Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ HUỲNH DỊ THẢO

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên nghành: KẾ TOÁN
Mã nghành: 60340301

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Tháng 6 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỖ HUỲNH DỊ THẢO

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA Ở TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên nghành: KẾ TOÁN
Mã nghành: 60340301
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG CÔNG GIA KHÁNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Tháng 6 năm 2015




CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. Hoàng Công Gia Khánh
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ
Chí Minh, Ngày 25 Tháng 07 Năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn gồm:
T
T
1P
G

C
h

2T
S

Phản
biện

3P
G

Phản
biện


4T
S

U

5T
S

U
viê
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã

được sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn

PGS. TS PHAN ĐÌNH NGUYÊN


T
R
Ư


C

N
G
TP.HC
M,
NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên:

ĐỖ HUỲNH DỊ THẢO

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 10 / 08 / 1987

Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành:

MSHV: 1341850046

Kế toán

I-Tên đề tài:
Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các DNVVN tại Tp. Hồ Chí Minh
II-Nhiệm vụ và nội dung:
-

Thực hiện nghiên cứu các tiêu chí đánh giá thực trạng HTKSNB trong các
DNVVN tại Tp.HCM.

-

Thu thập và xử lý số liệu của các nhân tố với 100 doanh nghiệp và xác định
nguyên nhân ảnh hưởng đến các nhân tố cấu thành nên HTKSNB.

-


Đề xuất một số giải pháp xây dựng HTKSNB trong các DNVVN tại
Tp.HCM, giúp cho doanh nghiệp bảo vệ tài sản tránh các rủi ro tiềm ẩn trong
kinh doanh.

III-Ngày giao nhiệm vụ:

Ngày 18 / 08 / 2014

IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Ngày 29 / 06 / 2015
V-Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ HOÀNG CÔNG GIA KHÁNH


C
Á
N
B

H
Ư

N
G
D

N
(Họ
tên

chữ

ký)

KHO
A
QUẢ
N LÝ
CHU
YÊN
NGÀ
NH
(
H

t
ê
n
v
à
c
h

k
ý
)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết

quả nghiên cứu trong Luận văn là do tôi tìm hiểu, phân tích và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và
công bố theo đúng quy định.
Học viên thực hiện Luận văn

Đỗ Huỳnh Dị Thảo


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự khuyến khích và tạo điều kiện của Công ty TNHH Một thành viên
Xổ Số Kiến Thiết Thành phố Hồ Chí Minh trong việc học tập nâng cao trình độ, tôi
đã theo học khóa đào tạo chương trình cao học chuyên ngành Kế Toán khóa 13
(2013 – 2015) tại trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Để có được luận văn này, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ
Hoàng Công Gia Khánh, người đã trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình thực
hiện. Xin cảm ơn những lời góp ý rất hữu ích và chân thành của Thầy, nhờ đó mà
luận văn của tôi được hoàn thành.
Cảm ơn Quý Thầy Cô, Ban giám hiệu trường Đại học Công nghệ, Lãnh đạo
phòng Trả thưởng - Công ty TNHH Một thành viên Xổ Số Kiến Thiết Thành phố
Hồ Chí Minh, các bạn lớp 13SKT11 đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, giúp đỡ
nhiệt tình và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn cuối
khóa.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến gia đình, Bố Mẹ và
các con đã hy sinh, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể theo học và hoàn tất
chương trình này.
Luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận

được những ý kiến đóng góp xây dựng của Quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn

Đố Huỳnh Dị Thảo


3

TÓM TẮT
Một hệ thống KSNB trong doanh nghiệp không còn là vấn đề xa lạ hay quá mới
mẻ đối với các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên để xây dựng và phát huy được
hết những ưu điểm của hệ thống này lại là một việc hoàn toàn khác, các doanh
nghiệp cần hiểu rõ hơn nữa về cách thức xây dựng và vận dụng hệ thống KSNB một
cách hữu hiệu nhất. Thành phố Hồ Chí Minh, nơi hiện có hơn 151.854 doanh
nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động sẽ là một môi trường thuật lợi để tiến hành khảo
sát và nghiên cứu về vấn đề này. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí
Minh”
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đã công bố, tôi tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu
HTKSNB cho DNVVN tại Tp.HCM với những điểm mới về đề tài sau:
-

Tập trung nghiên cứu về HTKSNB cho các DNVVN tại Tp.HCM.

-

Tìm hiểu đặc điểm của DNVVN cũng như thực trạng tổ chức công tác kế toán
hiện tại của đối tượng nghiên cứu.

-


Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến kết hợp với nghiên
cứu thực trạng hiện tại để gợi ý thiết lập HTKSNB cho DNVVN. Mô hình được
xây dựng theo hướng tích hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị, từ đó sẽ tổ
chức lại toàn bộ các nội dung còn lại như bộ máy kế toán, cách thức thực hiện,
kiểm soát hệ thống đều đều gắn kết chặt chẽ, thống nhất với định hướng này.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát phỏng vấn trực tiếp với các

kế toán trưởng, nhân viên kế toán, giám đốc đang làm việc tại các DNVVN thông
qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Tác giả sử dụng phần mềm Excel và SPSS 20.0
để xử lý số liệu, từ đó so sánh, phân tích, đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế
còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế này.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định hệ thống kiểm soát nội bộ của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tp.HCM chịu sự ảnh hưởng của 5 nhân tố gồm:
Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông,


4

giám sát. Trong đó, “Hoạt động kiểm soát” là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất, kế
đến là các nhân tố: Giám sát, Môi trường kiểm soát, Thông tin và truyền thông,
Đánh giá rủi ro.
đã đạt được những mục tiêu đề ra là tìm hiểu và đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB tại các DNNVV ở TP.HCM và

:
1. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở số mẫu hạn chế vì thế không thể tổng hợp được cho
toàn bộ các DNNVV ở TP.HCM. Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo là nên
mở rộng thêm mẫu khảo sát để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa hơn.
2. Sự khó khăn của việc thu thập dữ liệu tại các DN. Vì các vấn đề như bảo mật

và sự thờ ơ của một bộ phận những người được phỏng vấn và trả lời ảnh
hưởng đến kết quả của nghiên cứu.
3. Nghiên cứu tiếp cận hệ thống KSNB theo 5 bộ phận cấu thành dựa trên báo
cáo COSO 2013 mà không tiếp cận theo từng chu trình trong quá trình sản
xuất kinh doanh nên số liệu nghiên cứu chỉ thể hiện dưới góc nhìn chung, khái
quát. Do đó, các giải pháp tác giả đưa ra cũng mang tính khái quát mà không
cụ thể, chi tiết. Trong tương lai, hướng nghiên cứu có thể đi sâu vào một số
chu trình quan trọng trong các DNNVV.


5

ABSTRACT
An enterprise internal control system is not a new and uncommon
terminology in business. Furthermore, to develop and utilise the system with all its
advantages is not simple. Companies have to master how to build up and operate the
system at its bests. There are 151,854 small and medium-sized enterprises (SMEs)
in Ho Chi Minh City, which can be a resourceful data to study the current internal
control system performance. This is the reason why I select the topic “Improving
internal control system of small and medium-sized enterprises in Ho Chi Minh
city.”
With reference to published researches, may I continue to further study the
internal control system of SMEs in Ho Chi Minh city for below aims:
-

Focus research on internal control system of SMEs in Ho Chi Minh city;

-

Study profiles of SMEs and their accounting systems;


-

To the extent of synthesizing literature and current performance, the thesis
will aim to propose recommendations on establishing internal control system
for SMEs: the model will be mixed between financial and administrative
accounting; and restructuring, operating and controlling accounting system
will be well-established to this strategy.
Research primary data is collected by questionnaires completed by chief

accountants, accountants, and directors from the researched enterprises. Excel and
SPSS 20.0 are used to analyze data to assess advantages and disadvantages of the
system.
Multiple regression assessment results in that SMEs’ internal control system is
influenced by five factors: controlling environment, risk assessment, controlling
activities, communications, and supervision. In fact, “controlling activities” is the
most impactful factor; while supervision, controlling environment, communications
and risk assessment have lesser importance respectively.


6

The research fulfills the objective to study and assess influential factors of the
internal control system in Ho Chi Minh city’s SMEs. Moreover, it also brings about
significant results, which can help SMEs to understand internal control system’
performance and decide on the right solutions to further improve and develop.
However, the research has some implications as follow:
4. Research sample is limited to only SMEs in Ho Chi Minh City.
Therefore, future research should be extended to larger sample size so
that results will be more significant.

5. Difficulties in collecting data in companies, due to enterprises’
confidentiality and ignorance of respondents, which affects the research
results.
The research approaches the internal control system on the basis of 5 factors
from COSO 2013 report, regardless of the approach to each process of business
operations. Therefore, the results only reflect general view, which leads to
recommendations of general resolutions. In future, the research should as well cover
the important processes in SMEs.


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
COSO:

Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi
lập báo cáo tài chính

ERM:

Hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp

IFAC:

Liên đoàn Kế toán quốc tế

AICPA:

Hiêp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ


IIA:

Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ

ISACA:

Hiệp hội Kiểm soát và Kiểm toán hệ thống thông tin.

ASB:

Hội đồng chuẩn mực kế toán

CoBIT:

Các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh
vực liên quan

CIS:

Kiểm soát trong môi trường tin học

SAS:

Thông báo về chuẩn mực kiểm toán

SAP:

Thông báo về các thông lệ kiểm toán

VAS:


Chuẩn mực kế toán Việt Nam

EFA:

Một phương pháp phân tích thống kê dùng phân tích nhân tố
khám phá.

HĐQT:

Hội đồng quản trị

DN:

Doanh nghiệp

NQL:

Nhà quản lý

DNVVN:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

KSNB:

Kiểm soát nội bộ

HTKSNB:


Hệ thống kiểm soát nội bộ

KTV:

Kiểm toán viên

BCTC:

Báo cáo tài chính


8

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1

Bảng so sánh nội dung của báo cáo COSO 2013 so với 1992 ---- 20

Bảng 4.1

Cơ cấu về giới tính ------------------------------------------------------ 44

Bảng 4.2

Cơ cấu về độ tuổi -------------------------------------------------------- 45

Bảng 4.3

Cơ cấu về lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp ------------------45


Bảng 4.4

Cơ cấu về vị trí công việc -------------------------------------------------46

Bảng 4.5

Cơ cấu về thâm niên công tác --------------------------------------------47

Bảng 4.7

Kết quả thống kê mô tả về các yếu tố -----------------------------------47

Bảng 4.8

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Môi trường
kiểm soát” ------------------------------------------------------------------49

Bảng 4.9

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Đánh giá
rủi ro” -----------------------------------------------------------------------50

Bảng 4.10

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Hoạt động
kiểm soát” ------------------------------------------------------------------51

Bảng 4.11

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Thông tin

truyền thông” ---------------------------------------------------------------52

Bảng 4.12

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Giám sát” --53

Bảng 4.13

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Hệ thống kiểm
soát nội bộ” -----------------------------------------------------------------54

Bảng 4.14

Kết quả Cronbach’s alpha của các nhóm biến quan sát ---------------56

Bảng 4.15

Kết quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp Enter --------------61

Bảng 4.16

Kiểm định sự khác biệt về giới tính -------------------------------------66

Bảng 4.17

Kiểm định sự khác biệt về tuổi tác --------------------------------------67

Bảng 4.18

Kiểm định sự khác biệt về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp --68


Bảng 4.19

Kiểm định sự khác biệt về vị trí công việc -----------------------------69

Bảng 4.20

Kiểm định sự khác biệt về thâm niên công tác ------------------------70


9

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1

Lưu đồ thiết kế nghiên cứu----------------------------------------------- 35

Sơ đồ 3.2

Mô hình nghiên cứu -------------------------------------------------------------------------------- 38


10

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................ix
CHƯƠNG 1................................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU.............................................................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu..................................................................2

1.2.1

Mục tiêu tổng quát ..................................................................................2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2

1.2.3

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................3

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3

1.3.2


Phạm vi nghiên cứu ................................................................................3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................3

1.4.1

Nguồn dữ liệu nghiên cứu ......................................................................3

1.4.2

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................4

1.5.

Một số các nghiên cứu trước ......................................................................4

1.5.1

Nghiên cứu thế giới ................................................................................4

1.5.2

Các nghiên cứu công bố ở trong nước ....................................................6

1.6

Kết cấu của đề tài.........................................................................................7


Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2................................................................................................................ 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ .................................
9
2.1.

Lịch sử phát triển kiểm soát nội bộ ...........................................................9


11

2.1.1

Giai đoạn sơ khai ....................................................................................9

2.1.2

Giai đoạn hình thành .............................................................................10

2.1.3

Giai đoạn phát triển...............................................................................11

2.1.4

Giai đoạn hiện đại .................................................................................12

2.2.


Định nghĩa và tầm quan trọng của hệ thống KSNB...............................15

2.2.1

Định nghĩa.............................................................................................15

2.2.2

Tầm quan trọng .....................................................................................17

2.3

Báo cáo COSO 1992 và 2013 ....................................................................17

2.3.1

Báo cáo COSO 1992 .............................................................................17

2.3.2

Thay đổi của kiểm soát nội bộ theo Báo cáo COSO 2013 ...................18

2.3.3

Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................32

2.3.4

Trách nhiệm đối với hệ thống kiểm soát nội bộ ...................................33


Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 34
CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 35
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 35
3.1

Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................35

3.2

Nghiên cứu định tính .................................................................................36

3.3

Nghiên cứu định lượng ..............................................................................36

3.4

Mô hình nghiên cứu...................................................................................37

3.5.

Nghiên cứu chính thức ..............................................................................39

3.5.1

Phương pháp chọn mẫu ........................................................................39

3.5.2

Thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi ......................................................39


3.5.3

Diễn đạt và mã hóa thang đo ................................................................39

Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 43
CHƯƠNG 4.............................................................................................................. 44
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH ....................................................... 44
4.1

Thông tin mẫu nghiên cứu ........................................................................44

4.2

Kết quả phân tích thống kê mô tả ............................................................47

4.2.1

Thống kê mô tả các yếu tố ....................................................................47


xii

4.2.2
4.3.

Thống kê mô tả cho các biến quan sát của từng yếu tố ........................49

Đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá ......55


4.3.1

Đánh giá độ tin cậy của thang đo..........................................................55

4.3.2

Phân tích nhân tố (EFA) .......................................................................56

4.4

Phân tích hồi quy tuyến tính.....................................................................60

4.5

Kiểm định giả thuyết .................................................................................63

4.6. Kiểm định sự khác biệt theo các đặc tính cá nhân đối với những nhân
tố có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở TP.HCM ............................................................................................................65
4.6.1

Khác biệt về giới tính............................................................................65

4.6.2

Khác biệt về độ tuổi ..............................................................................66

4.6.3

Khác biệt về lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp ....................................67


4.6.4

Khác biệt về vị trí công việc .................................................................68

4.6.5

Khác biệt về thâm niên công tác ...........................................................69

Tóm tắt chương 4 .................................................................................................... 70
CHƯƠNG 5.............................................................................................................. 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 71
5.1

Kết luận ......................................................................................................71

5.2

Kiến nghị ....................................................................................................71

5.2.1.

Về phía các DNNVV tại TP.HCM ......................................................72

5.2.2.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước .......................................................77

5.3


Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................79

Tóm tắt chương 5 .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Mọi tổ chức đều mong muốn hoạt động của đơn vị mình hữu hiệu và hiệu quả,
Báo cáo tài chính (BCTC) đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật và các quy định. Tuy
nhiên luôn tìm ẩn rủi ro là có những yếu kém hoặc sai phạm do các nhà quản lý
(NQL), đội ngũ nhân viên hay bên thứ ba thực hiện gây ra thiệt hại hay giảm hiệu
quả hoạt động của tổ chức. Việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là
một trong những biện pháp rất quan trọng vì chúng giúp ngăn ngừa, phát hiện các
sai phạm và yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả nhằm giúp tổ chức đạt
được các mục tiêu (Kiểm soát nội bộ, 2012). Do vậy, thiết lập một hệ thống KSNB
vững mạnh đang là một nhu cầu bức thiết, một công cụ tối ưu để xác định sự an
toàn của nguồn vốn đầu tư, đạt được hiệu quả điều hành cũng như hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp (DN).
Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện chiếm số đông (trên 90%) doanh
nghiệp trên toàn quốc với đặc điểm quy mô nhỏ, kinh doanh đa dạng ở nhiều ngành
nghề, nhiều lĩnh vực và nhạy cảm với các rủi ro, khủng hoảng kinh tế xáy ra. Do đó,
để đẩy mạnh hơn công tác quản lý, quản trị rủi ro các doanh nghiệp này cần phải có
những công cụ quản lý kinh tế tài chính hữu hiệu.
Hệ thống KSNB tại các DNNVV hữu hiệu là một điều kiện tiên quyết để đạt
được lợi thế cạnh tranh trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, một thực trạng khá phổ

biến hiện nay là phương pháp quản lý của nhiều DNNVV còn lỏng lẻo, các DN
chưa có sự đầu tư và quan tâm đúng mức đến hệ thống KSNB. Chính vì vậy việc
nghiên cứu đánh giá hệ thống KSNB tại các DNNVV nói chung và ở Tp.HCM nói
riêng và đưa ra các biện pháp nâng cao tính hữu hiệu là một vấn đề hết sức cấp thiết
hiện nay.
Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
DNNVV ở Tp.HCM” được tác giả chọn nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học


2

với mong muốn góp phần bổ sung, tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
đối với các DNNVV nói chung cũng như các DNNVV ở TP.HCM, góp phần phát
triển công tác kiểm soát giúp các DN đạt được mục tiêu đề ra và nâng cao trình độ
quản lý, sức cạnh tranh của các DNNVV tại TP.HCM.
1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
trong doanh nghiệp theo COSO.

-


Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh;

-

Nghiên cứu đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh hưởng đến hệ thống
kiểm soát nội bộ.

-

Khảo sát thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở Tp.HCM

-

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng hoàn thiện hệ thống kiểm soát
nội bộ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP.HCM.

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Những lý thuyết nào liên quan đến các yếu tố cấu thành hệ thống kiếm soát nội
bộ của doanh nghiệp?
-

Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
TP.HCM hiện nay như thế nào?


3

-


Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở TP.HCM?

-

Giải pháp nào nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ các doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh?

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong hơn 100 DN nhỏ và
vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh.
-

Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ tháng 03 năm
2014 đến tháng 06 năm 2015.

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài: Các tài liệu, giáo trình có liên quan đến nội

dung nghiên cứu của đề tài như: các giáo trình về phân tích, thống kê về hoạt
động kinh doanh…
- Các nghiên cứu của tác giả khác: Các đề tài nghiên cứu khoa học; Bài báo đăng
trên tạp chí; Luận văn nghiên cứu trước… có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Số liệu phục vụ nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ việc khảo sát
tại các DNNVV ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 04 năm
2014 đến tháng 04 năm 2015.


4

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp định lượng và định tính:
- Phương pháp định lượng: Tác giả sử dụng công cụ thống kê với sự hỗ trợ từ
phần mềm Excel và phần mềm SPSS 20.0 để xây dựng mô hình hồi quy và kiểm
định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCMđược sử dụng trong nghiên cứu.
- Phương pháp định tính: Được tác giả sử dụng để thống kê, so sánh kết quả
nghiên cứu với các kết quả nghiên cứu liên quan, cũng như đề xuất một số khuyến
nghị phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở TPHCM.

1.5.

Một số các nghiên cứu trước

1.5.1 Nghiên cứu thế giới
Amudo, A. & Inanga, E. L, 2009. Evaluation of Internal Control Systems: A
Case Study from Uganda. International Research Journal of Finance and
Economics - Đánh giá hệ thống KSNB: trường hợp nghiên cứu tại Uganda.

Nghiên cứu Tạp chí quốc tế về Kinh tế Tài chính.
Nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu các nước thành viên khu vực (RMCs) của
Tổ chức Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDB) tập trung vào Uganda ở Đông Phi.
Nghiên cứu này được tiến hành đối với 11 dự án, nhóm tác giả đã sử dụng phương
pháp thống kê mô tả, kết hợp phân tích để đánh giá các thành phần của hệ thống
KSNB tại Uganda và đưa ra các đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn
tại trong hệ thống. Trong mô hình nghiên cứu của tác giả có đến sáu thành phần của
hệ thống KSNB: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông
tin và truyền thông, giám sát và công nghệ thông tin. Kết quả cho thấy các dự án
hầu như ít quan tâm đến thành phần giám sát và tác giả đề nghị nên tăng cường hoạt
động này.


5

Lembi Noorvee, 2006, ‘Evaluation of the efectiveness of internal control over
finacial reporting’ – Đánh giá tính hữu hiệu của KSNB trên BCTC
Lembi Noorvee đã đưa ra bảng khảo sát dựa trên khuôn mẫu lý thuyết của
COSO 1992 và từ thực trạng đánh giá hệ thống KSNB tại 3 DN ở Estonia. Kết quả
nghiên cứu của ông đã đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu của năm bộ phận cấu
thành nên hệ thống KSNB, đưa ra các kiến nghị để cải thiện hệ thống KSNB cho
các công ty khảo sát nói riêng cũng như đưa ra kinh nghiệm để xây dựng hệ thống
KSNB ở Estonia nói chung.
Addey Josephine Nana Ama, 2012. An Assessment of internal control system on
the image of the hospitality industries in Royal Mac-Dic hotel and Capital View
hotels – Đánh giá hệ thống KSNB trong ngành công nghiệp dịch vụ điển hình
tại khách sạn Royal Mac-Dic và các khách sạn Capital View.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các
ngành công nghiệp dịch vụ điển hình. Nghiên cứu khảo sát trường hợp tại khách sạn
MacDic Royal Plaza và các khách sạn Capital view ở Koforidua - thủ phủ của khu

vực phía Đông. Nghiên cứu này đã được thực hiện trong 100 người trả lời trong các
tổ chức tương ứng. 40 người được lựa chọn từ Mac Dic Royal Hotel (15 nam, 25
nữ) và 60 người trả lời từ Capital View Hotel (25 nam, 35 nữ). Các công cụ để thu
thập dữ liệu là một bảng câu hỏi tự xây dựng. Các kết quả sau khi phân tích dữ liệu
cho thấy, phần lớn số người được hỏi không chắc chắn rằng liệu các tổ chức đã có
cập nhật chính sách kế toán và hướng dẫn thủ tục. Phân tích cũng cho thấy đa số
người được hỏi (47,8%) đã được đảm bảo rằng tổ chức có một sơ đồ tổ chức xác
định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm. Nghiên cứu còn cho thấy các hoạt động
kiểm soát trong tổ chức, các bộ phận và trong tất cả các chức năng được thực hiện
xuyên suốt. Nghiên cứu cũng đã xác định liệu một hệ thống KSNB hữu hiệu có phải
là kết quả nghiên cứu từ việc đánh giá năm thành phần - Môi trường kiểm soát,
đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát – tồn tại
và hoạt động hữa hiệu từ đó giúp đạt được các mục tiêu của đơn vị.


6

1.5.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nước
Trần Thụy Thanh Thư, 2009. Định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống
KSNB tại các DN dịch vụ ở Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh
tế TP HCM.
Tác giả sử dụng báo cáo COSO 1992 làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho nghiên
cứu của mình. Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống KSNB của DN dịch vụ tại
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả lựa chọn các DN dịch vụ trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh (20 DN dịch vụ, trong đó có 8 công ty cổ phần và 12 công
ty trách nhiệm hữu hạn) vì nơi đây tập trung tất cả loại hình DN dịch vụ với nhiều
quy mô khác nhau cho nên hệ thống kiểm soát của các DN dịch vụ cũng được thiếp
lập đa dạng và phong phú. Việc khảo sát được tiến hành dưới hình thức điều tra
thông qua Bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến những người có chức
vụ quan trọng trong DN như: Giám Đốc, Kế Toán Trưởng, Trưởng phòng các bộ

phận,… từ đó đưa ra định hướng và giải pháp để xây dựng hệ thống KSNB ở DN
dịch vụ Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, luận văn vẫn còn những hạn chế như: Cỡ
mẫu chưa đủ khái quát để có thể đưa ra kết luận đầy đủ; Chưa thiếp lập được một
tiêu chuẩn cho các DN dịch vụ.
Nguyễn Ngọc Hậu, 2010. Hoàn thiện hệ thống KSNB tại công ty du lịch –
thương mại Kiên Giang. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP HCM.
Luận văn đã dựa trên báo cáo COSO năm 1992 tiến hành lập bảng khảo sát
đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại công ty chủ yếu khảo sát trên 2 chu trình:
mua hàng thanh toán và bán hàng thu tiền, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến
những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong hệ thống và đưa ra những biện pháp khắc
phục mang lại hiệu quả cho công ty du lịch – thương mại Kiên Giang. Phương pháp
nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu để thu thập, hệ thống hoá những vấn đề về hệ thống
KSNB; Khảo sát thực tế thông qua bảng câu hỏi; tổng hợp, phân tích kết quả khảo
sát để nêu ra ý kiến đánh giá những ưu và nhược điểm của hệ thống KSNB tại đơn
vị. Tuy nhiên, đề tài này vẫn còn nhiều hạn chế: Tác giả không đề cập đến hệ thống
các văn bản đơn vị đang áp dụng để KSNB; Chỉ nhận dạng các yếu tố làm ảnh


7

hưởng đến sự hữu hiệu của môi trường kiểm soát và các thủ tục kiểm soát, các yếu
tố đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông và giám sát không được đề cập đến. Do
đó, tác giả cũng không đề xuất giải pháp hoàn thiện các yếu tố này; Bảng câu hỏi
khảo sát chỉ được gửi đến Ban giám đốc, Kế toán trưởng nên việc đánh giá thực
trạng hệ thống KSNB chưa khách quan.
Tại Việt Nam, trong thời gian qua có khá nhiều các đề tài tiến hành nghiên cứu
về hệ thống KSNB. Các đề tài này chủ yếu dựa trên cơ sở của COSO 1992. Tuy
nhiên với tình hình thế giới có nhiều biến đổi và cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì
tổ chức COSO đã tiến hành sửa đổi bổ sung cập nhật COSO 1992 thành COSO
2013. Do đó, đặt ra nhu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu theo COSO 2013 để

mang lại cho các DN Việt Nam cái nhìn tổng quát, kịp thời đáp ứng nhu cầu hiện
nay của chúng ta là hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

1.6

Kết cấu của đề tài
Ngoài các danh mục từ viết tắt, bảng biểu và phụ lục, bố cục của luận văn gồm

5 chương:
• Chương 1: Giới thiệu
• Chương 2: Cơ sở lý luận về HTKSNB
• Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
• Chương 4: Kết quả nghiên cứu và phân tích
• Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt chương 1
Chương 1 tác giả đã giới thiệu khái quát chung về đề tài như: Tính cấp thiết,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Tp.HCM. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tổng hợp và trình bày


8

một số các nghiên cứu trước trong nước và thế giới đã từng nghiên cứu về hệ thống
kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Trong chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày chi
tiết hơn về cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ và đặc điểm doanh nghiệp
nhỏ và vừa ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở TP.HCM.



×