Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn TP HCM (giai đoạn 2016 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

---------------

BÙI ĐỨC VINH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TP.HCM (GIAI ĐOẠN 2016 – 2020)
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình Dân dụng và Công nghiệp
Mã số ngành: 60580208

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3/2017


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp. HCM, ngày 30 tháng 03 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Bùi Đức Vinh
Ngày sinh: 18/02/1990

Nơi sinh: Bạc Liêu


Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
I- Tên đề tài : Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện
các dự án đầu tư phát triển Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM (Giai đoạn
2016 – 2020).
II- Nhiệm vụ và nội dung :
- Khảo sát thực trạng sự ảnh hưởng của các yếu tố đến việc triển khai thực hiện các
dự án đầu tư phát triển Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM (Giai đoạn 2016 –
2020).
- Nghiên cứu xác định những yếu tố đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư
phát triển Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM (Giai đoạn 2016 – 2020).
- Phân tích xếp hạng những rủi ro đã tìm được và xây dựng mô hình.
- Đưa ra một số gải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố đến việc triển khai
thực hiện các dự án đầu tư phát triển Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM (Giai
đoạn 2016 – 2020) và đánh giá kết luận
III- Ngày giao nhiệm vụ : 26/09/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 30/03/2017
V- Cán bộ hướng dẫn : TS. Trần Quang Phú
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Học viên thực hiện Luận văn

Bùi Đức Vinh


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn , giúp đỡ
quý báu của thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và các bạn.Với lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Bộ môn Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp đại học Công
Nghệ TPHCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.
Tiến sĩ Trần Quang Phú, người thầy kính mến đã hướng dẫn, giúp đỡ, động viên
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
những đóng góp quý báu để hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn,
trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô và bạn bè, tham
khảo nhiều tài liệu, song không tránh khỏi có những sai sót. Rất mong nhận được
những thông tin góp ý từ Quý Thầy, Cô và bạn đọc.
Xin cảm ơn các bạn bè, các anh chị em đang công tác tại Ban quản lý các Khu chế
xuất và Công nghiệp TP.HCM. Các anh chị em hoạt động trong ngành xây dựng
đã giúp tôi có số liệu khảo sát để phục vụ luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2017
Người thực hiện luận văn


Bùi Đức Vinh


iii

TÓM TẮT
Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, Tp.Hồ Chí Minh sẽ có 23 KCX,
KCN với tổng diện tích khoảng 6.038,8ha mang lại cho Thành phố nhiều lợi ích về
kinh tế xã hội . Tuy có sự định hướng phát triển mạnh mẽ nhưng trong quá trình
triển khai thực hiện các KCN vẫn còn những tồn tại, bất cập và nhiều thách thức
đối với các chủ đầu tư KCN. Chính vì vậy cần phải tiến hành nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng KCN trên địa
bàn TP.HCM ( Giai đoạn 2016 – 2020) và tìm ra biện pháp kiểm soát, hạn chế ảnh
hưởng là yêu cầu cấp bách, rất cần thiết.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định, phân tích, đánh giá và lựa chọn danh
mục những yếu tố ảnh hưởng chính đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư
xây dựng KCN trên địa bàn TP.HCM ( Giai đoạn 2016 – 2020). Đánh giá về mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố đó và đưa ra các giải pháp thích hợp để hạn chế sự ảnh
hưởng của các yếu tố đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng KCN
trên địa bàn TP.HCM .
Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu đã khảo sát 8 dự án đầu tư KCN trên địa bàn
TP.HCM. Từ kết quả khảo sát, kỹ thuật phân tích nhân tố đã rút gọn tập hợp 24 yếu tố
thành 6 nhân tố đại diện. Qua kiểm định mô hình hồi quy đa biến khẳng định 6 nhóm
yếu tố trên có quan hệ đồng biến với sự ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các
dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM (Giai đoạn 2016 –
2020)
Với kết quả trên nghiên cứu đã đưa ra kiến nghị với chủ đầu tư cần xây dựng kế
hoạch, nghiên cứu tốt các vấn đề liên quan đến tài chính và kịp thời ứng phó với sự
biến động của những thay đổi về chính sách. Chọn nhà thầu tư vấn, thiết kế có kinh
nghiệm và năng lực trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế KCN, đồng thời chủ đầu tư cần

bám sát quá trình thực hiện để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc. Song song đó chủ đầu
tư cần nâng cao năng lực quản lý của mình để thực hiện dự án một cách hiệu quả nhất


iv

ABSTRACT
According to the development plan up to 2020, Ho Chi Minh City will have
23 export processing zones and industrial parks with a total area of about 6,038.8
hectares bringing the city many socio-economic benefits. Although there is the
strong development orientation, there are still shortcomings in the process of
implementing industrial parks and many challenges for industrial park investors.
Therefore, it is necessary to study the factors affecting the implementation of
investment projects to build industrial parks in the area of Ho Chi Minh City (20162020) and find out the control measures, limiting influence is urgent, very
necessary.
The objective of the study was to identify, analyze, evaluate and select the
list of factors influencing the implementation of industrial park construction
projects in Ho Chi Minh City (2016 - 2020). Evaluating the impact of these factors
and provide appropriate solutions to limit the influence of factors on the
implementation of investment projects to build industrial parks in the city.
On the basis of research theory, we have surveyed 8 industrial park projects
in Ho Chi Minh City. From the survey results, factor analysis techniques have
reduced the set of 24 factors into 6 representative factors. By examining the
multivariate regression model, the six groups of factors have been negatively
correlated with implementation of investment projects to build industrial parks in
the area of Ho Chi Minh City (2016-2020)
As a result of the study, the investor has made recommendations to investors
to plan and research the financial issues and respond to changes in policy in time.
Select experienced consultant and design consultants in the area of industrial park
design and consultancy, and at the same time, investors should closely follow the

implementation process to remove problems in time. In parallel, the owner needs to
improve his management capacity to implement the project in the most effective
way.


i

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................... i
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .................................................................................... iii
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................1
1.1 Giới thiệu chung ..................................................................................................1
1.2 Thực trạng phát triển của các KCN tại TP.HCM ...........................................2
1.3 Lý do hình thành đề tài nghiên cứu ...................................................................4
1.4 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................5
1.5 Phương pháp, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .........................5
1.6 Đóng góp của nghiên cứu ...................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................8
2.1 Khái niệm và lý thuyết ........................................................................................8
2.1.1 Các khái niệm về đầu tư ..................................................................................8
2.1.2 Các khái niệm về dự án ...................................................................................9
2.1.3 Các đặc trưng của dự án: ............................................................................10
2.1.4 Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án ..........................................11
2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư .............................................................................13
2.2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư............................................................................15

2.2.3 Giai đoạn nghiệm thu bàn giao và đưa công trình vào sử dụng ................19
2.3 Lập kế hoạch dự án đầu tư xây dựng...............................................................20
2.3.1 Phương pháp thực hiện phân tách công việc ................................................22
2.3.1.1 Khái niệm, mục đích của phương pháp WBS ...........................................22
2.3.1.2 Trình tự lập WBS ........................................................................................23
2.4 Các phương pháp quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng ............23


ii

2.4.1 Mạng công việc ...............................................................................................24
2.4.1.1 Khái niệm .....................................................................................................24
2.4.1.2 Phương pháp biểu diễn mạng công việc.....................................................24
2.4.1.3 Phương pháp PERT,CPM,GANTT ...........................................................25
2.4.1.4 Phương pháp ứng dụng biểu đồ đường chéo..............................................27
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng về
mặt lý thyết ..............................................................................................................27
2.5.1 Công tác giao nhận đất (hoặc cho thuê đất). ...............................................28
2.5.1.1 Trình tự giao đất, thuê đất đã được giải phóng mặt bằng đối với dự án
không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. ..............................................................28
2.5.1.2 Trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất chưa được giải phóng mặt bằng. 30
2.5.2 Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư ...................32
2.5.3 Thiết kế xây dựng công trình và lập dự toán ...............................................34
2.5.3.1 Trình tự thiết kế ..........................................................................................34
2.5.3.2 Thời gian thẩm định thiết kế ......................................................................35
2.5.4 Công tác đấu thầu ..........................................................................................36
2.5.4.1 Các hình thức đấu thầu...............................................................................36
2.5.4.2 Các phương thức đấu thầu. .........................................................................38
2.5.4.3 Trình tự tổ chức đấu thầu ..........................................................................40
2.5.4.4 Thời gan trong đấu thầu. ............................................................................40

2.6. Các yếu tố ảnh hưởng theo các nghiên cứu trước đây: ................................43
2.6.1 Các nghiên cứu trong nước ...........................................................................44
2.6.2 Các nghiên cứu nước ngoài ...........................................................................45
2.6.3 Nhóm yếu tố mang tính đặc thù của Khu công nghiệp ..............................46
2.6.4. Nhóm yếu tố liên quan đến thời gian xin phép ...........................................47
2.6.5 Nhóm yếu tố liên quan tới đặc điểm dự án ..................................................47
2.6.6 Nhóm yếu tố liên quan đến quá trình lập thiết kế ......................................47
2.6.7 Nhóm yếu tố năng lực các bên liên quan .....................................................47
2.6.8 Nhóm yếu tố liên quan đến kinh tế và chính sách pháp luật .....................47


iii

2.7 Mô hình nghiên cứu: .........................................................................................47
Các yếu tố ảnh hưởng .............................................................................................48
Nhóm yếu tố năng lực các bên liên quan ..............................................................48
Nhóm yếu tố liên quan đến kinh tế và chính sách pháp luật ..............................48
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................49
3.1 Thiết kế nghiên cứu: .........................................................................................49
3.2 Bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu ......................................................50
3.2.1 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu....................50
3.2.2 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát ...................................................................51
3.3 Kích thước mẫu ..................................................................................................51
3.4 Thu thập dữ liệu ................................................................................................52
3.5 Phân tích nhân tố...............................................................................................52
3.5.1 Khái niệm phương pháp phân tích nhân tố .................................................52
3.5.2 Kiểm định thang đo ........................................................................................53
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............60
4.1 GIỚI THIỆU......................................................................................................60
4.1.1 Mã hóa các yếu tố ...........................................................................................60

4.2 THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU ................................................................61
4.2.1 Thống kê kinh nghiệm làm việc ....................................................................62
4.2.2 Thống kê độ tuổi của người được phỏng vấn ..............................................63
4.2.3 Thống kê trình độ của người được khảo sát ................................................64
4.2.4 Thống kê đơn vị làm việc của người được khảo sát ....................................65
4.3 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ...................................................................................66
4.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo ....................................66
4.3.1.1 Nhóm yếu tố mang tính đặc thù Khu công nghiệp ..................................67
đặc thù khu công nghiệp ..........................................................................................67
4.3.1.2 Nhóm yếu tố liên quan đến thời gian xin phép .........................................67
thời gian xin phép.....................................................................................................68
4.3.1.3 Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm dự án .............................................68


iv

đặc điểm dự án .........................................................................................................68
4.3.1.4 Nhóm yếu tố liên quan đến quá trình lâp thiết kế ...................................69
4.3.1.5 Nhóm yếu tố liên quan đến năng lực các bên liên quan ..........................69
4.3.1.6 Nhóm yếu tố liên quan đến kinh tế và chính sách pháp luật ..................70
4.4 Kết quả phân tích nhân tố (PCA) ....................................................................70
4.4.1 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu từ kết quả PCA. .......................................73
4.4.2 Kết quả phân tích hồi quy. ..........................................................................74
CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
YẾU TỐ ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM (GIAI ĐOẠN 2016 –
2020) 82
KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI ...................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89
PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .........................................................91

PHỤ LỤC 2 ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT ........................................................95
PHỤ LỤC 3 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO BẰNG CRONBACH’S
ALPHA .....................................................................................................................97
PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CÁC THANG ĐO ............101
PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BỘI........................................................104


i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DA:

Dự án

QLDA:

Quản lý dự án

CĐT:

Chủ đầu tư

NĐ-CP:

Nghị định chính phủ

WBS:

(Work breakdown structure) Cấu trúc phân chia công việc


TVTK:

Tư vấn thiết kế

PCA:

Principal Component Analysis

SPSS:

Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội ( Stasistical
Packagge for the Scial Sciences)

ANOVA:

( Analysis Variance) Phân tích phương sai

KMO:

Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin.

Sig:

(Observed significance level) Mức ý nghĩa quan sát

VIF:

(Variance inflation factor). Nhân tố phóng đại phương sai

AOA (Activity on


Phương pháp xây dựng sơ đồ mạng

arrow):
CPM:

(Critical Path Method) Phương pháp đường găng

GDP:

(Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm nội địa

GANTT:

(Gantt chart): là một dạng thể hiện tiến độ dự án cổ
điển nhất, được Henry Gantt phát minh ra vào năm 1910

GPMB:

Giải phóng mặt bằng

HSMT:

Hồ sơ mời thầu.

HSDT:

Hồ sơ dự thầu.



ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ định hướng phát triển không gian các KCX – KCN TP.HCM đến
năm 2020 .....................................................................................................................4
Hình 2.1 Hình thức chủ đầu tư tự quản lý dự án .......................................................12
Hình 2.2 Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án ........................................13
Hình 2.4 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư ..........................................................................15
Hình 2.5 Giai đoạn thực hiện dự án – Chuẩn bị trước khi xây lắp ...........................18
Hình 2.6 Giai đoạn thực hiện dự án – Tiến hành xây lắp .........................................19
Hình 2.7 Giai đoạn nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng ....................20
Hình 2.8 Trình tự lập WBS .......................................................................................23
Hình 2.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng về
mặt lý thuyết ..............................................................................................................28
Hình 2.10 Các hình thức lựa chọn nhà thầu ..............................................................38
Hình 2.11 Các phương thức lựa chọn nhà thầu .........................................................39
Hình 2.12 Trình tự tổ chức đấu thầu .........................................................................40
Hình 2.13 Thời gian trong đấu thầu ..........................................................................41
Hình 2.14 Mô hình nghiên cứu .................................................................................48
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................49
Hình 3.2 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu .....................50
Hình 4. 1.Đồ thị Normal P-Plot của các phần tử ......................................................80
Hình 4.2.Đồ thị phân phối phần dư ...........................................................................80


iii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 4.1 Bảng mã hóa các yếu tố .............................................................................61
Bảng 4. 2 Kinh nghiệm làm việc người được khảo sát .............................................62

Bảng 4.3 Độ tuổi của người được khảo sát ...............................................................63
Bảng 4.4 Trình độ của người được khảo sát .............................................................64
Bảng 4.5. Đơn vị làm việc của người được khảo sát ................................................65
Bảng 4.6 Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố ........................................67
Bảng 4.7 Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố liên quan đến ..................68
Bảng 4.8 Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố liên quan đến ..................68
Bảng 4.9 Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố liên quan đến quá trình lâp
thiết kế .......................................................................................................................69
Bảng 4.10 Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố liên quan đến năng lực
các bên liên quan .......................................................................................................70
Bảng 4.11 Kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố liên quan đến kinh tế và
chính sách pháp luật ..................................................................................................70
Bảng 4.12 Kết quả KMO và kiểm định Barlett.........................................................71
Bảng 4.13 Kết quả phân tích PCA các thành phần thang đo ....................................73
Bảng 4.14 Thành phần nhân tố .................................................................................74
Bảng 4.15 Sơ lược hình hồi quy bội .........................................................................75
Bảng 4.16 Phân tích ANOVA của mô hình hồi quy .................................................75
Bảng 4.17 Các thông số của từng biến trong phương trình hồi quy .........................76


1

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu chung
Trên cơ sở định hướng đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số: 1107/QĐ-TTg [9] như sau:
Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò
dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công
nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch

cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.
Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công
nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 – 40% vào năm 2010 và tới trên 60%
vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công
nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm
2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn đến năm 2010:
+ Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấp đầy các khu công nghiệp đã được
thành lập; thành lập mới một cách có chọn lọc các khu công nghiệp với diện tích
tăng thêm khoảng 15.000 ha – 20.000 ha, nâng tổng diện tích các khu công nghiệp
đến năm 2010 lên khoảng 45.000 ha – 50.000 ha.
+ Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các khu công
nghiệp hiện có, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích trồng
cây xanh trong các khu công nghiệp theo quy hoạch xây dựng được duyệt nhằm bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có, thành lập mới
một cách có chọn lọc các khu công nghiệp với tổng diện tích tăng thêm khoảng
20.000 ha – 25.000 ha; nâng tổng diện tích các khu công nghiệp đến năm 2015


2

khoảng 65.000 ha – 70.000 ha. Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp bình
quân trên toàn quốc khoảng trên 60%.
+ Có các biện pháp, chính sách chuyển đổi cơ cấu các ngành công nghiệp
trong các khu công nghiệp đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại hóa phù hợp
với tính chất và đặc thù của các địa bàn lãnh thổ.
+ Xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở

những khu vực tập trung các khu công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu
công nghiệp, phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 – 6.800 dự án với tổng vốn đầu
tư đăng ký khoảng trên 36 – 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%.
- Giai đoạn đến năm 2020:
+ Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây
dựng khu công nghiệp.
+ Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ với tổng
diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020.
+ Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các khu công nghiệp đã được
thành lập theo hướng đồng bộ hóa.
1.2 Thực trạng phát triển của các KCN tại TP.HCM
Mới đây nhất, vào tháng 12/2016 vừa qua, Ban quản lý các KCX và CN thành
phố có Văn bản số 3440/BQL-PQLXD [11] cụ thể như:
- Thành phố Hồ Chí Minh có 17 KCX, KCN đã có quyết định thành lập và đi
vào hoạt động (gồm 3 khu chế xuất và 14 khu công nghiệp) với tổng diện tích
3.791,84 ha, chiếm 64,04% quy mô diện tích quy hoạch dự kiến dành cho các KCXKCN tính đến năm 2020.
- Đến nay, diện tích đất công nghiệp được phép cho thuê của 17 KCX-KCN
đến nay đạt 1.605 ha/2.402 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 66,81%. Đối với 03 KCN mới thành
lập từ năm 2011 là An Hạ, Cơ khí ôtô, Lê Minh Xuân 3 có tỷ lệ lấp đầy (từ 8% đến
27%), 02 KCN có diện tích tương đối lớn là: Hiệp Phước (giai đoạn 2) và Tân Phú
Trung đang trong giai đoạn thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng để


3

thu hút đầu tư nên tỷ lệ lấp đầy đạt 49% và 26% làm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ lấp
đầy chung tại các KCX-KCN của thành phố. Nhìn trên tổng thể, cho thấy kết quả
việc thu hút đầu tư vào các KCX-KCN đã thành lập thời gian qua là có hiệu quả và
đáp ứng cơ bản được nhu cầu Doanh nghiệp sản xuất.

- Cụ thể tình hình triển khai các khu công nghiệp như sau :
 17 KCX-KCN đã thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.791,84ha,
trong đó:
+ Các KCX-KCN đã lấp đầy và hoạt động ổn định gồm: KCX Linh Trung 1,
Linh Trung 2, KCN Bình Chiểu, Lê Minh Xuân, Tân Bình, Tân Thới Hiệp, Hiệp
Phước (giai đoạn 1), Tây Bắc Củ Chi (08 khu, tổng diện tích 928,86 ha).
+ Các KCN đã thành lập, hoàn chỉnh hạ tầng, đang thu hút đầu tư gồm: KCN
Vĩnh Lộc, Tân Tạo, Cát Lái 2, Tân Thuận, Đông Nam, Cơ khí Ô tô, Tân Phú Trung,
An Hạ, Lê Minh Xuân 3 và Hiệp Phước (giai đoạn 2) (09 khu, tổng diện tích
2.862,98 ha).
 02 Khu công nghiệp và 02 Khu mở rộng đã thành lập nhưng chưa đi vào hoạt
động, với tổng diện tích là 634,3 ha, bao gồm: Phong Phú (67 ha), Lê Minh
Xuân 2 (338 ha), Tây Bắc Củ Chi mở rộng (173,24 ha), Vĩnh Lộc mở rộng (56
ha).
 01 khu công nghiệp và 02 khu mở rộng chưa thành lập, với tổng diện tích là 820
ha, bao gồm: Vĩnh Lộc 3 (200 ha), Hiệp Phước giai đoạn 3 (500 ha), Lê Minh
Xuân mở rộng (120 ha).
 03 Khu công nghiệp đề nghị xóa quy hoạch, với tổng diện tích 675ha, bao gồm:
Xuân Thới Thượng (300 ha), Bàu Đưng (175 ha), Phước Hiệp (200 ha).
- Thực trạng những vấn đề tồn tại của các KCX – KCN hiện nay và khả năng
thực hiện theo quy hoạch:
. Các KCX-KCN đã xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng, thu hút đầu tư và hoạt động
ổn định, không điều chỉnh quy hoạch gồm: KCX Linh Trung 1, Linh Trung 2; KCN
Tân Thới Hiệp, Bình Chiểu, Tây Bắc Củ Chi (hiện hữu), Hiệp Phước (giai đoạn 1),
Tân Bình, Cát Lái – cụm 2.


4

. Các KCN mới thành lập, đang xây dựng hạ tầng để thu hút đầu tư, chưa cần

điều chỉnh: Cơ khí ô tô, Đông Nam, An Hạ, Lê Minh Xuân 3. Hiệp Phước – giai
đoạn 2.
. Các KCN mới đã lập hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng, đang thực hiện thủ
tục liên quan đến đất đai, chưa cần điều chỉnh: Lê Minh Xuân 2, Lê Minh Xuân mở
rộng, Hiệp Phước – giai đoạn 3.

Hình 1.1 Sơ đồ định hướng phát triển không gian các KCX – KCN TP.HCM
đến năm 2020
1.3 Lý do hình thành đề tài nghiên cứu
Theo Quyết định 188/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [10] xác định
quỹ đất khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung là 7.000 ha trong đó đã khai thác
4000 ha, diện tích đất còn lại là 3000 ha. Hiện nay, định hướng phát triển khu chế
xuất, khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chú trọng thu hút các nhà đầu tư


5

vào các lĩnh vực kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến – đặc biệt là các ngành cơ khí,
điện-điện tử và hóa chất.
Tính đến thời điểm hiện tại, 3 khu chế xuất và 14 khu công nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh có 1.387 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là
9,043 tỷ USD, trong đó đầu tư nước ngoài 559 dự án, vốn đầu tư là 5,4 tỷ USD; đầu
tư trong nước 828 dự án, vốn đầu tư đăng ký 54.641 tỷ VNĐ (tương đương 3,65 tỷ
USD); kim ngạch xuất khẩu tính đến nay là 46 tỷ USD với các thị trường chủ yếu là
Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và Đài Loan; sản phẩm xuất đi trên 50 quốc gia và vùng
lãnh thổ đồng thời thu hút 280.778 lao động. Song song với những thành tựu đã đạt
được cũng còn tồn tại một số hạn chế như việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư
xây dựng Khu công nghiệp còn nhiều bất cập. Do đó việc nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Khu công
nghiệp trên địa bàn TP.HCM ( Giai đoạn 2016 – 2020) và đề ra các giải pháp là

cần thiết và cấp bách.
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tình hình việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư Xây dựng Khu
công nghiệp trên địa bàn TP.HCM hiện nay
- Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu
tư Xây dựng Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM (Giai đoạn 2016 – 2020).
- Đề xuất các biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố đến việc triển
khai thực hiện các dự án đầu tư Xây dựng Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM
(Giai đoạn 2016 – 2020)
1.5 Phương pháp, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1 (nghiên cứu sơ bộ): được thực hiện thông qua phương pháp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được tiến
hành bằng cách thảo luận với 5 chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư xây dựng khu công
nghiệp có thâm niên lâu năm và có vị trí lãnh đạo trong các công ty và cơ quan
xây dựng, đồng thời tìm hiểu qua các nghiên cứu, các tạp chí nói về các yếu tố ảnh


6

hưởng đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển Khu công nghiệp
nhằm xây dựng nên thang đo nháp. Nghiên cứu định lượng được thực hiện tiếp
theo sẽ khảo sát khoảng 30 đối tượng có tham gia vào công tác triển khai thực hiện
các dự án đầu tư phát triển Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM theo cách lấy
mẫu thuận tiện nhằm phát hiện những sai sót để điều chỉnh bảng câu hỏi.
- Giai đoạn 2 (nghiên cứu chính thức): được thực hiện bằng phương pháp
định lượng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả sơ bộ; giai
đoạn này nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng, kiểm
định mô hình nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển khu công nghiệp
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến công việc
chuẩn bị trước khi xây lắp của giai đoạn thực hiện dự án.
Việc khảo sát sẽ được thực hiện ở Ban Quản lý các KCX-KCN thành phố, 08
dự án đầu tư khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Công ty xây
dựng đã từng thực hiện các công việc liên quan đến khu công nghiệp.
Thành phần tham gia nghiên cứu: Ban Quản lý các KCX-KCN thành phố (đơn
vị quản lý nhà nước đối với KCX-KCN thành phố HCM), Chủ đầu tư (ban Quản lý
dự án), Tư vấn thiết kế, Giám sát, Nhà thầu.
1.6 Đóng góp của nghiên cứu
Thông qua kết quả khảo sát được thu thập và các phân tích thống kê, nghiên
cứu đã góp phần:
Đóng góp về mặt học thuật:
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các dự án
đầu tư xây dựng Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM ở giai đoạn đã qua.
Đóng góp về mặt thực tiễn:
- Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất các giải pháp
nâng cao công tác quản lý đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM (Giai đoạn 2016 – 2020). Đây là mục tiêu


7

đóng góp chính của kết quả nghiên cứu vào việc áp dụng thực tiễn cho các KCNKCX.


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm và lý thuyết

2.1.1 Các khái niệm về đầu tư
Đầu tư theo nghĩa rộng nhất của nó là 1 quá trình bỏ vốn (bao gồm tiền, nguồn
lực, công nghệ) để đạt được mục đích hay tập hợp các mục đích nhất định nào đó.
Có nhiều khái niệm về đầu tư, tùy thuộc vào quan điểm:
Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư là sự bỏ ra một lượng vốn để tạo ra một tài
sản dưới một hình thức nào đó (có thể là hình thức vật chất cụ thể như nhà cửa, cơ
sở hạ tầng, máy móc thiết bị, hoặc là hình thức tài chính như mua cổ phần, cổ phiếu,
cho vay …) nhằm khai thác và sử dụng nó, để tài sản này có khả năng sinh lời hay
thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó của người bỏ vốn trong một khoảng thời
gian nhất định trong tương lai. Nói cách khác, theo quan điểm này: Đầu tư là hoạt
động bỏ vốn để tạo ra một tài sản này có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nối
tiếp nhau để đạt được mục đích của người bỏ vốn.
Theo quan điểm tài chính: Đầu tư là làm bất động một số vốn, để sau đó rút ra
một khoản tiền lãi ở thời kỳ tiếp theo. Nói một cách chi tiết hơn, đó là một chuỗi
hoạt động chi tiền của chủ đầu tư, từ đó chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi tiền tệ
đảm bảo hoàn trả vốn và trang trải mọi chi phí liên quan và có lãi.
Theo quan điểm kế toán: Đầu tư là gắn liền với một số khoản chi vào động sản
hoặc bất động sản để tạo nên các khoản thu lớn hơn
Như vậy dù theo quan điểm nào đi nữa thì vẫn có những cái chung, đó là: Đầu
tư là hoạt động bỏ vốn trong một khoản thời gian nhất định để đạt được mục đích
của chủ đầu tư thông qua hoạt động đầu tư.
Từ nhận xét trên, chúng ta có thể đi đến kết luận:
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn (vốn có thể bằng tiền, tài sản hoặc thời gian lao
động) để đạt được mục đích sinh lợi của chủ đầu tư thông qua hoạt động đầu tư.


9

2.1.2 Các khái niệm về dự án
Có nhiều khái niệm về dự án, nhưng một số cách chung nhất, có thể hiểu dự

án là một lĩnh vực đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải được thực hiện với
phương pháp riêng và theo một kế hoạch tiến độ xác định.
- Dự án là một nhóm công việc được thực hiện theo một quy trình nhất định để
đạt được mục tiêu đề ra, có thời điểm bắt đầu và kết thúc được ấn định trước, và sử
dụng tài nguyên có giới hạn.
- Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau nhằm đạt được
một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong
khoảng thời gian xác định, dựa trên những nguồn lực xác định.
- Dự án được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện rang
buộc về thời gian, nguồn lực, ngân sách và chất lượng.
- Dự án là sự chi tiền và thời gian để thực hiện một kế hoạch nhằm mục đích
tạo cho ra một sản phẩm duy nhất.
- Xét trên mức độ phân công lao động xã hội: Dự án đầu tư thể hiện sự phân
công, bố trí lực lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể
kinh tế khác nhau với xã hội trên cơ sở khai thác các yếu tố tự nhiên.
- Xét trên tổng thể của quá trình đầu tư: dự án đầu tư có thể được hiểu như là
kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
trong một khoảng thời gian nhất định, hay đó là một công trình cụ thể thực hiện các
hoạt động đầu tư.
- Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ hoạch định việc sử
dụng vốn, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội.
- Xét trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là kế hoạch chi tiết để thực hiệc
chương trình đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế xã hội làm căn cứ cho việc ra
quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư.
- Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO thì “Dự án là một quá trình đơn
nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời gian


10


bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu
cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.
Theo Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII , kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014 thì dự án đầu tư
xây dựng được định nghĩa như sau:
“ Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng
vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình
xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm,
dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây
dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây
dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
đầu tư xây dựng ” [1]
2.1.3

Các đặc trưng của dự án:

Dự án có mục đích và mục tiêu rõ ràng: Mỗi dự án là một hoặc một tập hợp
nhiệm vụ cần được thực hiện để đạt tới một kết quả xác định nhằm thỏa mãn một
nhu cầu nào đó. Bản thân dự án là một hệ thống phức tạp, có thể chia thành nhiều
bộ phận khác nhau để quản lý và thực hiện, phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về
thời gian, chi phí và chất lượng.
Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn: Dự án phải trải qua các
giai đoạn hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc.
Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận
quản lý chức năng với quản lý dự án: Dự án luôn có sự tham gia của các bên hữu
quan như: Chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, nhà thầu, các nhà tư vấn, các cơ
quan quản lý nhà nước…các thành viên tham gia có thể khác nhau tùy theo tính
chất mỗi dự án. Ngoài ra, giữa các bộ phận quản lý chức năng và nhóm quản lý dự
án thường phát sinh các công việc, yêu cầu sự phồi hợp thực hiện với mức độ tham
gia của các bộ phận là không giống nhau. Vì mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự

án cần duy trì mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.


11

Dự án có sản phẩm mang tính đơn chiếc, độc đáo: Có thể nói sản phẩm hoặc
dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, lao động đòi hỏi kỹ năng chuyên môn với
những nhiệm vụ không lặp lại
Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực: Ta hiểu rằng, giữa các dự án luôn có quan
hệ chia nhau các nguồn lực khan hiếm của một hệ thống (một cá nhân, một doanh
nghiệp, một quốc gia …) mà chúng phục vụ. Các nguồn lực đó có thể là tiền vốn,
nhân lực, thiết bị…
Dự án luôn có tính bất định và rủi ro: Các dự án có điểm bắt đầu và kết thúc
khác nhau, nhưng thường diễn ra trong một thời gian dài, dưới tác động của những
yếu tố khác nhau. Chính vì vậy, việc thực hiện dự án không chỉ đòi hỏi tiêu tốn
nhiều nguồn lực mà còn gặp nhiều rủi ro, bất định. Yếu tố thời gian, nguồn lực,
cũng như sự tác động của môi trường luôn là nguyên nhân của những bất định và
rủi ro của dự án.
Trên một phương diện khác, có thể nói đến đặc điểm chung của dự án là:
Dự án được thực hiện bởi con người
Bị ràng buộc bởi các nguồn lực hạn chế: con người và tài nguyên;
Được hoạch định, được thực hiện và được kiểm soát
Có thể diễn đạt “Dự án” bằng công thức sau:
=
DỰ ÁN =

KẾ HOẠCH + TIỀN + THỜI GIAN

SẢN PHẨM
(Vật chất, Tinh thần,

Dịch vụ)

2.1.4 Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án
Có 2 hình thức quản lý dự án, đó là: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án và Chủ
đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án [4].
Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Theo hình thức này, chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu
tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực
hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án có thể
thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ
điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.


12

Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng thì
chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn
của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm
để giúp quản lý thực hiện dự án [4].

CHỦ ĐẦU TƯ

Ban qu ản lý d ự án

Tự làm ho ặc

Tư v ấn

Tư v ấn


Nhà th ầu

Tư v ấn giám

thuê tư v ấn

thiết kế

đ ấu th ầu

thi công

sát ho ặc thuê tư

xây d ựng

vấn giám sát

lập dự án

Chu ẩn b ị hồ sơ th ẩm

Chu ẩn b ị hồ sơ th ẩm

đ ịnh, phê duy ệt d ự án

định, phê duy ệt đ ấu th ầu

Hình 2.1 Hình thức chủ đầu tư tự quản lý dự án
Hình thức Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án

Theo hình thức này, tổ chức tư vấn mà chủ đầu tư thuê phải có đủ điều kiện
năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm,
quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa
hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý
nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu
tư.
Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng
các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra,
theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.


×