Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Vẻ đẹp hình tượng các nhân vật trong truyện ngắn rừng xà nu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.86 KB, 7 trang )

Vẻ đẹp hình tượng các nhân vật trong truyện ngắn Rừng xà nu
Hình tượng nhân vật Tnú:
Khi Tnú còn bé:
– Được học chữ, có ý thức lớn lên sẽ thành anh Quyết cán bộ, lãnh đạo phong trào
cách mạng của quê hương

– Làm tiếp tế cho anh Quyết

– Làm liên lạc, xé rừng, cưỡi thác (tr44)

– Bị giặc phát hiện thì “nuốt thư vào bụng”

→lòng dũng cảm, không sợ hi sinh, mưu trí, sớm có tình yêu và trung thành với
cách mạng

Khi Tnú lớn lên:
– Tham gia lực lượng bị bắt. Sau ba năm Tnú vượt ngục trở về làng

– Giặc kéo về làng truy tìm Tnú, tiêu diệt phong trào nổi dậy ở Xô Man

– Bắt vợ con anh và tra tấn dã man bằng gậy sắt (tr 45). Cả Mai và đứa con đều
gục chết dưới đòn thù


– Sự việc diễn ra trước mắt Tnú. Anh đã không cứu nổi vợ con, dẫu lòng căm thù
đã biến mắt anh thành hai cục lửa lớn và anh đã xông vào lũ giặc như hổ dữ để cứu
vợ và con(cuối tr 45- 46)

– Tnú cũng không bảo vệ được chính mình. Anh bị giặc bắt trói chặt bằng dây rừng
và bị tra tấn dã man: đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu “người cộng sản
không thèm kêu van”



“Đau thương đã nung nấu thành ngọn lửa căm thù lửa cháy trong lồng ngực, trong
bụng”. Hình ảnh Tnú thật phi thường mà chân thực, nhân vật mang đậm chất sử thi

– “Ừ Tnú không cứu được mẹ con Mai…”. Lời nói này lặp lại bốn lần, nó như một
điệp khúc đau thương, day dứt trong câu chuỵên kể nhằm nhấn mạnh: Khi chưa
cầm vũ khí thì Tnú chỉ có hai bàn tay không, thì ngay cả những người thương yêu
Tnú nhất cũng không cứu được. Câu nói đó của cụ Mết đã khắc sâu một chân lí,
ghi tạc vào tâm trí các thế hệ con cháu rằng: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải
cầm giáo” : nghĩa là chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là con đường sống duy nhất,
mới bảo vệ được những gì thân yêu, thiêng liêng nhất. Chân lí cách mạng đó đi từ
thực tế máu xương, tính mạng của dân tộc.

Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết có nhắc đi, nhắc lại rằng: Tnú
đã không cứu sống được vợ con, để rối khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu
nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Điều đó có nghĩa là với chừng
ấy cái có, Tnú vẫn không giữ gìn được sự sống. Đâu là nguyên nhân của tấn bi kịch
ấy Tác giả như để lịch sử phán truyền qua lời cụ Mết: “Trong tay mày chỉ có hai
bàn tay trắng”. Và dù có thương Tnú đến đâu thì dân làng xô Man cũng không thể
cứu anh. Bởi vì, vẫn theo lời cụ Mết: “Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có
hai bàn tay không


Câu chuyện về Tnú ở phần đau đớn nhất của nó, cho thấy: Sẽ như thế nào, nếu
mình chưa kịp cầm giáo, khi kẻ thù đã cầm lấy súng rồi. Đây chính là mặt bên kia
của chân lí mà cụ Mết muốn ghi tác vào lòng các thê hệ con cháu:

Thông qua câu chuỵện bi tráng về cuộc đời và số phận của Tnú và những con
người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận,
tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự

sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là
phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.

So sánh với cuộc đời và số phận nhân vật A Phủ:
Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như A Phủ. A Phủ chỉ đến với cách
mạng khi câu chuyện của đời mình đã đi vào phần kết. Trong khi đó Tnú đã sống
gần người cán bộ cách mạng là anh Quyết khi còn là một cậu thiếu niên. Tnú đã có
những điều kiện mà các nhân vật anh hùng của miền núi trước đó chưa có, hay chỉ
có sau khi đã trải qua vô vàn đau khổ, gian truân. Tnú có những phẩm chất mà con
người ở thế hệ như A Phủ chưa thể có.

Sau ba năm Tnú vượt ngục trở về làng anh đã là một chàng trai hoàn hảo: “rắn
chắc, cao lớn, đẹp đẽ như cây xà nu cường tráng nhất của khu rừng, hay như người
dũng sĩ trong truyền thuyết dân gian”

Chan hoà trong niềm vui hạnh phúc bên người vợ hiền dịu và đứa con đầu lòng của
hai người, tưởng như Tnú có tất cả những gì mà con người mong được có. Nhưng
đó vẫn chưa phải là điểm then chốt trong câu chuyện về cuộc đời Tnú mà người
già làng kể bên bếp lửa , trong “cái đêm dài như cả một đời người”.

Giữa rừng xà nu và Tnú có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó khăng khít với nhau, bổ
sung cho nhau để cùng trở nên hoàn chỉnh. Rừng xà nu sẽ không thể mãi mãi tới


chân trời trong màu xanh bất diệt, khi con người còn chưa thấm thía bài học:
“Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo” rút ra từ cuộc đời Tnú. Mặt khác nếu
con người có phải như Tnú, cầm vũ khí đứng lên thì mục đích sau cùng của việc
làm đó cũng không phải là huỷ diệt mà là để giữ cho sự sống, như cánh rừng kia
mãi mãi sinh sôi. Nói cách khác, sự sống của Tổ quốc, của nhân dân, đó là mục
đích, còn cầm vũ khí đứng lên, đó là con đường duy nhất lúc bấy giờ có thể giúp

chúng ta đạt được mục đích cao đẹp ấy

Nhân vật cụ Mết – cây xà nu già vững chắc của đại ngàn:
Cụ Mết là một già làng quắc thước 60 tuổi, “tiếng nói ồ ồ dội vang trong lồng
ngực”, “râu dài tới ngực và đen bóng”, “mắt vẫn sáng xếch ngược”, “ở trần ngực
căng như một cây Xà nu lớn”.

Hình ảnh cụ Mết chính là sức mạnh tinh thần của dân làng, người đã hun đúc cho
họ lòng căm thù và tự hào truyền thống vẻ vang của dân tộc: Kể cho con cháu nghe
tấm gương, dạy cho con cháu “chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo” – qui luật
tất yếu.

Cụ Mết là biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy đồng khởi. Tác giả khắc
hoạ hình ảnh cụ Mết với thái độ ca ngợi, tin tưởng vào con người Tây Nguyên.

Nhân vật Dít:
– Còn nhỏ: thông minh, sáng dạ, làm công việc tiếp tế lanh lẹn, “cứ tối sẫm lại bò
theo máng nước đem gạo ra rừng”

– Bị bắt: bình thản lạ lùng (tr 44 – 45)


– Lớn lên là chính trị viên xã đội

– Gặp Tnú về: hỏi giấy Tnú với vẻ mặt lạnh lùng.

– Là người giống Mai như đúc

– người nghiêm nghị, cứng cỏi, trách nhiệm của người chiến sĩ


– Trong Dít có Mai thời trước và có Dít của ngày hôm nay

Dít là người có vẻ đẹp kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh, là thế hệ
đang và sẽ kế tục sự nghiệp của cha anh

Nhân vật bé Heng:
– Heng nhanh nhẹn, tháo vát, hiểu biết→ vừa gợi nhớ đến hình ảnh Tnú, Mai, Dít
ngày còn bé, vừa gợi cho người đọc niềm tin, sự triển vọng trong tương lai: “Nó sẽ
còn đi tới đâu chưa ai lường trước được”. Heng là thế hệ nối tiếp kế tục cha ông
trong sự nghiệp cách mạng

=> Cụ Mết, Mai, Dít và Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất
khuất của làng Xô Man nói riêng và của Tây Nguyên nói chung

Các thế hệ con cháu làng Xô Man cũng tương ứng các thế hệ cây xà nu: Cụ Mết
chính là cây xà nu cổ thụ hội tụ tất cả sức mạnh của rừng xà nu. TNú cường tráng
như một cây xà nu được tôi luyện trong đau thương đã trưởng thành mà không đại


bác nào giết nổi. Dít trưởng thành trong thử thách với bản lĩnh và nghị lực phi
thường cũng giống như xà nu phóng lên rất nhanh tiếp lấy ánh mặt trời. Cậu bé
Heng là mầm xà nu đang dược các thế hệ xà nu trao cho những tố chất cần thiết để
sắn sáng thay thế trong cuộc chiến cam go còn có thể phải kéo dài “năm năm,
mười năm hoặc lâu hơn nữa”

Đặc sắc nghệ thuật

Tác phẩm mang đậm chất sử thi, biểu hiện:

+ Rừng xà nu là tiếng nói của lịch sử và thời đại, gắn liền với những sự vận động,

những biến cố có ý nghĩa trọng đại đối với toàn dân

+ Những bức tranh trong thiên nhiên hay những hình tượng anh hùng trong tác
phẩm, chung quy đều là sự kết tinh của lí tưởng cao quý nhất của cộng đồng

+ Tác phẩm còn mang một hình thức sử thi hoành tráng: hoành tráng trong hình
ảnh, với vóc dáng vạm vỡ, cao cả của núi rừng, cũng như của con người. Và hoành
tráng trong âm hưởng với lời văn được đẽo gọt, để không những giàu sức tạo hình
mà còn giàu nhạc điệu, khi vang động, khi tha thiết hoặc trang nghiêm

+ Tạo không khí miền núi: đống lửa ở nhà cụ Mết, dân làng tụ tập nghe già làng kể
chuyện.

– Ngoài ra tác phẩm còn mang cảm hứng lãng mạn: cảm xúc của tác giả bộc lộ
trong lời trần thuật, thể hiện ở việc đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người
trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù


Chủ đề:

Rừng xà nu ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của đồng bào Tây
Nguyên, đồng thời thấy được lí tưởng cách mạng thông qua lời cụ Mết “Chúng nó
cầm súng, mình phải cầm giáo”. Đó là con đường duy nhất để giải phóng dân tộc
của thời đại cách mạng lúc bấy giờ



×