Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
--------------------------

TÀI HẢI VẠN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY
TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT Dân dụng và Công nghiệp
Mã số ngành: 60580208
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.Nguyễn Thống

TP.Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS.Nguyễn Thống

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại Học Công Nghệ TP. HCM
Ngày … …. Tháng ……. Năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch


1

PGS.TS.Phạm Hồng Luân

2

TS. Nguyễn Quốc Định

Phản biện 1

3

TS. Đinh Công Tịnh

Phản biện 2

5

TS. Trần Quang phú

Ủy viên

5

TS. Nguyễn Việt Tuấn

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 30 tháng 03 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên :

Tài Hải Vạn

Ngày sinh : 01/08/1987

Giới tính: Nam

Nơi sinh : Ninh Thuận

Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp
MSHV: 1541870026
I. Tên đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình quản lý dự án đầu tư xây
dựng các công trình dân dụng
II. Nhiệm vụ và nội dung:
1. Nhiệm vụ: Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình quản lý dự án đầu tư

xây dựng các công trình dân dụng
2. Nội dung và các kết quả đạt được
• Chương I : Đặt vấn đề luận
• Chương II : Cơ sở lý luận quy trình quản lý dự án xây dựng cơ bản
• Chương III : Thực trạng cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng trong thời
gian vừa qua
• Chương IV: Cơ sở lý thuyết phương pháp nghiên cứu và sử lý số liệu
nghiên cứu
 Tìm kiếm các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thất thoát, lãng phí trong
quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình và đưa ra những giải
pháp nâng cao quy trình quản lý đầu tư xây dựng các công trình dân dụng
 Kết quả khảo sát và được phân tích ra các yếu tố trong khảo sát
• Chương V : Đưa ra những giải pháp năng cao hiệu quả quy trình quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng
• Chương VI : Kết luận - Kiến nghị
III. Ngày giao nhiệm vụ: 11/09/2016


IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/03/2017
V. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Thống
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

( Họ tên và chữ ký )

( Họ tên và chữ ký )

PGS.TS.NGUYỄN THỐNG



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài công trình nghiên cứu của riêng tôi, các khảo sát
câu hỏi xử lý số liệu, kết quả đi phân tích nêu trong Luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ các công trình trong lĩnh vực xây dựng nào khác
và những lĩnh vực liên quan khác hơn.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo trong luận văn đã được trích dẫn
nguồn gốc rõ ràng.
Học viên thực hiện Luận văn
Tài Hải Vạn


ii

LỜI CẢM ƠN
Để đạt được thành quả này, người đầu tiên tôi muốn được gửi lời cảm ơn là
thầy Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thống. Thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả tập thể
cán bộ, nhân viên và các Thầy, Cô tại Phòng quản lý khoa học và đào tạo sau đại
học và Khoa Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN của trường Đại học Công Nghệ
Thành Phố Hồ Chí Minh. Tất cả những kiến thức, kinh nghiệm các thầy cô đã
truyền đạt sẽ mãi là hành trang quý giá cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và công tác sau này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp ở các cơ quan, công ty trong lĩnh
vực xây dựng đã hỗ trợ đóng góp những kinh nghiệm quý báu cũng như động lực
cho tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện các nghiên cứu khảo sát phục vụ cho luận
văn.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, những người bạn
thân của tôi đã luôn bên cạnh, quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những
khó khăn, trở ngại để hoàn thành luận văn này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2017
Trân Trọng
Tài Hải Vạn


iii

TÓM TẮT
Trong bối cảnh đất nước đang trên đường hội nhập kinh tế với các nước trên
thế giới, vấn đề về đầu tư xây dựng các công trình dân dụng cũng như hạ tầng kỹ
thuật đang trở nên cần thiết đối với đất nước ta hiện nay. Có nhiều dự án lớn đang
trong giai đoạn thực hiện đầu tư hoặc triển khai thi công với nguồn vốn lên đến
hàng nghìn tỷ đồng như dự án tuyến đường sắt metro, dự án chống ngập thành phố
do ảnh hưởng triều cường, nhà ở xã hội, khu công nghiệp. Song song với việc triển
khai các dự án lớn, thì vấn đề giải pháp nâng cao quy trình quản lý đầu tư xây dựng
cũng đang cần trong khâu đầu tư và quản lý. Đề tài này được thực hiện nhằm xác
định, đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng quy trình quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và đưa ra những giải pháp nâng cao quy
trình quản lý dự án đầu tư tối ưu nhất.
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 11/09/2016 đến ngày
30/03/2017. Kết quả 279 bảng trả lời hợp lệ, kết quả khảo sát đã chỉ ra những
nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến thực trạng trong quy trình quản lý dự án đầu
tư xây dựng các công trình dân dụng. Chủ trương đầu tư kém hiểu quả,Tiêu chuẩn
pháp luật chính sách không phù hợp, khảo sát phê duyệt, lập kế hoạch chưa tốt quy
hoạch dự án chưa tốt, hiệu quả quản lý dự án đầu tư trong xây dựng chưa đúng
mục đích nhà thầu và tư vấn giám sát chưa đủ năng lực. Phương pháp phân tích
thành phần chính Principal Components Analysis được sử dụng để nhóm lại những

yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh đến thực trạng cơ chế quản lý quản lý dự án đầu
tư xây dựng. Sau khi được kết quả dựa vào phân tích ro ràng, trên cơ sở thành phần
đặc trưng vừa xác định, kiến nghị thêm một số ‘Giải pháp nâng cao hệu quả quy
trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng nhằm tốt hơn.


iv

ABSTRACT
In the context of the country is on the path of economic integration with the
countries in the world, the issue of the construction of public utility, residential are
becoming essential for our country today. There are many major projects are in the
implementation phase of investment or under construction with funding of up to
thousands of billion as projects railway metro projects to prevent flooding the city
due to the influence tides, public housing associations, industrial zones. In parallel
with the implementation of major projects, the issue of counterfeit measures to
improve management processes of construction investment is also needed in the
investment and management stages. This thesis was undertaken to identify, evaluate
the causes affecting the status process management project construction investment
construction projects and offer solutions to improve the management process of
investment projects optimal.
The subject is done during the period from 09/11/2016 to 30/03/2017 days, total
including £ 279 valid responses. The survey results showed the leading causes
affecting the status of the project management process of investment in the
construction of civil works Vietnam. Investment policy ineffective legal standard
policy rule does not match, the survey approved, planning is not well planned
project is not good, effective management of investment projects in construction are
not the rightpurpose contractors and consultants monitoring is not enough
capacity. Analytical methods Principal Components Analysis, the main ingredient
used to group the factors that influence the levelof the status management

mechanism to manage the construction project.


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT

............................................................................................................. iii

ABSTRACT ............................................................................................................. iv
MỤC LỤC

...............................................................................................................v

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. ix
DANH SÁCH BẢNG BIỂU .......................................................................................x
DANH SÁCH HÌNH VẼ .......................................................................................... xi
CHƯƠNG I ...............................................................................................................1
GIỚI THIỆU ...............................................................................................................1
Đặt vấn đề

...............................................................................................................1

1.1 Sự cần thiết của đề tài ....................................................................................1
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu ...........................................................................2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2

1.4 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................3
1.5 Đóng góp dự kiến của đề tài ..........................................................................3
CHƯƠNG II ...............................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN .........................................4
XÂY DỰNG CƠ BẢN ...............................................................................................4
2.1 Những khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng ..........................................4
2.1.1 Khái niệm dự án và dự án đầu tư xây dựng .............................................4
2.1.2 Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng...........................4
2.1.3 Trình tự đầu tư xây dựng .........................................................................5
2.1.4 Quy trình quản lý dự án ...........................................................................6
2.2 Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.........................................................7
2.2.1 Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng ..................................7
2.2.2 Chủ đầu tư xây dựng ...............................................................................8
2.2.3 Tổ chức và hoạt động của ban quản lý dự án chuyên nghành,ban quản lý dự
án khu vực ...................................................................................................................9
2.2.4 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án ........................................10


vi

2.2.5 Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng ............................................11
2.2.6 Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án ..........................................12
2.2.7 Quản lý dự án của tổng thầu xây dựng ....................................................12
2.2.8 Thực hiện dự án đầu tư xây dựng ..........................................................13
2.3 Phân loại dự án ĐT&XD .............................................................................13
CHƯƠNG III ............................................................................................................18
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
TRONG THỜI GIAN VỪA QUA Ở VIỆT NAM ...................................................18
3.1 Nhận dạng về thất thoát lãng phí ..................................................................18
3.2 Công tác chuẩn bị đầu tư chưa cao ..............................................................19

3.3 Chủ trương đầu tư hiệu quả không cao ........................................................20
3.4 Thực hiện đầu tư còn yếu kém .....................................................................21
3.4.1 Khâu phê duyệt TKKT-TDT .................................................................21
3.4.2 Khâu kế hoạch hóa ................................................................................22
CHƯƠNG IV ............................................................................................................24
CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................24
4.1 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ....................................................................24
4.2 Nội dung bảng câu hỏi .................................................................................25
4.2.1 Giới thiệu chung ....................................................................................25
4.2.2 Hướng dẫn trả lời...................................................................................25
4.2.3
4.3

Các yếu tố khảo sát và mã hóa số liệu ..................................................26
Thông tin chung......................................................................................32

4.3.1 Vai trò của người khảo sát ............................................................................. 32
4.3.2 Số năm kinh nghiệm làm việc ........................................................................ 32
4.3.3 Loại dự án mà người trả lời tham gia ............................................................. 33
4.3.4 Nguồn vốn các dự án đã tham gia .................................................................. 33
4.4 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................33
4.5 Các công cụ nghiên cứu ..............................................................................34
4.5.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp ...........................................................................34
4.5.2

Khảo sát bằng bảng câu hỏi ..................................................................34


vii


4.5.3 Thang đo Likert .....................................................................................35
4.5.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................35
4.5.5

Hệ số tương quan..................................................................................36

4.5.6

Phân tích phương sai ............................................................................36

4.5.7 Phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis)...............37
4.6 Thu thập dữ liệu ...........................................................................................38
4.6.1 Xác định kích thước mẫu.......................................................................38
4.6.2 Phân phối và thu thập bảng câu hỏi .......................................................38
4.7 Phân tích dữ liệu .........................................................................................39
4.8 Thống kê mô tả ............................................................................................40
4.8.1 Vai trò của người trả lời trong dự án .....................................................40
4.8.2 Số năm kinh nghiệm làm việc của người trả lời....................................41
4.8.3 Phần lớn loại dự án đã tham gia ............................................................42
4.8.4 Phần lớn nguồn vốn dự án đã tham gia .................................................43
4.9 Kiểm tra độ tin cậy thang đo .......................................................................44
4.10 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ............................................46
4.10.1 Quy trình đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ..........................46
4.10.2 Kiểm định sự khác biệt về trị trung bình giữa các nhóm ......................47
4.10.3 Kiểm định tương quan xếp hạng yếu tố ảnh hưởng ..............................52
4.11 Phân tích thành phần chính ảnh hưởng đến thực trạng quy trình quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng ............................................................53
4.11.1. Kỹ thuật phân tích thành phần chính PCA (principal Components
Analysis) ...........................................................................................................53

4.11.2 Thực hiện phân tích thành phần chính PCA ..........................................54
4.11.3. Kết quả thành phần chính trong phân tích PCA ..................................57
4.11.4 Phân tích ý nghĩa các thành phần chính ................................................61
CHƯƠNG V .............................................................................................................65
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VÀ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG .............................................65
5.1 Chiến lược chống thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản ...........................65
5.1.1Xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất và năng lực...................................65


viii

5.1.2 Nâng cao cơ chế thị trường ..............................................................................65
5.1.3 Đổi mới cơ chế đầu tư ....................................................................................66
5.1.4 Một số giải pháp nâng cao quy trình quản lý đầu tư và xây dựng .................68
5.1.4.1 Giải pháp về chuẩn bị đầu tư ....................................................................... 68
5.1.4.2 Giải pháp về chủ trương đầu tư ...................................................................68
5.1.4.3 Giải pháp về giải phóng mặt bằng xây dựng ......................................69
5.2 Giải pháp về thực hiện đầu tư ......................................................................69
5.2.1. Giải pháp chống đầu tư dàn trải ...............................................................69
5.2.2 Giải pháp về công tác thiết kế, lập tổng dự toán .....................................70
5.2.3. Giải pháp trong khâu chọn thầu...............................................................70
5.2.4

Giải pháp trong việc ký hợp đồng kinh tế: .............................................70

5.2.5 Giải pháp về giám sát thi công và nghiệm thu khối lượng hoàn thành ....71
CHƯƠNG VI ............................................................................................................72
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .......................................................................................72
6.1 Kết luận .......................................................................................................72

6.2 Kiến nghị ......................................................................................................73
6.2.1. Đối với Chính phủ ................................................................................73
6.2.2 Đối với Bộ Xây dựng ............................................................................74
6.2.3 Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ............................................................74
6.2.4

Đối với Bộ Tài chính ...........................................................................74

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................75
PHỤ LỤC


ix

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Chủ Đầu Tư

: CĐT

Ban Quản Lý Dự Án

: BQLDA

Nhà Thầu Thi Công

: NTTC

Tư Vấn Thiết Kế


: TVTK

PCA

: Principal Components Analysis


x

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 4 -1: Bảng danh sách các yếu tố khảo sát ........................................................30
Bảng 4 - 2 : Vai trò của người trả lời trong dự án .....................................................40
Bảng 4 - 3 : Thời gian công tác nghành xây dựng ....................................................41
Bảng 4 - 4: Loại công trình tham gia ........................................................................42
Bảng 4 - 5: Phần lớn nguồn vốn dự án đã tham gia ..................................................43
Bảng 4 - 6: Bảng tính chi tiết hệ số Cronbach’s Alpha cho từng yếu tố khảo sát ....44
Bảng 4 -7: Kết quả kiểm định One-way ANOVA các yếu tố khảo sát. ...................48
Bảng 4 - 8: Kiểm định sự tương quan Correlations ..................................................52
Bảng 4- 9: Bảng phân tích hệ số KMO và Bartlett's .................................................54
Bảng 4 - 10: Bảng phân tích hệ số Communalities ...................................................54
Bảng 4-11: Bảng phân tích hệ số Factor Loadings ...................................................55
Bảng 4-12 : Bảng phép xoay lần cuối cùng .............................................................58
Bảng 4-13 : Bảng ma trận chỉ gồm các hệ số giải thích > 0.5. ................................59
Bảng 4 - 14: Bảng tổng hợp các thành phần chính ...................................................60


xi

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1 - 1: Nhóm dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng ...............................14

Hình 1 - 2 : Quy trình thiết kế bảng câu hỏi .............................................................24
Hình 1 - 3 : Quy trình nghiên cứu ............................................................................33
Hình 1 -4 : Quy trình phân tích số liệu khảo sát .......................................................39
Hình 1 – 5 : Vai trò của người trả lời trong dự án ....................................................41
Hình 1- 6: Số năm kinh nghiệm làm việc của người trả lời ......................................42
Hình 1 -7: Phần lớn loại dự án đã tham gia ..............................................................43
Hình 1 - 8: Phần lớn nguồn vốn dự án tham gia .......................................................44
Hình 1 - 9: Quy trình đánh giá độc lập cho từng loại mức độ ..................................46
Hình 1 -10 : Biểu đồ phân tích hệ số Eigen values ...................................................56


1

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Công tác quản lý đầu tư và xây dựng (ĐT&XD) nói chung, trong đó đặc biệt là
quản lý các dự án xây dựng cơ bản (XDCB) còn nhiều yếu kém, thiếu sót. Đáng kể
nhất là trình trạng đầu tư dàn trải kéo dài và kém hiệu quả, nợ đọng trong đầu tư
tăng cao đã trở thành vấn đề bức xúc hiện nay, các hiện tượng tiêu cực còn khá phổ
biến trong XDCB làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, gây thất thoát,
lãng phí lớn đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc trong xã hội.
Thất thoát ngân sách nhà nước (NSNN) và (NNS ) trong XDCB không chỉ xảy ra ở
một khâu nào đó, mà nó xảy ra ở tất cả các khâu chủ trương đầu tư như, khảo sát,
thiết kế, thẩm định thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, đấu thầu, giám sát thi công và
thanh quyết toán công trình.
Do vậy thời gian qua nhiều vụ việc tiêu cực tham nhũng trong XDCB đã được đăng
tải nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những tin tức đó có thể chưa đầy

đủ toàn diện nhưng đó là những địa chỉ cụ thể diễn ra tình trạng thất thoát trong
XDCB. Nhiều người nhiều cấp quan tâm theo dõi với những băn khoăn suy nghĩ rất
khác nhau.
Sự lý giải cũng có nhiều cách, một số đại biểu quốc hội đã có ý kiến về vốn đầu tư
xây dựng hiện nay đang thất thoát trong tổng mức đầu tư. Thất thoát lãng phí trong
khâu chủ trương đầu tư, khâu khảo sát thiết kế, trong khâu đền bù, giải phóng mặt
bằng xây dựng, lãng phí trong công tác triển khai và điều hành kế hoạch đầu tư
hàng năm, khâu lựa chọn nhà thầu, thi công xây lắp công trình
Để góp phần giải quyết các vấn đề này từ góc nhìn quản lý kinh tế, luận văn đề cập
đến "Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình dân dụng.


2
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu là xác định các nguyên nhân thường xảy ra và mức độ ảnh
hưởng đến thất thoát, lãng phí trong quản lý dự án đầu tư xây dựng các dân dụng
* Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
Các nguyên nhân, yếu tố nào dẫn đến thực trạng trong quy trình quản lý dự án đầu
tư xây dựng các công trình dân dụng
Những nguyên nhân nào thường dẫn đến tác động thực trạng trong quy trình quản
lý dự án đầu tư các công trình dân dụng, thì những nguyên nhân nào có tác động
nhiều nhất và đưa ra nhằm giải pháp nâng cao quy trình quản lý dự án đầu tư các
công trình dân dụng
Quan điểm của các bên trực tiếp tham gia dự án với các nguyên nhân dẫn đến quy
trình quản lý dự án đầu tư xây dựng dận dụng
1.3 Mục tiêu nghiên cứu

• Mục tiêu tổng quát : Xác định được những cơ chế thực trạng trong quy trình
quản lý dự án đầu tư xây dung công trình dân dụng thất thoát, đưa ra những giải

pháp nâng cao hiệu quả quy trình quản lý dự án công trình dân dụng ở Việt Nam tốt
hơn

• Mục tiêu cụ thể :
-

Tìm hiểu các mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân.

-

Nhận định sự khác biệt về quan điểm đánh giá của các bên tham gia.

-

So sánh kết quả tìm được với một số nghiên cứu trước.

-

Giải pháp nâng cao hiểu quả quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các công

trình dân dụng
-

Góp phần nâng cao và phát triển các nhận thức các quan điểm về quản lý điều

hành các dự án đầu tư XDCB.
-

Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận


văn đề xuất những “Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình dân dụng


3
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Không gian thực hiện : Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng
Thời gian thực hiện : Từ tháng 11/09/2016 đến tháng 30/03/2017
Đối tượng nghiên cứu : Các yếu tố ảnh hưởng sự đến thực trạng quản lý dự án đầu
tư xây dựng các công trình dân dụng ở Việt Nam


Về mặt lý luận : chủ yếu tập trung nghiên cứu nâng cao quy trình quản lý dự án

XDCB. Phương hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và các giải
pháp nâng cao quy trình quản lý đầu tư dự án xây dựng công trình dân dụng


Về thực tiễn : chủ yếu đánh giá tổng kết cơ chế quản lý XDCB của nước ta

trong thời gian qua (chủ yếu là những mặt hạn chế và thiếu sót như . Thất thoát,
lãng phí dẫn đến công trình không đảm bảo chất lượng, đầu tư kém hiệu quả, phân
tích để xác định nguyên nhân.Từ đó căn cứ để đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao và hiệu quả quản lý dự án đầu tư đầu tư xây dựng các công trình dân dụng.


Đối tượng khảo sát : Các kỹ sư đang công tác trong các đơn vị là chủ đầu tư,

nhà thầu thi công, ban quản lý dự án, tư vấn giám sát và tư vấn thiết kế.
1.5 Đóng góp dự kiến của đề tài



Về mặt lý luận : Phương pháp nghiên cứu của đề tài này có thể áp dụng cho

việc nghiên cứu tìm hiểu những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trong quản lý dự án
đầu tư xây dựng các công trình dân dụng. Hệ thống hoá và làm rõ thêm những vấn
đề lý luận về giải pháp nâng cao quy trình hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình dân dụng


Về mặt thực tiễn : Đánh giá thực trạng hoạt động ảnh hướng đến quản lý dự án

đầu tư xây dựng


4

CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG CƠ BẢN
2.1 Những khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng
2.1.1


Khái niệm dự án và dự án đầu tư xây dựng

Khái niệm dự án : Là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động

có phối hợp và được điều phối, kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến
hành để đạt được mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng

buộc về thời gian, chất lượng chi phí, an toàn và môi trường, do một cá nhân hay
một pháp nhân đảm trách


Dự án đầu tư xây dựng : Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn

để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích
phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một
thời hạn nhất định


Khái niệm công trình dân dụng : Là những công trình được xây dựng nhằm

mục đích việc ăn ở và làm việc của con người ( trừ những công trình dùng để sản
xuất công nghiệp )
Công trình dân dụng được phân loại bao gồm: công trình nhà ở và công trình công
cộng như giáo dục ,y tế,chủ sở ban nghành
2.1.2
-

Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu

tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng năm 2014 và
phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
-

Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của người


quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các
hoạt động đầu tư xây dựng của dự án.
-

Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây

dựng:


5
a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ,
toàn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực
hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án
b) Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (Public - Private Partner) có
cấu phần xây dựng được quản lý như đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài
ngân sách theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan
c) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được Nhà nước
quản lý về chủ trương đầu tư, mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí thực hiện, các tác
động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng, quốc phòng, an
ninh và hiệu quả của dự án. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dự án
theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được Nhà nước quản lý về mục tiêu,
quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng
đồng và quốc phòng, an ninh.
Quản lý đối với các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án theo các nguyên tắc được
quy định tại Điều 4 của Luật Xây dựng năm 2014
2.1.3

Trình tự đầu tư xây dựng


Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây
dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:
a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên
cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định
đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị
dự án;
b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê
đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây
dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng


6
(đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn
nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi
công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình
xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành,
chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.
-

Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu

tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng
mục công việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.
-

Các bản vẽ thiết kế đã được thẩm định, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư


và chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ
đầu tư có trách nhiệm đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây
dựng khi cần xem xét hồ sơ đang lưu trữ này. Chủ đầu tư nộp tệp tin (file) bản vẽ và
dự toán hoặc tệp tin bản chụp (đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm định) về cơ quan
chuyên môn theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 về xây
dựng để quản lý
2.1.4

Quy trình quản lý dự án

Mục đích quy trình : Hoàn thành dự án với chất lượng dự án hiệu quả tốt nhất
theo hợp đồng thực hiện dự án, hể hiển rõ hơn trách nhiệm ,mối quan hệ các bên
tham gia dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện vai trò nhiệm vụ của
mình nhằm dự án được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, nhịp nhàng , chồng
chéo bảo đảm dự án thực hiện một cách đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng
công trình theo tài liệu lợp đồng , là cơ sở đánh giá quản lý và đánh giá chất lượng
các công tác thi công xây lắp và nghiệm thu cho từng hạng mục cũng như toàn
công trình
1. Quy trình thẩm tra thiết kế công trình xây dựng
2. Quy trình thẩm tra dự toán
3. Quy trình tổ chức đấu thầu xây lắp và mua sắm vật tư thiết bị


7
4. Quy trình hướng dẫn kiểm tra công tác giám sát thi công xây dựng
5. Quy trình hướng dẫn an toàn lao động ,vệ sinh môi trường và phòng chống cháy
nổ
6. Quy trình xử lý sự cố công trình
7. Quy trình thanh toán

8. Quy trình lập hồ sơ hoàn công ,nhật ký công trình

2.2 Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
2.2.1

Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức tổ chức quản lý dự án theo
quy định tại Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014.
-

Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách,

hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực theo quy định tại Điều
63 của Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 17 Nghị định này.
-

Trường hợp nếu người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng

vốn để đầu tư xây dựng công trình là chủ đầu tư dự án thì người quyết định đầu tư
giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng thuê Ban quản lý dự án chuyên ngành
hoặc Ban quản lý dự án khu vực để thực hiện quản lý dự án theo quy định.
-

Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài,

hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế
về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc
thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự

án được thực hiện theo quy định của Nghị định này.
-

Đối với dự án sử dụng vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức

quản lý dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
-

Đối với dự án PPP, doanh nghiệp dự án lựa chọn hình thức quản lý dự án quy

định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.


8
2.2.2

Chủ đầu tư xây dựng

Chủ đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm
2014 do người quyết định đầu tư quyết định và được quy định cụ thể như sau:
-

Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơ quan,

tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao. Chủ đầu tư thực hiện thẩm quyền
của người quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công
trình.
-

Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách


do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan
trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư, chủ đầu
tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng khu vực được thành lập theo quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựng
năm 2014 hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư
xây dựng công trình. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách của cấp xã, chủ đầu tư là
Ủy ban nhân dân cấp xã. Riêng đối với dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh,
chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của
mình.
-

Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do tập đoàn kinh tế, tổng

công ty nhà nước quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực do các doanh
nghiệp này quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý,
sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình
-

Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu

vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng. Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp, các
bên góp vốn thỏa thuận về chủ đầu tư.
-

Đối với dự án PPP, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập

theo quy định của pháp luật.



9

2.2.3

Tổ chức và hoạt động của ban quản lý dự án chuyên nghành,ban

quản lý dự án khu vực
Người quyết định thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án
khu vực quyết định về số lượng, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động
của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực, cụ thể như
sau:
a) Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban
quản lý dự án khu vực được thành lập phù hợp với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực
quản lý hoặc theo yêu cầu về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng, khu
vực. Việc tổ chức các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực
trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng các Bộ này xem xét, quyết
định để phù hợp với yêu cầu đặc thù trong quản lý ngành, lĩnh vực;
b) Đối với cấp tỉnh: Các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu
vực do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập gồm Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình dân dụng và công nghiệp, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình giao thông, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Riêng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương
có thể có thêm Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và khu công
nghiệp, Ban quản lý dự án phát triển đô thị.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý đối với Ban quản lý dự án
chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do mình thành lập.
c) Đối với cấp huyện: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc thực hiện vai
trò chủ đầu tư và quản lý các dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu

tư xây dựng;
d) Đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp xã : Quyết định đầu tư thì Ủy ban nhân
dân cấp xã thực hiện vai trò của chủ đầu tư đồng thời ký kết hợp đồng với Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng của cấp huyện hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
quy định tại Khoản 5 Điều 17 Nghị định này để thực hiện quản lý dự án;


10
đ) Đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước: Các Ban quản lý dự án chuyên
ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập phù hợp với ngành nghề, lĩnh
vực kinh doanh chính hoặc theo các địa bàn, khu vực đã được xác định là trọng
điểm đầu tư xây dựng.
 Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, số lượng, quy mô các dự án cần phải quản
lý và gồm các bộ phận chủ yếu sau:
a) Ban giám đốc, các giám đốc quản lý dự án và các bộ phận trực thuộc để giúp
Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thực hiện chức năng
làm chủ đầu tư và chức năng quản lý dự án
b) Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý
dự án khu vực phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 54 Nghị định
này; cá nhân đảm nhận các chức danh thuộc các phòng, ban điều hành dự án phải
có chuyên môn đào tạo và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc do mình
đảm nhận.
Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu
vực do người quyết định thành lập phê duyệt, trong đó phải quy định rõ về các
quyền, trách nhiệm giữa bộ phận thực hiện chức năng chủ đầu tư và bộ phận thực
hiện nghiệp vụ quản lý dự án phù hợp với quy định của Luật Xây dựng năm 2014
và pháp luật có liên quan.
Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên
ngành, Ban quản lý dự án khu vực.

2.2.4
-

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án

Chủ đầu tư quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án

để quản lý thực hiện dự án quy mô nhóm A có công trình xây dựng cấp đặc biệt, dự
án áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận
bằng văn bản, dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước, dự án sử
dụng vốn khác.


×