Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích truyện ngắn vợ chồng a phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.3 KB, 7 trang )

Phân tích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Mở bài:
Tô Hoài là một cây đại thụ trong nền văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tuổi thơ của ông
rất vất vả, phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề. Lớn lên ông viết văn và sớm
tham gia cách mạng. Tô Hoài viết theo xu hướng hiện thực, thiên về diễn tả sự thật
của đời thường. Ông là nhà văn hấp dẫn độc giả ở lối trần thuật của một người từng
trải, hóm hỉnh, đôi lúc tinh quái nhưng luôn sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có.
Tác phẩm của ông thể hiện vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc, đặc biệt là những
nét lạ trong phong tục tập quán ở nhiều vùng khác nhau trên đất nước. Truyện
ngắn Vợ chồng A Phủ (trích trong tập Truyện tây Bắc) thể hiện sâu sắc nhất phong
cách nghệ thuật của ông.

Thân bài:
Truyện Tây Bắc là kết quả của những đợt nhà văn xâm nhập thực tế cuộc sống của
đồng bào dân tộc ít người vùng Tây Bắc và cũng đánh dấu sự chín muồi về tư
tưởng và tình cảm của nhà văn. Vợ chồng A Phủ trích trong tập Truyện Tây Bắc và
cũng là truyện nổi bậc nhất trong tập truyện này.

Tác phẩm kể về cuộc đời và con đường tự giải thoát mình khỏi cường quyền và
thần quyền tìm tới ánh sáng cách mạng của vợ chống A Phủ. Qua con đường mà vợ
chồng A Phủ đã đi, tác giả chỉ ra rằng đó cũng chính là con đường mà các tộc
người thiểu số Tây Bắc sẽ đi để giành lấy cuộc sống và sự tự do.

Nhân vật chính trong truyện là Mị và A Phủ. Trong đó, nhà văn chú trọng khắc họa
đậm nét cuộc đời khổ đau, tủi nhục và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, sức mạnh
quật cường của nhân vật Mị.

Nhân vật Mị


Mị vốn là một cô gái xinh đẹp nhưng bị gán nợ làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Từ đó,


cô phải sống một cuộc đời đầy đau khổ và tủi nhục.

Cuộc đời của Mị cứ âm thầm đi qua ngày này đến ngày khác. Cảnh sống khổ nhọc
và sự đày đọa tinh thần của nhà thống lí đã khiến cho một cô Mị yêu đời, tài hoa
trở thành một cô Mị vô cảm, trầm lặng như một cái xác sống.

Thế nhưng, tâm hồn của Mị chưa hẳn đã chết. Nó nhiều lần cựa mình sống dậy.
Thế nhưng, sự đối lập quá lớn giữa khát vọng sống và thực tại khắc nghiệt phũ
phàng khiến cho Mị càng gắng gượng càng thêm đau khổ. Sức sống ấy trỗi đầu lần
đầu tiên trong đêm tình mùa xuân năm ấy. Ngọn lửa ham sống, khao khát sống
đúng nghĩa cháy bỏng theo hơi rượu nồng nàn. Rồi nó nhanh chóng bị dập tắt một
cách tàn nhẫn.

Ở cô vẫn còn tồn tại một sức mạnh phản kháng mãnh liệt. Khi biết mình bị cha gán
nợ cho nhà thống lí, Mị xin cha cố gắng làm để trả nợ nhưng không thành. Cô định
ăn lá ngón cho chết đi nhưng vì thương cha đành chấp nhận.

Về làm dâu nhà thống lí, Mị trở nên câm lặng, bất cần. Trong đêm tình mùa xuân,
sức sống sống trong Mị lần đầu tiên trỗi dậy. Mị uống rượu và muốn đi chơi như
thời còn xuân trẻ. Thế nhưng, khát vọng ấy nhanh chóng bị A Sử vùi dập phũ
phàng.

Sức sống ấy một lần nữa bùng phát mạnh mẽ khi Mị chứng kiến cảnh A Phủ bi trói,
bị hành hạ tàn tệ. Cuối cùng, Mị đi đến hành động táo bạo cắt dây trói cứu A Phủ
và tự giải thoát mình khi chạy theo A Phủ.


Diễn biến tâm lí của nhân vật này đã được nhà văn phát hiện và miêu tả nhiều góc
độ khác nhau theo một sự tiến triển rất logic, chân thật không giản đơn, không
gượng ép giả tạo như một vài nhân vật trong một số tác phẩm cùng thời.


Mị đã sống lại bằng tuổi trẻ, bằng nỗi day dứt về thân phận của mình. Chính cái
khát vọng sống mãnh liệt không thể chết được ở Mị, làm cho Mị đồng cảm với
cảnh ngộ của A Phủ và đi đến quyết định giải thoát cho A Phủ, giúp Mị tự giải
thoát khỏi cái chốn địa ngục để làm lại cuộc đời, để sống như một con người.

Nhân vật A Phủ.
Số phận:
– Thuở nhỏ:

+ Vốn là một đứa trẻ mồ côi.

+ Khi làng đói đã đem A Phủ đi đổi lúa.

+ Mười tuổi nhưng gan bướng, không thích ở dưới cánh đồng thấp A Phñ trèn
lưu lạc đến Hồng Ngài

– Lớn lên:

+ A Phủ trở thành một chàng trai khoẻ mạnh “chạy nhanh như ngựa”, “biết đúc
lưỡi cày, biết đúc cuốc lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”


+ Nhiều cô gái trong làng mê nhưng A Phủ không lấy được vợ vì A Phủ không có
bố mẹ, kh«ng cã ruéng, không có bạc, nghèo , làm thuê và tục lệ cưới xin ngặt

→A Phủ có môt số phận bất hạnh, bi thảm.

Tính cách:
– Cuộc sống núi rừng hoang dã, cảnh làm thuê ở đợ cực nhọc, vất vả đã hun đúc

nên cá tính gan góc, mạnh mẽ và táo bạo của A Phủ

– Hành động đánh A Sử

+ “Lũ phá đám ta đêm qua đây rồi. A Phủ đâu? A Phủ đánh chết nó đi

Một người to lớn chạy vụt qua ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ
ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng
cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”→hàng loạt các dộng từ miêu tả
dộng tác nhanh, gấp→ cho thấy sức mạnh và tính cách con người A Phủ qua hành
động

– Lúc xử kiện:

+ Bị bắt về nhà thống lí Pá Tra xử  bị đánh đập một cách tàn nhẫn: Khi bị
đánh:“im như đá.”; bị trói:“mắt trừng trừng”→ gan góc chịu đựng.


Đó chính là phong tục tập quán của người dân Tây Bắc đã được Tố Hoài miêu tả
rất đặc sắc, rất riêng

– Về làm công gạt nợ

+ Trở thành con ở đời đời, kiếp kiếp cho nhà thống lí Pá Tra: “đốt rừng, cày
nương….”, ‘chăn bò”→phải làm việc quần quật không lúc nghỉ ngơi

+ Để hổ ăn mất bò nhưng không hề lo sợ, thản nhiên tin vào cái lý của mình.
Chính vì thế, anh bị nhà thống lí trói đứng suốt mấy ngày đêm trong đau đớn, đói
khát và rét lạnh.


+ Khi A Phủ được Mị giải thoát, anh khuỵ xuống (vì kiệt sức) nhưng anh đã quật
sức vùng lên, chạy về phía trước. Chính sức sống tiềm ẩn trong con người, lòng
khát khao được sống đã giúp A Phủ chiến thắng nỗi đau thể xác, vượt qua nghịch
cảnh, tìm đến con đường sống.

Với góc nhìn từ bên ngoài, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật A
Phủ: một con người có tính cách mạnh mẽ, pha chút ngang tàng, táo bạo, gan góc
mà cũng chất phác, tự tin. Anh cũng là nạn nhân của bọn chúa đất quan lại thống trị
tàn bạo, độc ác. Trong anh cũng tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng dữ dội →một
hình tượng điển hình của người dân miền núi vùng Tây Bắc bị áp bức, bóc lột.

Nếu nhà văn nhìn Mị ở góc nhìn từ bên trong, thì đến nhân vật A Phủ nhà lại nhìn
từ góc nhìn bên ngoài để thấy tính cách mạng mẽ pha chút ngang tàng ở nhân vật A
Phủ. Đó la nét đặc sắc về bút pháp nghệ thuật của tác giả không phải ai cũng làm
được


Nghệ thuật:
Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán rất đặc sắc; miêu tả thiên nhiên miền núi
hùng vĩ, thơ mộng, giàu chất thơ; con người hồn nhiên, ngay thẳng nghệ thuật trần
thuật uyển chuyển, linh hoạt (chủ yêu theo trình tự thời gian, đôi lúc đan xen hồi
ức một cách tự nhiên, có lúc pha trộn quá khứ với hiện tại).

Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả chủ yếu
qua hành động; Mị chủ yếu khắc họa tâm tư)

Trần thuật uyển chuyển linh hoạt , cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ , tự nhiên
mà ấn tượng , kể chuyện ngắn gọn , dẫn dắt tình tiết khéo léo.

Ngôn ngữ sinh động chọn lọc và sáng tạo. Câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm

chất thơ,…

Giá trị của tác phẩm:
Giá trị hiện thực:
– Đó là bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc

– Bộ mặt của chế độ phong kiến miền núi: khắc nghiệt, tàn ác với những cảnh
tượng hãi hùng như địa ngục giữa trần gian

.- Phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp

.- Những trang viết bi thảm về cuộc sống bi thảm của người dân miền núi


Giá trị nhân đạo:
– Niềm cảm thông, thương xót những con người bất hạnh, bị chà đạp, bị lăng nhục
bởi xã hội hoặc một tầng lớp thống trị nào đó

– Thái độ thấu hiểu, trân trọng , ngợi ca những đức tính cao quý của con người
trong nghịch cảnh, đồng thời đề cao những khát vọng chính đáng của con người

– Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận thê
thảm

– Phê phán gay gắt bọn thống trị

Kết bài:
Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm đặc sắc vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị
nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã phản ánh khá chân thật số phận bi thảm của tầng
lớp nhân dân miền núi dưới ách áp bức, bóc lột tàn bạo của chế độ thực dân phong

kiến. Đồng thời nói lên sức sống tiềm ẩn của họ. Với Tô Hoài, ông đã bộc lộ sự
cảm thông thương xót cho số phận của họ. Ông ca ngợi vẻ đẹp, tài hoa của Mị, A
Phủ để phản ánh khát vọng sống. Đó chính là tấm lòng nhân đạo.



×