Phân tích giá trị bản Tuyên ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh
Mở bài:
Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực, một văn kiện chính trị
lớn, là kết quả của cuộc đấu tranh gần một trăm năm chống lại chế độ thực dân và
phát xít… “là kết quả của bao nhiêu hi vọng gắng sức và tin tưởng của hơn hai
mươi triệu nhân dân Việt Nam” (Trần Dân Tiên).
Được ra đời ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Tuyên ngôn Độc lập
không chỉ là lời tuyên ngôn về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam mà đó
còn là cuộc đấu tranh về chính trị nhằm đập tan những âm mưu đen tối của các thế
lực thù địch. Tuyên ngôn Độc lập đã mở ra một trang sử mới, một kỉ nguyên mới
cho dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên độc lập, tự do.
Thân bài:
Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyền ngôn độc lập:
Bản tuyên ngôn ra đời trong một bối cảnh khá phức tạp, ở phía Nam thực dân Pháp
được sự hỗ trợ của quân Anh đang chuẩn bị trở lại xâm lược nước ta và tung ra
những luận điệu xảo trá trước dư luận thế giới “xứ Đông Dương là thuộc địa cảu
Pháp, nay Nhật thua thì đương nhiên lại phải trở thành thuộc địa của Pháp”; còn
phía Bắc được sự hậu thuẫn của Mĩ, bọn Tàu Tưởng cũng đang lăm le ở biên giới.
Chính vì vậy đối tượng mà Tuyên ngôn hướng đến lúc này không chỉ là nhân dân
Việt Nam mà còn là nhân dân thế giới và đặc biệt là các thế lực thù địch như thực
dân Pháp, đế quốc Mĩ.
Lập luận bác bỏ luận điệu lừa bịp của bọn thực dân đế quốc khi cai trị nước ta:
Để bác bỏ những luận điệu xảo trá và âm mưu đen tối của kẻ thù, ngay mở đầu bản
Tuyên ngôn Độc lập tác giả đã trích dẫn nội dung của hai bản tuyên ngôn cảu hai
cường quốc lớn đó là Mĩ và Pháp:
Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ đã khẳng định: “Tất cả mọi người
đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm
phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc”.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng
khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn được
tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những chân lí không ai có thể chối cãi được. Việc trích dẫn này không chỉ
nhằm đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo, của văn minh nhân
loại mà còn nêu ra nguyên lí về quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc của con người và các dân tộc. Lấy chính những lời lẽ đúng đắn, tiến bộ
của tổ tiên người Mĩ và Pháp ghi trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập và Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền là một cách làm hết sức khóe léo để đập lại chúng (gậy
ông đập lưng ông). Mặt khác, việc trích dẫn còn có ý nghĩa quan trọng về mặt tư
tưởng và pháp lí bởi đây còn là cuộc tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu của kẻ thù
trước dư luận thế giới, từ đó ngăn chặn dã tâm xâm lược của chúng…
Với cách vào đề rất khéo léo, sáng tạo, tác giả đã thể hiện sự trân trọng đối với
những lời lẽ bất hủ của tổ tiên họ và cũng ngầm nhắc nhở họ đừng tự chà đạp, phản
bội lại những tư tưởng cao đẹp mà tổ tiên họ đã thừa nhận. Hơn thế khi nhắc đến
hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp ngay trong phần mở đầu của bản Tuyên ngôn
Độc lập tức là tác giả đã đặt ba bản Tuyên ngôn ngang nhau. Đây là điều hoàn toàn
xứng đáng bởi cuộc cách mạng của dân tộc Việt Nam đã giải quyết cùng một lúc
hai nhiệm vụ trong hai cuộc cách mạng của Mĩ và Pháp đó là “đánh đổ các xiêng
xích thực dân… và chế độ quân chủ để lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.
Như vậy, bằng cách vận dụng khéo léo, sáng tạo và lập luận chặt chẽ, từ việc nêu
ra nguyên lí mang tính phổ quát, nguyên lí về quyền bình đẳng, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc tác giả đã suy rộng ra,
phát triển thành quyền lợi của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là “phát súng lệnh khởi
đầu cho bão táp cách mạng ở các nước tộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân
trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX”
Tuy nhiên trong lúc này kẻ thù trực tiếp của chúng ta là thực dân Pháp, chúng
không ngừng tung ra những luận điệu về công lao khai báo, bảo hộ của chúng.
Chính vì vậy, Tuyên ngôn Độc lập bằng những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu
biểu, xác thực, tác giả đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt và những tội ác tày trời của
thực dân Pháp trong hơn 80 năm chúng xâm lưược nước ta.
Vạch trần tội ác của kẻ thù xâm lược:
Tuyên ngôn Độc lập chỉ ra rằng thực dân Pháp đã đi ngược lại với những gì mà tổ
tiên họ đã thừa nhận và cho là đúng đắn, tiến bộ, chúng luôn khoe khoang rằng
chúng đến để bảo hộ, khai hóa, đem lại cho đất nước ta, đồng bào ta ánh sáng của
văn minh, khoa học nhưng thực tế chúng đã đẩy hàng triệu đồng bào ta vào cảnh
khốn cùng, đối rét, chết chóc, dốt nát bệnh tật, chính bọn chúng đã lợi dùng lá cờ
tự do, bình đẳng, bác ái để mị dân và che giấu những hành động trái với nhân đạo
và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta chút tự do dân chủ nào. Chúng
thi hành những luật pháp dã man, lập ra ba chế độ khác nhau ở ba miền… để ngăn
cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết, chúng tắm
các cuộc khởi nghĩa của trong những bể máu,…
Về lĩnh vực văn hóa và giáo dục thì chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học,
chúng thi hành chính sách ngu dân, chúng dùng thuốc phiện và rượu cồn để làm
cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng đã bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn
thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều, chúng cướp không hầm mỏ, ruộng đất, đặt ra
hàng trăm thứ thuế vô lí… khiến cho dân ta trở nên bần cùng kiệt quệ. Đó chẳng
phải là “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn” sao?!
Như vậy trên tất cả các lĩnh vực, từ văn hóa giáo dục đến kinh tế chính trị và cả
quân sự ngoại giao, thực dân Pháp đã tìm đủ “muôn nghìn kế” để thẳng tay đàn áp,
bóc lột nhân dân ta đó là những việc làm “dối trời, lừa dân” chứ đâu phải là nhân
đạo, chính nghĩa.
Không chỉ dừng lại ở đó, tội ác của thực dân Pháp càng chồng chất khi chúng phản
bội Đồng minh, thẳng tay đàn áp phong trào Việt Minh và hơn thế chúng luôn rêu
rao là nước “bảo hộ” cho Đông Dương. Nhưng thực tế đã chứng minh khi phát xít
Nhật vào Đông Dương để mở rộng căn cứ đánh Đồng minh thì Pháp đã quỳ gối
dâng nước ta cho Nhật khiến dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” và đặt biệt là
thảm họa mùa xuân năm 1946 hơn hai triệu đồng bào ta từ Quảng Trị đến Bắc Kì
bị chết đói.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp nắm hoàn toàn chính quyền thì
một lần nữa luận điệu về công lao bảo hộ của thực dân Pháp lại bị bác bỏ, bộ mặt
thật của chúng đã được vạch trần. Từng câu từng chữ như chất chứa sự hờn căm
khôn tả, như lời kết án đanh thép, những mũi tên bắn thẳng vào kẻ thù xâm lược.
Khẳng định độc lập và chủ quyền dân tộc:
Sau khi vạch trần luận điệu lừa bịp và tội ác man rợ của bọn thực dân đế quốc, bản
Tuyên ngôn khẳng định “trong 5 năm, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”, “Sự
thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Pháp nữa”, “Sự thật là
dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”.
Về phía nhân dân Việt Nam, bản Tuyên ngôn cũng khẳng định nhân dân Việt Nam
đã đứng về phe Đồng minh chống phát sít “mấy năm nay” và đã có những chính
sách rất khoan hồng với thực dân Pháp khi chúng tháo chạy “cứu cho nhiều người
Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản của họ”. Chính vì vậy,
tác giả bản Tuyên ngôn đã tuyên bố “Ta thoát li khỏi thực dân Pháp, xóa bỏ hết
những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của
Pháp trên đất nước Việt Nam”.
Tác giả còn khẳng định quyết tâm đoàn kết chống Pháp của nhân dân Việt Nam…
“Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn
thực dân Pháp” và kêu gọi các nước trong cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc
lập, tư do của dân tộc Việt Nam: “Chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công
nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hôi nghị Tê – hê – răng và Cựu
Kim Sơn, quyêt không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.
Có thể thấy, với những dẫn chứng tiêu biểu xác thực, lập luận chặt chẽ đầy sực
thuyết phục tác giả không những vạch trần âm mưu đen tối của thực dân Pháp mà
còn khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam là quyền phải có và sự
thật là: “Dân ta đã đánh đôe các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng
nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mưới thế kỉ
mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.
Bằng sự đầu tranh kiên cường bất khuất trong suốt chiêu dài lịch sử “Từ Triệu,
Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập” cho đến ngày hôm nay dân tộc Việt Nam,
nhân dân Việt Nam đã giành được tự do, độc lập.Tuyên ngôn Độc lập với những
câu văn vừa hào hùng, vừa đanh thép đã khẳng định: “Một dân tộc đã gan góc
chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng
về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay dân tộc đó phải được tự do! Dân
tộc đó phải được độc lập” và “sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”.
Bản tuyên ngôn khép lại với lời khẳng định đanh thép “Toàn thể dân tộc Việt Nam
quyết đem lại tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do, độc lập ấy”.Lời khẳng định còn là một lời tuyên bố, một sự thách thức
với các thế lực thù địch dựa trên nền tảng ý chí và lòng quyết tâm sắt đã của toàn
thể nhân dân Việt Nam.
Ý nghĩa và giá trị của Tuyên ngôn độc lập:
Lịch sử đã sang trang mới nhưng những giá trị cơ bản của Tuyên ngôn Độc lập thì
vẫn còn mãi với thời gian. Tuyên ngôn Độc lập trước hết là một văn kiện lịch sử có
giá trị to lớn. Tuyên ngôn không chỉ tuyên bố về quyền độc lập, tự do của dân tộc
mà còn khép lại một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại, mở ra một trang sử
mới của độc lập, tự do và cũng là mở đầu một thời kì mới,thời kì đấu tranh giữ
vững chủ quyền dân tộc. Tuyên ngôn còn có giá trị lớn lao về mặt pháp lí. Đó là
một bản luận tội đanh thép những tội ác của chủ nghĩa thực dân và khẳng định tính
đúng đắn phù hợp với “nhân đạo và chính nghĩa” của cuộc Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
Tuyên ngôn Độc lập còn xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực với hệ thống
lập luận chặt chẽ đầy sực thuyết phục và lôi cuốn người đọc bởi một giọng văn hào
hùng, ngôn ngữ ngắn gọn, chan chứa tình cảm.
Kết luận:
Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là một văn kiện lịch sử có giá trị mà đó còn là một
áng văn chính luận mẫu mực với ngôn ngư hùng hồn, lập luận chặt chẽ tuyên bố
chấm dứt chế dộ thực dân, phong kiến hàng trăm năm ở nước ta, mở ra một kỉ
nguyên mới, kỉ nguyên của độc lập, tự do. Qua đó ta còn cảm nhận được tấm lòng
yêu nước nồng nàn, lòng tự hào dân tộc và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của
Bác – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.