PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CƠNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI – XÂY DỰNG VÀ VẬN TẢI AN PHÚ ĐÔNG
Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn
chiến lược, sứ mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu của mình. Thật vậy, muốn quản
trị chiến lược có hiệu quả, các tổ chức phải quản lý hệ thống thông tin mơi
trường kinh doanh. Căn cứ vào đó, các nhà quản trị có thể dự báo được các xu
hướng biến động của môi trường kinh doanh và xác định nơi nào mà doanh
nghiệp cần đi đến trong tương lai, những gì cần phải làm để đạt được những
thành quả lâu dài. Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục đích trong
tương lai giúp cho nhà quản trị cũng như nhân viên nắm vững được việc gì
cần làm để đạt được thành công, tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà quản
trị và các nhân viên và cùng nỗ lực để đạt được các mong muốn. Như vậy sẽ
khuyến khích cả hai đối tượng trên đạt được những thành tích ngắn hạn, nhằm
cải thiện tốt hơn lợi ích lâu dài của các doanh nghiệp.
- Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp ln có các chiến lược tốt,
thích nghi với môi trường.
Chiến lược là những giải pháp tổng quát, mang tính định hướng giúp
doanh nghiệp đạt được các mục tiêu dài hạn. Chiến lược được hình thành dựa
vào các thơng tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và được lựa chọn theo
một tiến trình mang tính khoa học. Đồng thời, trong quá trình quản trị chiến
lược, các nhà quản trị luôn luôn giám sát những biến động của môi trường kinh
doanh và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. Vì vậy, quản trị chiến lược sẽ
giúp doanh nghiệp ln có chiến lược tốt, thích nghi với mơi trường. Điều này
rất quan trọng trong bối cảnh môi trường ngày càng phức tạp, thay đổi liên tục
và cạnh tranh diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
1
- Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết
định nhằm khai thác kịp thời các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro
trong mơi trường bên ngồi, phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu
trong nội bộ doanh nghiệp.
Điều kiện môi trường mà các doanh nghiệp gặp phải luôn biến đổi.
Những biến đổi nhanh thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Quá trình
quản trị chiến lược buộc nhà quản trị phân tích và dự báo các điều kiện môi
trường trong tương lai gần cũng như tương lai xa. Nhờ thấy rõ điều kiện môi
trường tương lai mà nhà quản trị có khả năng nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận
dụng hết các cơ hội đó và giảm bớt nguy cơ liên quan đến điều kiện mơi
trường kinh doanh và từ đó đưa ra các quyết định mang tính chủ động. Điều
đó có nghĩa là khi dự báo các cơ hội có khả năng xuất hiện, các nhà quản trị
chuẩn bị kế hoạch để nắm bắt khi tình huống cho phép, hoặc khi gặp nguy cơ,
các nhà quản trị có thể chủ động tác động vào môi trường để giảm bớt rủi ro
hoặc chủ động né tránh. Mặt khác, điểm mạnh và điểm yếu luôn tồn tại trong
tổ chức do đó nếu khơng quản trị chiến lược doanh nghiệp dễ bằng lịng với
những gì hiện có, khi mơi trường thay đổi điểm mạnh sẽ nhanh chóng trở
thành điểm yếu và có nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh khai thác. Ngược lại nếu
quản trị chiến lược, hệ thống thơng tin của doanh nghiệp ln rà sốt điểm
mạnh, điểm yếu để nhà quản trị có cơ sở tận dụng các điểm mạnh nhằm tăng
khả năng cạnh tranh, đồng thời có kế hoạch làm giảm các điểm yếu để hạn
chế rủi ro.
- Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn so
với không quản trị. Các cơng trình nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nào
vận dụng quản trị chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với các kết
quả mà họ đạt được trước đó và các kết quả của các doanh nghiệp không vận
2
dụng quản trị chiến lược. Điều đó khơng có nghĩa là các doanh nghiệp vận
dụng quản trị chiến lược sẽ khơng gặp phải các vấn đề, thậm chí có thể bị phá
sản, mà nó chỉ có nghĩa là việc vận dụng quản trị chiến lược sẽ giảm bớt rủi
ro gặp phải các vấn đề trầm trọng và tăng khả năng của doanh nghiệp trong
việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi chúng xuất hiện.
Mặc dù các ưu điểm nêu trên là rất quan trọng, nhưng quản trị chiến
lược vẫn có một số nhược điểm.
- Nhược điểm chủ yếu là để thiết lập quá trình quản trị chiến lược kinh
doanh cần nhiều thời gian và sự nỗ lực. Tuy nhiên, một khi doanh nghiệp đã
có kinh nghiệm về quá trình quản trị chiến lược kinh doanh thì vấn đề thời
gian sẽ giảm bớt, dần dần đi đến tiết kiệm được thời gian. Hơn nữa, vấn đề
thời gian cần cho việc lập kế hoạch sẽ kém phần quan trọng nếu doanh nghiệp
được bù đắp nhiều lợi ích hơn.
- Các kế hoạch chiến lược kinh doanh có thể bị quan niệm một các sai
lầm là chúng được lập ra một cách cứng nhắc khi đã được ấn định thành văn
bản. Các nhà Quản trị chiến lược quá tin tưởng là kế hoạch ban đầu của họ
nhất thiết phải được thực hiện mà không đếm xỉa đến các thông tin bổ sung.
Đây là sai lầm nghiêm trọng của việc vận dụng không đúng đắn quản trị chiến
lược kinh doanh. Kế hoạch chiến lược kinh doanh phải năng động và phát
triển vì rằng điều kiện mơi trường biến đổi, và doanh nghiệp có thể quyết định
đi theo các mục tiêu mới hoặc mục tiêu sửa đổi.
- Giới hạn sai sót trong việc dự báo mơi trường dài hạn đơi khi có thể rất
lớn. Khó khăn này khơng làm giảm sự cần thiết phải dự báo trước. Thực ra việc
đánh giá triển vọng dài hạn khơng nhất thiết phải chính xác đến từng chi tiết
tường tận, mà chúng được đề ra để đảm bảo cho doanh nghiệp không phải đưa ra
3
những thay đổi thái quá mà vẫn thích nghi được với những diễn biến mơi trường
một cách ít đổ vỡ hơn.
- Một số doanh nghiệp dường như vẫn ở giai đoạn kế hoạch hố và chú
ý q ít đến vấn để thực hiện. Hiện tượng này khiến một số nhà quản trị nghi
ngờ về tính hữu ích của q trình quản trị chiến lược kinh doanh. Thế nhưng,
vấn đề không phải tại quản trị chiến lược kinh doanh mà là tại người vận dụng
nó. Hiển nhiên, các doanh nghiệp cần phải "đề ra kế hoạch để mà thực hiện"
nếu bất kỳ dạng kế hoạch hố nào có khả năng mang lại hiệu quả.
Mặc dù những nhược điểm nói trên khiến một số doanh nghiệp khơng
vận dụng q trình quản trị chiến lược kinh doanh, nhưng vấn đề tiềm tàng
nhìn chung là có thể khắc phục được nếu biết vận dụng quá trình quản trị
chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn. Những ưu điểm của việc vận dụng
quá trình chiến lược kinh doanh rõ ràng là có giá trị lớn hơn nhiều so với
nhược điểm.
Dưới đây là ví dụ cụ thể về xây dựng và thực hiện chiến lược kinh
doanh tại doanh nghiệp: Công ty CPTM xây dựng và vận tải An Phú Đông
1.Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – XÂY DỰNG
VÀ VẬN TẢI AN PHÚ ĐƠNG
Cơng ty cổ phần thương mại xây dựng và vận tải An Phú Đông được
thành lập năm 2002. Có đăng ký kinh doanh số 0203000273 cấp ngày 09
tháng 09 năm 2002.
* Trụ sở giao dịch
Địa chỉ trụ sở chính: Km 15 đường 5 – An Dương – TP Hải Phòng
4
Văn phòng đại diện: Km 27 + 500 đường 10 , xã Bắc Sơn, huyện An
Dương, Hải Phòng.
Số điện thoại: 0313.580913
Mã số thuế: 0200474310
Số tài khoản: 2111201005330 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Quận Hồng Bàng – Hải Phịng.
Vốn điều lệ: 77.400.000.000 đồng
* Các ngành nghề chính:
- Kinh doanh vật liệu xây dựng và vận tải
- Xây dựng các cơng trình dân dụng, cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi,
san lấp mặt bằng và dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng.
- Kinh doanh than mỏ, xăng dầu, mỡ, khí đốt hàng kim khí, phụ tùng
vật tư, thiết bị điện máy, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng,…
* Cơ cấu tổ chức của đơn vị nhận thầu
Công ty cổ phần thương mại xây dựng và vận tải An Phú Đơng có 03
đội xây dựng, 01 đội làm đường giao thông, 02 đội vận tải, 02 xưởng sửa
chữa, 01 cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, 01 bãi chứa vật liệu xây
dựng.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần thương mại xây dựng và
vận tải An Phú Đông
5
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc vật tư
tài chính
Phó giám đốc kế
hoạch kỹ thuật
Đội trộn bê tông
ANPHA
Đội xây dựng số 1
Đội vận tải số 1
Đội xây dựng số 2
Đội vận tải số 2
Đội xây dựng số 3
Xưởng sửa chữa
Cửa hàng vật liệu xây
dựng
Kho bãi chứa vật liệu
số 1
Đội xây dựng cầu
đường số 1
Đội xây dựng cầu
đường số 2
Kho bãi chứa vật liệu
số 2
6
2. Tình hình thực hiện chiến lược của cơng ty trong thời gian qua
2.1. Quy trình xây dựng chiến lược hiện tại ở công ty
Công ty cổ phần thương mại xây dựng và vận tải An Phú Đông thực
hiện việc xây dựng chiến lược còn đơn giản, các nội dung chủ yếu bao gồm:
- Xem xét, đánh giá các yếu tố về mơi trường; đánh giá tình hình thực
hiện các mục tiêu đã đề ra
- Phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình tài chính,....tìm ra
những mặt cịn hạn chế cần phải khắc phục.
- Xây dựng các mục tiêu, lập kế hoạch cho kỳ tới
- Xây dựng chiến lược tổng quát
2.2. Các cấp chiến lược tại công ty
7
a. Chiến lược cấp công ty
- Chiến lược tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh: Xây dựng các
cơng trình giao thông;
- Các liên minh chiến lược của công ty: Góp vốn cổ phần; liên doanh,
liên kết.
b. Chiến lược cấp chức năng: Cơ sở hạ tầng; Marketing; Nguồn nhân
lực; Nghiên cứu và phát triển; Sản xuất; Tài chính.
c. Các chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU)
- Đơn vị kinh doanh xây lắp
Hiện tại Công ty đang tập trung vào hoạt động kinh doanh xây lắp, hoạt
động của SBU này đã đáp ứng được yêu cầu hội nhập thị trường và đáp ứng
được khách hàng. Tuy nhiên, Công ty chưa có chiến lược đầu tư để tăng năng
lực thi cơng nhằm đón đầu các dự án có quy mơ lớn.
- Đơn vị kinh doanh bất động sản và chuyển quyền sư dụng đất: có một
thời gian hoạt động nhưng khơng hiệu quả nên đã giải tán đơn vị này.
d. Kiểm sốt chiến lược
Các hệ thống kiểm sốt của Cơng ty như: kiểm sốt tài chính, kiểm sốt
đầu ra, kiểm sốt quản lý, kiểm sốt các nhóm và văn hố doanh nghiệp.
2.3. Điểm mạnh, điểm yếu của công ty
a. Điểm mạnh
- Với cơ sở hạ tầng tương đối ổn định, mối quan hệ tốt với các chủ đầu
tư, uy tín và thương hiệu.
- Chất lượng cơng trình, tiến độ và các thủ tục xây dựng cơ bản khác
luôn được đảm bảo và được các chủ đầu tư đánh giá cao.
8
- Đội ngũ quản lý và điều hành dự án có kinh nghiệm, thạo việc.
- Tình hình tài chính ổn định, có nguồn tài sản tích lũy.
- Khả năng liên doanh liên kết tốt, nhất là với Tổng Công ty.
b. Điểm yếu
- Thu thập thơng tin về thị trường cịn hạn chế.
- Hiệu quả sự dụng tài sản đầu tư chưa cao, chưa khai thác và sử dụng
hiệu quả các khu đất của công ty.
- Hoạt động marketing chưa hiệu quả, cơng tác tiếp thị và tìm kiếm việc
làm chưa chun nghiệp và chưa có chính sách rõ ràng, chưa có bộ phận riêng
biệt chủ yếu tập trung cho giám đốc.
- Công tác đầu tư, đổi mới công nghệ thiết bị cịn chậm.
- Trong cơng tác quản lý, việc phân quyền chưa cao gây ra áp lực cho
người đứng đầu và sự thụ động cho các phần còn lại; Sự phối hợp giữa các bộ
phận chức năng chưa tốt, chưa chuẩn hoá các nguyên tắc và thủ tục.
3. Xây dựng chiến lược tại công ty cổ phần thương mại xây dựng và vận
tải An Phú Đông
3.1. Cơ sở xây dựng
Trên cơ sở phân tích và nhận dạng các nguồn lực và khả năng đáng giá,
nhận diện năng lực cốt lõi của Cơng ty hiện nay đó là khả năng quản lý dự án,
từ cơ sở đó Cơng ty cam kết vào quá trình ra quyết định theo đuổi các cơ hội
kinh doanh.
3.2. Các chiến lược lựa chọn
Từ cơ sở xây dựng chiến lược và các mục tiêu đề ra, các chiến lược
được xác định như sau:
9
Một là: Tập trung cải thiện vị thế cạnh tranh trên thị trường xây dựng
các cơng trình giao thơng.
Lý do xác định đây là một chiến lược quan trọng đó là:
- Xác định khả năng quản lý dự án là năng lực cốt lõi của Cơng ty, vì
vậy mà cần phải tăng cường để thâm nhập các dự án giao thơng có quy mơ
lớn, các dự án ở nhiều địa bàn khác nhau.
- Với các nguồn lực và khả năng đáng giá như: uy tín thương hiệu, mối
quan hệ với chủ đầu tư, khả năng liên doanh liên kết, năng lực thi công, công
ty cần phải củng cố và tiếp tục phát huy tốt trong lĩnh vực xây dựng các cơng
trình giao thơng.
- Một số chiến lược chức năng hiện tại đang đạt được sự vượt trội về
hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng các cơng trình giao thơng.
Hai là: Thâm nhập thị trường xây dựng dân dụng.
Lý do đó là:
- Khả năng quản lý dự án xây dựng các cơng trình giao thơng khi
chuyển sang xây dựng dân dụng sẽ bắt nhịp rất nhanh, không mất nhiều thời
gian đầu tư.
- Tận dụng năng lực máy móc thiết bị của Công ty.
- Chuẩn bị điều kiện để đầu tư kinh doanh bất động sản khi có cơ hội
kinh doanh xuất hiện.
Ba là: Xây dựng đơn vị kinh doanh tư vấn, thiết kế và quản lý dự án.
Lý do đó là:
10
- Với khả năng quản lý dự án đã được thực tiễn hóa, Cơng ty sẽ phát
triển năng lực cốt lõi này để hình thành một đơn vị kinh doanh tư vấn thiết kế
và quản lý dự án chuyên nghiệp hơn.
- Trong xu hướng sẽ có nhiều hợp đồng tổng thầu EPC - hợp đồng thiết
kế, cung ứng vật tư thiết bị và xây dựng cơng trình. Việc nhận được hợp đồng
này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng địi hỏi cơng ty phải có đơn vị
hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và có kinh nghiệm.
Bốn là: Đa dạng hóa để khai thác các nguồn lực hiện có của Cơng ty.
Hiện tại nhiều tài sản của Cơng ty chưa được khai thác, hoặc khai thác
chưa hiệu quả. Có hai dạng đa dạng hóa: (1) Đa dạng hóa liên quan đó là sản
xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa và kinh doanh xe máy thiết bị; (2) Đa dạng
hóa khơng liên quan đó là kinh doanh thương mại, dịch vụ, khách sạn,…trên
cơ sở các nguồn lực hiện có.
11