Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phan nhiet thay nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.28 KB, 10 trang )

Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần nhiệt học
Trần Văn Nhị

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG XUÂN
-------------------------------------------------------------

CHUYÊN ĐỀ
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÝ
PHẦN: NHIỆT HỌC

1


Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần nhiệt học
Trần Văn Nhị

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN NHIỆT HỌC
Để học sinh học tốt phần Nhiệt học giúp các em đạt kết quả trong các kì thi học snh
giỏi. Qua nhiều năm làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi xin trình bày một số nội dung
và giải pháp để giải một số bài tập phần Nhiệt học.
I - CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
1- Nguyên lý truyền nhiệt:
Nếu chỉ có hai vật trao đổi nhiệt thì:
- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại.
-Nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng của vật khi thu vào.
2-Công thức nhiệt lượng:
- Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên: Q = mc∆t (với ∆t = t 2 - t1. Nhiệt độ cuối
trừ nhiệt độ đầu)
- Nhiệt lượng của một vật tỏa ra để lạnh đi: Q = mc∆t (với ∆t = t 1 - t2. Nhiệt độ đầu trừ
nhiệt độ cuối)


- Nhiệt lượng tỏa ra và thu của các chất khi chuyển thể:
+ Sự nóng chảy - Đông đặc: Q = mλ (λ là nhiệt nóng chảy)
+ Sự hóa hơi - Ngưng tụ: Q = mL (L là nhiệt hóa hơi)
- Nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy
Q = m.q ( q: năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu)
- Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua
Q = I2Rt
3- Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa = Qthu
4- Hiệu suất của động cơ nhiệt:
Q
H  i .100%
Qtp
5- Một số biểu thức liên quan:
m
Khối lượng riêng: D 
V
- Trọng lượng riêng:

P
V
- Biểu thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng: P = 10.m
- Biểu thức liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng: d = 10.D
II- PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP:
*- Dạng 1: Bài toán về nhiệt lượng- Sự cân bằng nhiệt.
- Những chú ý khi giải bài tập:
- Về lý thuyết: cần nắm vững các công thức tính nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào Q = mc t ;
nhiệt hóa hơi Q = Lm; nhiệt nóng chảy Q = mλ; phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra = Qthu vào
- Về phương pháp: Khi sử dụng các công thức trên cần chú ý:
d


2


Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần nhiệt học
Trần Văn Nhị
+ Xác định đúng các vật tỏa nhiệt ( nhiệt độ của vật giảm đi), các vật thu nhiệt ( nhiệt
độ tăng lên) trong hệ.
+ sử dụng đúng phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra = Qthu vào
- Chú ý:
+ Nếu có sự chuyển thể của các vật trong hệ thì cần xác định đó là sự chuyển từ thể nào
sang thể nào? ( rắn sang lỏng, nóng chảy, lỏng sang hơi, hóa hơi…) để sử dụng đúng công
thức tính.
+ Với nước, nhiệt độ nước đá đang tan là 0 0C, nhiệt độ nước đang sôi là 100 0C, khối lượng
riêng của nước D= 1000Kg/m3.
+ Đối với các bài toán liên quan đến nhiệt lượng Jun- Lenxơ tỏa ra trên dây dẫn khi có
dòng điện chạy qua cần dung công thức: Q= RI 2t 

U2
t  Pt ( P là công suất tỏa nhiệt của
R

dây dẫn)
+ Hiệu suất của một dụng cụ là tỉ số giữa năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.
* Một số ví dụ:
Bài 1: Một vật được nung nóng tới 1200C thả vào một bình nước. Khi đó nước trong bình
tăng nhiệt độ từ 200C đến 400C. Nhiệt độ trong bình sẽ tăng đến bao nhiêu nếu thả thêm vào
bình một vật như vậy nhưng được nung nóng đến 100 0C? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi
trường ngoài.
Hướng dẫn giải:
Gọi t0 là nhiệt độ ban đầu của nước và của bình

t1, t2 là nhiệt độ của nước và của bình sau khi thả vật thứ nhất
tv1, tv2 là nhiệt độ của vật thứ nhất và thứ hai trước khi thả vào nước. Ta có:
- Lần thả thứ nhất:
+ Trước khi thả: vật ( mv, Cv, tv1); bình ( mb, cb, t0 ), nước ( m,c, t0)
+ Sau khi thả: vật ( mv, Cv, tv1); bình ( mb, cb, t0 ), nước( m,c, t1)
+ Phương trình cân bằng nhiệt:
mvcv( tv1-t1) = mbcb( t1-t0) + mc(t1-t0)
Hay: mvcv( tv1-t1) = (mbcb + mc)(t1-t0)

(1)

- Lần thứ hai:

3


Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần nhiệt học
Trần Văn Nhị
+ Trước khi thả: vật ( mv, Cv, tv2); bình ( mb, cb, t1 ), nước ( m,c, t1)
+ Sau khi thả: vật ( mv, Cv, t2); bình ( mb, cb, t2 ), nước ( m,c, t2)
+ phương trình cân bằng nhiệt: mvcv( tv2-t2) = mbcb( t2-t1) + mc(t2-t1)+ mvcv(t2- t1)
Hay: mvcv( tv2-t2) = (mbcb + mc+ mvcv)(t2-t1)
mvcv( tv2+t1-2t2) = (mbcb + mc)(t2-t1)
- Từ (1) và (3) suy ra:

(3)

tv 2  t1  2t2 t2  t1

tv1  t1

t1  t0
t2 

Thay số: t2 

(2)

tv 2 (t1  t0 )  t (tv1  t0 )
tv1  t1  2t0

100(40  20)  40(120  20)
 500 c
120  40  2.20

Vậy: Khi thả cả hai vật vào bình thì nhiệt độ trong bình sẽ tăng lên đến 500c.
Bài 2: Người ta thả một chai sữa của trẻ em vào một phích đựng nước ở nhiệt độ t = 40 0C.
Sau một thời gian, chai sữa nóng tới nhệt độ t = 36 0C, người ta lấy chai sữa này ra và tiếp tục
thả vào phích một chai sữa khác giống như chai sữa trên. Hỏi chai sữa này sẽ được làm nóng
tới nhiệt độ nào? Biết rằng trước khi thả vào phích, các chai sữa đều có nhiệt độ t 0 =180C. Bỏ
qua sự mất mát nhiệt do môi trường.
Hướng dẫn giải:
- Lần thứ nhất:
+ Trước khi thả: phích ( M,C,t); chai sữa ( m,c,t0)
+ Sau khi thả: Phích nước ( M,C,t1); chai sữa ( m.c,t1)
Phương trình cân bằng nhiệt: MC(t-t1) = mc (t1- t0)

(1)

- Lần thứ hai:
+ Trước khi thả: phích ( M,C,t1); chai sữa ( m,c,t0)

+ Sau khi thả: Phích nước ( M,C,t2); chai sữa ( m.c,t2)
Phương trình cân bằng nhiệt: MC(t1-t2) = mc (t2- t0)
- Lấy (1) chia cho (2):
Suy ra: t2 

t  t1 t1  t0

t1  t2 t2  t0

t12  2t0t1  tot 362  2.18.36  18.40
=
 32, 7 0 C
t  t0
40  18

Vậy nhiệt độ cuối cùng của chai sữa là 32,70C.

4

(2)


Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần nhiệt học
Trần Văn Nhị
* Qua hai bài tập trên, chúng ta cần chú ý cho học sinh cách xác định m, C, t 1 (nhiệt độ
ban đầu), t2( nhiệt độ cuối) của các vật trước và sau khi tham gia trao đổi nhiệt. Từ đó viết
được phương trình cân bằng nhiệt, rồi tìm đại lượng cần tìm.
Bài 3: Một ấm nhôm có khối lượng 0,4Kg chứa 0,5 lít nước ở 30 0C. Để đun sôi nước, người
ta dung một bếp điện loại 220V- 1100W, hiệu suất 88%. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c 1
= 880(J/Kg.K); của nước là c2 = 4200(J/Kg.K); Nhiệt hóa hơi của nước là: L= 2,4.106( J/Kg).

1- Bếp dùng ở hiệu điện thế 220V, bỏ qua sự tỏa nhiệt của ấm và nước ra môi trường bên
ngoài:
a- Tính thời gian cần để đun sôi nước.
b- Khi nước bắt đầu sôi, nếu đun thêm 4 phút thì có bao nhiêu phần trăm lượng nước hóa
hơi?
2- Bếp dùng ở hiệu điện thế 180V, hiệu suất của bếp và lượng nước trong ấm như lúc đầu,
khi đó sau thời gian 293s kể từ lúc bắt đầu đun thì nước sôi. Tính nhiệt lượng trung bình do
ấm và nước tỏa ra môi trường trong mỗi giây.
Hướng dẫn giải:
1.a) Thời gian cần để đun sôi nước:
- Công suất tỏa nhiệt thực của bếp là: P,= H.Pđm = 0,88.1100 = 968(W)
- Nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước: Q  (m1c1  m2c2 )(t 2  t1 )  171640( J )
- Thời gian để đun sôi nước: t 

Q 171640

 177,3( s)  2 phút 57,3 giây
P,
968

b- Phần trăm lượng nước hóa hơi
- Lượng nước hóa hơi;

m

Q , P , .t 968.4.60
(g)


 96,8Kg  96,8

6
L
L
2, 4.10

- Phần trăm lượng nước hóa hơi: h 

m 96,8.103

 0,1936  19,36 (%)
m2
0,5

2- Nhiệt lượng trung bình do ấm và nước tỏa ra môi trường
-Công suất tỏa nhiệt thực của bếp
,
khi U= 180V là: P1  H .P1  H .

U12
U2
U2
1802
 H . 21 Pdm  P , . 21 968.
 648 (W)
R
U dm
U dm
220 2

5



Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần nhiệt học
Trần Văn Nhị
- Lượng nhiệt do bếp tỏa ra trong thời gian 293s:
,

Q1 = P1 .t1= 648.293 = 189864 (J)
- Lượng nhiệt thất thoát ra môi trường là:
Q2 = Q1- Q = 189864-171640 = 18224 (J)
- Lượng nhiệt thất thoát trung bình mỗi giây:
q

Q2 18224

 62, 2 (J/s)
t1
293

Vậy lượng nhiệt thất thoát trung binhg mỗi giây là 62,2(J/s)
* Lưu ý cho học sinh biết cách xác định nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài. Từ đó
tính được lượng nhiệt tỏa ra trung bình mỗi giây.
* Dạng 2: XÁC ĐỊNH CÁC ĐẠI LƯỢNG NHIỆT BẰNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆMTHỰC HÀNH.
Kiến thức cơ bản: Nhiệt học là một trong bốn phần kiến thức vật lí cơ bản được trang bị
cho học sinh trung học cơ sở. Lượng kiến thức của phần này không nhiều so với các phần
khác, bài tập của phần này cũng không quá khó nhưng lại gặp thường xuyên trong các kì thi
học sinh giỏi các cấp. Song vì các em ít được tiếp xúc với bài tập về trình bày phương án TNTH, số giờ bài tập dạng này ở lớp 8 lại không có nên việc định hướng giải bài tập phần TNTH rất khó khăn với các em và các em chưa có phương pháp giải. Đặc biệt là việc nắm vững
các bước để giải một bài tập về TN-TH.
+ Các bước để tiến hành giải một bài tập TN-TH:
Bước 1: Cơ sở lí thuyết

Bước 2: Tiến hành thực hiện thí nghiệm
Bước 3: Biện luận sai số : Bao gồm
-Sai số khách quan : do dụng cụ đo không chính xác
-Sai số chủ quan : do cách đặt mắt không đúng khi đọc và ghi kết quả
* Để giải các bài tập dang 2, cần chú ý:
- Về lý thuyết: Cần nắm vững các hệ thức liên hệ giữa các đại lượng đo được bằng các dụng
cụ đã cho với các đại lượng cần xác định. Các hệ thức thường gặp:
+ Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào: Q = mc. t
+ Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa = Qthu.
+ Công thức tính nhiệt hóa hơi: Q = L.m
+ Công thức tính nhiệt nóng chảy: Q =  m
- Về phương pháp: Khi xác định các đại lượng nhiệt học bằng phương pháp TN- TH cần chú
ý:
+ Xác định đúng tác dụng của các dụng cụ đo, biết cách sử dụng các dụng cụ đã cho.

6


Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần nhiệt học
Trần Văn Nhị
+ Xác định đúng phương án thực nghiệm dựa vào mối liên hệ giữa đại lượng đo được với
đại lượng cần xác định.
+ Xác định đúng công thức để tính toán giá trị của đại lượng cần xác định.
3: Một số dạng bài tập cơ bản:
*Dạng bài tập xác định nhiệt dung riêng của chất lỏng
Bài 1.2: Cho các dụng cụ : nước ( đã biết nhiệt dung riêng cn ), nhiệt lượng kế ( đã biết
nhiệt dung riêng ck), nhiệt kế , cân , hai cốc không giống nhau, bình đun, bếp điện .
Hãy nêu phương án xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng (không có phản ứng hoá học
với nước và các vật chứa ).
1. Cơ sở lí thuyết:

- Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả = Qthu
2.Tiến hành thí nghiệm:
- Chọn khối lượng nước và khối lượng chất lỏng cùng bằng khối lượng nhiệt lượng kế :
m1 = m2= mk ( 2)
Để thực hiện được (2), có thể thao tác trên cân như sau:
-Lần 1: Trên đĩa cân 1 đặt nhiệt lượng kế và cốc 1 (cùng rỗng ), trên đĩa cân 2 đặt cốc 2
Rót nước vào cốc 2 đến lúc cân bằng . Từ đó đến các lần cân sau , luôn luôn giữ nguyên cốc
nước 2 trên đĩa cân 2 để làm tải trọng so sánh (bì).
-Lần 2 : Bỏ nhiệt lượng kế ra khỏi đĩa 1 , rót chất lỏng vào cốc 1 đặt trên dĩa cân 1 đến cân
bằng , ta có m1= mk . Trút chất lỏng từ cốc 1 vào nhiệt lượng kế .
-Lần 3 : Rót nước vào cốc 1 đặt trên đĩa cân 1 đến khi cân bằng .Ta có m2 = m1 =mk .Trút
nước ở cốc 1 vào bình đun.
Dùng cân xác định khối lượng mk của nhiệt lượng kế , rồi khối lượng m1 của chất lỏng
có nhiệt dung riêng cx được rót vào nhiệt lượng kế . Đo t1
- Đo nhiệt độ khi cân bằng t, rồi cân nhệt lượng kế để xác định khối lượng nước m2 vừa rót
vào. Ta có phương trình cân bằng nhiệt:
cnm2(t2 - t ) = (mk + cxm1 )(t - t1)
Từ đó : cx = [cn(t2 - t)/(t - t1) - ck]
3. Biện luận sai số :
Bài 1.2: Hãy chỉ ra phương án xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng bằng các dụng cụ
sau:
Nước ( biết Cn), nhiệt lượng kế ( biết Ck), nhiệt kế, cân, bộ quả cân, bình đun, bếp điện.
Xem chất lỏng không gây một tác dụng học nào trong suốt thời gian làm thí nghiệm.
1. Cơ sở lí thuyết:
- Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả = Qthu
2.Tiến hành thí nghiệm:
Có thể tiến hành như sau:
- Dùng cân xác định khối lượng mk của nhiệt lượng kế, khối lượng m1của chất lỏng có nhiệt
dung riêng C cần xác định đo nhiệt đọ t1.
- Đun nước đến nhiệt độ t2 rồi rót vào nhiệt lượng kế ( đã có chất lỏng trong đó).

- Đo nhiệt độ khi cân bằng t, rồi cân bình nhiệt lượng kế để xác định khối lượng nước mới rót
vào (m2).
Khi có cân bằng nhiệt: m2cn( t2-t) = (mk ck + m1c)( t-t1).
1 cn m2 (t2  t )
(
 mk ck )
�C =
m1
t  t1

7


Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần nhiệt học
Trần Văn Nhị
3- Biện luận sai số
*Dạng bài tập xác định nhiệt dung riêng của vật rắn:
Bài 1: Trong tay em chỉ có nước ( có nhiệt dung riêng ), nhiệt lượng kế ( biết Ck), nhiệt kế,
cân, bộ quả cân, bình đun, dây buộc, bếp điện vật rắn. Em hãy thiết lập phương án để xác
định nhiệt dung riêng của một vật rắn nguyên chất.

g nước m1
( ckmk + cnm1)(t - t1) = cnm2( t2- t)
Từ đó ta tính được nhiệt dung riêng của vật rắn
2.Tiến hành thí nghiệm:
* Về nguyên tắc có thể thực hiện như sau:
- Cân nhiệt lượng kế biết khối lượng m.
- Cân nhiệt lượng kế có nước biết khối lượng m , .
� Khối lượng nước: m1 = m , - m.
- Cân khối lượng của vật: m2

- Buộc vật thả vào nước đang sôi. Đo nhiệt độ t2 của nước sôi( cũng là của vật).
- Nhấc nhanh vật thả vào nhiệt lượng kế đo nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. Ta có ptcb nhiệt:
m2 c2 ( t2-t)= ( mkck + m1c1) (t-t1)
(mk ck  m1c1 )(t  t1 )
� c2 =
.
m2 (t2  t )
Lập lại thí nghiệm hai, ba lần xác định sai số và nhận giá trị c2 với độ sao số nhỏ nhất.
3- Biện luận sai số
Bài 2: Cho các dụng cụ sau:Nhiệt lượng kế , nhiệt kế, nước (đã biết nhiệt dung riêng

hiệt dung

g nước m1
( ckmk + cnm1)(t - t1) = cnm2( t2- t)
- Từ đó xác định được nhiệt dung qk và nhiệt dung riêng ck:
qk = ckmk = cnm2(t2 - t): (t-t1) – cnm1
ck = cn[m2(t2 - t)/(t - t1) -m1] : mk
2.Tiến hành thí nghiệm:
- Dùng cân xác định khối lượng nhiệt lượng kế mk
- Rót một lượng nước nguội vào nhiệt lượng kế và xác định khối lượng m = mk + m1, suy ra
khối lượng nước rót vào m1 = m-mk
- Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ t1 của nhiệt lượng kế và nước.
- Đun một lượng nước khác trong bình và đo nhiệt độ t2.
- Rót nước ở nhiệt đột2 vào nhiệt lượng kế, khuấy đều nước và đo nhiệt độ khi cân bằng t.
- Cân lại cả nhiệt lượng kế, được m’, suy ra m2 = m’ - m.
- Thay các số liệu đã có vào các biểu thức ở trên, ta tính được qk và ck.
3. Biện luận sai số:

8



Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần nhiệt học
Trần Văn Nhị
*Dạng bài tập xác định nhiệt hóa hơi của chất lỏng:
Bài 1: Lập phương án xác định nhiệt hóa hơi của nước với các dụng cụ sau:
Nước ( biết Cn), bình đun ( biết C2), bếp điện, đồng hồ, cân và bộ quả cân.
1- Cơ sở lý thuyết:
Sử dụng phương trình cân bằng nhiệt và công thức tính nhiệt hóa hơi để tính nhiệt hóa hơi
của chất lỏng.
2- Tiến hành thí nghiệm:
Dùng cân để cân bình m2.
Cân bình có một ít nước ( M), suy ra khối lượng nước trong bình: m1 = M – m2.
- Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước t1 .
- Đun nước đến sôi, đồng thời dùng đồng hồ đo thời gian T1. Khi nước bắt đầu sôi đo nhiệt
độ t2 và theo dõi đồng hồ đun nước thêm một thời gian T2.
- Cân lại bình ( M , ) để xác định lượng nước đã hóa hơi m3 = M - M ,
Xem bếp tỏa nhiệt đều, có thể coi nhiệt lượng nước và bình hấp thụ tỉ lệ thuận với thời gian
đun:
(m1Cn  m2C2 )(t 2  t1 ) T1
(m C  m2C2 )(t2  t1 )T2
 . Suy ra: L = 1 n
Lm3
T2
m3T1
3- Biện luận sai số.
*Dạng bài tập xác định nhiệt nhiệt nóng chảy của vật rắn:
Bài 1: Lập phương án xác định nhiệt nóng chảy của nước đá bằng các dụng cụ sau:
Nhiệt lượng kế ( biết Ck), nhiệt kế, bộ quả cân, cân, nước ( biết Cn), nước đá tan ở O0c.
- Hướng dẫn bài 1

1- Cơ sở lý thuyết:
Sử dụng phương trình cân bằng nhiệt và công thức tính nhiệt nóng chảy để tính nhiệt nóng
chảy của vật rắn
2- Tiến hành thí nghiệm:
- Cân nhiệt lượng kế xác định mk.
- Rót 1 lượng nước nguội vào nhiệt lượng kế, xác định khối lượng M. Suy ra khối lượng
nước rót vào m1= M- mk.
- Dùng nhiệt kế xác định nhiệt độ t1 của nhiệt lượng kế và nước.
- Lấy một miếng nước đá đang tan thả vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt độ khi có cân bằng
t.
-Cân lại nhiệt lượng kế, xác định khối lượng m2 của nước đá từ khối lượng tổng cộng M , .
m2 = M , -M
- Khi có cân bằng nhiệt:
(mkck + m1cn ) (t1-t) =  m2 + m2cn (t-t2 ) .

( t2 = o o c )

(mk ck  m1cn )(t1  t )
 cn (t  t2 )
m2
3- Biện luận sai số
Bài 2: Trình bày phương án xác định nhiệt nóng chảy của muối ăn ( NaCl) với các dụng cụ
sau: Cân, nhiệt kế, nhiệt lượng kế, bình chứa nước và muối ăn.
1- Cơ sở lý thuyết:
�=

9


Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần nhiệt học

Trần Văn Nhị
Sử dụng phương trình cân bằng nhiệt và công thức tính nhiệt nóng chảy để tính nhiệt nóng
chảy của vật rắn
2- Tiến hành thí nghiệm:
Dùng cân xác định khối lượng M của nước ( theo hiệu khối lượng của nhiệt lượng kế có
nước và nhiệt lượng kế không có nước)
- Đo nhiệt độ ban đầu to của nước.
Sau khi hòa tan muối vào trong nước, nhiệt độ giảm xuống còn t1.
Áp dụng ptcb nhiệt:
(m+ M). c( to –t1 ) =  m .
CM (to  t1 )
�  = C(to- t) +
m
3- Biện luận sai số:
* Bai viết đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra trong việc bồi dưỡng học sinh
giỏi môn vật lý, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong quí đồng nghiệp chia sẻ và góp ý.
Xin chân thành cảm ơn.
Người viết

Trần Văn Nhị

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×