Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

Sáng tác của hoàng thế sinh trong văn suôi yên bái đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 177 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ THU NGA

SÁNG TÁC CỦA HOÀNG THẾ SINH TRONG VĂN SUÔI YÊN BÁI
ĐƯƠNG ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong
bất kì một công trình nào khác.

Thái nguyên, tháng 4 năm 2015


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu đề tài Sáng tác của Hoàng Thế Sinh trong
văn xuôi Yên Bái đương đại, đến nay chúng tôi đã hoàn thành và được phép
bảo vệ luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học trường
Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Với sự biết ơn chân thành, tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Duy


Nghĩa, thầy đã rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhà văn Hoàng Thế Sinh đã
giúp đỡ tôi rất nhiều về mặt tư liệu.
Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới bạn bè, gia đình đã động
viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thu Nga

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

1


MỤC LỤC
Trang bìa phụ

Trang

Lời cam đoan .............................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................ii
Mục lục..................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
NỘI DUNG ....................................................................... ..................


7

Chương 1. VĂN XUÔI YÊN BÁI VÀ TÁC PHẨM CỦA HOÀNG THẾ SINH
1.1. Diện mạo văn xuôi Yên Bái ................................................................ 7
1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Hoàng Thế Sinh........................
21
1.2.1. Tiểu sử và con người ..................................................................... 21
1.2.2. Tác phẩm và vị trí của Hoàng Thế Sinh trong văn xuôi Yên Bái ...22
Chương 2. CON NGƯỜI VÀ HIỆN THỰC MIỀN NÚI TRONG VĂN XUÔI
HOÀNG THẾ SINH ............................................................................... 26
2.1. Một xã hội miền núi còn nhiều bất công, tiêu cực ............................
26
2.2. Ý thức cá nhân và số phận con người ...............................................
34
2.3. Mối quan hệ con người - tự nhiên ....................................................
42
2.3.1. Một thế giới thiên nhiên phong phú, đa dạng ................................
43
2.3.2. Tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên ..............................................
45
2.3.3. Quy luật nhân quả ..........................................................................
51


Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI HOÀNG
THẾ SINH ................................................................................ 56
3.1. Xây dựng nhân vật ............................................................................ 56
3.1.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình ....................................................
57

3.1.2. Sự phân tuyến nhân vật ..................................................................
60
3.2. Ngôn ngữ ...........................................................................................
63


3.2.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ .................................................................. 64
3.2.2. Ngôn ngữ đậm chất kí .................................................................... 67
3.3. Yếu tố kì ảo ....................................................................................... 72
3.4. Giấc mơ ............................................................................................. 76
KẾT LUẬN .............................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 85

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

1


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1. Trong sự phát triển chung của nền văn học nước nhà không thể không
nói đến sự xuất hiện, vị trí cũng như những đóng góp to lớn của mảng văn học
viết về dân tộc và miền núi. Cùng chung mảng đề tài viết về dân tộc và miền
núi, trong khi văn xuôi các dân tộc thiểu số đội ngũ sáng tác chỉ gồm các nhà
văn xuất thân là người dân tộc thiểu số, thì trong văn xuôi viết về dân tộc
và miền núi có sự hiện diện khá đông đủ bộ mặt văn học các dân tộc anh em.
Thành tựu của mảng đề tài này thể hiện ở chỗ chính các nhà văn đến từ đồng

bằng lại gắn bó với miền núi như một phần máu thịt của mình. Vì vậy nó đem
đến cho văn xuôi miền núi sự phong phú, đa dạng về phong cách nghệ thuật,
và như nhà nghiên cứu Phong Lê đã nói: “văn xuôi miền núi chiếm lĩnh được
một vẻ đẹp riêng, không thay thế được, không ai bắt trước được”.
Văn xuôi các dân tộc miền núi ra đời muộn hơn so với thơ ca. Đầu thể kỉ
XX, thể loại này mới được biết đến. Tuy nhiên, những tác phẩm đầu tên ấy lại
là do những tác giả người Kinh viết, với một số tên tuổi đại thụ như: Thế Lữ,
Lan Khai, Tchya, Nam Cao, Tô Hoài, sau này là Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng,
Trung Trung Đỉnh... Những cây bút người Kinh viết về đề tài dân tộc, miền núi
trước Cách mạng và trong kháng chiến đã trở thành người thầy tinh thần, khơi
nguồn cho của những tài năng văn học dân tộc thiểu số xuất hiện, phản ánh sâu
rộng hiện thực miền núi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ngày nay, văn xuôi các dân tộc thiểu số có một đội ngũ sáng tác đông đảo
trải dài trên khắp các vùng miền cả nước. Bên cạnh các nhà văn là người dân
tộc thiểu số như Vi Hồng, Hoàng Hạc, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Vi Thị Kim
Bình, Cao Duy Sơn, Hlinh Niê... vẫn có những cây bút người Kinh đã và đang gắn
/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

1


bó với núi rừng. Những con người dân tộc miền núi thật thà, giản dị, ân tnh và
đôn hậu giữa núi rừng hùng vĩ đã gắn bó với họ như một phần máu thịt, một

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


1

1


phần hơi thở của cuộc sống. Và chính họ đã ấp ủ những đứa con tinh thần gây
được tiếng vang lớn trong đời sống văn học cả nước tiêu biểu như Hoàng Thế
Sinh,Đoàn Hữu Nam, Vũ Xuân Tửu, Đỗ Bích Thúy, , Phạm Duy Nghĩa, Tống Ngọc
Hân...
1.2. Yên Bái là vùng đất có tiềm năng lớn về một nền văn hóa, văn học của
các dân tộc thiểu số anh em. Những truyện thơ Tày – Thái đậm ddaf bản sắc
dân tộc, những khúc dân ca say đắm, những câu ca dao, tục ngữ mộc mạc mà
sâu sắc... là nguồn mạch vô tận cho sáng tạo văn chương thời hiện đại. Và bản
thân nền văn hóa, văn học dân gian đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo góp phần
đnuôi dưỡng cho những nhà văn, những người nghệ sĩ đầy tài năng, cống
hiến hết mình cho sự nghiệp văn học nghệ thuật của dân tộc.
Các nhà văn viết về miền núi không ít, tuy nhiên những tác phẩm viết về
vùng núi cao Yên Bái có thể nói là hiếm. So với mặt bằng chung của nền văn
chương các dân tộc vùng Tây Bắc thì văn học Yên Bái phát triển không mạnh,
chỉ với một vài cây bút quen thuộc như: nhà thơ Ngọc Bái, nhà văn Hà Lâm
Kỳ... Hoàng Thế Sinh cũng là một cây bút hiếm hoi trong sự phát triển ấy. Nhà
nghiên cứu Văn Giá đã từng viết trong lời giới thiệu bộ ba tiểu thuyết Bụi hồ;
Xứ mưa; Rừng thiêng như sau: “Các sáng tạo của nhà văn Hoàng Thế Sinh là
một giọng điệu vạm vỡ góp phần làm cho văn chương xứ sở Yên Bái có sức lan
xa, tỏa sức sống cùng với văn chương cả nước”; đồng thời khẳng định
rằng: “Cái thủy thổ văn chương Yên Bái danh giá hiện nay không chỉ có Hoàng
Thế Sinh. Nhưng cứ thử vắng Hoàng Thế Sinh mà xem... Nói thế, đã là văn nhân
thì cũng chẳng lấy làm kiêu”.
Hệ thống tác phẩm của Hoàng Thế Sinh khá phong phú về số lượng với
các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí. Ông đã giành được một số giải thưởng

văn học ở trung ương và địa phương.


1.3. Hoàng Thế Sinh là một trong số rất ít các nhà văn miền núi có tư
tưởng đề cao mối quan hệ hòa hợp con người – tự nhiên với tnh thần bảo vệ
tự nhiên,


bảo vệ môi trường sinh thái. Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái đang là vấn đề
nóng bỏng mang tính toàn cầu. Do đó, tác phẩm của Hoàng Thế Sinh và các cây
bút thuộc khuynh hướng tư tưởng này mang ý nghĩa thời sự và nhân sinh
sâu
sắc.
1.4. Hoàng Thế Sinh hiện là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông có nhiều
đóng góp cho nền văn xuôi Yên Bái nói riêng và nền văn xuôi viết về miền núi
nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về
văn xuôi địa phương Yên Bái cũng như văn xuôi Hoàng Thế Sinh một cách toàn
diện, hệ thống về cả phương diện nội dung và hình thức. Hy vọng rằng kết quả
của đề tài nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai yêu văn
học miền núi trong nước nói chung, văn chương Yên Bái nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Hoàng Thế Sinh là tác giả trong nền văn học đương đại, sáng tác từ những
năm 80 của thế kỉ XX và chủ yếu là viết về đề tài miền núi. Tuy nhiên, cho đến
nay các công trình nghiên cứu về Hoàng Thế Sinh và tác phẩm của nhà văn là
rất ít. Đó chỉ là một số bài viết nhỏ lẻ trên các báo, tạp chí trên cả hai
phương diện nội dung và hình thức.
Nhà phê bình Chu Văn Sơn trong bài viết Thế Sinh – Ngọn lửa xứ mưa đã
nhận xét: “Với Thế Sinh, cái câu văn là người thực cấm có sai. Con người Sinh
vừa thâm trầm vừa hoạt náo, vừa lãng tử vừa thực tế, vừa ngay ngắn vừa bông
phèng. Những đối cực ấy chung sống trong anh thường là khi hòa bình đôi khi

có chiến tranh... Nhưng tất cả đã hòa vào nhau để làm nên một điệu sống Thế
Sinh. Văn của anh là sự cất tếng của con người ấy, từ điệu sống ấy”.
Về mặt nội dung, “nếu ví nghiệp văn của Sinh gồm thơ, truyện ngắn, tểu
thuyết và ký như ngọn đèn chùm bốn ngọn, thì cả bốn ngọn đều thắp cùng một
/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

1


thứ lửa. Và nếu mỗi ngọn lửa được nuôi dưỡng từ những nguồn năng
lượng riêng thì ngọn lửa này bùng cháy lên bởi hai nguồn năng lượng chính: ấy
là say mê vẻ đẹp nồng nàn và căm ghét áp bức bất công. Và hễ cứ đụng đến hai
chuyện

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

1


đó là lửa trong ngòi bút Thế Sinh bùng lên, dù ở bất cứ thể loại nào. Lửa ấy làm
nên chất nồng nàn bạo liệt, chất gay gắt quyết liệt trong các trang viết của
Sinh” (Chu Văn Sơn). Lửa ấy cũng làm nên cả một đặc điểm thú vị của các nhân
vật trong các tác phẩm của Thế Sinh mà nhà phê bình Văn Giá đã gọi ra là: “cả
lúc vui lẫn lúc buồn, khi khổ tận cùng lúc sướng tận độ, bao giờ họ cũng hú lên.

Tiếng hú làm động cả núi rừng, động cả xứ mưa. Tiếng hú của tình yêu. Tiếng
hú của phẫn nộ. Tiếng hú của lửa. Văn Thế Sinh chính là tiếng hú ấy. Văn Thế
Sinh chính là ngọn lửa bập bùng kiên nhẫn giữa xứ mưa”.
Về mặt nghệ thuật, trong bài viết Nhân đọc truyện ngắn của Hoàng Thế
Sinh, tác giả Văn Giá đã nhận xét: “Hoàng Thế Sinh có sở trường viết về những
con người nhỏ bé mà dũng khí ở đời”, tức là những người vô danh, quanh năm
chân lấm tay bùn, thật thà, chân chất. Nhưng “họ nhất định không chịu sống
hèn, sống nhục. Họ muốn khẳng định tư thế làm người”. Cái chất quý giá nhất
của Hoàng Thế Sinh là ở chỗ đó. Chính vì thế mà các tác phẩm của ông đã đi
vào lòng bạn đọc một cách sâu sắc.
Hầu hết các tác phẩm của Hoàng Thế Sinh là viết về vùng núi cao Yên Bái
– nơi gắn bó với chặng đường công tác của tác giả. Hay nói cách khác, Yên Bái
là quê hương thứ hai của ông. Ông viết về nó với tất cả tình yêu, sự gắn bó và
tất cả vốn hiểu biết của mình về nơi này. Theo như Vũ Khả trong bài viết Đọc
tập truện ngắn Hoang thủy thì “điều làm cho độc giả nhớ nhung là mỗi truyện,
mỗi cuộc đời được nhà văn mô tả cũng đặc biệt khác người. Không tham từ
nhưng rất chắt lọc...”
Còn tác giả Văn Thà trong bài viết “Sao tổn khuống” một truyện ngắn hay
của Hoàng Thế Sinh đã nhận xét: “câu chuyện đã được kể liền mạch, giàu kịch
tính và hấp dẫn. Ngôn ngữ trở nên giản dị, như cách nghĩ và cách nói của người

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

1


miền núi. Màu sắc, âm thanh trong ngày lễ hội đã mang những vẻ đẹp lấp

lánh, tự nhiên như rừng, như suối”.

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

1


Bên cạnh đó các tác giả cũng đề cập tới một số hạn chế trong các tác phẩm
của Hoàng Thế Sinh như “một số cốt truyện còn đơn giản, đôi chỗ từ ngữ chưa
thật chuẩn”. Hoặc nhận xét về truyện ngắn Người nông dân nhỏ bé, tác giả Hà
Nguyên Huyến cho rằng “không thể nói đây là một truyện ngắn toàn bích
bởi kết cấu đôi chỗ còn khiên cưỡng, chi tiết thừa làm cho nhân vật chưa sinh
động, thiếu tính thuyết phục”.
Đây là những bài viết về nhà văn Hoàng Thế Sinh được đăng tải trên báo
chí. Hầu hết đều là những cảm nghĩ của các nhà văn, nhà phê bình sau khi đọc
các tác phẩm của ông hoặc là những lời tựa giới thiệu cho cuốn sách của
nhà
văn.
Hy vọng với công trình Sáng tác của Hoàng Thế Sinh trong văn xuôi Yên
Bái đương đại, chúng tôi sẽ tếp nối ý tưởng của các nhà nghiên cứu đi trước
để khám phá, khảo sát và tm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
của văn xuôi Hoàng Thế Sinh ở hai thể loại chính là truyện ngắn và tiểu thuyết
một cách có hệ thống và toàn diện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn xuôi Yên Bái đương đại và các
sáng tác của Hoàng Thế Sinh. Về sáng tác văn xuôi của Hoàng Thế Sinh, luận văn
tập trung vào các tác phẩm:

- Tiểu thuyết Bụi hồ - NXB Công an nhân dân, 1992.
- Tiểu thuyết Xứ mưa – NXB Quân đội nhân dân, 2000.
- Tiểu thuyết Rừng thiêng – NXB Quân đội nhân dân, 2007.
- Tập truyện ngắn Sao tổn khuống – NXB Hội Nhà văn, 2009.
- Tiểu thuyết Thuốc phiện và lửa – NXB Công an nhân dân, 2013.

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

1


Về văn xuôi Yên Bái, luận văn tập trung khảo sát một số truyện ngắn và
tểu thuyết viết về đề tài miền núi của các tác giả khác trong phạm vi văn xuôi
Yên Bái, như Hoàng Hạc, Hà Lâm Kỳ, Nguyễn Hiền Lương...
4. Phương pháp nghiên cứu

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

1


Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp phân tch tác phẩm văn học

- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tểu sử
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi vào tìm hiểu, phân tích, hệ thống một số nét đặc trưng của văn
xuôi Yên Bái đương đại trong dòng chảy của văn học dân tộc nói chung. Đồng
thời, trên cơ sở đó đi sâu vào tìm hiểu, phân tch những nét đặc sắc, tiêu biểu
của văn xuôi Hoàng Thế Sinh trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật ở hai
thể loại chính là truyện ngắn và tiểu thuyết, từ đó góp phần khẳng định vị trí
cũng như những đóng góp của tác giả cho nền văn xuôi Yên Bái nói riêng và văn
xuôi đương đại Việt Nam viết về dân tộc và miền núi nói chung.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn hoàn thành sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ
thống về tác phẩm của Hoàng Thế Sinh, góp phần khẳng định vị trí của nhà văn
Hoàng Thế Sinh trong nền văn xuôi Yên Bái đương đại
- Qua việc tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn
xuôi Hoàng Thế Sinh, người đọc sẽ hiểu hơn và thêm yêu vùng đất “xứ mưa” –
Yên Bái.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn được triển khai trên 3 chương:
Chương 1: Văn xuôi Yên Bái và tác phẩm của Hoàng Thế Sinh.
Chương 2: Con người và hiện thực miền núi trong văn xuôi Hoàng Thế
Sinh.
/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

1



Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Hoàng Thế Sinh

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

1


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
VĂN XUÔI YÊN BÁI VÀ TÁC PHẨM CỦA HOÀNG THẾ SINH
Văn xuôi là thể loại chủ lực của sáng tác văn học. So với thơ, văn xuôi cho
phép nhà văn tự do, linh hoạt, năng động hơn trong sáng tạo, thể hiện đời
sống, con người. Sự ra đời, trưởng thành, phát triển của văn xuôi cũng là
một quá trình, phản ánh sự vận động, trưởng thành của văn học nói chung.
Truyện ngắn, tiểu thuyết là những thể văn xuôi ghi được nhiều thành tựu.
Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn, tiểu thuyết xưa nay thu hút sự chú ý,
say mê của bao lớp bạn đọc. Do phương thức phản ánh, tính nghệ thuật của
những sáng tác ấy gắn với cá tính sáng tạo của nhà văn, làm cho tác phẩm
trở nên phong phú, hấp dẫn hơn.
Văn xuôi miền núi là những sáng tác văn xuôi nghệ thuật viết về đề tài dân
tộc và miền núi trong văn học Việt Nam. Văn xuôi với khả năng khám phá, khắc
họa mọi phương diện biểu hiện của cuộc sống, con người là thể loại có tính
năng động, có sức hấp dẫn khi đi vào khám phá những phạm vi mới, những khu
vực mới mà các thể loại khác khó có thể làm được. Một trong những phạm vi
mới, khu vực mới ấy chính là miền núi – nơi chứa đựng rất nhiều vẻ đẹp, nhiều

khía cạnh khác của cuộc sống mà văn học nói chung và văn xuôi nói riêng có thể
tếp cận, khám phá.
Có thể thấy rằng, từ khi xuất hiện những truyện đường rừng trong văn học
vào những năm 30 – 40 của thế kỉ XX đến nay, văn xuôi miền núi ngày càng

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

7

1


phát triển và thực sự trở thành một bộ phận quan trọng trong văn học viết
về miền núi , trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

7

1


1.1. Diện mạo văn xuôi Yên Bái
Bước vào thời kì hiện đại, nền văn học mỗi quốc gia hay trong phạm vi một
địa phương, nếu như thơ ca thường là bộ phận đi đầu thì văn xuôi lại là trụ cột,
xương sống. Từ khi hình thành đến nay, mặc dù còn những hạn chế, văn xuôi
Yên Bái đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.
Để có được cái nhìn thấu đáo hơn về khu vực văn học này, cần tìm hiểu

quá trình xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Yên Bái nói chung và văn
xuôi Yên Bái nói riêng trong những điều kiện xã hội – lịch sử cụ thể.
Văn xuôi Yên Bái thời phong kiến, thời Pháp đô hộ hầu như chưa có gì
ngoài văn học dân gian được lưu truyền trong dân chúng. Từ khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời (1930) đến 1975, văn xuôi Yên Bái có bước phát triển mới trên
con dường đi theo Cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giai đoạn này chủ
yếu là thơ văn cách mạng vận động quần chúng nhân dân chống giặc ngoại xâm,
đi theo phong trào cách mạng của tổ chức Thanh niên đoàn ở thị xã Yên Bái,
văn học nghệ thuật chủ yếu là các hoạt động ca múa nhạc, kịch nói và xuất hiện
một số tác giả văn xuôi của địa phương.
Năm 1972, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hoàng Liên Sơn hình thành (tiền
thân là Hội văn học nghệ thuật tỉnh Lào Cai). Nhờ việc in ấn, xuất bản các Bản
tin văn nghệ Yên Bái, các tập sáng tác văn nghệ Hoàng Liên Sơn thì văn xuôi
Yên Bái mới có điều kiện công bố các tác phẩm một cách rộng rãi. Những tác
phẩm đầu tiên được xuất bản như tập truyện ngắn Đi bên một vì sao, Dáng núi
(Bùi Nguyên Khiết), Ké Nàm (Hoàng Hạc)...
Ngày 12/6/1979, Thường vụ Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn ra quyết định thành
lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hoàng Liên Sơn. Đó là thời điểm tỉnh Hoàng
Liên Sơn (Lào Cai – Yên Bái) vừa ra khỏi hai cuộc chiến tranh biên giới tháng

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

1


2/1979. Lúc này, nỗi đau, vết thương chiến tranh vẫn còn hằn sâu trong từng
con người. Kể từ thời điểm này văn xuôi Yên Bái mới được định hình rõ nét.


/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

1


Sau khi thành lập Hội văn học nghệ thuật vào những năm 80, 90 của thế kỉ
trước, văn xuôi Yên Bái còn nhỏ lẻ. Các cây bút trong những năm đầu chỉ là
những người ít nhiều có năng khiếu, yêu văn chương, và khi đến với văn
chương thì họ cũng đã ở vào độ tuổi “trạc ngoại tứ tuần” như Hoàng Hạc, Xuân
Nguyên, Phạm Đức Hảo, Bùi Huy Mai, Hoàng Hữu Sang... Một số khác trẻ hơn
thì lại đang ở vào thời kì thử nghiệm, còn dè dặt nhưng tác phẩm của họ đã ít
nhiều có dấu hiệu của tài năng như Hoàng Thế Sinh, Thái Sinh, Hà Lâm Kỳ, Trần
Cao Đàm...
Trong giai đoạn đầu, Hoàng Hạc là một cái tên têu biểu. Ông là một trong
những người đầu tiên tham gia Hội văn học nghệ thuật Yên Bái. Và bằng chính
tài năng, lòng đam mê, uy tín của mình Hoàng Hạc đã xây những viên gạch đầu
tên cho ngôi nhà văn nghệ Yên Bái. Các tác phẩm đã được xuất bản của ông
gồm: Tập truyện vừa Ké Nàm (1964), tập truyện ngắn và bút ký Hạt giống mới
(1983), tiểu thuyết Sông gọi (1986), Xứ lạ mường trên (1984), Tuyển tập
văn xuôi Hoàng Hạc (1997).
Qua những tác phẩm của Hoàng Hạc, lần đầu tiên người đọc thấy
được cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống con người các dân tộc miền núi vùng
thượng nguồn sông Chảy đi vào văn học một cách đầy ấn tượng, riêng biệt,
không thể lẫn vào đâu được. Từ đó mà ta thấy được sự gắn bó máu thịt,
tình yêu quê hương của tác giả. Các tác phẩm của ông bình dị mà trữ tình, sâu
lắng, hóm hỉnh và hồn nhiên, chân chất tâm hồn người Tày. Cái chất Tày ấy

trong các tác phẩm được biểu hiện qua phong cách diễn đạt, qua sử dụng ngôn
ngữ, trở thành nghệ thuật, trở thành văn chương của chính Hoàng Hạc. Ở Xứ
lạ mường trên, chất Tày thơ mộng, đậm đà đã tạo cho tác phẩm một dấu ấn
sâu sắc, có thể nói là tác phẩm ấn tượng nhất trong toàn bộ tác phẩm của ông.
Âm hưởng chủ đạo của Xứ lạ mường trên là một không gian hoài niệm
/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

9

1


nhuốm đậm màu cổ tích, đó là những đêm trăng trên sân sàn nứa nồng nàn
hương rừng, tiếng suối chảy rì rầm cùng tiếng côn trùng, tếng muông thú, tiếng
kể chuyện cũng rì rầm tan nhập vào

/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

9

1


thiên nhiên biến ảo. Nhà văn không cố ý cường điệu một điều gì mà để cho
thiên nhiên tự bộc lộ, thiên nhiên với con người hòa quyện. Đằng sau mỗi câu
văn đều ẩn chứa một triết lý hiển nhiên, con người cũng là một thực thể tự
nhiên không tách rời cây cỏ, đất đai. Và Hoàng Hạc đã thành công khi khắc họa
tính cách các nhân vật qua lời ăn tiếng nói, ông đã lựa chọn những chi tiết trong

đời sống hàng ngày để làm cho những cái tưởng như bình thường thành nghệ
thuật.
Một mảng đề tài khác đem lại thành công cho Hoàng Hạc là viết về công
cuộc hiện đại hóa đất nước. Đó là vấn đề xoay quanh việc xây dựng nhà
máy thủy điện Thác Bà, liên quan tới mồ mả tổ tiên, ruộng vườn, làng bản... Tất
cả là một cuộc hi sinh lớn với đầy trăn trở về cái được, cái mất của người dân
trong việc phải rời quê hương ra đi xây dựng vùng đất mới, nhường đất lại
cho việc xây dựng vùng hồ, tạo ra nguồn điện thắp sáng cho cả nước. Ở đề tài
này, Hoàng Hạc đã có những truyện ngắn, tiểu thuyết được dư luận chú ý như
Ké Nàm, Bài ca Thác Bà, Sông gọi...
Bút danh Xuân Nguyên cũng là một cái tên quen thuộc đối với người
dân Yên Bái. Ông là một trong số những hội viên đầu tên tham gia sáng lập
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái.
Cuộc đời Xuân Nguyên gắn bó với sự hình thành, phát triển của báo chí và
văn nghệ Cách mạng ở tỉnh miền núi, biên giới Lao Cai qua hai chặng đường
chống Pháp và chống Mỹ gian khổ, ác liệt, sau đó là tỉnh Hoàng Liên Sơn – Yên
Bái. Ông đã sớm có tác phẩm được đăng trên báo Văn nghệ - một tờ báo có uy
tín lúc bấy giờ với hai truyện ngắn viết về đồng bào các dân tộc năm 1968 –
1969 là: Hai ông già chăn dê và Mùa hoa Đi-O-Khang.
Hầu hết các tác phẩm của Xuân Nguyên đều viết về đồng bào các dân tộc
ở miền núi Lào Cai – Yên Bái như tập truyện ngắn Hoa đào tháng chín (1975),
/>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

10

1



×