Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tiet 23 cấu tạo trong của phiến lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.46 KB, 7 trang )

Sinh học 6

GV: Trần Thị Hiệp

Tuần: 12
Tiết: 23

Ngày soạn: 26/10/2018
Ngày dạy: 6/11 12/11/2018

Bài 20: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 Nắm được những đặc điểm cấu tạo trong của phiến lá.
 Giải thích được cấu tạo phù hợp với chức năng của phiến lá.
 Giải thích được đặc điểm màu sắc 2 mặt của phiến lá.
2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết, giải thích, hoạt động nhóm.
 Biết làm thí nghiệm quan sát cấu tạo trong của phiến lá, từ đó đối chiếu với các
hình vẽ SGK.
3. Thái độ:
 Giáo dục HS có lòng yêu thích, say mê môn học.
 Có ý thức bảo vệ thực vật, không bẻ cành, hái lá  giúp cây quang hợp tốt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Tranh phóng to H 20.1, 2, 3, 4 SGK.
 Mô hình: Cấu tạo một phần của phiến lá.
 Mô hình: cấu tạo cắt ngang của phiến lá.
2. Chuẩn bị của học sinh:
 Xem trước bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:


1. Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi trong quá trình học bài mới.
3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài:
Bước 1

Tình huống xuất phát (3phút)
GV: Theo em có nhà khoa học nào có thể tự tạo ra chất hữu cơ để nuôi sống mình không?
HS: không.
GV: Thế nhưng có 1 nhóm sinh vật có thể thực hiện quá trình chế tạo chất hữu cơ để nuôi
sống mình. Theo em đó là nhóm sinh vật nào? HS: thực vật hay cây xanh.
GV: Theo em ở cây xanh thì bộ phận nào có thể thực hiện được quá trình này? Vì sao em
biết? Lá và thân non. Vì có màu xanh.
Đa số lá cây có màu xanh (có lục lạp) nên thực hiện được quá trình chế tạo chất hữu cơ.
Quá trình này chủ yếu được diễn ra ở phiến lá. Vậy phiến lá có cấu tạo như thế nào để
thực hiện được quá trình này? 1 số thực vật phiến lá không có màu xanh như huyết dụ,
1


Sinh học 6

GV: Trần Thị Hiệp

tía tô, …thì có thể chế tạo chất hữu cơ không? Chúng ta cùng nhau giải đáp được điều
này qua bài cấu tạo trong của phiến lá.

Bước 2
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của HS
(5 phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung bài này em muốn tìm hiểu những
vấn đề nào?

Hs bộc lộ quan điểm có thể nêu 1 số vấn đề
cần tìm hiểu như sau:
Cấu tạo trong của phiến lá gồm mấy thành
phần.
Chức năng của từng thành phần.
Đặc điểm cấu tào nào phù hợp với chức
năng chế tạo chất hữu cơ
Một số lá không có màu xanh thì có thực
hiện được quá trình chế tạo chất hữu cơ
không?
Vì sao mặt trên của lá đậm màu hơn mặt
dưới.

GV: có nhiều nội dung nhưng trong nội
dung bài này chúng ta tìm hiểu 1 số vấn đề
sau: Phiến lá cấu tạo gồm những thành
phần nào? Đặc điểm và chức năng của từng
thành phần.

Bước 3 Đề xuất câu hỏi và phương án trả lời
(2 phút)
Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh

Theo em để trả lời được tất cả vấn đề các
bạn muốn tìm hiểu chúng ta có những
phương pháp nào?
GV chốt có nhiều phương pháp khác nhau
nhưng bài này chủ yếu tìm hiểu qua thông
tin SGK quan sát hình vẽ, mẫu vật.

2

- HS nêu 1 số phương pháp như: tìm hiểu
đọc thông tin SGK, đọc sách báo, tìm
hiểu internet, quan sát hình vẽ, mẫu vật,



Sinh học 6

GV: Trần Thị Hiệp

Bước 4 Tiến hành thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu
( 25 phút)
* GV: Cho HS đọc đoạn thông tin mục 1 và quan sát H 20.1 SGK tr. 65 để nhận biết các
phần của phiến lá và vị trí của mỗi phần. Gồm biểu bì, gân lá và thịt lá. Chúng ta tìm hiểu
vào phần đầu tiên biểu bì
Hoạt động 1: Biểu bì: 10p
Mục tiêu : Hs nắm được cấu tạo và chức năng của biểu bì:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

GV treo tranh H. 20.2, H. 20.3 SGK yêu
HS quan sát tranh, đọc thông tin SGK và
cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và trả trả lời được câu hỏi:
lời câu hỏi:
(?) Biểu bì của phiến lá được cấu tạo như  Gồm 1 lớp TB trong suốt xếp sát
thế nào?
nhau. Trên biểu bì có nhiều lỗ khí thường
tập trung ở mặt dưới lá.
(?) Lỗ khí có tác dụng gì?
 Điều tiết quá trình thoát hơi nước ra
ngoài và TĐK với môi trường, ...
- GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ (2
- HS tiến hành thảo luận nhóm và trả lời
người) trả lời các câu hỏi sau:
các câu hỏi:
(?) Những đặc điểm nào của lớp biểu bì
Đặc điểm phù hợp với chức năng bảo
phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và vệ: bbì được cấu tạo gồm 1 lớp TB có
cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên vách ngoài dày, xếp sát nhau.
trong?
- Đặc điểm phù hợp với việc cho ánh
sáng chiếu qua: tế bào không màu, trong
suốt.
(?) Hoạt động nào của lỗ khí giúp lá trao  Hoạt động đóng mở của lỗ khí giúp
đổi khí và thoát hơi nước?
cho lá TĐK và thoát hơi nước.
- GV nhận xét, bổ sung những chỗ sai
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả các
nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV giảng thêm: Khi trời nắng lỗ khí mở - HS lắng nghe và ghi nhớ.

ra để lá thoát hơi nước ra ngoài giúp lá
mát dịu lại không bị đốt nóng, trời râm lỗ
khí đóng lại.
GV: hỏi thêm:
(?) Tại sao lỗ khí thường tập trung nhiều  Lỗ khí tập trung chủ yếu ở mặt dưới
ở mặt dưới của lá?
lá vẫn thực hiện chức năng TĐK mà hạn
chế được sự thoát hơi nước qua lá.
HS lắng nghe và ghi nhớ.

GV giảng thêm: Một số lá nằm trên mặt
nước thì lỗ khí nằm ở mặt trên lá.
-GV chốt kiến thức và mở rộng thêm:
Khi lỗ khí mở:
+ Trao đổi khí (cacbonnic và oxi) =>
3


Sinh học 6

GV: Trần Thị Hiệp

điều hoà nồng độ chất khí trong không
khí, cung cấp khí oxi.
+ Hơi nước thoát ra => điều hoà không
khí => khi trú nắng dưới gốc cây to thì
mát.
- Lỗ khí đóng mở tự động theo các cơ chế
sinh - hoá trong tế bào.
Tiểu kết :

 Lớp tế bào biểu bì rong suốt có vách ngoài dày dùng bảo vệ, có nhiều lỗ khí – nhất
là mặt dưới của lá, để trao đổi khí và thoát hơi nước ở lá.
Hoạt động 2 : Thịt lá: 10p
Mục tiêu : Nắm được đặt điểm cấu tạo của thịt lá phù hợp với chức năng:
Hoạt động của GV
GV treo tranh H.20.4 SGK, yêu cầu HS
quan sát, đọc thông tin SGK và trả lời câu
hỏi:
(?)Tế bào thịt lá có đặc điểm gì khác so
với TB vỏ ở rễ và ở thân non?
(?) Thịt lá có cấu tạo như thế nào?
(?) Lục lạp có chức năng gì?
* So sánh lớp TB thịt lá sát với biểu bì
mặt trên và lớp TB thịt lá sát với biểu bì
mặt dưới, hãy trả lời những câu hỏi sau:
(?) Chúng giống nhau ở đặc điểm nào?
Đặc điểm này phù hợp với chức năng
nào?

Hoạt động của HS
HS quan sát tranh, đọc thông tin SGK và
trả lời được câu hỏi:
TB thịt lá có nhiều TB lục lạp hơn so
với TB thịt vỏ ở rễ và thân non.
Thịt lá gồm nhiều TB có vách mỏng,
có nhiều lục lạp (chứa chất diệp lục) ở
bên trong.
 Lục lạp có chức năng thu nhận ánh
sáng để chế tạo chất hữu cơ.
Dự kiến trả lời:

 Đặc điểm giống nhau: TB thịt lá ở cả
2 phía đều sát với biểu bì và chứa nhiều
lục lạp. Đặc điểm này giúp cho phiến lá
nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho
cây.
HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình
→ thảo luận nhóm để thống nhất và trả
lời phiếu học tập.
Những đặc điểm khác nhau:
- Về hình dạng TB: TB thịt lá phía trên
có dạng dài, còn TB thịt lá phía dưới có
dạng hơi tròn.

*-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK thảo
luân nhóm các yêu cầu theo sự chuẩn bị ở
nhà:
(?)Hãy tìm những điểm khác nhau giữa tế
bào thịt lá mặt trên và tế bào thịt lá mặt
dưới hoàn thành phiếu học tập?
4


Sinh học 6

ĐẶC ĐIỂM
SO SÁNH

GV: Trần Thị Hiệp
LỚP TB
THỊT LÁ

PHÍA TRÊN

- Về cách xếp của TB: TB thịt lá phía
trên xếp rất sát nhau, còn TB thịt lá phía
dưới xếp không sát nhau.
- Về lục lạp: TB thịt lá phía trên có nhiều
lục lạp hơn, xếp theo chiều thẳng đứng,
còn TB thịt lá phía dưới có ít lục lạp hơn,
xếp lộn xộn.
Lớp TB thịt lá phía trên → chế tạo
chất hữu cơ.
- Lớp TB thịt lá phía dưới → Chứa và
trao đổi khí.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các
nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe và ghi nhớ.

LỚP TB
THỊT LÁ
PHÍA DƯỚI

Hình dạng tế
bào
Cách xếp của
tế bào
Số lượng lục
lạp
Chức năng
chính


(?) Lớp tế bào thịt lá nào có cấu tạo phù
hợp với chức năng chính là chế tạo chất
hữu cơ? Lớp tế bào thịt lá nào có cấu tạo
phù hợp với chức năng chính là chứa và
trao đổi khí?
GV nhận xét, bổ sung.
- GV lưu ý: TB thịt lá mặt trên nhiều lục
lạp, mặt dưới ít lục lạp nhưng khoảng
trống giữa các TB lớn.
(?) GV giải thích: Tại sao ở rất nhiều loại
lá mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?
Vì: màu lục ở lá do các hạt diệp lục tạo  Thịt lá chứa lục lạp  tổng hợp chất
nên. Các hạt diệp lục chỉ được tạo thành ở hữu cơ. Có khoảng trống  chứa và trao
ngoài ánh sáng. Mặt trên của lá cây do
đổi khí.
tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn mặt dưới.
Vì vậy các hạt diệp lục sẽ tạo ra nhiều hơn
làm cho mặt trên của lá có màu thẫm hơn
mặt dưới của lá.
- GV cho HS rút ra kết luận về đặc điểm
của tế bào thịt lá bằng cách trả lời câu hỏi:
(?) Nhiệm vụ chính của phần thịt lá là gì?
Gv mở rộng thêm kiến thức 1 số lá không
có màu xanh mà có màu đỏ, tím, vàng,.. là
do lá có nhiều thể màu hơn lục lạp nên
không thấy rõ màu xanh nhưng quá trình
chế tạo chất hữu cơ vẫn diễn ra.
Tiểu kết :
5



Sinh học 6

GV: Trần Thị Hiệp

 Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm 1 số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp
với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho
cây.
Hoạt động 3 : Gân lá: 5p
Mục tiêu : Biết được chức năng của gân lá:
Hoạt động của GV
- GV cho HS nghiên cứu thông tin mục
 và quan sát hình 20.4 SGK tr. 66 → trả
lời câu hỏi:
(?) Gân lá thường nằm ở đâu?
(?) Gân lá gồm những bó mạch nào?
Chức năng từng loại mạch?

GV cho HS rút ra kết luận về Gân
lá.

Hoạt động của HS
- HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời
câu hỏi.
 Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá.
Gân lá bao gồm mạch gỗ, mạch rây có
chức năng vận chuyển các chất.
Gân lá nằm xen giữa phần thịt
lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây có
chức năng vận chuyển các chất.


Tiểu kết :
 Gân lá nằm xen kẻ giữa phần thịt lá , bao gồm mạch gỗ và mạch rây có chức năng
vận chuyển các chất.
Bước 5 Kết luận và hệ thống hóa kiến thức
(3 phút)
Hoạt động của GV
GV hệ thống lại kiến thức và cho HS
giải đáp các vấn đề đã nêu ra ở đầu bài.
GV: Còn nhiều vấn đề khác chúng ta
chưa trả lời thì trong những bài học tiếp
theo chúng ta sẽ tìm hiểu và trả lời tiếp.

Hoạt động của HS
HS trả lời các câu hỏi nêu ra ở đầu bài.

Bước 4: Củng cố : 4p
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
 Lỗ khí có chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?
 Chọn phương án trả lời đúng:
1. Cấu tạo trong của phiến lá gồm những thành phần nào?
Biểu bì, thịt lá, bó mạch.
2. Các TB thịt lá ở phía trên làm nhiệm vụ gì?
Chế tạo chất hữu cơ.
3. Vì sao khi trồng cây nên trồng nơi có nhiều ánh sáng?
6


Sinh học 6


GV: Trần Thị Hiệp

Trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng lá cây chế tạo được nhiều chất hữu cơ cung cấp cho cây,
làm tăng sản lượng và năng suất cây trồng.
4. Theo em 1 số lá cây bị bụi bám quá nhiều thì có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình
chế tạo chất hữu cơ.
Hạn chế ánh sáng tiếp xúc, ảnh hưởng đến quá trình chế tạo chất hữu cơ.
Bước 5: Dặn dò: (2p)
 Học bài, trả lời câu hỏi, làm BT SGK.
 Đọc mục “ Em có biết”.
 Xem trước bài “ Quang hợp”.
+ Chức năng chính của lá là gì?
+ Chất khí nào của không khí có vai trò duy trì sự cháy?
+ Đọc và tìm hiểu các thí nghiệm ở bài sau. Chuẩn bị thí nghiệm như nội dung
SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Kiểm tra của BGH

Kí duyệt của tổ trưởng
Ngày ………….

Hoàng Thị Mai Thảo

7




×