Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

TUYÊN TRUYỀN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.59 KB, 120 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên
cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả luận án

Nguyễn Kim Oanh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại Đại học Sư phạm Hà
Nội. Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới đến trường Đại học Sư phạm Hà Nội, phòng đào tạo sau
đại học, đặc biệt là TS Sầm Thị Thu Hương đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt,
giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển
khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài "Tuyên truyền Luật Bình đẳng giới cho
cộng đồng dân cư tại Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh".
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo - Các nhà khoa học đã trực
tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Giáo dục
và Phát triển cộng đồng cho bản thân tác giả trong nhưng năm tháng qua.
Xin gửi tới Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban Nhân dân
Thành phố Bắc Ninh và các cơ quan liên quan trong thành phố Bắc Ninh lời
cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu
cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài tốt nghiệp.
Xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu, nhiệt tình của các
bạn học viên lớp Cao học Giáo dục và Phát triển cộng đồng K25 đã đóng góp
ý kiến và giúp đỡ tác giả triển khai, điều tra thu thập số liệu. Có thể khẳng
định sự thành công của luận văn này, trước hết thuộc về công lao của tập thể,
của nhà trường, cơ quan và xã hội. Đặc biệt là quan tâm động viên khuyến


khích cũng như sự thông cảm sâu sắc của gia đình. Nhân đây tác giả xin được
bày tỏ lòng biết ơn sâu đậm.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã hết
lòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Giáo dục và Phát
triển cộng đồng. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý
Thầy Cô, các nhà khoa học, đọc giả và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt
1
HĐND
2
ĐTB
3
ĐLC

Nội dung viết tắt
Hội đồng Nhân dân
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn


MỤC LỤC

Tác giả người Mỹ Alexandra Walker đã khẳng định những ảnh hưởng do
bất bình đẳng giới trong nghiên cứu: Những kết quả đạt từ bình đẳng
giới: Phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng nhiều bởi các vấn đề liên quan
đến sự bất bình đẳng về giới, nhưng rõ ràng là bằng cách giải quyết các

vấn đề và cải thiện bình đẳng cho phụ nữ, sẽ mang lại những lợi ích cho
toàn bộ cộng đồng (Alexandra Walker, 2016) [25].................................10
Trong bài viết “Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới”
của tác giả Thảo Giang năm 2015 cho rằng, trong những năm qua, Đảng và Nhà
nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình
đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng
giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình… mà trọng tâm là Luật bình đẳng giới
và thông qua các công ước quốc tế như Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ, Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em… nhờ đó mà
phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình
đẳng giới đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng bất bình
đẳng vẫn xảy ra, bất lợi vẫn nghiêng nhiều về phụ nữ. Nguyên nhân là do một bộ
phận xã hội hiểu không đúng về bình đẳng và bình đẳng giới [29].....................12

Tác giả Hồ Hải Đăng trong bài viết “Bàn về công tác tuyên truyền nhận
thức về bình đẳng giới” (2014) đã cho rằng: nhận thức vấn đề bình đẳng
giới trong các nhóm xã hội (gia đình, dòng họ, làng xã, dân tộc, nghề
nghiệp) thiếu sự thống nhất. Sự bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong nhiều
lĩnh vực như về quyền lợi, nghĩa vụ, phân công lao động, cơ hội việc làm,
tiền lương, thu nhập, cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ. Vấn đề trên có thể
do nhiều nguyên nhân nhưng trước hết và chủ yếu do công tác tuyên
truyền, giáo dục về giới và bình đẳng giới chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
Nội dung tuyên truyền chưa được chuyển tải thường xuyên, sâu rộng, chưa
sát với đối tượng. Các cấp, các ngành, đoàn thể chưa có sự quan tâm đúng
mức về vấn đề này. Nhận thức của phụ nữ về quyền lợi của mình còn nhiều
hạn chế, nhất là phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa [30]............13
Trong đề tài: “Việc thực thi Luật Bình đẳng giới ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay - thực trạng và giải pháp”, do tác giả Nguyễn Thái Đặng Hồng Ân làm chủ
nhiệm đã có những đánh giá các tác động của tình hình kinh tế xã hội đến việc
thực thi Luật Bình đẳng giới. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra kinh tế - xã hội của



Thành phố Hồ Chí Minh đã có những tác động tích cực đến việc thực hiện Luật
Bình đẳng giới, thể hiện qua nhận thức và hành động bình đẳng giới được nâng
lên, phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện trong phát triển bản thân
cũng như tham gia các hoạt động xã hội. Song thực tiễn việc thực thi Luật Bình
đẳng giới chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn. Do vậy, các tác giả đã đưa ra
các khuyến cáo về việc tập trung nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, giảm định
kiến xã hội về giới để có thể thực thi tốt hơn Luật Bình đẳng giới [2]................13


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Nhận thức của người dân thành phố Bắc Ninh về vai trò, ý nghĩa, sự
cần thiết việc tuyên truyền Luật Bình đẳng giới..................................................46
Bảng 2.2. Mục đích tuyên truyền Luật Bình đẳng giới cho cộng đồng dân cư. . .48
Bảng 2.3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới...........................51
Bảng 2.4. Tuyên truyền về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
và gia đình........................................................................................................... 54
Bảng 2.5. Tuyên truyền các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới..........................56
Bảng 2.6. Tuyên truyền trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân
trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới..................................................59
Bảng 2.7. Tuyên truyền công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật
về bình đẳng giới.................................................................................................62
Biểu đồ 2.1. Kết quả thực hiện các nội dung tuyên truyền Luật Bình đẳng giới.65
Bảng 2.8. Hình thức tuyên truyền Luật Bình đẳng giới.......................................66
Bảng 2.9. Biện pháp thúc đẩy việc tuyên truyền Luật Bình đẳng giới................68
Bảng 2.10. Đánh giá chất lượng của công tác tuyên truyền................................71
Luật Bình đẳng giới.............................................................................................71
Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền..............................77
Luật Bình đẳng giới.............................................................................................77

Đối với biện pháp thứ 5 được xem như là điều kiện đủ để thực hiện tốt các biện
pháp về xây dựng chương trình, kế hoạch; về xây dựng mô hình điểm; đổi mới
hình thức tuyên truyền và nâng cao năng lực, kiện toàn đội ngũ cán bộ tuyên
truyền bình đẳng giới. Chính vì vậy, 5 biện pháp đề xuất tạo thành mối liện hệ và
một chỉnh thể thống nhất. Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất
dưới đây cho thấy, các biện pháp đề xuất đồng nhất về mức độ hay tầm quan
trọng, nên không có biện pháp nào được xem là quan trọng nhất hay biện pháp
nào không quan trọng, cũng không xem biện pháp nào là khó hay dễ hay thuận
lợi nhất. Vấn đề quan trọng là tùy theo thời điểm, sự định hướng, sự chỉ đạo của


các cấp lãnh đạo và sự linh hoạt của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền để
thực hiện một cách phù hợp với điều kiện thực tiễn ở mỗi địa phương..............94
BP1..................................................................................................................... 95
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất............................................95
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm nhận thức mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của các biện pháp đề xuất....................................................................................96
Biểu đồ 2.1. Kết quả thực hiện các nội dung tuyên truyền Luật Bình đẳng giới.65

Đối với biện pháp thứ 5 được xem như là điều kiện đủ để thực hiện tốt các
biện pháp về xây dựng chương trình, kế hoạch; về xây dựng mô hình điểm;
đổi mới hình thức tuyên truyền và nâng cao năng lực, kiện toàn đội ngũ cán
bộ tuyên truyền bình đẳng giới. Chính vì vậy, 5 biện pháp đề xuất tạo thành
mối liện hệ và một chỉnh thể thống nhất. Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các
biện pháp đề xuất dưới đây cho thấy, các biện pháp đề xuất đồng nhất về
mức độ hay tầm quan trọng, nên không có biện pháp nào được xem là quan
trọng nhất hay biện pháp nào không quan trọng, cũng không xem biện pháp
nào là khó hay dễ hay thuận lợi nhất. Vấn đề quan trọng là tùy theo thời
điểm, sự định hướng, sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và sự linh hoạt của
đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền để thực hiện một cách phù hợp

với điều kiện thực tiễn ở mỗi địa phương...................................................94
BP1.............................................................................................................95
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất....................................95


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Bình đẳng giới đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm ở mọi quốc
gia, bởi lẽ các hành vi vi phạm về bình đẳng giới không suy giảm mà trong
thời gian gần đây đang có nguy cơ gia tăng. Theo Báo cáo của Chương trình
Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), tại một số nước phát triển như Mỹ, Pháp,
Canada,... người ta thấy rằng, nếu phụ nữ được bình đẳng như nam giới và
được thụ hưởng đầy đủ các thành quả lao động thì Tổng sản phẩm nội địa
(GDP) của đất nước sẽ tiếp tục gia tăng, do sức tiêu thụ hàng hóa tăng, phụ nữ
được tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động, phụ nữ có nhiều cơ hội để
phát triển kinh tế - xã hội.
Ở những nước kém phát triển thuộc thế giới thứ 3, vấn đề bình đẳng
giới bị vi phạm nghiêm trọng. Phụ nữ hầu như không có vai trò gì trong lãnh
đạo, điều hành đất nước, không được tham gia các hoạt động xã hội, thậm chí
ngay trong gia đình thì vai trò của người phụ nữ cũng không được thừa nhận
và phải làm việc với số thời gian gấp đôi so với nam giới. Vì vậy, không chỉ
có Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã ban hành Luật Bình đẳng giới,
xây dựng vị thế cho cả nam giới và nữ giới, nhất là vị thế của phụ nữ trong
các hoạt động xã hội.
Do đó, việc nghiên cứu về vấn đề bình đẳng giới có vai trò và ý nghĩa
rất quan trọng nhằm giải phóng phụ nữ khỏi những tư tưởng định kiến về giới,
làm cho nam cũng như nữ có nhiều cơ hội đóng góp cho sự phát triển chung
của xã hội.
1.2. Thực tiễn vấn đề bình đẳng giới trên thế giới cho thấy: Thu nhập
mà phụ nữ nhận được trung bình chỉ bằng khoảng 77% nam giới; tức là vẫn

thấp hơn 23%; 62 triệu bé gái bị từ chối quyền học hành trên toàn thế giới (số
liệu của Liên hợp quốc năm 2016); hàng năm, có tới 15 triệu trẻ em gái dưới
1


18 tuổi bị ép tảo hôn và hôn nhân sắp đặt sẵn của gia đình; cứ 5 nạn nhân của
nạn buôn người thì có tới 4 là nữ (số liệu của quỹ Malala năm 2016); có ít
nhất 1.000 vụ giết phụ nữ và bé gái vì danh dự gia đình xảy ra hằng năm ở Ấn
Độ và Pakistan; cứ 5 sinh viên nữ thì có 1 người là nạn nhân của tấn công tình
dục tại trường học hay giảng đường; tại Mỹ, cứ mỗi 15 giây trôi qua sẽ có
một người phụ nữ bị chồng hoặc bạn trai đánh đập (domestic violence).
Tại việt Nam, thực tiễn vấn đề bình đẳng giới còn có khảng cách khá
lớn giữa nam và nữ. Tỷ lệ phụ nữ làm công ăn lương chỉ bằng khoảng hơn
một nửa so với nam giới. Số giờ công lao động hưởng lương của nam giới và
phụ nữ là tương đương nhau nhưng mức lương bình quân thực tế theo giờ
công lao động của phụ nữ chỉ bằng khoảng 80% so với nam giới. Thời gian
phụ nữ dành cho công việc nhà không được thù lao gấp đôi nam giới. Do đó,
phụ nữ không có thời gian để tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, văn
hoá, xã hội và tiếp tục nâng cao trình độ học vấn. Chưa kể, điều kiện dinh
dưỡng của phụ nữ kém hơn so với nam giới. Phụ nữ trưởng thành, đặc biệt là
phụ nữ ở các vùng nông thôn, các gia đình nghèo và các dân tộc thiểu số, vẫn
có nhiều khả năng bị suy yếu sức khỏe hơn nam giới, đặc biệt vì phụ nữ
thường không có tài sản thế chấp như đất đai, bởi quyền sử dụng đất thường
chỉ đứng tên người chồng. Đặc biệt tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực giới
vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi.
1.3. Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng được Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta đặt ra trong thời kỳ đổi mới. Để thực
hiện được mục tiêu này, rất cần đến sự phối hợp của nhiều yếu tố khác nhau,
trong đó, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới là hết
sức cần thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Phụ nữ có quyền bình đẳng với

nam giới về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.

2


Từ khi triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới (2007), công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức bình đẳng giới cho cán bộ và nhân dân ở các cấp,
các ngành, các địa phương trong cả nước đã đạt được những kết quả đáng kể.
Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới đã giúp
cho các cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức và nhân dân thấy rõ nguy cơ, thực
trạng của vấn đề bất bình đẳng giới đang ngăn cản sự phát triển của đất nước,
từ đó có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối
với sự phát triển xã hội, cộng đồng.
Công tác tuyên truyền Luật Bình đẳng giới đã góp phần làm chuyển
biến nhận thức và hành vi của cộng đồng dân cư về giới và bình đẳng giới
trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ, trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình,
trong lựa chọn sinh con theo giới tính, về vị thế của phụ nữ trong gia đình và
ngoài xã hội. Trong công cuộc đổi mới, công tác này góp phần không nhỏ vào
việc thay đổi nhận thức của phụ nữ theo hướng tiến bộ về vị trí, vai trò của họ
và giúp họ khẳng định được bản thân mình trong xã hội. Các tấm gương tiêu
biểu của giới nữ ở nhiều độ tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn, lĩnh vực hoạt
động khác nhau là minh chứng sáng rõ cho vấn đề nêu trên.
Bên cạnh tuyên truyền chính thống thông qua các cuộc họp, hội thảo,
hội nghị thì các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã tích cực đẩy mạnh
công tác truyền thông bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: phát
thanh, truyền hình, tạp chí, tờ rơi, hội thi tìm hiểu... Các hoạt động này đã
góp phần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về giới tới các cấp,
các địa phương, tới mọi đối tượng dân cư trong cộng đồng nhằm nâng cao
hiểu biết về giới và bình đẳng giới. Đồng thời vấn đề bình đẳng giới còn
được tiến hành lồng ghép trong nhiều hoạt động chuyên đề của từng cơ

quan và trong nhiều chương trình, dự án kinh tế - xã hội khác ở các cấp,
các ngành, các địa phương.
3


1.4. Tại tỉnh Bắc Ninh, tính riêng năm 2015, toàn tỉnh có 122 vụ bạo
lực gia đình trong đó có 111 vụ nạn nhân là nữ giới (chiếm 91%). Tình trạng
trẻ em gái bị xâm hại, bạo lực; trẻ em không được sống trong môi trường gia
đình hòa thuận tiếp tục là vấn đề nóng gây nhiều bức xúc trong xã hội…
Chương trình hành động về bình đẳng giới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 20162020 đã quan tâm đến việc lồng ghép các mục tiêu bình đẳng giới vào kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chính sách phát triển nguồn nhân lực và
công tác cán bộ; ưu tiên nguồn lực cho các địa phương có nguy cơ cao về bất
bình đẳng giới, vùng nông thôn kinh tế khó khăn… Đẩy mạnh công tác thông
tin, tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, hành động, tạo ra phong trào gia
đình và toàn xã hội thực hiện bình đẳng giới; tăng cường kiểm tra giám sát,
kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, qua đó giảm
thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Tại thành phố Bắc Ninh, công tác tuyên truyền Luật Bình đẳng giới
cũng đang đứng trước thực trạng đó. Nhận thức về công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật của cơ quan, đơn vị, nhân dân chưa đúng mức. Nội dung phổ
biến, giáo dục pháp luật còn dàn trải, nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn,
chưa hấp dẫn. Việc tổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật Bình đẳng giới còn
gặp nhiều khó khăn, chưa tiến hành thường xuyên, chưa có tính hệ thống, chất
lượng và hiệu quả chưa cao. Việc tổng kết, nhân rộng các mô hình điểm về
tuyên truyền, phổ biến Luật Bình đẳng giới chưa được quan tâm đúng mức.
Để góp phần giái quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn hoạt động
tuyên truyền Luật Bình đẳng giới cho cộng đồng dân cư tại thành phố Bắc
Ninh, tác giả lựa chọn đề tài: “Tuyên truyền Luật Bình đẳng giới cho cộng
đồng dân cư tại Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp
cuối khóa.


4


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tuyên truyền Luật
Bình đẳng giới cho cộng đồng dân cư tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
đề xuất các biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới
để góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành vi của cộng đồng dân cư tại
thành phố Bắc Ninh về giới và bình đẳng giới trong quan hệ ứng xử giữa nam
và nữ, trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình, về vị thế của phụ nữ trong gia
đình và ngoài xã hội đồng thời giảm định kiến về giới.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tuyên truyền Luật Bình đẳng giới cho cộng đồng dân cư tại
thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tuyên truyền Luật Bình đẳng giới cho cộng đồng dân cư tại
thành phố Bắc Ninh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Việc tuyên truyền Luật Bình đẳng giới thành phố Bắc Ninh trong thời
gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên trên thực tế còn
những hạn chế và bất cập. Nếu nắm thực trạng những hạn chế trong việc
tuyên truyền Luật Bình đẳng giới thì có thể đề ra các biện pháp tuyên truyền
Luật Bình đẳng giới cho cộng đồng dân cư tại thành phố Bắc Ninh tốt hơn và
có hiệu quả hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về tuyên truyền Luật Bình đẳng giới.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền Luật Bình
đẳng giới cho cộng đồng dân cư tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh trong

thời gian qua và lý giải nguyên nhân của thực trạng.
5


5.3. Đề xuất các biện pháp tuyên truyền Luật Bình đẳng giới cho cộng
đồng dân cư tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Công tác tuyên truyền Luật Bình đẳng giới cho cộng đồng, các biện pháp
tuyên truyền, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tuyên truyền Luật Bình đẳng giới.
6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu: Quá trình (hoạt động) tuyên truyền Luật Bình
đẳng giới cho cộng đồng dân cư tại thành phố Bắc Ninh.
6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Thành phố Bắc Ninh.
6.4. Giới hạn khách thể khảo sát: 350 khách thể, gồm:
- 10 cán bộ Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.
- 10 cán bộ Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh.
- 8 cán bộ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố.
- 50 cán bộ Hội phụ nữ cấp xã, phường.
- 98 cán bộ tư pháp, cán bộ Đoàn thanh niên, các tổ chức chính trị
xã, phường.
- 174 người dân.
6.5. Giới hạn thời gian nghiên cứu: Năm 2016 - 2017.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các cách tiếp cận
- Tiếp cận liên ngành: Việc tuyên tuyền Luật Bình đẳng giới chỉ có hiệu
quả khi kết hợp các khoa học giáo dục học, giáo dục và phát triển cộng đồng,
pháp lý học, tâm lý học... tiếp cận như vậy để có kiến thức tổng hợp nhằm đạt
được mục tiêu, kết quả tuyên truyền Luật Bình đẳng giới.


6


- Tiếp cận hoạt động: Hoạt động tuyên truyền Luật Bình đẳng giới phải
thông qua rất nhiều hoạt động và nếu có sự lồng ghép kết hợp với nhiều hoạt
động đa dạng trong cuộc sống thì hiệu quả tuyên truyền sẽ cao hơn.
- Tiếp cận theo nguyên tắc phát triển. Nhận thức của cộng đồng dân cư
về bình đẳng giới cũng như việc thực hiện Luật Bình đẳng giới không phải là
tĩnh tại mà luôn có sự vận động, do vậy phải không ngừng nâng cao nhận thức
của cộng đồng để mọi người nắm vững và thực hiện có hiệu quả Luật Bình
đẳng giới.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận, văn bản.
- Mục tiêu: Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài: tổng quan, xác định các
khái niệm cơ bản, các vấn đề lý luận cơ bản của luận văn.
- Nội dung: phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận,
các văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Cách tiến hành: đọc, phân tích, so sánh, tổng hợp hóa, khái quát hóa
các tài liệu lý luận, văn bản cho việc xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp chuyên gia,
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp
quan sát, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực nghiệm.
- Mục tiêu: xác định được thực trạng tuyên truyền Luật Bình đẳng giới
cho cộng đồng tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh bằng việc thu thập dữ
liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan
điểm diễn dịch.
- Nội dung: thực trạng các nội dung tuyên truyền Luật Bình đẳng giới
cho cộng đồng dân cư tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Cách tiến hành: thông qua lấy ý kiến chuyên gia, khảo sát bằng trưng
cầu ý kiến, phỏng vấn, quan sát và thảo luận nhóm các biện pháp tuyên truyền

7


Luật Bình đẳng giới cho cộng đồng dân cư tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh và thực nghiệm các biện pháp đề xuất.
7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học với sự trợ giúp của SPSS
- Mục tiêu: xử lý các kết quả thu được qua phương pháp trưng cầu ý
kiến bằng phiếu hỏi bằng thống kê toán học với sự trợ giúp của SPSS 16.0.
- Nội dung: các kết quả thu được qua phiếu hỏi
- Các tiến hành: nhập số liệu thu được, những phiếu không hợp lệ sẽ được
loại bỏ khi không trả lời trọn vẹn 1 câu hỏi hoặc để trống nhiều items. Kết quả
thu được sẽ được phân tích điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tương quan.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của công tác tuyên truyền Luật Bình đẳng giới.
Chương 2. Thực trạng công tác tuyên truyền Luật Bình đẳng giới cho
cộng đồng dân cư tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3. Biện pháp tuyên truyền Luật Bình đẳng giới cho cộng đồng
tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

8


Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TUYÊN TRUYỀN LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề bình đẳng giới trên thế giới
Trên thế giới, vấn đề bình đẳng giới có sự phân biệt khá rõ, định kiến

về giới còn tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau, tuy nhiên, nhiều nước đã đạt
được những kết quả đáng kể, làm tăng cơ hội của phụ nữ trong các lĩnh vực,
giảm đáng kể sự phân biệt về giới. Chính vì vậy, để đánh giá thực trạng bình
đẳng giới, thế giới và nhiều nước đã có những nghiên cứu và ban hành nhiều
đạo luật chống phân biệt giới.
Tháng 9 năm 2000, gần 200 quốc gia đã ký kết Mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ về bình đẳng giới và nâng cao năng lực cho phụ nữ được thể
hiện trong Mục tiêu thứ 3, đồng thời cũng lồng ghép trong tất cả các Mục tiêu
phát triển thiên niên. Chứng tỏ việc nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về
vấn đề bình đẳng giới được cộng đồng thế giới rất quan tâm.
Trong cuốn Giới tính, sở thích và gia đình (Sex, Preference, and
Family) (1998) của tác hai tác giả người Anh là Martha C.Nussbaum và
David Estlund [26] và trong cuốn Giới tính và công bằng xã hội (Sex and
social justice), tác giả Martha C.Nussbaum xuất bản năm 2000 [27] cũng cho
rằng tại hầu hết các quốc gia, phụ nữ vẫn đang phải đối mặt với sự phân biệt
về giới, sự thiên vị giữa nam nữ trong rất nhiều lĩnh vực như giáo dục, trong
cơ hội việc làm, sự bất bình đẳng về giới trong chính trị,…
Năm 2012, Chính phủ Chính phủ Australian đã thông qua Đạo luật
Bình đẳng giới tại nơi làm việc, theo đó, các tổ chức phải tạo được sự bình
đẳng trong tuyển dụng cũng như bình đẳng trong môi trường làm việc [22].
Trong nghiên cứu “Bình đẳng giới” công bố năm 2015, Chính phủ Australian

9


khẳng định vấn đề bình đẳng giới có vai trò quan trọng cho cả hai giới có cơ
hội, điều kiện để phát triển, nhất là đối với phụ nữ. Việc không phân biệt giới
tính, phụ nữ sẽ có cơ hội nhiều hơn để tham gia vào chương trình phát triển
đất nước [23].
Năm 2013, một nhóm các nhà khoa học người Đan Mạch do Hilda

Rømer Christensen đứng đầu đã công bố công trình “Nghiên cứu về bình
đẳng giới”, trong đó các tác giả đã khẳng định vấn đề bình đẳng giới ở Đan
Mạch đã đạt được những tiến bộ, xã hội đã có những thay đổi quan trọng về
định kiến giới, nhưng điều đó vẫn chưa hoàn toàn biến mất mà nó vẫn còn tồn
tại trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như trong giáo dục, chính trị, vấn
đề dân tộc và chủng tộc, trong gia đình và quan hệ dòng họ, trong chăm sóc
sức khỏe và các dịch vụ y tế [24]....
Tại Thái Lan, Đạo luật Bình đẳng giới đã được thông qua và chính thức
có hiệu lực kể từ ngày 9 tháng 9 năm 2015. Đạo luật quy định “việc phân biệt
đối xử giữa các giới tính” như “cách ly, cản trở hoặc hạn chế quyền” của một
người với lý do “có biểu diện tính dục khác biệt so với giới tính ban đầu” sẽ
bị phạt tiền hoặc tù giam.
Tác giả người Mỹ Alexandra Walker đã khẳng định những ảnh hưởng
do bất bình đẳng giới trong nghiên cứu: Những kết quả đạt từ bình
đẳng giới: Phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng nhiều bởi các vấn đề liên
quan đến sự bất bình đẳng về giới, nhưng rõ ràng là bằng cách giải
quyết các vấn đề và cải thiện bình đẳng cho phụ nữ, sẽ mang lại những
lợi ích cho toàn bộ cộng đồng (Alexandra Walker, 2016) [25].
Như vậy, cho đến nay nhiều nước trên thế giới đã có Luật Bình đẳng
giới cũng như những nghiên cứu về thực hiện Luật Bình đẳng giới, nhằm
chống lại sự phân biệt về giới. Song có thể thấy, công tác tuyền truyền về
Luật Bình đẳng giới chưa được nghiên cứu do vậy chưa có những đánh giá và
10


những tổng kết để thấy được các hướng hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức
cho cộng đồng và xã hội về việc thực hiện Luật Bình đẳng giới, gợi mở cho
việc nghiên cứu tuyên truyền Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam
* Những nghiên cứu về vấn đề giới

Nghiên cứu về giới là một chủ đề không mới, trong cả khoa học lý
thuyết và thực tiễn ứng dụng, với nhiều công trình nghiên cứu cả trong và
ngoài nước, được tiếp cận dưới nhiều góc độ, phương pháp khác nhau, đó
cũng là đòi hỏi tất yếu của thực tiễn đổi mới đất nước, của phong trào vì sự
phát triển phụ nữ. Có thể kể đến một số hướng nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu điều tra cơ bản về gia đình, phụ nữ và vai trò của
người phụ nữ;
- Giới và nguồn nhân lực, lao động và việc làm ở nông thôn, ở đô
thị và miền núi;
- Điều tra đời sống người dân về việc thực hiện chính sách dân số, kế
hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản phụ nữ và trẻ vị thành niên;
- Nghiên cứu về tình yêu, hôn nhân, gia đình trong xã hội đô thị;
- Nghiên cứu những tiềm năng và nguồn lực của gia đình trong phát
triển kinh tế.
Những hướng nghiên cứu trên đã cũng cấp cơ sở lý luận và thực tiễn quan
trọng cho việc tuyên truyền và thực hiện Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam.
* Nghiên cứu về bình đẳng giới và tuyên truyền Luật Bình đẳng giới
Nghiên cứu “Bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn
tỉnh Bình Phước hiện nay” của tác giả Phạm Thị Thảo đã chỉ ra vấn đề bình
đẳng giới ở nông thôn Bình Phước hiện nay có khoảng cách khá lớn. Phụ nữ
phải làm rất nhiều việc nhưng chủ yếu là lao động thủ công, thu nhập thấp.
Định kiến về giới vẫn còn tồn tại phổ biến trong cộng đồng dân cư với quan
11


niệm phụ nữ phải chăm lo việc nhà, dẫn đến thực trạng việc tiếp cận với các
cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho gia đình cũng như đóng góp cho nền kinh
tế nói chung còn nhiều hạn chế [11].
Tác giả Nguyễn Đức Tốt trong nghiên cứu “Bình đẳng giới trong lao
động ở nông thôn tỉnh Bình Định hiện nay” (2011) đã chỉ ra thực trạng lao

động nữ ở nông thôn có sự bất bình đẳng khá lớn so với nam giới, hầu hết các
công việc trong gia đình đều do phụ nữ đảm nhận, các dịch vụ chăm sóc y tế,
giáo dục, các hoạt động xã hội cũng rất hạn chế, nhất là bất bình đẳng về thu
nhập, lao động, việc làm chưa được thu hẹp giữa nam giới và phụ nữ [18].
Trong bài viết “Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng
giới” của tác giả Thảo Giang năm 2015 cho rằng, trong những năm qua,
Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính
sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như Luật hôn nhân
và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình… mà
trọng tâm là Luật bình đẳng giới và thông qua các công ước quốc tế như
Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước
Liên hiệp quốc về quyền trẻ em… nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được
bảo vệ. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới đã mang
lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng bất bình đẳng vẫn
xảy ra, bất lợi vẫn nghiêng nhiều về phụ nữ. Nguyên nhân là do một bộ
phận xã hội hiểu không đúng về bình đẳng và bình đẳng giới [29].

12


Tác giả Hồ Hải Đăng trong bài viết “Bàn về công tác tuyên truyền nhận
thức về bình đẳng giới” (2014) đã cho rằng: nhận thức vấn đề bình đẳng giới
trong các nhóm xã hội (gia đình, dòng họ, làng xã, dân tộc, nghề nghiệp) thiếu
sự thống nhất. Sự bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực như về
quyền lợi, nghĩa vụ, phân công lao động, cơ hội việc làm, tiền lương, thu
nhập, cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ. Vấn đề trên có thể do nhiều nguyên
nhân nhưng trước hết và chủ yếu do công tác tuyên truyền, giáo dục về giới
và bình đẳng giới chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Nội dung tuyên truyền chưa
được chuyển tải thường xuyên, sâu rộng, chưa sát với đối tượng. Các cấp, các
ngành, đoàn thể chưa có sự quan tâm đúng mức về vấn đề này. Nhận thức của

phụ nữ về quyền lợi của mình còn nhiều hạn chế, nhất là phụ nữ ở vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa [30].
Trong đề tài: “Việc thực thi Luật Bình đẳng giới ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay - thực trạng và giải pháp”, do tác giả Nguyễn Thái Đặng
Hồng Ân làm chủ nhiệm đã có những đánh giá các tác động của tình hình
kinh tế xã hội đến việc thực thi Luật Bình đẳng giới. Kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh đã có những tác
động tích cực đến việc thực hiện Luật Bình đẳng giới, thể hiện qua nhận
thức và hành động bình đẳng giới được nâng lên, phụ nữ Thành phố Hồ
Chí Minh có nhiều điều kiện trong phát triển bản thân cũng như tham gia
các hoạt động xã hội. Song thực tiễn việc thực thi Luật Bình đẳng giới
chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn. Do vậy, các tác giả đã đưa ra các
khuyến cáo về việc tập trung nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, giảm
định kiến xã hội về giới để có thể thực thi tốt hơn Luật Bình đẳng giới [2].
Bên cạnh các nghiên cứu về bình đẳng giới, việc thực thi Luật Bình
đẳng giới, Đảng, Nhà nước ta đã có một số Nghị quyết, văn bản Luật nhằm

13


tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới và thực hiện Luật Bình đẳng giới, có
thể liên hệ một số nghị quyết, văn bản luật có liên quan như:
Nghị quyết số 11 - NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công
tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra
mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt,
có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về
đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc
xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho gia đình
và xã hội. Phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia có thành tựu bình đẳng

giới tiến bộ nhất của khu vực.
Từ năm 1980 đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết và thực hiện nhiều
cam kết quốc tế về bình đẳng giới, trong đó nổi bật là Công ước quốc tế về
xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Theo Điều 3
CEDAW, các quốc gia thành viên có trách nhiệm “Áp dụng mọi biện pháp
thích hợp, kể cả biện pháp pháp luật, trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh
vực chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa để đảm bảo sự phát triển và tiến bộ
đầy đủ của phụ nữ, bảo đảm cho họ có thể thực hiện cũng như thụ hưởng các
quyền con người và tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng giới với nam giới”.
- Cùng với các chủ trương của Bộ Chính trị, Chính phủ Việt Nam đã có
nhiều văn bản chỉ đạo về bình đẳng giới, có thể kể đến:
Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2002 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam đến năm 2010.
Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 3 tháng 5
năm 2007 về việc triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới.

14


Nghị định số 70/2008/NĐ-CP, ngày 4 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới.
Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 - 5 - 2009 của Chính phủ về các
biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. Điều 14, nêu rõ “Biện pháp thúc đẩy bình
đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do Quốc hội,
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành trong trường hợp có sự
chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy
năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy
định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện
pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và

chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được” [12].
Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.
Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực
hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về
công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2010-2020.
- Bên cạnh đó còn có các văn bản của một số Bộ, ngành:
Văn bản số 2443/LĐTBXH-BĐG ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện Nghị định số
70/2008/NĐ- CP ngày 4 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Bình đẳng giới.

15


Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01 - 10 - 2009 của Bộ Tài chính
hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động
vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Kế hoạch 3110/KH-BVHTTDL ngày 27 - 9 - 2011 về Kế hoạch hành động
Bình đẳng giới của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2011-2015.
- Tỉnh Bắc Ninh cũng đã cụ thể hóa Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và
Chính phủ về vấn đề bình đẳng giới qua các văn bản:
Quyết định số 948/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch hành động
thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2011-2015, ngày 8 tháng 8 năm 2011 [19].
Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của Sở Văn hóa, Thể thao và Du

lịch tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn 2011-2015), số 862/KH-SVHTTDL, ngày 6
tháng 10 năm 2011 [9].
Như vậy, ở Việt Nam đã có những nghiên cứu và các văn bản luật về
thực thi Luật Bình đẳng giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra những ưu điểm như,
bình đẳng giới đã đạt được tiến bộ về nhiều mặt, phụ nữ đã có nhiều đóng góp
cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Hạn chế như định kiến về giới làm cho phụ
nữ mất đi rất nhiều cơ hội tham gia vào thị trường lao động, nhất là phụ nữ
nông thôn. Tuy nhiên, cho đến này chưa có nghiên cứu về việc tuyên truyền
Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam nói chung cũng như ở thành phố Bắc Ninh
nói riêng.
1.2. Cơ sở lý luận về tuyên truyền Luật Bình Đẳng giới trong cộng đồng
dân cư
1.2.1. Các khái niệm có liên quan đến tuyên truyền luật bình đẳng giới
1.2.1.1. Khái niệm về giới, giới tính, tuyên truyền
- Khái niệm giới

16


Giới phản ảnh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội. Những
sự khác biệt này thay đổi theo thời gian, từ nước này sang nước khác, từ nền
văn hoá này sang nền văn hoá khác trong một bối cảnh cụ thể của một xã hội,
do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định. (Địa vị của người
phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương Đông, địa vị xã
hội của phụ nữ Việt Nam khác với địa vị xã hội của phụ nữ Hồi giáo...).
Quá trình thay đổi các đặc điểm giới thường cần nhiều thời gian bởi vì
nó đòi hỏi sự thay đổi trong tư tưởng, định kiến, nhận thức, thói quen và cách
cư xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội. Sự thay đổi về mặt xã hội này
thường diễn ra chậm và phụ thuộc vào mong muốn và quyết tâm thay đổi của
con người.

Theo khoản 1, 2, 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới thì [8]:
+ Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ.
+ Giới là khái niệm chỉ đặc điểm vị trí và vai trò của nam và nữ trong
tất cả các mối quan hệ xã hội.
Những đặc điểm về giới:
+ Quy định bởi các yếu tố tiền đề sinh học.
+ Không mang tính di truyền bẩm sinh mà mang tính tập nhiễm (tức là
bị quy định bởi điều kiện sống của cá nhân và xã hội được hình thành và phát
triển qua hàng loạt các cơ chế bắt chước học tập ám thị...).
+ Mang tính đa dạng phong phú cả về nội dung hình thức và tính chất. (các
đặc điểm giới bộc lộ qua suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mỗi cá nhân nhóm).
Giới: Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa
nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho
phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau, bởi vậy, các đặc điểm giới
rất đa dạng và có thể thay đổi được.
- Khái niệm giới tính
17


Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ nên khái niệm này
có những đặc điểm:
- Quy định hoàn toàn bởi gen qua cơ chế di truyền từ mẹ sang con cái.
- Mang tính bẩm sinh (sinh ra đã là nam hay nữ).
- Các đặc điểm giới tính hầu như không phụ thuộc vào không gian, thời
gian (từ xưa cho tới nay ở bất kỳ nơi nào trên trái đất về mặt đặc điểm sinh
học thì phụ nữ vẫn là phụ nữ và nam giới vẫn là nam giới).
- Các đặc điểm sinh học có những biểu hiện thể chất có thể quan sát
được trong cấu tạo giải phẫu sinh lý người (nam và nữ có những đặc điểm
sinh học khác nhau về gen, cơ quan nội tiết, hoóc môn, cơ quan sinh dục).
- Gắn liền với một số chức năng sinh học (ví dụ phụ nữ có khả năng

mang thai và sinh con).
- Sinh thành, biến đổi tuân theo quy luật sinh học, không phụ thuộc vào
ý muốn chủ quan của cá nhân (tuổi dậy thì, lão hóa).
Giới tính: Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ.
Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và
không thể thay đổi được.
Như vậy, về bản chất giới tính mang tính bình đẳng bởi nó chỉ đặc điểm
sinh học của nam và nữ, nhưng khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội thì
nam và nữ có những đặc điểm vị trí và vai trò không ngang bằng nhau. Đó
chính là bất bình đẳng giới. Bởi vậy khi sử dựng thuật ngữ chúng ta không
dùng “bất bình đẳng giới tính” mà chỉ được dùng “bất bình đẳng giới”.
- Khái niệm tuyên truyền
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Tuyên truyền là việc nêu ra
các thông tin (vấn đề) với mục đích cho nhiều người biết nhằm đưa đẩy thái
độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà
người nêu thông tin mong muốn [31].
18


×