Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn luật dân sự năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.1 KB, 51 trang )

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN MÔN LUẬT DÂN S Ự 2

1. Phân biệt quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
* Quan hệ tài sản:
– Khái niệm:các quan hệ xã hội giữa con người với con người thông qua một tài sản
nhất định.
– Tính chất:
+ Là đối tượng điều chỉnh của LDS,đa dạng,phong phú
+ Mang tính ý chí,phản ánh ý thức của các chủ thể tham gia.
+ Mang tính chất giá trị và tính được bằng tiền.


+ Thể hiện rõ tính chất đền bù tương dương trong trao đổi.
* Quan hệ nhân thân:
– Khái niệm: là các quan hệ giữa người và người về các giá trị nhân thân của các chủ
thể và luôn gắn liền với các cá nhân,tổ chức khác.
– Tính chất:
+ Luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và về nguyên tắc thì quyền nhân thân
không thể chuyển giao cho chủ thể khác.
+ Đa số các quyền nhân thân mà luật DS điều chỉnh không có giá trị kinh tế và không
có nội dung tài sản.
2. Phân loại quan hệ tài sản
* Quan hệ tài sản giữa vợ chồng.
3. Phân biệt quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối
Căn cứ vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ:
* Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối: Nếu trong quan hệ đó chủ thể có quyền được
xác định,thì tất cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ và nghĩa vụ của họ được thể
hiện dưới dạng không hành động.
Ví dụ: Quyền sở hữu, Quyền tác giả đối với tài sản trí tuệ…
* Quan hệ pháp luật dân sự tương đối: Là những quan hệ pháp luật trong đó ứng với
chủ thể quyền xác định là những chủ thể mang nghĩa vụ cũng được xác định.


Ví dụ: Quan hệ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ hợp đồng…
4. Khái niệm và đặc tính của vật quyền
* Khái niệm:
Vật quyền là quyền của một chủ thể nhất định đối với một tài sản nhất định, cho
phép chủ thể này trực tiếp thực hiện các quyền năng được pháp luật thừa nhận đối với tài
sản đó.
* Vật quyền gồm 2 loại:


– Vật quyền chính
– Vật quyền hạn chế.
* Đặc tính:
– Tính tuyệt đối: trên một vật chỉ có duy nhất 01 vật quyền cùng loại tồn tại
– Tính tương đối
– Tính ưu tiên
– Tính pháp định
– Hiệu lực của vật quyền
– Căn cứ xác lập,chấm dứt
5. Nguyên tắc vật quyền pháp định (xác định)
* Nguyên tắc vật quyền pháp định: Một vật quyền được công nhận khi và chỉ khi vật
quyền đó được pháp luật công nhận.
6. Hiệu lực pháp lý của vật quyền
* Hiệu lực pháp lý của vật quyền
– Hiệu lực truy đòi
– Tố quyền dựa trên vật quyền: là những phương thức mà pháp luật trao cho chủ sở
hữu vật nhằm đảm bảo vật quyền của mình.
– Yêu cầu hoàn trả
– Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm vật quyền
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại.
7. Phân biệt vật quyền và trái quyền

* Vật quyền:
– Là quyền của chủ sở hữu đối với vật,không phụ thuộc vào ý chỉ của chủ thể khác.


* Trái quyền:
– Là quyền yêu cầu một chủ thể khác phải thực hiện một nghĩa vụ đối với người có
vật quyền,có thể làm hoặc không làm một việc gì đó.
8. Phân biệt vật quyền và quyền sở hữu trí tuệ
– Quyền sở hữu trí tuệ không phải vật quyền mặc dù là quyền tài sản.
9. Khái niệm tài sản
* Tài sản là vật,tiền,giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
* Tài sản bao gồm động sản và bất động sản.
(Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015)
10. Phân biệt khái niệm tài sản và sản nghiệp
* Tài sản bao gồm vật,tiền,giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác.
* Sản nghiệp là tài sản bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình thuộc quyền sở hữu
hay quyền sử dụng hợp pháp của một cá nhân để sinh sống, kinh doanh, tạo nên cơ
nghiệp của cá nhân đó.
11. Phân loại tài sản
* Vật
– Hoa lợi,lợi tức
– Vật chính,vật phụ
– Vật chia được,vật không chia được
– Vật cùng loại,vật đặc định
– Vật tiêu hao,vật không tiêu hao
* Tiền
* Giấy tờ có giá
* Các quyền tài sản



12. Phân tích đặc điểm tài sản hữu hình
* Đặc điểm:
– Nhận biết được bằng giác quan tiếp xúc.
– Dễ dàng định giá
13. Phân tích đặc điểm tài sản vô hình
14. Phân loại động sản và bất động sản. Ý nghĩa của phân loại
* Động sản:
– Động sản tự nhiên
– Động sản do bản chất kinh tế
– Động sản vô hình
* Bất động sản:
– Đất và các tài sản gắn liền với đất
– Bất động sản do công dụng
* Ý nghĩa:
– Đảm bảo thực hiện nguyên tắc về xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ
– Là căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu cho người chiếm hữu ngay tình,liên
tục,công khai.
– Là căn cứ để Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tài sản.
– Đảm bảo thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình
khi giao dịch vô hiệu.
– Nguyên tắc xác định luật áp dụng trong trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài.
15. Trình bày về động sản vô hình
– Quyền đòi nợ được xem là động sản vô hình điển hình,quyền này cho phép người
có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trả tiền,nhưng không cho phép
người có quyền thực hiện một quyền gì đặc biệt trên một tài sản đặc định.


– Các quyền sở hữu trí tuệ là động sản tuyệt đối,bởi đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ không phải là một tài sản cụ thể,cũng không phải là một quyền đòi nợ chống lại người
khác,mà là một kết quả của một hoạt động sáng tạo,kết quả ấy được ghi nhận,thừa nhận

cho người có quyền,trong nhiều trường hợp thông qua việc đăng ký nào đó.
16. Trình bày về bất động sản vô hình
17. Trình bày về bất động sản do luật định
* Bất động sản do luật định là những bất động sản được pháp luật quy định theo
điểm d khoản 1 Điều 107 BLDS 2015.
Tuy nhiên hiện tại chưa có tài sản nào được coi là bất động sản theo luật định.
18. Trình bày về bất động sản do mục đích
* Khái niệm:
Gọi là bất động sản do mục đích những động sản, nhưng được xem như bất động sản
do mối liên hệ với một bất động sản do bản chất tự nhiên mà động sản này gắn liền với tư
cách là một vật phụ.
* Điều kiện:
– Phải có mối liên hệ công dụng giữa hai tài sản. Mối liên hệ ấy phải khác quan
không phụ thuộc vào ý chí con người.
– Cả bất động sản do bản chất tự nhiên và bất động sản do mục đích đều phải thuộc
một chủ sở hữu.
* Ý nghĩa: nhằm xác định tài sản trong các giao dịch dân sự như thế chấp,cầm cố,…
19. Phân loại vật chính và vật phụ. Ý nghĩa của phân loại
* Vật chính: là vật độc lập có thể công khai tính năng.
* Vật phụ: là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính,là bộ
phận của vật chính nhưng có thể tách rời vật chính.


* Ý nghĩa: để đảm bảo rằng khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải
chuyển giao cả vật phụ,trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
20. Phân loại vật tiêu hao và vật không tiêu hao. Ý nghĩa của phân loại
* Vật tiêu hao: là vật qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính
chất,hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.(Khoản 1 Điều 113 BLDS 2015)
* Vật không tiêu hao: là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được
tính chất,hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

* Ý nghĩa: có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đối tượng của các hợp đồng dân
sự. Theo quy định của luật dân sự thì vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng
cho thuê hoặc hợp đồng vay mượn tài sản.
21. Phân loại vật cùng loại và vật đặc định. Ý nghĩa của phân loại.
* Vật cùng loại: là những vật có cùng hình dáng,tính chất,tính năng sử dụng và
thường được xác định bằng những đơn vị đo lường.
* Vật đặc định: có thể phân biệt với các vật khác bằng các đặc tính riêng biệt của nó
như hình dáng,kích thước,…
* Ý nghĩa:
+ Xác định phương thức thực hiện nghĩa vụ giao vật.
+ Xác định việc áp dụng phương thức khời kiện để bảo vệ quyền sở hữu.
22. Phân loại vật phân chia được và vật không phân chia được. Ý nghĩa của
phân loại.
* Vật chia được: là những vật được phân chia thành từng phần nhỏ thì mỗi phần giữ
nguyên tính năng của vật đó.
* Vật không chia được: là những vật được phân chia thành các phần nhỏ thì mỗi
phần đó không giữ được tính năng sử dụng ban đầu của vật.
* Ý nghĩa:


+ Xác định phương thức giao vật
+ Xác định chủ sở hữu đối với vật mới tạo ra
23. Hoa lợi, lợi tức là gì?
* Hoa lợi: là những sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại cho chủ sở hữu.
* Lợi tức: là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
24. Phân loại vật gốc và hoa lợi, lợi tức. Ý nghĩa của phân loại.
* Vật gốc (tài sản gốc) là tài sản sinh ra hoa lợi,lợi tức.
* Phân loại:
* Ý nghĩa:
– Việc phân loại tài sản theo cách thức này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định

nghĩa vụ của người khai thác tài sản mà không phải là chủ sở hữu.
25. Khái niệm vật – khách thể của vật quyền
* Vật được đưa vào giao lưu dân sự phải đảm bảo 3 điều kiện sau:
– Là một bộ phận của thế giới vật chất
– Đem lại lợi ích cho con người.
– Có thể chiếm giữ được.
26. Phân loại vật quyền
* Phân loại:
– Vật quyền chính
– Vật quyền hạn chế
+ Vật quyền hạn chế giúp ích
+ Vật quyền hạn chế phụ thuộc


27. Trình bày về vật quyền phụ thuộc (vật quyền bảo đảm)
28. Phân loại các quyền khác đối với tài sản (vật quyền dụng ích)
* Quyền khác :
– Quyền đối với bất động sản liền kề
– Quyền bề mặt
– Quyền hưởng dụng
29. So sánh vật quyền dụng ích theo vật và vật quyền dụng ích theo người
30. So sánh vật quyền phụ thuộc theo pháp định và vật quyền phụ thuộc theo
ước định
31. Tại sao nói chiếm hữu là tình trạng thực tế
* Chiếm hữu được hiểu là việc một người thể hiện bằng những ứng xử cụ thể các
quyền năng đối với một tài sản.
Ngay tại thời điểm một người đang nắm giữa vật,được xem là đang chiếm hữu vật
đó,dù người đó là chủ sở hữu đích thực của vật hay không phải là chủ sở hữu của vật.
32. Khái niệm và ý nghĩa của chiếm hữu
* Khái niệm:

– Luật La Mã định nghĩa,chiếm hữu là nắm giữ, chi phối tài sản theo ý chí của mình
mà không phụ thuộc vào ý chí người khác.
– Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ,chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
(Khoản 1 Điều 179 BLDS 2015)
* Ý nghĩa:
– Bảo vệ chủ sở hữu vật.
– Duy trì ổn định trật tự xã hội đã được xác lập


33. Phân loại chiếm hữu trực tiếp và chiếm hữu gián tiếp. Ý nghĩa của phận
loại.
* Chiếm hữu trực tiếp:
– Chủ sở hữu trực tiếp chiếm hữu vật thuộc quyền sở hữu của mình.
* Chiếm hữu gián tiếp:
– Thông qua hợp đồng mượn thuê,chủ sở hữu vật chiếm hữu gián tiếp thông qua
người thuê mượn vật,nhưng quyền sở hữu của chủ sở hữu đích thực không bị mất đi.
* Ý nghĩa : Bảo vệ quyền sở hữu của người có quyền sở hữu đích thực đối với vật.
34. Phân loại chiếm hữu như chủ sở hữu và chiếm hữu vật của người khác. Ý
nghĩa của phân loại.
* Chiếm hữu như chủ sở hữu:
* Chiếm hữu vật của người khác:
– Chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
– Chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự.
* Ý nghĩa:
– Xác định hiệu lực của chiếm hữu.
35. Phân loại chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình. Ý nghĩa của
phân loại.
* Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng
mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.(Điều 180 BLDS năm 2015)

* Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải
biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.(Điều 181 BLDS năm
2015)
* Ý nghĩa:
– Là căn cứ để xác lập quyền sở hữu,căn cứ bảo vệ quyền chiếm hữu của các chủ thể.


36. Căn cứ xác lập chiếm hữu.
* Căn cứ xác lập nguyên sinh
* Căn cứ xác lập tái sinh: thông qua chuyển giao
– Thông qua cho tặng,hợp đồng
– Thông qua thừa kế
– Chuyển giao thực tế
– Chuyển giao rút gọn
– Chuyển giao thay đổi tư cách chiếm hữu
– Chuyển giao thông qua chỉ thị
37. Các hình thức xác lập chiếm hữu theo chuyển giao
* Các hình thức xác lập:
– Thừa kế
– Mua bán
– Tặng cho
– Được ủy quyền.
38. Hiệu lực pháp lý của chiếm hữu
* Bảo vệ sự chiếm hữu
– Chiếm hữu pháp sinh hiệu lực pháp lý như một quan hệ giữa người chiếm hữu và
vật được pháp luật thừa nhận,điều chỉnh.
Sự chiếm hữu được bảo vệ bởi một cơ chế riêng,phân biệt với việc bảo vệ quyền sở
hữu.
Khi bảo vệ sự chiếm hữu,người ta bảo vệ tình trạng vốn có,bảo vệ mối quan hệ đang
diễn ra một cách bình yên mà không cần quan tâm đến bản chất của mối quan hệ đó.

* Xác lập quyền theo thời hiệu


– Tài sản được chiếm hữu có thể được chuyển nhượng trong quá trình chiếm hữu.
Tính liên tục của thời hiệu được bảo đảm bằng việc thừa nhận tính liên tục của sự chiếm
hữu qua các vụ chuyển nhượng tiếp liền.
* Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi cho người chiếm hữu ngay tình.
* Suy đoán có quyền và suy đoán ngay tình.
* Yêu cầu hoàn trả chi phí đã bỏ ra
* Nghĩa vụ bồi thường.
* Tố quyền dựa trên chiếm hữu
39. Tố quyền (quyền yêu cầu) để bảo vệ chiếm hữu
* Nhằm bảo vệ quyền sở hữu,quyền khác đối với tài sản của các chủ thể.
* Quy định trong BLDS 2015,khoản 2 Điều 164 :
– Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại
tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác
đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
40. Chấm dứt chiếm hữu trực tiếp
* Căn cứ chấm dứt:
– Trong trường hợp chủ sở hữu mất đi yếu tố khách quan.
– Từ bỏ quyền.
41. Chấm dứt chiếm hữu gián tiếp
* Căn cứ chấm dứt:
– Người chiếm hữu trực tiếp mất đi quyền chiếm hữu.
– Người đang chiếm hữu gián tiếp tỏ ý chí chiếm hữu cho mình (có thể) trở thành
người có quyền chiếm hữu trực tiếp.


42. Khái niệm và đặc tính của quyền sở hữu

* Khái niệm:
– Theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. Hay nói khác đi,
quyền sở hữu chính là pháp luật về sở hữu.
– Theo nghĩa chủ quan, quyền sở hữu là khả năng được phép xử sự của chủ sở hữu
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Những quyền năng này cũng
chính là nội dung của quyền sở hữu mà chủ sở hữu có được đối với tài sản.
* Đặc tính:
– Là quan hệ pháp luật: phản ánh sự tác động của pháp luật đến các quan hệ giữa các
chủ thể trong quá trình chiếm hữu,sử dụng,định đoạt tài sản.
– Là phạm trù pháp lý
– Tồn tại gắn liền với sự tồn tại của Nhà nước và pháp luật.
– Thể hiện thông qua nhiều hình thức sở hữu khác nhau.
43. Trình bày về tính tuyệt đối của quyền sở hữu
* Tính tuyệt đối của quyền sở hữu:
– Có tính loại trừ: trên một vật chỉ tồn tại một vật quyền duy nhất.
– Có tính vĩnh viễn: không bao giờ bị chấm dứt bởi thời hiệu.
– Tính đàn hồi.
– Tính dẫn đầu.
44. Phân loại căn cứ xác lập quyền sở hữu
* Xác lập dựa trên hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng
* Xác lập theo quy định của pháp luật.
– Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ,vật không xác định dược chủ sở hữu;


– Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn,giấu,bị vùi lấp,chìm đắm được tìm
thấy;
– Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị người khác đánh rơi,bỏ quên;
– Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc;

– Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc;
– Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước.
45. Trình bày về căn cứ xác lập quyền sở hữu trực tiếp
* Xác lập quyền sở hữu trực tiếp:
46. Xác lập quyền sở hữu theo sáp nhập
* Xác lập quyền sở hữu theo sáp nhập
1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo
thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc
vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó;
nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở
hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh
toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.
(Khoản 2 Điều 225 BLDS 2015)
47. Xác lập quyền sở hữu theo trộn lẫn
* Xác lập quyền sở hữu theo trộn lẫn
1.Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo
thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở
hữu

đó,

kể

(Khoản 1 Điều 226 BLDS 2015)

từ

thời


điểm

trộn

lẫn.


48. Xác lập quyền sở hữu theo chế biến
* Xác lập quyền sở hữu theo chế biến: (Điều 227 BLDS 2015)
1. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở
hữu của vật mới được tạo thành.
2. Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay
tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật
liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.
3. Trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có
quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người
này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị
nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình
có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.
49. Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ
* Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ: (Khoản 1 Điều 228 BLDS 2015)
1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở
hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì
thuộc về Nhà nước.
50. Xác lập quyền sở hữu đối với vật không xác định được chủ sở hữu
* Xác lập quyền sở hữu đối vật không xác định được chủ sở hữu
– Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc
giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo
công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao
nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.
Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho
người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.


Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở
hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài
sản.
Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở
hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được
hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
(Khoản 2 Điều 228 BLDS 2015)
51. Các điều kiện của xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
* Điều kiện của xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu:
– Chiếm hữu công khai,ngay tình,liên tục
– Thời hạn 10 năm đối với động sản
– Thời hạn 30 năm đối với bất động sản
52. Bảo vệ quyền sở hữu
– Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân, nên
pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định để bảo vệ quyền sở hữu.
– Theo lý luận truyền thống của luật dân sự thì bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là
những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật tác động đến hành vi xử sự của con người,
nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những
thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu.
* Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu.
– Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm
quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
– Chủ sở hữu có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản,

chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.


53. Trình bày về hạn chế quyền sở hữu
* Hạn chế quyền sở hữu:
– Khi thực hiện quyền sở hữu phải đảm bảo không trái với quy định của pháp
luật,không xâm hại đến quyền,lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
54. Chấm dứt quyền sở hữu
* Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu:
Quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây: (Điều 237 BLDS 2105)
1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;
2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;
3. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ;
4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;
5. Tài sản bị trưng mua;
6. Tài sản bị tịch thu;
7. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật
này;
8. Trường hợp khác do luật quy định.
55. Khái niệm và phân loại sở hữu chung
* Khái niệm:
– Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
(Khoản 1 Điều 207 BLDS 2015)
* Phân loại sở hữu chung:
– Sở hữu chung theo phần.
– Sở hữu chung hợp nhất
– Sở hữu chung cộng đồng
– Sở hữu chung của các thành viên trong gia đình



– Sở hữu chung vợ chồng
– Sở hữu chung trong nhà chung cư
– Sở hữu chung hỗn hợp
56. Định đoạt tài sản sở hữu chung.
* Định đoạt tài sản sở chung: (Điều 218 BLDS 2015)
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ
sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì
chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài
sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về
việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó
được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các
điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không
phải là chủ sở hữu chung.
Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong
thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu
chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang
cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường
thiệt hại.
4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần
quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần
quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì
thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
5. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền
sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở
hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.



6. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản
chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ
luật này.
57. Quản lý, sử dụng tài sản sở hữu chung
* Quản lý tài sản chung:
– Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ
trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
(Điều 216 BLDS 2015)
* Sử dụng tài sản chung:
– Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi
tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
– Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
(Điều 217 BLDS 2015)
58. Sở hữu chung theo phần
* Khái niệm:
– Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi
chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
(Khoản 1 Điều 209 BLDS 2015)
* Tính chất:
– Tính khép kín: các chủ sở hữu theo phần của tài sản thường có quan hệ nhất định
(họ hàng,ruột thịt…).Khi một chủ sở hữu chung muốn bán phần quyền sở hữu của mình
thì các chỉ sở hữu còn lại có quyền ưu tiên mua.
– Tính tạm thời: quyền yêu cầu phân chia tài sản sở hữu chung là quyền gắn chặt với
tài sản sở hữu chung


59. Sở hữu chung hợp nhất

* Khái niệm:
– Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi
chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.(khoản 1 Điều 210 BLDS
2015)
* Phân loại:
– Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia
– Sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
60. Sở hữu chung của vợ chồng
– Là sở hữu chung có thể phân chia.
– Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
– Vợ chồng thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản chung.
– Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết
định của Tòa án.
– Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của
pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế
độ tài sản này.
61. Sở hữu chung của chung cư
1. Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư
theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn
hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả
các chủ sở hữu có thoả thuận khác.


2. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong
việc quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy
định khác hoặc có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp nhà chung cư bị tiêu huỷ thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư
thực hiện theo quy định của luật.

(Điều 214 BLDS 2015)
62. Sở hữu toàn dân
Sở hữu toàn dân là một hình thức sở hữu mang tính xã hội hóa triệt để đối với các
tư liệu sản xuất chủ yếu trong đó toàn dân là chủ sở hữu đối với tài sản.
63. Sở hữu chung của cộng đồng
* Khái niệm:
– Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành
theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp,
được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm
mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
* Tính chất:
– Là tài sản chung hợp nhất không phân chia.
64. Chia tài sản sở hữu chung
* Chia tài sản sở hữu chung: (Điều 219 BLDS 2015)
1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có
quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong
một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì
mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi
tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có
quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa
thuận khác.


2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện
nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng
không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham
gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ
sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ

bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
65. Chấm dứt sở hữu chung
* Sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp sau đây: (Điều 220 BLDS 2015)
1. Tài sản chung đã được chia;
2. Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung;
3. Tài sản chung không còn;
4. Trường hợp khác theo quy định của luật.
66. Khái niệm và đặc điểm của quyền đối với bất động sản liền kề (Quyền địa
dịch)
* Khái niệm:
– Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản
(gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động
sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
(Điều 245 BLDS 2015)
* Đặc điểm:
– Là quyền gắn liền,đi theo các bất động sản đặc định chứ không phải quyền theo
chủ thể.
– Mục đích sử dụng bị hạn chế.
67. Phân loại quyền đối với bất động sản liền kề.
* Phân loại:


– Quyền về cấp,thoát nước qua bất động sản liền kề
– Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác
– Quyền về lối đi qua
– Mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác
(Được quy định tại Điều 252,253,254,255 BLDS 2015 )
68. Quyền đối với bất động sản liền kề theo pháp định được thể hiện như thế
nào trong BLDS 2015
* Trong BLDS 2015, Quyền đối với bất động sản liền kề được quy định tại Mục 1

Quyền đối với bất động sản liền,Chương XIV Quyền khác đối với tài sản.
Mục 1 gồm 11 Điều, quy định về Quyền đối với bất động sản liền kề,căn cứ xác
lập,hiệu lực pháp lý,nguyên tắc thực hiện, thay đổi thực hiện quyền đối với bất động sản
liền kề, nghĩa vụ của chủ thể có bất động sản hưởng quyền đối với bất động sản liền kề,
quyền của chủ thể được hưởng quyền đối với bất động sản liền kề.
69. Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề
* Hiệu lực :
– Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và
được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có
quy định khác.
(Điều 246 BLDS 2015)
70. Tại sao nói quyền đối với bất động sản liền kề là vật quyền theo vật.
* Quyền đối với bất động sản liền kề là vật quyền theo vật. Bởi đây là quyền gắn liền
với bất động sản đặc
định,được chuyển giao trên cơ sở chuyển giao bất động sản.
71. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề
* Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề trong các trường hợp sau:


1. Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu
của một người;
2. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng
quyền;
3. Theo thỏa thuận của các bên;
4.

Trường

hợp


khác

theo

quy

định

của

luật.

(Điều 256 BLDS 2015)
72. Khái niệm, đặc tính của quyền hưởng dụng
* Khái niệm:
– Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa
lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất
định.
(Điều 257 BLDS 2015)
* Đặc tính:
73. Tại sao nói quyền hưởng dụng là vật quyền theo người
* Quyền hưởng dụng là quyền gắn liền với tư cách chủ thể. Trong thời hạn của quyền
sở hữu thì lợi ích kinh tế từ tài sản được xác lập cho chủ thể có quyền hưởng dụng chứ
không phải cho chủ sở hữu của tài sản,trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
74. Căn cứ phát sinh quyền hưởng dụng
* Căn cứ phát sinh:
– Luật định: Điều 258 BLDS 2015
– Thỏa thuận
– Thừa kế



75. Hiệu lực pháp lý của quyền hưởng dụng
* Hiệu lực pháp lý:
– Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
– Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ
trường hợp luật liên quan có quy định khác
76. Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng
* Quyền:
– Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối
tượng của quyền hưởng dụng.
– Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy
định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ
sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.
– Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.
(Điều 261 BLDS 2015)
* Nghĩa vụ:
– Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định.
– Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản.
– Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình.
– Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình
thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do
việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập
quán về bảo quản tài sản.
– Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng


×