Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích hình tượng tnú trong truyện ngắn rừng xà nu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.4 KB, 7 trang )

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu
Mở bài:
Rừng xà nu là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyên Ngọc và cũng là một
tác phẩm tiêu biểu cho đề tài văn học chống Mĩ trong văn học hiện đại. Viết truyện
hanngắn năm 1965, Nguyễn Trung Thành muốn phản ảnh lòng yêu nước bất khuất
và sức sống kiên cường của người dân Tây Nguyên. Đồng thời, ông cũng muốn
khẳng định chân lý của thời đại: “Phải dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ bạo lực
phản cách mạng”, như lời của cụ Mết “chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm
giáo”. Rừng xà nu còn tiêu biểu của khuynh hướng lãng mạn và sử thi. Nhân vật
trung tâm của truyện ngắn này là nhân vật Tnú – một nhân vật tiêu biểu cho Tây
Nguyên bất khuất, một là nhân vật anh hùng trong cả một tập thể anh hùng ấy là
buôn làng Xô Man và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Thông qua hình tượng
nhân vật Tnú, Nguyễn Trung Thành đã thể hiện tư tưởng, chủ đề cũng như thành
tựu nghệ thuật của truyện ngắn Rừng xà nu.

Thân bài:
Tnú là một nhân vật điển hình trong văn học, một nhân vật điển hình thường được
nhà văn xây dựng trong một hoàn cảnh điển hình. Hoàn cảnh chính là môi trường
để nhân vật bộc lộ cá tính của mình. Ở đây là buôn làng Xô Man trong những ngày
đầu thử thách.

Đọc câu chuyện này, người đọc ấn tượng đầu tiên ở nhân vật Tnú là đức tính trung
thực, gan góc, dũng cảm. Tính cách của nhân vật Tnú phát triển nhất quán trong
cuộc đời anh. Nó được bộc lộ ngay từ khi Tnú còn nhỏ, đi làm liên lạc, Tnú và Mai
được anh Quyết dạy cho cái chữ, học chữ thua Mai, Tnú đã đập bảng, lấy đá ghì
vào đầu mính đến chảy cả máu. Chi tiết này cho thấy Tnú là con người trung thực
với chính lòng mình.

Đặc biệt sự gan góc dũng cảm của anh được bộc lộ khi Tnú đối mặt với kẻ thù khi
Tnú bị giặc bắt và tra tấn vô cùng dã man. Chúng đã hỏi Tnú “Cộng sản ở đâu?”



liền với câu hỏi đó, Tnú chỉ tay vào bụng mình trả lời đầy khí phách “Cộng sản ở
đây này!”. Chúng ta biết rằng, đằng sau câu trả lời ấy thì lưng anh đã dọc ngang
vết chém của kẻ thù.

Nhưng ấn tượng hơn cả ở, nhân vật này là đôi bàn tay của anh. Văn học thời kì
kháng chiến chống Mĩ, khi xây dựng hình tượng anh hùng trong cả một tập thể anh
hùng, các nhà văn thường bị ám ảnh bởi một số những chi tiết mang được phẩm
chất của nhân vật ấy. Ai đã từng đọc tiểu thuyết Hòn đất của nhà văn Anh Đức. Dễ
nhận thấy ở đó nhà văn đã mô tả rất sắc nét mái tóc của chị Sứ – mái tóc ấy như
linh hồn của chị.

Nguyễn Trung Thành lại bị ám ảnh bởi đôi bàn tay của Tnú, đôi bàn tay của anh là
đôi bàn tay mang được tính cách nhân vật. Đôi bàn tay ấy khi chưa bị giặc tra tấn
thì đó là đôi bàn tay tình nghĩa. Đôi bàn tay ấy đã từng lấy đá đập vào đầu mình,
từng trừng phạt mình khi hịc cái chữ hay quên. Đôi bàn tay ấy đã từng làm cho
Mai xúc động khi Tnú bỏ trốn khỏi ngục Kon Tum trở về, chị ra đón anh tận đầu
làng, cầm đôi bàn tay của anh mà giàn giụa nước mắt.

Đôi bàn tay ấy bị giặc tra tấn, tẩm nhựa xà nu đốt. Mười ngón tay ấy trở thành
mười ngọn lửa, mười ngọn lửa ấy cộng hưởng lại với nhau để châm bùng lên ngọn
lửa đồng khởi của nhân dân miền Nam chống lại cuộc chiến tranh đơn phương Mĩ.

Đọc câu chuyện này, người đọc dễ dàng nhận thấy ở Tnú có tính kỉ luật cao, trung
thành tuyệt đối với cách mạng. Điều này được thể hiện khi anh bị đốt mười đầu
ngón tay. Lửa xà nu đã đốt cháy cả hệ thần kinh của anh, chảy cả ruột gan anh
nhưng Tnú không thấy lửa ở mười ngón tay mà anh chỉ thấy lửa cháy trong bụng
mình, trong ngực mình.



Điều đó chứng tỏ ngọn lửa ấy đã bước qua giới hạn không gian trở thành ngọn lửa
căm thù hừng hực trong lòng anh, máu anh mặn chát cả đầu lưỡi anh, răng anh cắn
nát môi anh, rồi trong hoàn cảnh đó, Tnú không hề hế răng kêu nửa lời, Tnú luôn
tâm niệm lời dạy của Đảng, lời dạy của anh Quyết: “Người cộng sản không thèm
kêu van”. Là một người luôn mang trong mình lòng trung thành tuyệt đối với cách
mạng nên Tnú luôn tin tưởng vững chắc vào sự thắng lợi của cách mạng.

Tình yêu thương cũng như lòng căm giận của Tnú mang đậm tính cách của người
Tây Nguyên. Hiện lên trong câu chuyện, Tnú là người sống rất nghĩa tình. Anh có
lòng yêu thương sâu sắc đối với gia đình và quê hương của mình. Khi còn nhỏ,
Tnú là người bạn tốt của Mai, khi trưởng thành anh là người yêu chung thủy của
Mai rồi cũng là người chồng, người cha đầy trách nhiệm. Khi giặc đánh đập, tra
tấn mẹ con Mai một cách dã man, Tnú đã xông vào cứu mà trong tay không hề có
một thứ vũ khí nào. Động lực nào đã làm nên sức mạnh hùng thiêng ở Tnú để anh
xông xào kẻ thù bất chấp mọi hiểm nguy?

Sẽ là gì nếu không phải động lực ấy được khơi lên từ một trái tim rực lửa yêu
thương cháy lửa căm thù. Tnú là một tấm gương để cụ Mết giáo dục cho thế hệ trẻ
ở buôn làng Xô Man. Lòng căm thù giặc sâu sắc ở nhân vật Tnú được gợi lên
mạnh mẽ sâu sắc bởi Tnú mang trong mình ba mối thù lớn đối với giặc. Đó là mối
thù bản thân anh, mối thù gia đình anh và mối thù của buôn làng anh.

Dọc lưng anh đều ngang dọc những dao chém của kẻ thù, mười đầu ngón tay bị
giặc thiêu cháy một đốt, đó là mối thù cá nhân anh, đó là chứng tích của lòng căm
thù giặc cao độ mà Tnú mang trong mình suốt đời. Vợ con anh bị giết một cách
thảm khốc dưới cây gọng sắt của kẻ thù. Đó là mối thù gia đinh mà anh quyết
không đội trời chung.

Những người dân làng Xô Man bị kẻ thù giết hại, những cánh rừng xà nu bị đạn
bom tàn phá, mảnh đất quê hương anh bị bom đạn cầy xới, băm vằm. Đó là mối



thù của buôn làng mà suốt cuộc đời Tnú không bao giờ nguôi ngoai. Mang trong
mình ba mốt thù lớn ấy với đôi bàn tay bị đốt ngón trỏ chỉ còn hai đốt, Tnú vẫn
quyết tâm đi tìm giặc để trả thù. Với Tnú đã là thằng giặc thì thằng nào cũng là
thằng Dục cả.

Vì vậy, ở cuối câu chuyện với bàn tay cụt đốt, Tnú vẫn bóp chết tên chỉ huy ngay
trong hầm cố thủ của hắn với một điều tâm niệm: “Đó là thằng Dục”. Chi tiết nghệ
thuật này vừa thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc mang tính cách dân tộc, lại vừa
khẳng định chân lí ác giả ác báo. Kẻ thù gây ra tội ác thì chúng phải chết bằng
chính cái chứng tích đó.

Dân làng Xô Man có biết bao nhiêu người, bao nhiêu số phận, gia đình phải gánh
chịu đau thương của chiến tranh như Tnú. Đọc truyện ngắn chúng ta nhận thấy có
những người bị kẻ thù tàn sát treo cổ trên cây và đầu làng thậm chí có những kẻ
người bị kẻ thù chặt đầu, cột tóc trên đầu súng. Nhưng bi kịch của Tnú vẫn mang
ý nghĩa điển hình, Tnú mang trong mình ba mối thù lớn sâu sắc với giặc, anh đã
lao vào đánh giặc không hề tính toán không hề có vũ khí trong tay. Do vậy, Tnú
thất bại nặng nề. Từ sự thật đó, Nguyễn Trung Thành đã đưa ra một chân lý của
thời đại chống Mĩ: nếu chỉ có lòng căm thù giặc thôi chưa đủ, thời đại chống Mĩ
phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt lực lượng phản cách mạng.

Bi kịch của Tnú khi không có vũ khí trong tay đã thất bại đau đớn trước kẻ thù
hung bạo. Nhìn rộng ra, nó cũng là bi kịch của những người dân làng Xô Man khi
chưa giác ngộ chân lý của Đảng. Không phải ngẫu nhiên mà ngay phần đầu câu
chuyện, Nguyễn Trung Thành đã viết về những đau thương trong chiến tranh. Cả
cánh rừng xà nu không cây nào không bị thương tích. “Chúng nó đã cầm súng,
mình phải cầm giáo” đó là lời cụ Mết khi đã giác ngộ ánh sáng của Đảng. Tnú
cường tráng khỏe mạnh, vững vàng như một cây xà nu lớn. Chính trong lòng ngực

anh là một sức mạnh mênh mang hoang dại của núi rừng Tây Nguyên. Tnú có thừa
gan góc đến bướng bỉnh, thừa lòng kiêu hãnh đến dư lòng tự ác. Mặc dù cái ác hiện


hình bằng mũi dao, mũi súng hay ngọn lửa, Tnú vẫn không hề khuất phục trước kẻ
thù.

Với tất cả sức mạnh về thể chất và tinh thần, Tnú đột phá giữ vòng vây kẻ thù.
Nhưng trong tay không vũ khí nên bản thân cũng không cứu được vợ con cũng như
những người dân làng Xô Man. Vợ con anh bị giết một cách thảm khốc. Bản thân
anh bị giặc đốt cháy mười đầu ngón tay lại chính bằng ngọn lửa cháy từ nhựa xà
nu. Điều này muốn nói lên rằng khi Tnú tay không đánh giặc thì ngay thứ nhựa xà
nu thân thiết – cái khói chất thơm ngào ngạt như đọng nắng quê hương đó cũng trở
thành ngọn lửa thiêu cháy đôi bàn tay vẫn chăm vun trồng, che chở cho rừng xà nu.

Bi kịch của Tnú cũng như bi kịch của những người dân làng Xô Man chỉ có thể
giải thoát được khi họ đã “đồng khởi”, cầm vũ khí trong tay ào ạt xông lên chém
gục kẻ thù. Dân làng Xô Man nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói
chung, khi cầm vũ khí đồng khởi thì không những cứu được cuộc đời của Tnú mà
còn cứu được cả các buôn làng.

Là một nhân vật được Nguyễn Trung Thành mô tả vô cùng sống động, cuộc đời
của Tnú lúc còn nhỏ cho tới khi trưởng thành đã có sự phát triển về ý thức cách
mạng. Con đường giác ngộ cách mạng của Tnú đi từ tự phát cá nhân dần dần đến
đấu tranh cách mạng khởi nghĩa, rồi khởi nghĩa vũ trang. Đó cũng là con đường đi
của cả buôn làng Xô Man, của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Con đường đúng
đắn đó là con đường nào khác.

Tnú là thành tựu xuất sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Nguyên
Trung Thanh khi xây dựng nhân vật Tnú, nhà văn đã kết hợp rất hài hòa giữa tính

dân tộc và tính sử thi.


Như đã nói, Tnú là một nhân vật điển hình, anh tiêu biểu cho con người Tây
Nguyên, tiêu biểu cho người Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
Chất Tây Nguyên đã thấm đẫm vào nhân vật này từ ngôn ngữ cho đến hành động.
Ngôn ngữ của Tnú thường ngắn gọn mộc mạc. Đó là ngôn ngữ đối thoại, nói sâu
sắc như dao chém đá, chắc như đinh đóng cột. Hành động của Tnú kiên cường và
mạnh mẽ. Từ dáng đứng của Tnú kiên quyết và mạnh mẽ. Từ dáng đi của Tnú cũng
có khí thế ào ạt như núi thác cao nguyên.

Nhưng đáng lưu ý hơn cả, toàn bộ tính cách của nhân vật Tnú đều tiêu biểu cho
những tính cách con người Tây Nguyên trong những năm bom đạn. Tnú trung
thực, gan góc, trung thành tuyệt đối với Đảng. Người Tây Nguyên cũng vậy. Trong
chiến tranh, Tây Nguyên đói là thế, khát là thế, người Tây Nguyên chịu nhiều mưa
bom đạn. Máu của họ đã đỏ thấm trên mảnh đất này. Nhưng người Tây Nguyên
vẫn một lòng trung thành với Đảng.

Cuộc đời của Tnú được kể lại qua lời cụ Mết trong sinh hoạt cộng đồng. Nó mang
được tính truyền thống của người Tây Nguyên. Thông qua lời kể từ một già bản,
nó làm cho nhân vật Tnú mang đậm sắc con người anh hùng dân tộc. Tnú là một
tấm gương để cụ Mết giáo dục lớp trẻ buôn làng Xô Man.

Tnú chính là một nhân vật bước ra từ trong sử thi. Nhân vật ấy bao giờ cũng phải
tiêu biểu cho sức mạnh của lí tưởng, sức mạnh của cộng động thường mang một vẻ
đẹp kì vĩ. Tnú là một kiểu nhân vật sử thi bởi vì sức mạnh của Tnú chính là sức
mạnh của Tây Nguyên bất khuất. Rực cháy trong huyết quản của anh là dòng máu
anh hùng của người Tây Nguyên có từ thời Đam Săn, Xinh Nhã….

Khát vọng độc lập tự do của Tnú cũng chính là khát vọng tự do của đồng bào Tây

Nguyên, dân tộc Việt Nam. Tnú có thể vững chãi như núi rừng Tây Nguyên. Trong


sinh hoạt cùng với lời kể khan của đồng bào Tây Nguyên cho nên nội dung của câu
chuyện này đã truyền tải được sự kiện lịch sử mang tính sử thi.

Cần phải khẳng định tính sử thi trong văn học miền Nam thời kì kháng chiến
chống Mĩ là một đặc điểm nỗi bật và xuyên suốt qua nhiều tiểu thuyết và truyện
ngắn. Từ Hòn Đất của Anh Đức đến Một truyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái
cũng đều mang đậm tính sử thi.

Cuộc đời bi tráng của Tnú hiện lên qua những lời kể khan bên bếp lửa bập bùng
trong một đêm thiêng với giọng trầm hùng của một già bản càng làm tăng thêm
chất sử thi của hình tượng nhân vật này. Đọc truyện ngắn Rừng xà nu ta có cảm
giác nhân vật Tnú có phần nào giống anh hùng dũng sĩ trong các trường ca cổ Tây
Nguyên.

Kết bài:
Phát triển nhân vật Tnú lại là hình ảnh anh hùng Núp trong tiểu thuyết Đất nước
đứng lên của nhà văn Nguyễn Trung Thành với bút danh Nguyên Ngọc. Ở đây,
Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công nhân vật Tnú – một hình tượng nhân
vật điển hình cho Tây Nguyên bất khuất. Với tiểu thuyết Đất nước đứng lên và với
truyện ngắn Rừng xà nu Nguyễn Trung Thành đã là một trong những nhà văn đầu
tiên mở cánh cửa sáng tác vào mảnh đất Tây Nguyên và xây dựng trên đó những
lâu đài văn học nguy nga, tráng lên. Cho tới nay Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung
Thành vẫn là bút danh viết về để tài Tây Nguyên xuất sắc nhất.




×