Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Luận văn đã sửa sau bảo vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.42 KB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG

TRẦN VĂN CHẮT

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG NA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC GIANG
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành: 8340410

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hải Nam


Bắc Giang, năm 2018

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, các thông tin
trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Bắc Giang, tháng 10 năm 2018
Tác giả

Trần Văn Chắt

i


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng na
trên địa bàn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu
sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, phòng
của Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS.
Nguyễn Hải Nam. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các
nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các
đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Bắc Giang, tháng 10 năm 2018
Tác giả

Trần Văn Chắt

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.............................................................................................................................i
Lời cảm ơn................................................................................................................................ii
Mục lục.......................................................................................................................................i
Danh mục bảng biểu...............................................................................................................vi
Mở đầu.......................................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................................1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................3
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN......................................................................................................3
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng sản phẩm na................................................4
1.1 KHÁI QUÁT VỀ SẢN PHẨM CÂY NA...................................................................................4
1.1.1 Đặc điểm thực vật và đặc tính sinh học của cây Na.....................................................4
1.1.2 Yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây Na....................................................................4
1.2 CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CÂY NA..............................................................................6
1.2.1 Khái niệm chuỗi cung ứng............................................................................................6
1.2.2 Khái niệm chuỗi cung ứng sản phẩm na.......................................................................7
1.2.3 Một số chuỗi cung ứng sản phẩm na.............................................................................8
1.2.4 Các kênh tiêu thụ của chuỗi cung ứng sản phẩm na.....................................................9
1.2.4 Các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm na...................................................9
1.2.5 Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm na......................................................................10
1.2.6. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm na.............................14
1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NA TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN LỤC NAM.............................................................16
1.3.1 Kinh nghiệm của huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn.......................................................16

iii


1.3.2 Kinh nghiệm của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.....................................................17
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang........................................18
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu..................................................................................20
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU....................................................................................20

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................................20
2.1.2 Điều kiện kinh tế..........................................................................................................22
2.1.3 Tình hình xã hội..........................................................................................................23
2.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tình hình
phát triển sản xuất cây na........................................................................................25
2.2 PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU........................................................................27
2.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN.............................................................................27
2.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp..........................................................................................27
2.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp............................................................................................27
2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN.........................................28
2.4.1 Công cụ xử lý số liệu...................................................................................................28
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu...........................................................................................28
2.4.3 Phương pháp phân tích thông tin................................................................................28
2.5 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................29
2.5.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng............................................................................................29
2.5.2 Nhóm chỉ tiêu định tính...............................................................................................30
Chương 3: Thực trạng và các giải pháp về phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm Na
trên địa bàn huyện Lục Nam..................................................................................31
3.1 LẬP SƠ ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NA HUYỆN LỤC NAM.....................................31
3.2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng..................................................................................................31
3.1.2 Các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng.......................................................................33
3.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NA HUYỆN LỤC NAM.................51
3.2.1 Khả năng đáp ứng.......................................................................................................51
3.2.2 Tính linh hoạt..............................................................................................................52
3.2.3 Chất lượng sản phẩm..................................................................................................53
3.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NA LỤC
NAM..........................................................................................................................54

iv



3.3.1 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................................54
3.3.2 Trình độ lao động........................................................................................................56
3.3.3 Vốn đầu tư...................................................................................................................58
3.3.4 Khoa học và công nghệ...............................................................................................60
3.3.5 Chính sách pháp luật của Nhà nước...........................................................................61
3.4 ĐÁNH

GIÁ CƠ HỘI, THÁCH THỨC, ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA CHUỖI CUNG ỨNG

SẢN PHẨM NA HUYỆN

LỤC NAM..............................................................................63

3.4.1 Điểm mạnh..................................................................................................................63
3.4.2 Điểm yếu......................................................................................................................63
3.4.3 Cơ hội..........................................................................................................................64
3.4.4 Thách thức...................................................................................................................65
3.4.5 Ma trận Swot...............................................................................................................65
3.5 QUAN

ĐIỂM, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM NA

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

LỤC NAM..............................................................................67

3.5.1 Quan điểm, định hướng phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm na trên địa bàn
huyện Lục Nam.........................................................................................................67
3.5.2 Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm na huyện Lục Nam, tỉnh Bắc

Giang........................................................................................................................69
3.5.3 Kiến nghị.....................................................................................................................77
Kết luận...................................................................................................................................80
Tài liệu tham khảo.................................................................................................................81

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 3.1: DIỆN TÍCH VÀ SỐ HỘ TRỒNG NA TẠI BẮC GIANG...............................................33
BẢNG 3.2: CHI PHÍ TRỒNG 1HA NA TRONG THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN............................34
BẢNG 3.3: CHI PHÍ TRỒNG 1HA NA THỜI KỲ KINH DOANH...................................................36
BẢNG 3.4: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA HỘ TRỒNG NA.................................37
BẢNG 3.5: QUY TRÌNH THU GOM CỦA THƯƠNG LÁI.............................................................39
BẢNG 3.6: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘ THU GOM 1 TẠ NA................................................40
BẢNG 3.7: KẾT QUẢ CỦA NHÓM THƯƠNG LÁI......................................................................41
BẢNG 3.8: CHI PHÍ CỦA HỘ BÁN BUÔN.................................................................................42
BẢNG 3.9: KẾT QUẢ THU GOM CỦA HỘ BÁN BUÔN..............................................................43
BẢNG 3.10: CHI PHÍ CỦA NGƯỜI BÁN LẺ..............................................................................44
BẢNG 3.11: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HỘ BÁN LẺ.....................................................................44
BẢNG 3.14: LỢI ÍCH CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG...................................46
BẢNG 3.15: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG......47
BẢNG 3.15. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG NA LỤC NAM
..................................................................................................................................49
BẢNG 3.16: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÁC CÁN BỘ VÀ NHÂN VIÊN TRONG CÁC
HTX TRỒNG NA VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG................................................................51
BẢNG 3.17: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÁC CÁN BỘ VÀ NHÂN VIÊN TRONG |CÁC
HTX TRỒNG NA VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG................................................................52
BẢNG 3.18: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÁC CÁN BỘ VÀ NHÂN VIÊN TRONG CÁC
HTX TRỒNG NA VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM..........................................................53

BẢNG 3.19: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC TÁC NHÂN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN..........................55
BẢNG 3.20: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỀ TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG...................................57
BẢNG 3.21: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÁC TÁC NHÂN VỀ VỐN ĐẦU TƯ......................58
BẢNG 3.22: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÁC TÁC NHÂN VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ.........................................................................................................................60
BẢNG 3.23: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỀ YẾU TỐ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT NHÀ
NƯỚC.........................................................................................................................62

vi


Mở đầu
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện tại, phát triển sản xuất cây ăn quả ngày càng có vai trò quan trọng trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại nước ta, diện tích cây ăn quả không
ngừng mở rộng, chất lượng nâng cao, nhiều sản phẩm cây ăn quả có nhãn mác,
thương hiệu và được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Để ngày càng phát
huy hiệu quả vùng cây ăn quả, chính quyền các cấp đã tập trung quy hoạch vùng,
đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản và tiêu thụ sản
phẩm; hỗ trợ nông dân tăng cường tuyên truyền, quảng bá, kết nối “4 nhà” trong sản
xuất và tiêu thụ trái cây.
Lục Nam là một huyện miền núi nằm phía Tây tỉnh Bắc Giang, tổng diện tích
đất tự nhiên toàn huyện là 596 m2 với 201.258 nhân khẩu sinh sống. Thực hiện công
cuộc đổi mới kinh tế do Đảng và nhà nước khởi xướng, chính quyền huyện Lục
Nam đang tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực
trồng cây ăn quả. Tính hết năm 2017, toàn huyện có 9.330 ha diện tích cây ăn quả,
giá trị thu nhập từ cây ăn quả của huyện ngày càng tăng, bình quân chiếm khoảng
13,5% tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp và khoảng 17% tổng giá trị riêng ngành
trồng trọt của huyện. Các sản phẩm cây ăn quả chủ lực của huyện bao gồm: Na dai,
Dứa và Vải thiều, trong đó Na dai được lựa chọn là cây “mũi nhọn” trong phát triển

sản xuất cây ăn quả toàn huyện. Với loại cây này, Lục Nam đang tập trung duy trì
và giữ ổn định diện tích khoảng 3,6 nghìn ha, trong đó có gần 1.000 ha đủ điều kiện
cấp giấy chứng nhận sản xuất trái cây an toàn theo Thông tư 51/TT-BNNPTNT của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đặc biệt, đến nay huyện đã xây dựng
thành công hơn 100 ha Na theo tiêu chuẩn VietGAP và 5 ha theo tiêu chuẩn
GlobalGAP để hướng đến xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Australia… Đạt những kết quả tích cực kể trên là nhờ Huyện đã
đẩy mạnh hợp tác với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp để đầu tư nghiên cứu công
nghệ bảo quản sau thu hoạch cũng như tiến tới công nghệ chế biến các sản phẩm từ
quả Na. Huyện liên tục duy trì tổ chức các ngày hội Na hằng năm để khích lệ nhân
dân sản xuất, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm quả Na Lục Năm đến với
người tiêu dùng.

1


Bên cạnh những kết quả tích cực kể trên thì việc phát triển sản xuất cây Na
trên địa bàn huyện Lục Nam còn gặp nhiều khó khăn, bất cập khi chất lượng sản
phẩm chưa đồng đều giữa các vùng, việc liên kết sản xuất theo nhóm hộ, HTX đã
được hình thành nhưng mới tập trung ở một số xã như: Bắc Lũng, Cương Sơn, Đan
Hội, Đông Hưng; việc sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP, GLOBALGAP đã được
mở rộng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận do kinh phí cấp giấy chứng nhận
cao, khoảng từ 7 đến 20 triệu đồng /ha. Các nhà vườn trồng Na trên địa bàn thường
tự ý sử dụng các giống Na trôi nổi, không rõ nguồn gốc, các khu sản xuất tập trung
chưa được hình thành, vấn đề giữ vệ sinh môi trường để hạn chế dịch bệnh lây lan
không được bà con chú trọng. Những hạn chế này làm ảnh hưởngtrực tiếp đến chất
lượng, năng suất cây Na, khiến hoạt động phát triển sản xuất không đảm bảo sự ổn
định, bền vững lâu dài.
Bên cạnh đó, sản phẩm na Lục Nam đang trở thành cây ăn quả có ưu thế trong
sản xuất quả tươi của các vùng kinh tế. Do được trồng trọt lâu đời cùng với kỹ thuật

trồng trọt, chăm sóc mang tính kinh nghiệm, sự phát sinh của sâu bệnh hại, sự biến
đổi của điều kiện thời tiết nên các vùng trồng na của nước ta trong đó có vùng na
Lục Nam đang đặt ra các vấn đề cần được quan tâm như suy thoái giống, năng suất,
chất lượng giảm quả na sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của một loại quả
hàng hóa.Từ thực trạng trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát
triển chuỗi cung ứng na trên địa bàn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang” làm luận
văn thạc sỹ.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm na ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, đề
xuất giải pháp phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm na trên địa bàn huyên Lục Nam
trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về chuỗi cung ứng sản phẩm na
- Xác định thực trạng hoạt động sản xuất, mua bán và tiêu dùng của các tác
nhân chính trong chuỗi cung ứng sản phẩm na trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang.

2


- Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm na huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang: Lập
sơ đồ chuỗi, phân tích kinh tế xác định lợi ích các tác nhân tham gia chuỗi theo
kênh thị trường tiêu dùng.
- Phân tích những lợi thế và cơ hội; những cản trở và nguy cơ thách thức của
các khâu trong chuỗi.
- Đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm na trên địa bàn
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động sản xuất, mua bán, tiêu dùng, kênh thị trường và hiệu quả tài
chính trên của các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm na huyện Lục Nam:
Đầu vào là hộ sản xuất na, người tiêu thụ và người tiêu dùng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian Trong quá trình nghiên cứu đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở
một số xã điển hình, đại diện cho huyện Lục Nam.
-Về thời gian Các số liệu chung được tập hợp trong giai đoạn từ năm 20152017. Các số liệu điều tra kinh tế hộ thực hiện trong năm 2018
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có 04 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng sản phẩm na;
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Thực trạng và các giải pháp về phát triển chuỗi cung ứng sản
phẩm Na trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
SẢN PHẨM NA
1.1 KHÁI QUÁT VỀ SẢN PHẨM CÂY NA
1.1.1 Đặc điểm thực vật và đặc tính sinh học của cây Na
Na thuộc nhóm cây ăn quả rụng lá một phần trong mua đông, thân gỗ hoặc
thân bụi, cao 3-5m, có nhiều cành. Cành na nhỏ, mềm; Lá na móng hình thuẫn dài
hoặc hình trứng, mắt là màu xanh lục, lá non có lông thưa, lá già nhẵn, vỏ lá có mùi
thơm. Cuống lá ngắn, chiều dài khoảng 1,5-1,8 cm (Chi cục bảo vệ thực vật, 2012).
Hoa na mọc đơn độc hoặc mọc thành chùm 2-4 hoa trên nách lá hoặc ở đình
của cành hoặc trên đoạn dưới của cành già. Chiều dài hoa từ 2-4 cm màu xanh vàng
mọc chúc ngược, cuống hoa bé từ 1,4-2 cm. Cánh hoa xếp 2 vòng, mỗi vòng có 3
cánh, đài hoa bé màu xanh. Nhị đực bé nhưng nhiều lớp bọc ở vòng ngoài của các
nhụy. Nhụy được xếp thành hình chóp tròn và nhọn.

Quả thuộc loại kép, do kết hợp rất nhiều quả nhỏ lại với nhau mà thành. Quả
hình tim có cuống hơi lõm, đường kính 80-90cm, chiều cao 60-75mm, trọng lượng
quả 100-250g. Vỏ quả xù xì (mắt na) thịt quả mềm màu trắng sữa, khi chín ăn rất
ngọt, có mùi thơm đặc biệt, bên trong có nhiều hạt cứng màu đen hoặc nâu đen.
Cây na thụ phấn chéo bởi hoa cái thường có khả năng tiếp nhận hạt phần từ 12 ngày lúc hoa đực nở, thời gian thụ phấn ngắn.Có hai loại na là na dai và na bở:
- Na dai: Vỏ mỏng dễ tách bóc khỏi thịt quả, ít hạt, nhiều thịt, thịt chắc, ngọt
đậm và thơm ngon. Hạt nhỏ và hạt dễ tách khỏi thịt quả.
- Na bở: Vỏ màu xanh, thịt bở, khó bóc vỏ hơn so với na dai, quả thường hay
bị nứt, ăn ngọt song thịt không chắc.
1.1.2 Yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây Na
Điều kiện về nhiệt độ
Na có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên thích hợp khí hậu ấm áp và khô. Tuy
vậy, cây vẫn sinh trưởng được trong điều kiện nóng ẩm. Na sợ rét, chịu rét kém hơn
vải, nhãn và chanh. Cây trưởng thành có thể chịu được nhiệt độ 0 0C trong thời gian
ngắn, song rụng hết lá. Do vậy, na không thể trồng ở các điểm vùng cao các tỉnh
phía Bắc, nơi có sương muối. Những nơi mùa hè có nhiệt độ cao trên 40 0C cũng

4


không thích hợp cho việc thụ phấn, thụ tinh của na và phát triển của quả na. Điều
kiện này dễ gây hiện tượng rụng quả sau khi thụ tinh song, hoặc nếu quả có phát
triển cũng kém về năng suất và phẩm chất.
Điều kiện về nước vầ lượng mưa
Na là cây không những cần nhiệt độ mà còn yêu cầu độ ẩm cao. Độ ẩm không
khí thấp hoặc biến động nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình bốc thoát nước của cây,
ảnh hưởng đến sinh trưởng và nhất là chất lượng quả làm cho vỏ dày, ít thơm, chất
lượng kém. Ở những vùng ven biển có độ ẩm cao, sự bốc thoát hơi nước khiến vỏ
quả không đẹp, không nhẵn mịn và chất lượng quả không thơm ngon.
Cây na cần nhiều nước nhất là thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng sợ ngập

úng. Độ ẩm của đất thích hợp nhất là 70 - 80%. Lượng mưa cần khoảng 1000 –
2000 mm/năm. Trong mùa nắng cần phải tưới nước và lượng muối Nacl trong nước
tưới không quá 3g/lít nước.
Lượng mua thích hợp phụ thuộc vào từng giống na, điều kiện lượng mưa nước
ta phù hợp cho sự phát triển của cây na.
Điều kiện về đất trồng
Na không kén đất, chịu hạn tốt, không thích đất úng. Đất cát sỏi, đất thịt nặng,
đất có vỏ hến, đất đá vôi đều trồng được na. Nhưng loại đất tốt nhất để canh tác là
đất tầng dày, đất rừng mới khai phá, đất đồi ven sông suối, đất chân núi đá vôi thoát
nước nhiều mùi, đất giàu dinh dưỡng có độ Ph từ 5,5-7,4.
Na ưa khô để rụng lá và sẽ mọc chồi hoa. Cây phân hóa mầm hoa vào tháng
12-1, ra hoa vào tháng 2-3 và thu hoạch quả vào cuối tháng 6 đến tháng 9.
Điều kiện về dinh dưỡng
Yêu cầu dinh dưỡng chung của cây na như sau:
- Nhóm 1: các nguyên tố đa lượng gồm đạm; lân; kali đây là những chất quan
trọng trong quá trình sống nhưng do lượng dự trữ trong đất ít nên nhiều nguyên tố
bị thiếu hụt, làm cho năng suất na bị giảm, vi vậy cần thường xuyên cung cấp bổ
sung các chất dinh dưỡng chính cho na.
- Nhóm 2: Các nguyên tố trung lượng gồm: canxi; magie; lưu huỳnh
- Nhớm 3: các nguyên tố vi lượng gồm: moliden; Bo; Manggan
Các nguyên tố nhóm 2 và 3 là các chất được hút với lượng trung bình và rất
nhỏ những đóng vai trò quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của
5


cây na. Hộ dân có thể bổ sung các chất này cho cây na bằng các loại phân vi lượng
hoặc các chế phẩm dinh dưỡng.
1.2 CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CÂY NA
1.2.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng. Sau đây là một số định nghĩa về

chuỗi cung ứng đã được đưa ra:
“Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô
cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi
cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực
hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản
xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng” (Introduction to
Supply Chain Management – Ganeshan & Harrison).
“Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ
bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống
phân phối” (The evolution of Supply Chain Management Model and Practice – Lee
& Billington).
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua
các mối liên kết phía trên và phía dưới trong các quá trình và hoạt động khác nhau
sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối
cùng” (Bài giảng của GS. Souviron về quản trị chuỗi cung cấp).
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực
tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không
chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà
bán lẻ và khách hàng của nó. Những chức năng này bao gồm, nhưng không bị hạn
chế, phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ
khách hàng.
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc
nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau
đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến
nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ,
các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ
khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng, cũng được xem như mạng lưới

6



hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm
phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá
trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở.
Cùng với sự phát triển của sản xuất, của công nghệ thông tin, thì dây chuyền
cung ứng này càng phức tạp, vai trò của công nghệ thông tin trong quản trị dây
truyền cung ứng ngày càng lớn. Tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông
qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, có một số thì lớn hơn và một số thì phức
tạp hơn rất nhiều. Với ý tưởng chuỗi cung ứng này, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng
chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối
cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh
doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này rốt cuộc
dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng
thấp và điều này làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp.
Về mặt lý thuyết, chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị cạnh tranh riêng
biệt và cố hữu, thực hiện những việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp
hội nhập dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu này.
Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoàn toàn tự do
trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu quan hệ này
không còn đem lại lợi ích cho họ; đó chính là tổ chức thị trường tự do nhằm giúp đỡ
chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả hơn các khối liên kết dọc.
Như vậy, chuỗi cung ứng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người
tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất, người chế biến, thương nhân, người
cung cấp dịch vụ,...) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ.
Mức độ chi tiết càng cao, càng cho thấy rõ nhiều bên tham gia, nhiều DN tham gia
và mức độ liên quan đến chuỗi cung ứng khác nhau.
1.2.2 Khái niệm chuỗi cung ứng sản phẩm na
Áp dụng lý thuyết chuỗi cung ứng vào hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
na, có thể hiểu chuỗi cung ứng sản phẩm na là tập hợp các hoạt động từ người sản
xuất đến người tiêu dùng cuối cùng gồm các tác nhân sau: (i) Người sản xuất (các

hộ trồng na); (ii) Người kinh doanh (bán buôn, bán lẻ; (iii) Người tiêu dùng. Đây là
những tác nhân trực tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng. Quan hệ của các tác nhân
này dựa trên dòng thông tin, dòng hàng hóa (dịch vụ) và dòng tiền trên chuỗi. Sự
vận động của chuỗi cung ứng còn chịu tác động bởi các tác nhân và yếu tố bên

7


ngoài chuỗi như hệ thống cung ứng, hoạt động marketing, hệ thống luật pháp, cung
cầu hàng hóa.
1.2.3 Một số chuỗi cung ứng sản phẩm na
Chuỗi cung ứng sản phẩm na tiêu biểu
Một chuỗi cung ứng sản phẩm na điển hình bao gồm các khâu: sản xuất (hộ
trồng na), phân phối, tiếp thị và tiêu dùng cuối cùng (hình 1.1).
Người
Sản xuất

Bán
buôn

Bán lẻ

Chế

tiêu

biến

dùng


Hình 1.1. Chuỗi cung ứng sản phẩm natiêu biểu
Như vậy, một chuỗi cung ứng sản phẩm na tiêu biểu có bốn bước (hình 1.1).
Tuy nhiên cũng có thể có nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào việc chi tiết hóa các hoạt
động và các khâu của chuỗi.
Chuỗi cung ứng sản phẩm na mởrộng

Hộ trồng na

Người thu gom

Đầu

Người bán lẻ

vào
sản
xuất

Người bán buôn

8

Người tiêu dùng


Một chuỗi cung ứng sản phẩm na mở rộng bao gồm nhiều cấp hay nhiều khâu
khác nhau. Mỗi một cấp của sản phẩm thực hiện các chức năng khác nhau như: thu
gom, vận chuyển, bảo quản sản phẩm,... Qua đó mà giá trị của sản phẩm na được
tăng thêm ở mỗi cấp hay mỗi hoạt động. Như vậy, mỗi một hoạt động là một chức
năng làm tăng giá trị cho sản phẩm tiêu dùng cuối cùng và đảm bảo sự sống còn đối

với toàn bộ chuỗi cung ứng. Người tiêu dùng cuối cùng của một chuỗi cung ứng sản
phẩm na phải có chức năng hoàn trả toàn bộ chi phí sản xuất và dịch vụ sản phẩm
từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của chuỗi cung ứng.
1.2.4 Các kênh tiêu thụ của chuỗi cung ứng sản phẩm na
Sản phẩm được tiêu thụ thông qua 3 kênh tiêu thụ chính như sau:
- Kênh 1: Hộ trồng na- Người thu gom – Người bán buôn – Người bán lẻ Người tiêu dùng.
- Kênh 2: Hộ trồng na – Người bán lẻ - Người tiêu dùng
- Kênh 3: Hộ trồng na - Người bán buôn – Người bán lẻ - Người tiêu dùng.
Để các kênh tiêu thụ trên hoạt động tốt thì vai trò của dòng sản phẩm, dòng
thông tin và dòng tài chính trong chuỗi là vô cùng quan trọng. Theo dòng sản phẩm
và dòng thông tin, người tiêu dùng chính là người trả lợi nhuận cho toàn bộ chuỗi
nên thông tin từ họ về yêu cầu chất lượng, hình dáng, mẫu mã, kích thước cũng như
giá cả mà họ sẵn sàng chi trả là yếu tố quan trọng cho chuỗi tiếp tục hoạt động. Từ
đó, dòng tài chính trong chuỗi lại bắt đầu cùng với những thông tin quay ngược lại
từ khách hàng cuối cùng tới đầu chuỗi cung ứng làm cho dòng sản phẩm hoạt động
theo. Cứ như thế, dòng thông tin, dòng tài chính và dòng sản phẩm tạo thành vòng
tròn nối tiếp nhau tạo động lực cho chuỗi cung ứng hoạt động và xoay vòng.
1.2.4 Các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm na
Trong chuỗi cung ứng sản phẩm na, các tác nhân tham gia trong chuỗi khá đầy
đủ với các vai trò khác nhau để đảm bảo cho chuỗi cung ứng vận hành tốt, bao gồm:
Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ và khách hàng.
Chuỗi cung ứng sản phẩm na vận hành theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Mỗi
quan hệ của từng tác nhân trong chuỗi như sau:
- Người sản xuất: đây là tác nhân có sự trao đổi thông tin với tất cả các tác nhân
khác trong chuỗi nhưng với mức độ trao đổi và sự chặt chẽ khác nhau. Trao đổi
thường xuyên nhất là người thu gom, bán buôn, và những người trồng quýt khác.

9



- Người thu gom: là cầu nối giữa người trồng na và người tiêu dùng, đây là tác
nhân nắm được nhiều thông tin về tiêu chí, chất lượng, nguồn cung ứng sản phẩm.
Tác nhân này có sự trao đổi thông tin với các tác nhân trong chuỗi. Trao đổi thường
xuyên nhất là với các hộ trồng navà với những người thu gom khác.
- Người bán buôn: là tác nhân điều tiết sản lượng sản phẩm đến người bán lẻ,
cung cấp thông tin cho các hộ bán lẻ, hộ thu gom, hộ trồng na nhưng với mức độ
chặt chẽ khác nhau.
- Người bán lẻ: phân phối sản phẩm nađến tay người tiêu dùng, nắm được một số
tiêu chí phân loại và nhận biết sản phẩm, ghi nhận phản ứng của người tiêu dùng và ít
phản ánh lại với các tác nhân khác, chủ yếu trao đổi thông tin với người bán buôn.
- Người tiêu dùng: Đây là tác nhân nhận được ít thông tin về sản phẩm nhất,
góp phần định hướng cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
1.2.5 Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm na
Nội dung phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm na bao gồm: phân tích đánh giá
từng tác nhân tham gia và toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm từ nhiều khía cạnh,
cụ thể:
1.2.5.1 Lập sơ đồ chuỗi cung ứng
Lập sơ đồ chuỗi sản phẩm na có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát
bằng mắt thường về hệ thống chuỗi sản phẩm, sơ đồ này có nhiệm vụ định dạng các
hoạt động kinh doanh (chức năng), các nhà vận hành chuỗi, dòng chảy và những
mối liên kết của họ cũng như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi cung ứng này.
Vì vậy, sơ đồ tổng quan này cần mô tả các liên kết chính (các phân đoạn) của chuỗi
cung ứng sản phẩm na, thông qua chuỗi cung ứng sản phẩm có thể xác định:
- Các bên tham gia chuỗi hay còn gọi là các nhà vận hành chuỗi cung ứng sản
phẩm na.
Xác định ai là người tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, mô tả ai thực
hiện các hoạt động (chức năng) này ví dụ ai tham gia thực hiện hoạt động sản xuất,
canh tác: trồng na, mua đầu vào, chọn giống…; chăm sóc; thu hoạch; vận chuyển;
bán buôn; bán lẻ... Tuy nhiên, một hoạt động có thể được thực hiện bởi nhiều thành
viên tham gia chuỗi và một thành viên của chuỗi có thể thực hiện nhiều hoạt động.

-Xác định những dòng chảy trong một chuỗi cung ứng sản phẩm na bao gồm
dòng chảy về thông tin, tiền, tín dụng, sản phẩm.

10


Ngưdâ
n

Người

N

Người

Trong mỗigười
chuỗi cung ứng có rất nhiều dòng chảy, có thể là hữu hình hoặc vô
S
b
hình: các sản phẩm, hàng
hóa, tiền,
thông tin, dịch vụ… Dòng hữu hình như tiền, tín
C
ơchế
án lẻ
hếbiến
dụng thì xác định
theo các giai đoạn mà một sản phẩm na trải qua từ lúc nguyên liệu
thô đến khi thành thành phẩm. Dòng vô hình như thông tin thường hai chiều. Và
năng lực của các khâu trong chuỗi cung ứng là có hạn. Do vậy họ cần có được

thông tin tốt về thị trường và nhu cầu sản phẩm để có những phản ứng và giải pháp
kịp thời. Nếu khâu tiêu thụ có thể cung cấp những thông tin chính xác về nhu cầu
thị trường, bộ phận sản xuất sẽ có thời gian chuẩn bị năng lực để sản xuất và bộ
phận cung cấp nguyên liệu sẽ có thời gian để chuẩn bị nguồn nguyên liệu tốt hơn.
Thông tin tốt sẽ giúp các mắt xích trong chuỗi phối hợp đồng bộ hơn, và từ đó
giảm được rất nhiều lượng dự trữ/ tồn kho không mong muốn trong chuỗi. Đối với
chuỗi cung ứng sản phẩm na, điều này càng quan trọng hơn vì các sản phẩm này
không thể dự trữ được lâu sau khi thu hoạch.
1.2.5.2 Phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân dọc theo chuỗi
- Các hoạt động được thực hiện trong toàn chuỗi cung ứng sản phẩm na
Xem xét các hoạt động trong chuỗi, hoạt động nào được thực hiện ví dụ như
hoạt động sản xuất, canh tác bao gồm chuẩn bị đất canh tác, thiết kế hố trồng,chọn
giống, mua đầu vào, chăm sóc, thu hoạch, lưu kho. Mỗi hoạt động sẽ tạo ra chi phí,
hiểu được chi phí của mỗi hoạt động và tỷ trọng trong tổng chi phí có thể giúp cải
thiện hiệu suất. Điều này đòi hỏi phải có những hiểu biết chi tiết về quá trình thực
hiện của chuỗi.
Để biết được hoạt động thực hiện có hiệu quả cần phân tích đánh giá kết quả
hoạt động của từng tác nhân tham gia bao gồm phân tích đánh giá các vấn đề về chi
phí bỏ ra, giá trị sản xuất kinh doanh, lợi nhuận. Các tác nhân cùng thực hiện một
chức năng hoạt động giống nhau nhưng khi tham gia vào các chuỗi khác nhau nếu
chi phí bỏ ra ít và kết quả thu được (doanh thu, lợi nhuận) lớn thì tác nhân đó hoạt
động có kết quả tốt.
- Mối liên kết của các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm na
Quản trị chuỗi là các mối liên kết giữa các bên tham gia và các cơ chế thể chế
thông qua đó các hoạt động điều phối thị trường được thực hiện (Humphrey and
Schmitz, 2002).
Mối liên kết phản ánh cách thức phối hợp các nhà vận hành chuỗi cung ứng
trong tất cả các giai đoạn của chuỗi. Mối liên kết giữa các nhà vận hành có thể là
11



một trao đổi thị trường tự do hay các hợp đồng liên kết được ký trước. Loại hình
liên kết phụ thuộc vào chất lượng và tính phức tạp của sản phẩm cuối cùng. Nhìn
chung các giao dịch phi điều phối (các thị trường chợ đen) thường tỏ ra rất hiệu quả
trên thị trường địa phương hay đối với sản phẩm có phẩm chất kém. Nếu người tiêu
dùng đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao và ổn định thì việc kiểm soát các nguồn
cung trở thành một yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh. Như vậy, các liên kết
giữa những nhà cung cấp và người mua cần phải ổn định và chắc chắn hơn, đồng
thời có xu hướng được chính thức hóa trong các hợp đồng. Vì vậy, đã có sự phân
biệt giữa các giao dịch điều phối trên thị trường tự do, các mối quan hệ hợp đồng
bền vững và ở một thái cực khác là mối liên kết theo chiều dọc giữa người mua và
các nhà cung cấp.
1.2.5.3 Phân tích kinh tế của chuỗi cung ứng sản phẩm
Phân tích chuỗi về mặt kinh tế là phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân
để thấy được sự phân phối lợi ích có được phân bổ công bằng và hiệu quả giữa các
tác nhân. Phân tích chi phí - lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi bao gồm:
Thứ nhất, phải đánh giá được giá trị của toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm na
là giá mà người tiêu dùng cuối cùng phải trả trừ đi tất cả các chi phí phát sinh trên
chuỗi. Hay giá trị toàn bộ của chuỗi là toàn bộ giá trị gia tăng được sản sinh ra bởi
chuỗi cung ứng sản phẩm và tỷ trọng của các giai đoạn khác nhau. Giá trị gia tăng
trên một đơn vị sản phẩm là hiệu số giữa giá mà người vận hành chuỗi bán được trừ
đi giá mà người vận hành chuỗi đó đã bỏ ra để mua những nguyên liệu đầu vào mà
những người vận hành chuỗi ở công đoạn trước cung cấp. Và từ đó chúng ta xem
giá trị được phân phối như thế nào giữa các giai đoạn trong chuỗi và giữa các nhà
vận hành chuỗi và các nhà cung cấp bên ngoài.
Thứ hai là, đánh giá được chi phí marketing và chi phí sản xuất tại mỗi giai
đoạn trong chuỗi, cấu trúc của chi phí trong các giai đoạn của chuỗi cung ứng sản
phẩm na. Chúng ta thấy được yếu tố quyết định chi phí và xác định tiềm năng giảm
chi phí của các tác nhân tham gia.
Thứ ba là, xác định việc phân phối lợi ích của các tác nhân tham gia trong

chuỗi cung ứng. Mục đích là phân tích lợi nhuận và lợi ích trong chuỗi; xác định ai
có lợi ích từ sự tham gia trong chuỗi.

12


1.2.5.4. Phân tích hoạt động quản lý chuỗi
Kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm na còn thể hiện ở mức độ mà
một chuỗi cung ứng đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng cuối cùng bằng các
chỉ tiêu về thời gian, sản phẩm. Để phân tích đánh giá chuỗi cung ứng sản phẩm về
mặt quản lý cần phân tích đánh giá được: khả năng đáp ứng, Tính linh hoạt; Chất
lượng sản phẩm.
- Khả năng đáp ứng
Tiêu chí này đo lường khả năng chuỗi cung ứng sản phẩmna đáp ứng những
mong đợi của khách hàng. Khách hàng có những mong đợi khác nhau ví dụ như
khách hàng đòi hỏi và chi trả cho việc giao hàng nhanh với lượng mua nhỏ cũng
như mức độ sẵn có về sản phẩm cao. Hay khách hàng khác sẽ chấp nhận chờ lâu
hơn để mua sản phẩmvà sẽ mua với sốlượng lớn. Kết quả của sự mong đợi là mức
độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm (bao gồm chất lượng, chủng loại và giá
cả), thương hiệu và sự phục vụ. Bất kể khách hàng nào đang được phục vụ, chuỗi
cung ứng phải đáp ứng được các mong đợi của khách hàng đó.
- Tính linh hoạt
Tiêu chí này đo lường sự năng động trong phân phối được thể hiện ở thời gian
chuỗi đáp ứng, dòng thông tin và sự thuận tiện về địa điểm cung cấp sản phẩm của
chuỗi. Trong đó, thời gian đáp ứng không chỉ là thời gian sản xuất, chế biến mà còn
có cả thời gian di chuyển, chờ đợi. Dòng thông tin sẽ chảy hai chiều, thông tin về
sản phẩm sẽ được nhà phân phối tiếp nhận từ người sản xuất và gửi đến người bán
lẻ chuyển đến người tiêu dùng. Và khi người tiêu dùng được cung cấp sản phẩm,
những thông tin sẽ được truyền ngược trở lại chuyển đến nhà sản xuất. Vì vậy, nếu
các tác nhân chia sẻ lượng thông tin với nhau càng nhiều, tần suất trao đổi càng lớn

thì chuỗi cung ứng sản phẩm càng đáp ứng nhanh khi đó chuỗi hoạt động càng linh
hoạt và trơn tru. Còn nếu địa điểm cung cấp sản phẩm của chuỗi thuận tiện thì
người tiêu dùng sẽ được đáp ứng nhanh. Như vậy, một chuỗi cung ứng cần có khả
năng trong lĩnh vực này để phản ứng với tính dễ thay đổi của thị trường.
- Chất lượng sản phẩm
Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm trong lý thuyết thường chia thành thuộc
tính chất lượng bên trong và bên ngoài (Jongen, 2000; Luning et al., 2002; Tijskens,
2004) hoặc tương tự thành các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm vàchất lượng quá trình
(Northen, 2000). Trong nhiều năm kết quả hệ thống sản xuất nói chung được đánh
13


giá bằng việc đo đếm chi phí hoặc bằng đo đếm chất lượng sản phẩm bên trong
chẳng hạn độ an toàn sản phẩm và cảm quan (mùi vị, màu sắc, hình thức) (Spiegel,
2004). Chất lượng là một yếu tố thể hiện nhiều khía cạnh dựa trên cả thuộc tính chất
lượng bên trong và bên ngoài được nhận thức ngay tại cửa hàng (Acebron and
Dopico, 2000). Điều này có nghĩa rằng quyết định mua phụ thuộc vào cả tiêu chí
chất lượng bên trong sản phẩm và cả tiêu chí bên ngoài.
Chỉ tiêu chất lượng bên trong bao gồm các yếu tố vật chất như hương vị,hình
dạng, sự hấp dẫn, thời hạn sử dụng và giá trị dinh dưỡng. Các yếu tố này được đo
đếm trực tiếp và có mục đích. Chất lượng được tạo dựng bằng các yếu tố vật chất
của sản phẩm hình thành thuộc tính chất lượng thông qua nhận thức của người tiêu
dùng (Jongen, 2000). Các yếu tố bên trong sản phẩm miêu tả đặc trưng của sản
phẩm được đánh giá là chỉ tiêu chất lượng bởi người sản xuất hoặc người sử dụng
(Sloof et al., 1996).
Thuộc tính chất lượng bên ngoài đề cập tới hệ thống sản xuất cùng với các yếu
tố như vật liệu đóng gói, sử dụng công nghệ sinh học... Các yếu tố ngoại sinh không
nhất thiết ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố vật chất nhưng ảnh hưởng đến sự chấp
nhận sản phẩm của người tiêu dùng. Tổng hợp tất cả các yếu tố bên trong và bên
ngoài xác định hành vi mua bán (Jongen, 2000).

1.2.6. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm na
1.2.6.1 Điều kiện tự nhiên
Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu được của mọi ngành sản xuất. Trong
phát triển cây na theo hướng bền vững, đất đóng vai trò là nơi cung cấp nước, chất
dinh dưỡng cho cây trồng, song với các loại đất ở các địa hình khác nhau lại có
thành phần cơ giới, tính chất vật lí, hóa học khác nhau. Vì vậy, để khai thác hiệu quả
nguồn lực đất đai, đòi hỏi con người phải có sự bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với
đặc tính đất đai. Với cây na, không yêu cầu cao về loại đất trồng song để phát triển
tốt nhất, cây cần loại đất giàu dinh dưỡng độ Ph từ 5,7 đến 7,4.
Khí hậu là môi trường sống của các loại cây trồng trong đó có cây na. Vì vậy,
nếu khí hậu thời tiết thuận lợi cây na sẽ phát triển tươi tốt và ngược lại, nếu thời tiết
không thuận lợi thì cây trồng kém phát triển hoặc không phát triển được.
Địa hình và độ cao địa hình có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn giống, chủng
loại cây na để sản xuất phát triển bền vững. Mỗi loại na (na dai và na bở) thích hợp

14


ở địa hình và độ cao nhất định. Do đó, căn cứ vào từng loại địa hình mà người dân
cần phát triển sản xuất loại giống na phù hợp.
Đặc điểm cơ bản của cây na là sự thích ứng của chúng với điều kiện ngoại
cảnh. Cho nên, trong sản xuất đòi hỏi con người cần phải quan tâm đến việc chọn
giống, chủng loại na phù hợp đối với mỗi miền, mỗi vùng nhằm đảm bảo hiệu quả
cao trong sản xuất và góp phần bảo vệ môi trường.
1.2.6.2 Trình độ lao động
Lao động là yếu tố sản xuất, là nhân tố quyết định đến sự phát triển của các
ngành trong đó có phát triển sản xuất cây na. Nếu lao động có trình độ cao, sẽ thuận
lợi trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất theo hướng bền
vững, đảm bảo việc làm cho người lao động cũng như bảo vệ môi trường sinh thái.
Bên cạnh đó, trình độ lao động cao thì việc thâm canh sản xuất cây na sẽ đảm

bảo đúng kỹ thuật, các giống na được lựa chọn sẽ phù hợp hơn với điều kiện thổ
nhưỡng. Từ đó nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất cây nabền vững.
1.2.6.3 Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng đối với mọi hoạt
động của một nền kinh tế, trong đó có phát triển sản xuất cây na. Vốn là chìa khoá
đối với sự phát triển bền vững, bởi lẽ phát triển sản xuất cây na về bản chất là vấn
đề bảo đảm đủ các nguồn vốn đầu tư để đạt được một mục tiêu tăng trưởng. Thiếu
vốn, sử dụng vốn kém hiệu quả là một cản trở quan trọng nhất đối với việc đẩy
nhanh tốc độ phát triển và bố trí kế hoạch sản xuất phát triển cây na. Tích luỹ vốn là
điều mấu chốt của sự phát triển bền vững song tỷ lệ tích luỹ cao có thể không có tác
dụng lớn đối với tăng quy mô canh tác, tạo ta ít công ăn việc làm cho người lao
động. Từ đó gây ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bền vững cây na.
1.2.6.4 Khoa học và công nghệ
Phát triển sản xuất cây na theo hướng bền vững luôn gắn liền với những thành
tựu khoa học kỹ thuật. Những phát minh, sáng chế khi được ứng dụng vào sản xuất
cây na sẽ giảm thiểu lao động; tăng năng suất lao động, tạo sự tăng trưởng nhanh về
năng suất, sản lượng trái na thu hoạch, góp phần tác động mạnh mẽ vào sự phát
triển bền vững cây na.
Trong những năm gần đây, nông nghiệp nói chung và lĩnh vực sản xuất cây na
đã được quan tâm ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất như:
công nghệ sinh học, di truyền học, biến đổi gen... Bên cạnh đó, việc nhập khẩu
15


nhiều dây chuyền sản xuất cây ăn quả của một số nước trên thế giới cũng góp phân
tăng sản lượng và chất lượng quả na, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm quả
na trên thị trường.
1.2.6.5 Chính sách pháp luật của Nhà nước
Chính sách pháp luật của nhà nước là nhân tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sản
xuất phát triển bền vững cây na. Nếu chính sách đúng sẽ tạo điều kiện và kích thích

việc sản suất cây na phát triển và tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Nhưng ngược
lại, nếu cơ chế chính sách mà không phù hợp nó sẽ làm cản trở sự phát triển của
ngành trồng cây ăn quả nói chung và phát triển sản xuất cây na nói riêng.
1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM
NA TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO
HUYỆN LỤC NAM
1.3.1 Kinh nghiệm của huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn
Chi Lăng là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, trong đó
núi đá và rừng là chủ yếu. Đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 19,67 % diện tích toàn
huyện với khoảng 14.000 ha là phù hợp với các loại cây trồng; trong đó đặc biệt
thích hợp trồng cây na. Do phù hợp với chất đất và khí hậu nơi đây nên cây na đã
cho sản phẩm quả với chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao.Na Chi Lăng được bình
chọn vào danh sách 50 đặc sản trái cây ngon nhất Việt Nam và năm 2012. Hiện tại,
cây na không chỉ là cây ăn quả xóa đói giảm nghèo mà còn là cây trồng chủ lực
mang lại sự ấm no, giàu có cho đồng bào sinh sống trong vùng. Để đạt được những
kết quả tích cực như trên, huyện Chi Lăng đã làm tốt công tác phát triển chuỗi cung
ứng sản phẩm, với những kinh nghiệm được đúc kết như sau:
Huyện đã thực hiện tốt chủ trương tái cơ cấu cây trồng để thúc đẩy kinh tế - xã
hội với việc xác định cây na là cây mũi nhọn. Nhờ vậy, diện tích trồng na từ vài
chục ha ban đầu đã tăng lên 1.500 ha tính đến năm 2017. Cùng với đó, huyện cũng
đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu từ trồng, chăm
sóc, thu hoạch nên sản lượng quả na toàn huyện đến nay đã đạt khoảng 15.000
tấn/vụ, mang lại nguồn thu gần 300 tỷ đồng mỗi năm. (Phòng nông nghiệp, 2017)
Để nâng cao giá trị chuỗi cung ứng sản phẩm na, tạo điều kiện phát triển kinh
tế một cách bền vững, từ năm 2014, huyện Chi Lăng đã vận động, hỗ trợ nhân dân
sản xuất na an toàn.Đến nay, toàn huyện đã có gần 1.000 ha na đủ điều kiện để cấp
giấy chứng nhận sản xuất na an toàn theo Thông tư 51/TT-BNNPTNT của Bộ Nông
16



nghiệp và Phát triển nông thôn. Đặc biệt, huyện Chi Lăng đã xây dựng thành công
hơn 100 ha na theo tiêu chuẩn VietGAP và 5 ha theo tiêu chuẩn GlobalGAP để
hướng đến xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Australia…
Ngoài ra, huyện Chi Lăng còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động
người dân tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật để chăm sóc cây na theo hướng an
toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm na Chi Lăng.Đặc biệt là xây dựng chuỗi liên
kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tổ chức điểm kết nối giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ
na Chi Lăng tại Hà Nội để giới thiệu rộng rãi cũng như cung cấp sản phẩm quả na
an toàn đến người tiêu dùng trong cả nước.
Cùng với đó, huyện tăng cường phối hợp với các viện nghiên cứu, doanh
nghiệp để đầu tư nghiên cứu các công nghệ bảo quản sau thu hoạch cũng như tiến
tới công nghệ chế biến các sản phẩm từ quả na. Huyện đã duy trì tổ chức các ngày
hội na hằng năm để khích lệ nhân dân sản xuất, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản
phẩm quả na Chi Lăng đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Bắt đầu từ
năm 2017, huyện Chi Lăng đã tổ chức Ngày hội Na Chi Lăng vào các ngày từ 11-12
tháng 8 nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu đặc sản na Chi Lăng ra thị trường
trong và ngoài nước. Đây là nơi kết nối “4 nhà”: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà
khoa học và nhà quản lý; đồng thời thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thúc
đẩy phát triển chuỗi cung ứng cho đặc sản na Chi Lăng theo hướng bền vững.
1.3.2 Kinh nghiệm của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Những năm gần đây, cây na Bồ Lý, huyện Tam Đảo được biết đến là một loại
trái cây đặc sản thơm ngon, được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Cây na
đang trở thành cây hàng hóa mũi nhọn, giúp người dân địa phương làm giàu. Hiện
nay, huyện Tam Đảo có hơn 986 ha đất trồng na, với gần 700 hộ tham gia trồng,
trong đó tập trung chủ yếu ở 3 thôn Ngọc Thụ, Đồng Bụt và Trại Mái. Với nhiều
thuận lợi về thổ nhưỡng và khí hậu nên cây naTam Đảo quả to, vỏ mỏng, ít hạt, vị
ngọt thanh, có độ dai không như một số loại na ở các địa phương khác và giữ được
mẫu mã lâu hơn nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Những năm qua, được các
cấp, các ngành quan tâm, phổ biến các biện pháp khoa học kỹ thuật vào canh tác,

chú trọng đến các kỹ thuật về cắt tỉa cành, bón phân, thụ phấn nên cây na cho năng
suất và chất lượng cao. Sản phẩm được thị trường đón nhận, nâng cao thu nhập cho
người dân trên địa bàn huyện. Trong hoạt động đẩy mạnh sản xuất, tiêu thu Na,

17


×