Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện chợ rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

------------------------------

NGUYỄN THỊ HẠNH
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán Mã
số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

------------------------------

NGUYỄN THỊ HẠNH

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán Mã
số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN ĐÌNH PHỤNG


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đình Phụng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.
HCM ngày 26 tháng 3 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)
T
T
1 P
G
2 P
G
3 T
S
4 P
G
5 T

C
h
P
n

P
n

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã

được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV



TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 20 tháng 8 năm
2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Hạnh

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 10/09/1969

Nơi sinh: TP Đà Nẵng

Chuyên ngành: Kế Toán

MSHV:1441850015


I- Tên đề tài:
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Chợ Rẫy
II- Nhiệm vụ và nội dung:
-Viết luận văn theo hướng dẫn
-Đề tài luận văn về kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Chợ Rẫy
III- Ngày giao nhiệm vụ

: 20/8/2015

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 15/01/2016
V- Cán bộ hướng dẫn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

: TS. Trần Đình Phụng
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại
bệnh viện Chợ Rẫy” là công trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm
túc của bản thân. Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa
từng được công bố trước đây. Các số liệu trong luận văn nghiên cứu có nguồn gốc
rõ ràng, được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.
Tp. HCM, tháng 12 năm 2015
Tác giả


NGUYỄN THỊ HẠNH


ii

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập khoá học cao học tại trường Đại học công nghệ Tp.
HCM đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô,
gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế toán –
Tài chính – Ngân hàng; phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau đại học – Trường
Đại học Công nghệ Tp. HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết
của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn TS. Trần Đình Phụng đã tận tâm hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Nếu không có những lời hướng dẫn tận tình
của thầy thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong
nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn của
tôi được hoàn thiện hơn nữa.
Tp. HCM, tháng 12 năm 2015
Tác giả

NGUYỄN THỊ HẠNH



3

TÓM TẮT
Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song
hành. Nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để người lao động
không vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung
của toàn tổ chức, của người sử đụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi ro?
Làm thế nào có thề phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính
xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính?
Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi
ích như: là một công cụ quản lý hữu hiệu giúp các cấp lãnh đạo có thể biết được sự
kém hiệu quả xảy ra ở những khâu cụ thể và những nguyên nhân của nó từ đó sẽ
góp phần đem lại sự thành công cho đơn vị, làm cho đơn vị ngày càng phát triển và
có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, đã có không it các nghiên cứu
về vấn đề này kể cả trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, các đề tài trước đây chủ
yếu xoay quanh vấn đề nghiên cứu chất lượng thông tin kế toán tại các doanh
nghiệp, còn tại các đơn vị công nói chung và các đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng còn
rất hạn chế.
Trong nghiên cứu này, mục tiêu của tác giả là nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như đánh giá thực trạng hiện nay về hệ
thống kiểm soát nội bộ xác định những chỉ tiêu nào đo lường khi kiểm soát, nêu lên
những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy. Từ kết quả
nghiên cứu, đề xuất định hướng một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy trong tương lai. Nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi:
“Những tiêu chuẩn nào là thang đo hoạt động kiểm soát nội bộ?” “Các nhân tố nào
ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát nội bộ?” và “Mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố này đến hoạt động kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy?”.
Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên
quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả bước đầu hình thành nên các thang đo
chất lượng thông tin kế toán; 05 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán



4

gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và
truyền thông, Giám sát đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến hoạt động KSNB tại bệnh
viện Chợ Rẫy. Tức là khi TT, DG, GS, MT, HD càng cao thì hoạt động KSNB tại
bệnh viện Chợ Rẫy càng cao. Trong 5 nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng
mạnh nhất đến hoạt động KSNB tại tại bệnh viện Chợ Rẫy là Thông tin và truyền
thông ( = 0.724), tiếp đến là nhân tố Giám sát ( = 0.298), hoạt động kiểm soát (
= 0.251), Môi trường kiểm soát ( = 0.202), và cuối cùng là đánh giá rủi ro( =
0.191).
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tác động
trực tiếp đến các nhân tố nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện
Chợ Rẫy. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu, chưa đại diện
hết cho tất cả các cán bộ nhân viên trong bệnh viện, ngoài ra còn nhiều hạn chế về
thời gian, số lượng mẫu nhỏ nên hạn chế tính tổng quát cao của đề tài.
Vì vậy hướng nghiên cứu cho đề tài tiếp theo mà tác giả lựa chọn là nghiên
cứu về kiểm soát nội bộ theo hướng dẫn của INTOSAI năm 2004; thông qua khảo
sát và phỏng vấn trực tiếp, tác giả phân tích đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát
nội bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy với nhiều hoạt động hiệu quả nhưng cũng tồn tại một
số hạn chế cần khắc phục. Từ đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
hơn nữa hoạt động kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy. Những giải pháp này có
thể không chi tiết cho từng hoạt động của đơn vị nhưng có thể góp phần làm cho hệ
thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả hơn.


5

ABSTRACT

In any organization, unity and common conflict of interests - private interests
of employers and employees are always exist in parallel. If there is no internal
control system, how do workers not because of its own interests which do damage
to the common interests of the entire organization of labor user? How to manage
risks? How can swear decentralization, delegate, communicate to subordinates
correctly, science, not just rely on trust sentiment?
An internal control system will bring strong benefits to organizations such
as an effective management tool to help the leaders could know inefficiencies occur
at specific stages and the its cause from which will contribute to the success of the
unit, making the unit is growing and can avoid the risks that may occur. Therefore,
there was no little research on this issue both at home and around the world.
However, the former subject matter mainly revolve around research quality of
accounting information in the enterprise, while at the unit in general and the health
units in particular is very limited.
In this study, the author's aim is to study the factors that affect the internal
control system as well as assessing the current situation of the internal control
system identified certain indicators measuring the test Control, raises the limitations
of internal control system at Cho Ray Hospital. From the findings, propose some
suggestions oriented improvement of internal control system at Cho Ray hospital in
the future. This study will answer the question: "What standards is the scale of
internal control activities?" "The factors affecting the operation of internal control?"
And "The extent of the impact this factor to the operation of internal control at Cho
Ray hospital? ".
Synthesis of reasoning, inheritance results from previous studies related
directly and indirectly to the subject, the author initially formed the scale quality of
accounting information; 05 factors that affect the quality of accounting information
including Control Environment, Risk Assessment, Control Activities, Information
and Communication, Monitoring has influence proportional to activity in disease



6

Control and Risk Management Cho Ray Hospital. Ie when TT, DG, GS, MT, higher
HD Control and Risk Management activities in higher Cho Ray Hospital. In 5 of
these factors, the factors that most influence the activity Control and Risk
Management at Cho Ray hospital is Information and Communication (= 0724),
followed by factors Monitoring (= 0298), active control control (= 0251),
Environmental Control (= 0202), and finally the risk assessment (= 0191).
From the results of the study, the authors have proposed a number of
measures have a direct impact to the factors in order to improve the internal control
system at Cho Ray Hospital. However, this study is only done in a sample group,
are not represented by all the staff in the hospital, in addition to many restrictions of
time, small sample size limited the generality High of topics.
So research for the next topic which the author selected is the study of
internal control under the guidance of INTOSAI in 2004; through surveys and direct
interviews, the authors analyze and assess the status of internal control system at
Cho Ray hospital with more efficient but also exist some limitations to overcome.
Since then the author has given a number of measures to further improve internal
control activities at Cho Ray Hospital. These solutions may not be detailed for each
activity of the unit, but may contribute to the internal control system works more
effectively.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................ iii
ABSTRACT........................................................................................................................... v

MỤC LỤC ...........................................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................xii
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................... xiii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.

Lý do hình thành đề tài ............................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 3

3.

Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 3

4.

Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu .............................................................. 3
4.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

4.2 Phạm vi và thời gian nghiên cứu ............................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài........................................................................................... 4
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ........................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................
6

1.1 Đề tài nghiên cứu nước ngoài ...................................................................................... 6
1.2 Đề tài nghiên cứu trong nước ...................................................................................... 7
1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu........................................................................ 7
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................................
9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................
10
2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ .................................................................................. 10
2.1.1 Định nghĩa về kiểm soát nội bộ .......................................................................... 10
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ trong khu vực
công.............................................................................................................................. 12
2.1.3 Ý nghĩa kiểm soát nội bộ trong một tổ chức hành chính công .......................... 14
2.1.4 Các yếu tố của hệ thống KSNB theo tổ chức INTOSAI ................................... 14


8

2.1.4.1. Môi trường kiểm soát .................................................................................. 14
2.1.4.2. Đánh giá rủi ro ........................................................................................... 17
2.1.4.3. Hoạt động kiểm soát ................................................................................... 18
2.1.4.4. Thông tin và truyền thông ........................................................................... 21
2.1.4.5. Giám sát ...................................................................................................... 22
2.1.4 Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................................. 23
2.2 Giới thiệu về bệnh viện Chợ Rẫy............................................................................. 24
2.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình hoạt động ......................................................... 24
2.2.1.1 Lịch sử hình thành ....................................................................................... 24
2.2.1.2 Quá trình hoạt động.................................................................................... 24
2.2.2 Đặc điểm tổ chức quản lý ................................................................................... 26
2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ................................................................... 26
2.2.2.2. Chức năng của các phòng ban ................................................................... 30

2.3 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 38
CHUƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 39
3.1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 39
3.1.1 Phương pháp chung ............................................................................................ 39
3.1.2 Phương pháp cụ thể ............................................................................................ 40
3.1.3 Khung nghiên cứu của luận văn.......................................................................... 40
3.2 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................. 42
3.2.1 Xây dựng thang đo.............................................................................................. 42
3.2.1.1 Thang đo các yếu tố KSNB ......................................................................... 42
3.2.1.2 Thang đo hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................................ 46
3.2.2 Xây dựng giả thuyết về các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới hệ thống
KSNB tại bệnh viện Chợ Rẫy ...................................................................................... 46
3.2.2.1 Môi trường kiểm soát ................................................................................... 46
3.2.2.2 Đánh giá rủi ro ............................................................................................. 46
3.2.2.3 Hoạt động kiểm soát .................................................................................... 47
3.2.2.4 Thông tin truyền thông ............................................................................... 47
3.2.2.5 Giám sát ....................................................................................................... 48


9

3.2.3 Mô hình hồi quy các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới hoạt động
KSNB. .......................................................................................................................... 48
3.2.4 Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu .................................................. 49
3.2.4.1 Phương pháp chọn mẫu .............................................................................. 49
3.2.4.2 Kích thước mẫu khảo sát ............................................................................. 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 50
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................ 51
4.1 Kết quả nghiên cứu các yếu tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng tới hoạt động KSNB

tại bệnh viện Chợ Rẫy...................................................................................................... 51
4.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Crobach’s Alpha ........................ 51
4.1.1.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo các yếu tố của hệ thống KSNB ..................... 51
4.1.1.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc (KSNB) ................................ 56
4.1.2 Đánh giá giá trị thang đo - phân tích nhân tố khám phá EFA ............................ 57
4.1.2.1 Thang đo các yếu tố của hệ thống KSNB .................................................... 58
4.1.2.2 Thang đo hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................................ 63
4.1.3 Kiểm định tương quan ........................................................................................ 64
4.1.4 Kiểm định phương sai ANOVA ......................................................................... 65
4.1.4.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ................................. 65
4.1.4.2 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy............................... 67
4.1.5 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội......................................................... 68
4.3.5.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ................ 68
4.3.5.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn .................................... 69
4.3.6 Kiểm tra giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (Hiện tượng
đa cộng tuyến).............................................................................................................. 71
4.3.7 Mô hình hồi quy chính thức các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng
tới hoạt động KSNB..................................................................................................... 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................................... 73
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 74
5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 74
5.2. Kiến nghị................................................................................................................... 76
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng ................................................... 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................................... 86


10

KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 88



11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AAA

: Hội kế toán Hoa Kỳ

AICPA

: American Institule of Certificated Public Accountant - Viện kiểm
toán độc lập Hoa Kỳ

COSO

: Committee of Sponsoring Organizations - Ủy ban Treadway về
việc chống gian lận trên báo cáo tài chính

EFA

: Exploratory Factor Analysis - phân tích thống kê

ĐG

: Đánh giá

GS

: Giám sát


INTOSAI

: International Organisation of Supreme Audit Institutions - Tổ chức
quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao



: Hoạt động

HTKSNB

: Hệ thống kiểm soát nội bộ

KTNB

: Kiểm tra nội bộ

KSNB

: Kiểm soát nội bộ

KMO

: Kaiser-Meyer-Olkin - hệ số sự thích hợp của phân tích nhân tố

TH

: Thực hiện


TT

: Thông tin

VIF

:Variance Inflation Factor - hệ số phòng đại phương sai


xii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 : Đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát .......................................... 52
Bảng 4.2 : Đánh giá độ tin cậy thang đo đánh giá rủi ro ..................................................... 52
Bảng 4.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo hoạt động kiểm soát ............................................. 53
Bảng 4.4: Đánh giá độ tin cậy thang đo thông tin và truyền thông ..................................... 54
Bảng 4.5: Đánh giá độ tin cậy thang đo giám sát ................................................................ 55
Bảng 4.6: Đánh giá độ tin cậy thang đo hoạt động KSNB .................................................. 56
Bảng 4.7: Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA ............................................................. 58
Bảng 4.8: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay ..................................................................... 61
Bảng 4.9: Kiểm định điều kiện thực hiện của EFA ............................................................. 63
Bảng 4.10: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập........................... 65
Bảng 4.11a: Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là hoạt động KSNB ............................... 66
Bảng 4.11b: Phân tích ANOVA- Độ tin cậy của mô hình................................................... 66
Bảng 4.12: Bảng kết quả các trọng số hồi quy .................................................................... 67
Bảng 4.14: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết ......................................................... 72
Bảng 5.1: Bảng xắp sếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các nhân tố ...................... 76


xiii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bệnh viện Chợ Rẫy ....................................................................... 27
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................ 37
Hình 3.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 41
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa ....................................................... 69
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa.................................................... 70


1


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành đề tài
Ngày nay, với sự cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt trên thị trường toàn thế giới, áp
lực và những khó khăn nhiều chiều từ nền kinh tế, dẫn đến vô vàn những sự cố, mất
mát, thiệt hại, và hiệu quả hoạt động của tổ chức ngày một kém đi. Đó không chỉ là
vấn đề trăn trở của doanh nghiệp nói chung mà còn của đặc biệt ở các đơn vị hành
chính sự nghiệp là các đơn vị quản lý hành chính Nhà nước như đơn vị y tế, giáo
dục, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học công nghệ, văn hóa, thông tin, …
Trong bất kỳ tổ chức, đơn vị nào, dưới góc nhìn của nhà quản lý, nhà lãnh đạo,
cũng cần có hai hệ thống luôn phải đi song hành. Thứ nhất đó là hệ thống đáp ứng
yêu cầu kinh doanh, bao gồm các phòng ban chức năng, các quy trình thủ tục, các
công việc cần thiết để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của tổ chức. Tuy nhiên, bất
kỳ công việc nào, quy trình nào thực hiện ở trên cũng đều đối diện với những nguy
cơ, sự cố, hay rủi ro tác động làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của
công việc đó và tùy theo mức độ, gây ảnh hưởng từ thiệt hại trong mức chấp nhận
được đến nguy cơ phá sản tổ chức.

Nhằm giảm rủi ro cho tổ chức ở ngưỡng chấp nhận được, hệ thống thứ hai –
kiểm soát nội bộ, được thiết lập trên cơ sở các biện pháp, chính sách, thủ tục, tinh
thần, giá trị, chức năng, thẩm quyền của những người liên quan và trở thành phương
tiện sống còn trong hoạt động của mọi doanh nghiệp.
Chính vì vậy mà hoàn thiện kiểm soát nội bộ là một vấn đề rất quan trọng cần
được tìm hiểu và hoàn thiện nhằm giúp tổ chức nâng cao năng lực, cải tiến hiệu quả
hoạt động, hạn chế các sự cố, và hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Trong mấy năm gần đây số vụ tham nhũng, tham ô, biển thủ ngày một gia tăng
gây thiệt hại nghiêm trọng không chỉ ở các doanh nghiệp tư nhân mà thậm chí còn
xảy ra ở các đơn vị công mà đáng buồn nhất là ở các đơn vị sự nghiệp y tế - đơn vị
được xem chắc chắn góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội
của đất nước như vụ: Viện KSND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành cáo trạng vụ án
tham nhũng xảy ra tại Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận, truy tố 6 bị can trong


vụ án này, cơ quan điều tra đã chính thức ra quyết định khởi tố vụ án tham nhũng
xảy ra tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư (Bộ Y tế) và khởi tố một số bị can hay thời gian
qua trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã gay gắt phản ánh những “tiêu
cực” liên quan đến thất thoát trong thu chi BHYT tại Bệnh viện Mắt trung ương.
Những vụ án này đều có điểm chung là do các bị can đã lợi dụng sơ hở của hệ
thống kiểm soát nội bộ trong các công ty để thực hiện các hành vi phạm tội của
mình.
Như vậy chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội
bộ trong việc nhằm giúp tổ chức hạn chế những sự cố, mất mát, thiệt hại, và tăng
hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hệ thống kiểm soát nội bộ là một công cụ quản lý
hữu hiệu giúp các cấp lãnh đạo có thể biết được sự kém hiệu quả xảy ra ở những
khâu cụ thể và những nguyên nhân của nó qua đó xác định rõ ràng trách nhiệm
thuộc về ai. Một đơn vị có một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt sẽ góp phần đem lại sự
thành công cho đơn vị, làm cho đơn vị ngày càng phát triển và có thể tránh được
những rủi ro có thể xảy ra.

Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng đặc
biệt, tuyến kỹ thuật sau cùng các tỉnh thành phía Nam, trực thuộc Bộ Y tế. Hiện có
hơn 3.322 kỹ thuật đã được Bộ Y tế phê duyệt đang được áp dụng tại bệnh viện. Số
người bệnh nội trú trung bình/ngày là 2.544 người, người bệnh ngoại trú khám bệnh
trung bình 3.500 người/ngày. Hệ thống bệnh viện hiện nay có 04 trung tâm, 10
phòng chức năng , 05 đơn vị trực thuộc, 04 khoa khám bệnh, 34 khoa lâm sàng, 10
khoa cận lâm sàng và một đơn vị cận lâm sàng. Từ ngày 03/02/2010, Bệnh viện
Chợ Rẫy được xếp hạng đặc biệt, là dấu mốc quan trọng để tập thể cán bộ viên chức
bệnh viện tiếp tục đoàn kết phấn đấu xây dựng bệnh viện “Chất lượng – Văn minh –
Hiện đại”, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng và Nhà nước, sự tin yêu của nhân
dân.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên thì việc xây dựng hệ thống kiểm soát như đã nêu
trên là vô cùng bức bách và tối quan trọng cho mọi tổ chức. nên tác giả đã lựa chọn


nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy”
làm mục tiêu nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh
viện Chợ Rẫy.
-

Đánh giá thực trạng hiện nay về hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện
Chợ Rẫy, xác định những chỉ tiêu nào đo lường khi kiểm soát.

-

Nêu lên những hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Chợ
Rẫy.


-

Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất định hướng một số kiến nghị hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy trong tương lai.

3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Những tiêu chuẩn nào là thang đo hoạt động kiểm soát nội bộ?

-

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát nội bộ?

-

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến hoạt động kiểm soát nội bộ tại
bệnh viện Chợ Rẫy?

4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống kiểm soát nội bộ.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy
thông qua việc khảo sát các đối tượng là nhà quản lý, lãnh đạo, trưởng khoa, tập thể
y bác sĩ, nhân viên kế toán công tác tại các đơn vị này.
4.2 Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc tìm hiểu, xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy.
- Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được tiến hành năm
2015.



5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp hỗn hợp, bao gồm
phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp định tính:
- Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện các yếu tố của hệ
thống KSNB ảnh hưởng tới hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Chợ Rẫy. Từ
đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để phóng vấn nhà quản lý, lãnh đạo, trưởng
khoa, tập thể y bác sĩ, nhân viên kế toán công tác tại các đơn vị này, đề xuất mô
hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện của bệnh viện.
Nghiên cứu định lượng
- Khảo sát các công chức tại bệnh viện Chợ Rẫy thông qua bảng câu hỏi
được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng
của các nhân tố ảnh hưởng đến “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện
Chợ Rẫy”.
- Đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach Alpha và
phân tích nhân tố khám phá (EFA).
- Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
-

Vận dụng được cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội và kết quả khảo sát

để phát triển mô hình hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại bệnh viện Chợ
Rẫy.
-

Vận dụng được phương pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội để đo


lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ
tại bệnh viện Chợ Rẫy.
-

Luận văn đã xây dựng được thang đo, đã kiểm định sự phù hợp cũng như độ

tin cậy của chúng. Xác định được nhân tố nào của hệ thống KSNB có ảnh hưởng
mạnh nhất tới bệnh viện Chợ Rẫy. Từ đó giúp Ban lãnh đạo có những chính sách
phù hợp để hoàn thiện hệ thống KSNB của bệnh viện Chợ Rẫy.


7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kiến nghị và kết luận


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được thực
hiện trên Thế giới và Việt Nam từ đó đưa ra những nhận xét và hướng nghiên cứu
tiếp theo của đề tài.
1.1 Đề tài nghiên cứu nước ngoài
Sterck et al. (2005), “Kiểm soát nội bộ trong khu vực công” là một trong
những nghiên cứu quốc tế đầu tiên về thực hành kiểm soát nội bộ trong khu vực
công, và cung cấp những phát hiện thú vị về các khuôn khổ kiểm soát nội bộ được
sử dụng trong một số quốc gia được coi là người tiên phong vào thời điểm đó. Ví
dụ, Úc đã thiết lập một mô hình điều khiển trung tâm một cách rõ ràng đề cập đến

năm thành tố của khuôn khổ kiểm soát nội bộ Coso đầu tiên. Ở Thụy Điển, hầu hết
các tổ chức công cộng sử dụng kết hợp các phương pháp khuyến cáo của chính phủ
(dựa trên tiêu tiêu chuẩn Coso) cùng với các hệ thống và thủ tục cụ thể đã được phát
triển có tính đến các yếu tố nội bộ như mô hình tổ chức và loại hình hoạt động thực
hiện. Trong chính phủ liên bang của Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn về kiểm soát nội bộ,
cũng dựa trên tiêu chuẩn Coso, cung cấp một khuôn khổ kiểm soát nội bộ để xác
định và giải quyết các thách thức quản lý hiệu suất lớn và rủi ro nội bộ cao (Sterck
et al, 2005.).
Rahahleh (2011), phát hiện ra rằng kiểm soát nội bộ trong các tổ chức công
cộng Jordan bị nhiều vấn đề. Chúng bao gồm các ví dụ: thiếu lao động có trình độ,
không có các thành phần chính của hệ thống kiểm soát nội bộ, không có khả năng
sử dụng các công cụ kỹ thuật cần thiết trong kiểm soát nội bộ và thiếu nhân viên
chuyên nghiệp chuyên ngành.
Mongkolsamai, Varipin, Ussahawanitchakit, Phapruke (2012), nghiên cứu
trên 120 công ty Thái Lan được niêm yết. Kết quả cho thấy môi trường kiểm soát,
đánh giá rủi ro, và thông tin và truyền thông có tác động tích cực đáng kể đến hiệu
quả hoạt động của tổ chức.Hơn nữa, tầm nhìn điều hành minh bạch, kiến thức của
nhân viên, đa dạng giao dịch kinh doanh, và người tham gia cũng cần có một tác
động tích cực vào chiến lược kiểm soát nội bộ.


×