi xem “chữ o có móc
là chữ gì”. Học chữ thì chậm như vậy nhưng “đi đường núi thì đầu nó sáng lạ
lùng”. Khi làm liên lạc, đi đường rừng Tnú không bao giờ đi đường mòn, toàn
băng đường rừng mà đi. Khi qua sông bơi không qua chỗ nước êm mà cứ “lựa chỗ
thác nước mạnh mà bơi ngang”.


Khi giặc về làng, bọn chúng khủng bố rất dã man. Nhưng Tnú và Mai không sợ,
vẫn hăng hái vào rừng nuôi cán bộ Cách mạng. Khi bị giặc bắt, bọn chúng tra hỏi

Tnú nơi ở của Cộng sản, Tnú mạnh mẽ đặt tay lên bụng mà nói “ở đây này”.

Sau khi trưởng thành, Tnú đã trở thành lớp người kế cận trung thành của các mạng.
Chứng kiến cảnh vợ con bị giặc bắt hành hạ tra tấn, Tnú không thể chịu nổi “mắt
anh như hai cục lửa lớn”. Tnú dũng cảm xông vào giữa bọn lính để cứu vợ và con
nhưng khong được.

Bị giặc bắt, chúng lấy giả tẩm nhựa xà nu quấn vào mười đầu ngón tay anh để đốt
nhưng Tnú vẫn không kêu van bởi Tnú luôn nhớ tới lời của anh Quyết “người cộng
sản không kêu van”.

Khi được dân làng cứu thoát mỗi ngón tay của Tnú chỉ còn hai đốt, Tnú vẫn gia
nhập quân đội để trả thù nhà nợ nước.

Phải chăng chính những hành động dã man của bọn giặc đã thổi bùng ngọn lửa
căm thù, ngọn lửa đấu tranh trong Tnú. Đó cũng chính là một quy luật tất yếu, có
đè nén, áp bức là có đấu tranh. Phẩm chất anh hùng của Tnú là ở chỗ biết vượt lên
mọi đau đớn, vượt lên hoàn cảnh cá nhân để chiến đấu dũng cảm trả thù cho quê
hương và gia đình.

Biết căm thù và cũng biết yêu thương đó cũng là một nét đẹp trong con người của
Tnú. Anh là một người yêu thương sâu sắc. Nhìn cảnh vợ con bị tra tấn anh đã
không thể cầm lòng, chấp nhận bị bắt để xông ra cứu vợ con. Và sau nay đi lực
lượng, ấn tượng không thê quên đối với Tnú chính là tiếng chày giã gạo của bản
làng.


Mười ngón tay rực lửa và ánh mắt căm thù của Tnú là chi tiết gây ấn tượng nhất
trong tác phẩm. Khi còn lành lặn bàn tay của Tnú là bàn tay tình nghĩa, của lòng
yêu thương, của sự trung thành. Đó là bàn tay cầm phần học chữ để làm cách

mạng, là bàn tay đặt lên bụng mà nói “ở đây này”. Đó là bàn tay ôm vợ con vào
lòng để che chở khi bị giặc tra tấn… Khi bị giặc quấn giẻ tẩm nhựa xà nu đốt, mỗi
ngón tay chỉ còn hai đốt thì bàn tay ấy là bàn tay của lòng căm thù. Bàn tay tật
nguyền ấy vẫn cầm giáo, mác, cầm súng và hơn thế còn bóp chết tên chỉ huy của
địch trong hầm khi súng hết đạn.

Có thể nói, hình ảnh bàn tay của Tnú được tác giả miêu tả trong suốt chiều dài tác
phẩm. Nó gắn liền với cuộc đời cũng như những chiến công của Tnú. Tnú chính là
nhân vật điển hình tiêu biểu cho số phận và con đường của người dân Tây Nguyên
trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Hình ảnh nhân vật Dít, em gái Mai:
Dít là hiện thân, sự tiếp nối cho truyền thống kiên cường bất khuất của cụ Mết, của
Tnú, của Mai. Dít cũng chính là hình ảnh tiêu biểu cho lực lượng chiến đấu hôm
nay.

Lúc nhỏ Dít dã tỏ ra là một cô bé nhanh nhẹn, dũng cảm và cũng rất gan góc. Khi
Dít trốn ra rừng nuôi càn bộ bị địch bắt “chúng để con bé đứng giữa sau, lên đạn
tôm xông rồi từ từ bắn từng viên một, không bắn trúng, đạn chỉ vượt qua tai, sém
tóc, cày đất quanh hai chân nhỏ của Dít. Váy nó rách tượt từng mảnh. Nó khóc thét
lên nhưng rồi đến viên đạn thứ mười nói chùi nước mắt, từ đó im bặt. Nó đứng
lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên
một cái nhưng đôi mắt của nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”.

Khi trưởng thành, Dít trở thành người cán bộ cách mạng trung thành thay Tnú lãnh
đạo dân làng tiếp tục cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do. Dít có cách làm việc rất
nghiêm nghị và hết sức nguyên tắc. Nhưng ẩn sâu cái vẻ bề ngoài có vẻ nghiêm


khắc, lạnh lùng ấy. Dít vẫn là một người giàu tình yêu thương. Dít chính là hình

ảnh tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam kiên cường bất khuất, đảm
đang.

Hình ảnh nhân vật bé Heng:
Dù còn nhỏ nhưng Heng tỏ ra là một đứa trẻ nhanh nhẹn, tháo vát và rất hăng hái
làm cách mạng. Heng chính là hình ảnh tiêu biểu cho hình ảnh những em bé làm
liên lạc trong những năm tháng chiến tranh. Bé Heng tiêu biểu cho một thế hệ xè
nu mới lớn của làng Xô Man. Heng cũng sẽ là lớp người tiếp nối xứng đáng con
đường mà thế hệ cha anh như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít đã chọn.

Như vậy, thông tin qua hình ảnh các nhân vật của tập thể anh hùng làng Xô Man
như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít… tác giả muốn khẳng định rằng người dân làng Xô
Man nói riêng và các thế hệ nhân dân Việt Nam nói chung sẽ tiếp nối nhau không
ngừng trên con đường đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước.

Kết luận
Rừng xà nu là câu chuyện về cuộc đời một con người nhưng qua đó ta thấy số phận
của một dân tộc. Đó là một bức tranh hoành tráng, hoành tráng trong hình ảnh, với
vóc dáng vao của cả con người, của núi rừng. Hoành tráng trong âm hưởng với lời
văn đầy nhịp điệu, khi vang động khi tha thiết trang nghiêm.



×