Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

GIÁO DỤC BẢO VỆ RỪNG CHO NGƯỜI DÂN XÃ XUÂN LÂM, THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ QUỐC PHƯƠNG

GIÁO DỤC BẢO VỆ RỪNG
CHO NGƯỜI DÂN XÃ XUÂN LÂM,
THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân
tôi. Các tài liệu và số liệu được trích dẫn trong luận văn này là trung thực.
Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được
công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Quốc Phương


LỜI CẢM ƠN


Qua luận văn này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô
giáo khoa Tâm lý giáo dục – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình
giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua, giúp tôi trưởng
thành hơn trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng,
người đã định hướng và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn Thạc
sĩ. Tôi cũng xin cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Xuân Lâm đã tạo điều kiện,
tận tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên lớp Cao học Giáo
dục và phát triển cộng đồng Khóa 25 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã
giúp đỡ, động viên và chia sẻ khó khăn cùng tôi trong quá trình học tập.
Trong quá trình thực hiện luận văn, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót.
Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và những người có
chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và phát triển cộng đồng để luận văn của
tôi có thể hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Quốc Phương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Giải nghĩa


1.

BVR

Bảo vệ rừng

2.

CO2

Các bô níc

3.

ha

Hecta

4.

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

5.

O2

Ôxi


6.

PCCCR

Phòng cháy, chữa cháy rừng

7.

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................iv
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...............................................................3
3.1. Khách thể nghiên cứu.................................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu........................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.................................................................4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.............................................................5

7.2.2. Phương pháp quan sát..............................................................................5
7.2.3. Phương pháp khảo nghiệm......................................................................5
7.3. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ.................................................................5
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..........................................................5
9. Cấu trúc của luận văn....................................................................................6
Chương 1...........................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ RỪNG......................................7
CHO NGƯỜI DÂN CẤP XÃ, THỊ TRẤN.......................................................7
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề.....................................................................7
1.1.1. Ở nước ngoài...........................................................................................7


1.1.2. Ở Việt Nam..............................................................................................8
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài..........................................................11
1.2.1. Giáo dục.................................................................................................11
1.2.2. Rừng......................................................................................................12
1.3. Vai trò của rừng và những vấn đề về suy thoái rừng................................15
1.3.1. Vai trò của rừng đối với đời sống con người.........................................15
1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng ở Việt Nam.................................15
1.3.3. Kiểm soát suy thoái rừng.......................................................................20
1.4. Giáo dục bảo vệ rừng cho người dân.......................................................20
1.4.1. Mục tiêu giáo dục bảo vệ rừng cho người dân......................................20
1.4.2. Nội dung giáo dục bảo vệ rừng cho người dân.....................................21
1.4.3. Hình thức giáo dục bảo vệ rừng cho người dân....................................22
1.4.4. Phương pháp giáo dục bảo vệ rừng cho người dân...............................23
1.4.7. Các chủ thể tham gia vào việc giáo dục bảo vệ rừng cho người dân....25
1.4.8. Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục bảo vệ rừng cho người dân...........29
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng giáo dục bảo vệ rừng cho người dân....................30
1.5.1. Yếu tố khách quan.................................................................................30
1.5.2. Yếu tố chủ quan.....................................................................................31

Tiểu kết chương 1............................................................................................33
Chương 2.........................................................................................................34
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ RỪNG CHO NGƯỜI DÂN.............34
XÃ XUÂN LÂM, THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN...........................34
2.1. Khái quát chung về khách thể khảo sát....................................................34
2.1.1. Mục tiêu khảo sát..................................................................................34
2.1.2. Nội dung khảo sát..................................................................................34
2.1.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát.................................................35
2.1.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu..........................................39


2.2. Thực trạng bảo vệ rừng của người dân xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu,
tỉnh Phú Yên....................................................................................................39
2.2.1. Đặc trưng rừng tại xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên........39
2.2.2. Thực trạng bảo vệ rừng tại xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú
Yên..................................................................................................................41
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng tại xã Xuân Lâm........................43
2.2.4. Những khó khăn tồn tại trong công tác bảo vệ rừng.............................45
2.2.5. Các tác động của suy thoái rừng tới môi trường...................................46
2.2.6. Các tác động của suy thoái rừng tới đời sống người dân......................46
2.3. Thực trạng giáo dục bảo vệ rừng cho người dân xã Xuân Lâm, thị xã
Sông Cầu, tỉnh Phú Yên..................................................................................47
2.3.1. Nhận thức của các đối tượng được khảo sát về mục tiêu, vai trò của
công tác giáo dục BVR cho người dân............................................................48
2.3.2 Thực trạng các nội dung giáo dục BVR cho người dân.........................51
2.3.3. Về hình thức giáo dục BVR cho người dân..........................................59
2.3.4. Về phương pháp giáo dục BVR cho người dân.....................................60
2.3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục BVR cho người dân......................62
2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục bảo vệ rừng cho người dân.....64
2.4. Kinh nghiệm bảo vệ rừng của một số nước trên thế giới.........................66

2.4.1. Nhật Bản................................................................................................66
2.4.2. Thụy Sỹ.................................................................................................67
2.4.3. Brazil.....................................................................................................68
2.4.4. Nga........................................................................................................68
Tiểu kết chương 2............................................................................................70
Chương 3.........................................................................................................71
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ RỪNG CHO NGƯỜI DÂN...................71
XÃ XUÂN LÂM, THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN...........................71


3.1. Định hướng về giáo dục bảo vệ rừng.......................................................71
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục bảo vệ rừng.........................72
3.2.1. Đảm bảo tính khả thi.............................................................................72
3.2.2. Đảm bảo tính đồng bộ...........................................................................72
3.2.3. Nguyên tắc phối hợp các lực lượng xã hội............................................72
3.2.4. Nguyên tắc phù hợp với tình hình địa phương......................................73
3.3. Các biện pháp giáo dục bảo vệ rừng cho người dân xã Xuân Lâm, thị xã
Sông Cầu, tỉnh Phú Yên..................................................................................73
3.3.1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức giáo dục bảo
vệ rừng cho người dân trong cộng đồng dân cư..............................................73
3.3.2. Phối hợp các lực lượng chức năng, các tổ chức xã hội trong giáo dục
bảo vệ rừng cho người dân..............................................................................76
3.3.3. Huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư trong công tác
giáo dục bảo vệ rừng.......................................................................................80
3.3.4. Áp dụng các biện pháp giáo dục đặc biệt đối với các đối tượng có nguy
cơ phá rừng, hủy hoại rừng.............................................................................82
3.3.5. Huy động các nguồn lực và các điều kiện cơ sở vật chất thiết bị trong
công tác giáo dục bảo vệ rừng.........................................................................84
3.3.6. Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân và phát huy tiềm năng cho cộng
đồng dân cư.....................................................................................................86

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp...............................................................88
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục bảo
vệ rừng cho người dân xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên...........89
3.5.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm..........................................................89
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. 90
3.5.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.......94
Tiểu kết chương 3............................................................................................97


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................98
1. Kết luận.......................................................................................................98
2. Khuyến nghị................................................................................................99
2.1. Đối với các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương..............................99
2.2. Đối với nhà trường và nhân dân địa phương..........................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................101
PHỤ LỤC......................................................................................................104


DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................iv
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...............................................................3
3.1. Khách thể nghiên cứu.................................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu........................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.................................................................4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.............................................................5
7.2.2. Phương pháp quan sát..............................................................................5
7.2.3. Phương pháp khảo nghiệm......................................................................5
7.3. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ.................................................................5
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..........................................................5
9. Cấu trúc của luận văn....................................................................................6
Chương 1...........................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ RỪNG......................................7
CHO NGƯỜI DÂN CẤP XÃ, THỊ TRẤN.......................................................7
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề.....................................................................7
1.1.1. Ở nước ngoài...........................................................................................7


1.1.2. Ở Việt Nam..............................................................................................8
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài..........................................................11
1.2.1. Giáo dục.................................................................................................11
1.2.2. Rừng......................................................................................................12
1.3. Vai trò của rừng và những vấn đề về suy thoái rừng................................15
1.3.1. Vai trò của rừng đối với đời sống con người.........................................15
1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng ở Việt Nam.................................15
1.3.3. Kiểm soát suy thoái rừng.......................................................................20
1.4. Giáo dục bảo vệ rừng cho người dân.......................................................20
1.4.1. Mục tiêu giáo dục bảo vệ rừng cho người dân......................................20
1.4.2. Nội dung giáo dục bảo vệ rừng cho người dân.....................................21
1.4.3. Hình thức giáo dục bảo vệ rừng cho người dân....................................22
1.4.4. Phương pháp giáo dục bảo vệ rừng cho người dân...............................23

1.4.7. Các chủ thể tham gia vào việc giáo dục bảo vệ rừng cho người dân....25
1.4.8. Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục bảo vệ rừng cho người dân...........29
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng giáo dục bảo vệ rừng cho người dân....................30
1.5.1. Yếu tố khách quan.................................................................................30
1.5.2. Yếu tố chủ quan.....................................................................................31
Tiểu kết chương 1............................................................................................33
Chương 2.........................................................................................................34
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO VỆ RỪNG CHO NGƯỜI DÂN.............34
XÃ XUÂN LÂM, THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN...........................34
2.1. Khái quát chung về khách thể khảo sát....................................................34
2.1.1. Mục tiêu khảo sát..................................................................................34
2.1.2. Nội dung khảo sát..................................................................................34
2.1.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát.................................................35
2.1.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu..........................................39


2.2. Thực trạng bảo vệ rừng của người dân xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu,
tỉnh Phú Yên....................................................................................................39
2.2.1. Đặc trưng rừng tại xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên........39
2.2.2. Thực trạng bảo vệ rừng tại xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú
Yên..................................................................................................................41
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng tại xã Xuân Lâm........................43
2.2.4. Những khó khăn tồn tại trong công tác bảo vệ rừng.............................45
2.2.5. Các tác động của suy thoái rừng tới môi trường...................................46
2.2.6. Các tác động của suy thoái rừng tới đời sống người dân......................46
2.3. Thực trạng giáo dục bảo vệ rừng cho người dân xã Xuân Lâm, thị xã
Sông Cầu, tỉnh Phú Yên..................................................................................47
2.3.1. Nhận thức của các đối tượng được khảo sát về mục tiêu, vai trò của
công tác giáo dục BVR cho người dân............................................................48
2.3.2 Thực trạng các nội dung giáo dục BVR cho người dân.........................51

2.3.3. Về hình thức giáo dục BVR cho người dân..........................................59
2.3.4. Về phương pháp giáo dục BVR cho người dân.....................................60
2.3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục BVR cho người dân......................62
2.3.6. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục bảo vệ rừng cho người dân.....64
2.4. Kinh nghiệm bảo vệ rừng của một số nước trên thế giới.........................66
2.4.1. Nhật Bản................................................................................................66
2.4.2. Thụy Sỹ.................................................................................................67
2.4.3. Brazil.....................................................................................................68
2.4.4. Nga........................................................................................................68
Tiểu kết chương 2............................................................................................70
Chương 3.........................................................................................................71
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ RỪNG CHO NGƯỜI DÂN...................71
XÃ XUÂN LÂM, THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN...........................71


3.1. Định hướng về giáo dục bảo vệ rừng.......................................................71
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục bảo vệ rừng.........................72
3.2.1. Đảm bảo tính khả thi.............................................................................72
3.2.2. Đảm bảo tính đồng bộ...........................................................................72
3.2.3. Nguyên tắc phối hợp các lực lượng xã hội............................................72
3.2.4. Nguyên tắc phù hợp với tình hình địa phương......................................73
3.3. Các biện pháp giáo dục bảo vệ rừng cho người dân xã Xuân Lâm, thị xã
Sông Cầu, tỉnh Phú Yên..................................................................................73
3.3.1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức giáo dục bảo
vệ rừng cho người dân trong cộng đồng dân cư..............................................73
3.3.2. Phối hợp các lực lượng chức năng, các tổ chức xã hội trong giáo dục
bảo vệ rừng cho người dân..............................................................................76
3.3.3. Huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư trong công tác
giáo dục bảo vệ rừng.......................................................................................80
3.3.4. Áp dụng các biện pháp giáo dục đặc biệt đối với các đối tượng có nguy

cơ phá rừng, hủy hoại rừng.............................................................................82
3.3.5. Huy động các nguồn lực và các điều kiện cơ sở vật chất thiết bị trong
công tác giáo dục bảo vệ rừng.........................................................................84
3.3.6. Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân và phát huy tiềm năng cho cộng
đồng dân cư.....................................................................................................86
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp...............................................................88
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục bảo
vệ rừng cho người dân xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên...........89
3.5.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm..........................................................89
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. 90
3.5.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.......94
Tiểu kết chương 3............................................................................................97


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................98
1. Kết luận.......................................................................................................98
2. Khuyến nghị................................................................................................99
2.1. Đối với các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương..............................99
2.2. Đối với nhà trường và nhân dân địa phương..........................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................101
PHỤ LỤC......................................................................................................104


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu...........................................................36
Hình 2.2. Thảm thực bì sau khi khai thác lâm sản trái phép để lại tại thôn Bình
Nông, xã Xuân Lâm........................................................................................41
Hình 3.1. Sơ đồ tổng hợp mối quan hệ giữa các biện pháp.............................89
Hình 3.2. Biểu đồ minh họa mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi..96



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng từ lâu là “lá phổi xanh” của trái đất, rừng chiếm 31% tổng diện
tích trái đất trên thế giới với khoảng 4 tỷ hecta (ha), phân bố trên 3 vùng khí
hậu: bắc cực, ôn đới và nhiệt đới.
Theo tính toán của các chuyên gia của Tổ chức Nông – Lương thế giới
(FAO), thì hàng năm có tới 11,5 triệu ha rừng bị chặt phá và bị hỏa hoạn thiêu
trụi trên toàn cầu, trong khi diện tích rừng trồng mới chỉ khoảng 1,5 triệu ha.
Rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn dẫn tới tình trạng sa mạc hóa
ngày càng gia tăng. Nghiêm trọng hơn, diện tích rừng bị thu hẹp trên quy mô
lớn khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe con người và đời sống động, thực vật …[29].
Việt Nam có tổng diện tích đất rừng hiện có 14.061.856 ha, trong đó
diện tích rừng tự nhiên hiện có là 10.175.519 ha, rừng trồng hiện có 3.886.337
ha, độ che phủ rừng 40.84% [2]. Phân bố cho 3 loại rừng như sau: Rừng sản
xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với 32 vườn quốc gia và 120 khu bảo
tồn thiên nhiên.
Rừng còn là nguồn tài nguyên rất quý giá. Rừng đóng vai trò vô cùng
quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường
sinh thái. Ngày nay diện tích rừng của nước ta đang bị suy giảm một cách
nghiêm trọng, kéo theo đó là nhiều loài động vật, thực vật rừng quý, hiếm
đang có nguy cơ đe dọa bị tuyệt chủng. Nguyên nhân dẫn đến mất rừng là do
tình trạng khai thác rừng không hợp lý, chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng và đặc
biệt là do sức ép dân số ngày một tăng, xã hội ngày càng phát triển nên nhu
cầu về đất ở và đất canh tác, cũng như nhu cầu về gỗ và các loại lâm sản khác
từ rừng ngày càng cao, dẫn đến diện tích rừng bị thu hẹp mạnh, chất lượng
rừng thì suy giảm trầm trọng…và nhiều thiên tai xảy ra như hạn hán, lũ lụt,

1



sạt lở…. Chính vì vậy mỗi thành viên trong cộng đồng cần phải biết và có ý
thức trách nhiệm để cùng nhau ngăn chặn những nguyên nhân làm cho rừng
bị suy thoái, cùng nhau bảo vệ rừng, phục hồi và giữ gìn tài nguyên rừng.
Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến vấn đề giáo dục bảo
vệ rừng (BVR) cho người dân. Các ngành, các cấp cũng đã có rất nhiều chủ
trương, biện pháp để bảo vệ rừng. Nhưng giáo dục bảo vệ rừng cho người dân
đóng vai trò rất quan trọng, nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, từ đó
từng cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội có hành động kiên quyết hơn
trong công tác giáo dục bảo vệ rừng cho người dân.
Tỉnh Phú Yên cũng là một trong những địa phương có diện tích rừng bị
chặt phá nghiêm trọng, khai thác rừng bừa bãi để lấy gỗ và làm rẫy với số
lượng lớn tại các huyện miền núi như Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh và thị
xã Sông Cầu.
Tình trạng phá rừng trái phép làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên,
gây hậu quả rất nghiêm trọng. Xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
cũng không tránh khỏi bị tác động bởi các hoạt động này. Hiện trạng rừng nơi
đây đã xuất hiện những vấn đề về suy thoái, trong khi đó ý thức bảo vệ rừng
của người dân vẫn chưa được chú trọng, hiện phá rừng, hầm than, mua bán,
vận chuyển lâm sản trái phép diễn ra thường xuyên, phổ biến. Công tác giáo
dục bảo vệ rừng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, cách thức thực hiện còn đơn
điệu, hiệu quả chưa cao dẫn tới chất lượng môi trường sinh thái, môi trường
rừng chưa đảm bảo cho sự phát triển của địa phương.
Vấn đề giáo dục bảo vệ rừng cho người dân nói chung và cho người
dân xã Xuân Lâm nói riêng vừa là đòi hỏi cấp thiết cho việc bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, vừa có ý nghĩa quan trọng trong chiến
lược phát triển du lịch của địa phương.

2



Chính quyền địa phương xã đã có nhiều chương trình, kế hoạch và đề
ra nhiều biện pháp để giáo dục bảo vệ rừng. Tuy nhiên, công tác giáo dục bảo
vệ rừng trên địa bàn xã vẫn còn những hạn chế, chưa đi vào chiều sâu, nếu
như đề ra được những biện pháp giáo dục thiết thực hơn, phù hợp hơn nhằm
nâng cao nhận thức cho người dân, cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng thì
hiệu quả công tác này sẽ được nâng cao, hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó tác giả
đã lựa chọn đề tài: “Giáo dục bảo vệ rừng cho người dân xã Xuân Lâm, thị
xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất những biện
pháp khả thi góp phần thực hiện tốt giáo dục về bảo vệ rừng cho người dân.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục bảo vệ rừng cho người dân hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục bảo vệ rừng cho người dân tại xã Xuân Lâm, thị xã
Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục bảo vệ rừng trên địa bàn xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh
Phú Yên đã được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau, các biện pháp giáo dục
bảo vệ rừng đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên cũng còn những hạn chế,
tồn tại. Tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng làm rẫy ở xã Xuân Lâm trong
những năm vừa qua đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường và độ che
phủ rừng, gây lũ lụt, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Nếu đề xuất được các
biện pháp giáo dục trên cơ sở lý luận và thực tiễn theo tiếp cận phát triển cộng
đồng thì có thể nâng cao hiệu quả công tác giáo dục bảo vệ rừng cho người dân
tại địa phương.


3


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về bảo vệ rừng, giáo dục bảo
vệ rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến bảo vệ rừng, giáo dục bảo vệ rừng để
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng vấn đề bảo vệ rừng, công tác giáo dục
bảo vệ rừng và các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề này tại xã Xuân Lâm, thị xã
Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục bảo vệ rừng cho người dân trên địa
bàn xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
5.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo
dục bảo vệ rừng cho người dân xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp giáo dục bảo vệ rừng cho người
dân xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên (theo tiếp cận phát triển
cộng đồng).
- Đề tài đề cập đến các chủ thể như: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã,
Nhà trường, cán bộ kiểm lâm địa bàn…
- Nghiên cứu khách thể là 25 cán bộ và 100 người dân trên địa bàn xã
Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Các số liệu được hồi cứu từ ba
năm gần đây và kết quả khảo sát trong năm 2016 đến năm 2017.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm thu thập, xử lí các tài liệu có liên
quan, trên cơ sở đó xây dựng khung cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu lí luận được sử dụng bao gồm: phương
pháp phân tích tài liệu, tổng hợp lí luận; phương pháp giả thuyết, phương
pháp chứng minh.


4


7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn, từ thực trạng và số liệu thu
thập được để đánh giá, chứng minh và từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục
bảo vệ rừng
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng bảng hỏi về giáo dục bảo vệ rừng của cho người dân. Thực
trạng và biện pháp giúp người dân hiểu và có ý thức trong bảo vệ rừng.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát thực trạng ý thức thái độ của người dân về giáo dục bảo vệ
trên địa bàn xã Xuân Lâm.
7.2.3. Phương pháp khảo nghiệm
Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục
bảo vệ rừng.
7.3. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
Đề tài sử dụng các phương pháp, công thức toán học nhằm xử lý và
phân tích những số liệu thu được từ thực trạng công tác giáo dục bảo vệ rừng
cho người dân trên địa bàn xã Xuân Lâm. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận
xét, đánh giá, lí giải nguyên nhân, đồng thời đề xuất các biện pháp giáo dục
bảo vệ rừng cho người dân xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận trong việc Giáo dục
bảo vệ rừng và việc xây dựng hệ thống phương pháp giáo dục hiệu quả công
tác bảo vệ rừng cho người dân.
- Về mặt thực tiễn: Góp phần thiết thực vào việc giúp cho chính quyền,
các ban ngành địa phương trong công tác giáo dục bảo vệ rừng trên địa bàn xã
Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên từng bước nâng cao chất lượng

giáo dục bảo vệ rừng của địa phương.

5


9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh
mục tài liệu tham khảo, phụ lục và 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục bảo vệ rừng cho người dân cấp
xã, thị trấn.
Chương 2: Thực trạng giáo dục bảo vệ rừng cho người dân xã Xuân
Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Chương 3: Biện pháp giáo dục bảo vệ rừng cho người dân xã Xuân
Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ RỪNG
CHO NGƯỜI DÂN CẤP XÃ, THỊ TRẤN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Tài nguyên rừng của đất nước ta trong những năm gần đây đang bị tàn
phá một cách nghiêm trọng, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái và làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản chỉ đạo, nhiều chủ trương biện
pháp để khắc phục tình trạng trên, đồng thời nâng cao nhận thức của người
dân trong công tác bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, công tác quản lý và bảo vệ rừng
được các học giả nước ngoài và Việt Nam nghiên cứu ở nhiều góc độ phương
diện khác nhau, nhằm tìm ra những biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng.

1.1.1. Ở nước ngoài
Theo đề xuất của Liên Hiệp Quốc, năm 2011 được công bố là Năm
rừng. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đã tập trung vào các vấn đề rừng và
việc sử dụng hợp lý nguồn gỗ.
Phần lớn các nước phát triển rất chú trọng đến việc bảo vệ rừng. Chính
phủ các nước này cũng đầu tư các khoản tiền khổng lồ vào việc cải thiện chất
lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tại các nước phát triển thì việc
nâng cao nhận thức cho người dân được quan tâm ngay từ cấp tiểu học. Nên
nhận thức của người dân tại các nước phát triển thì cao hơn so với tại các
nước đang phát triển.
Bên cạnh đó ở nước ngoài có các công trình nghiên cứu về bảo vệ rừng như:
- Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Sofia R.Hirakuri năm 2003 tại
Trường Luật, Đại học Washington với đề tài “Can Law Save the Forests?
Lesson from Finland and Brazil” (Liệu rằng pháp luật có thể bảo vệ được
rừng? Những bài học từ Phần Lan và Brazil).

7


- Bài báo của tác giả Sofia Hirakuri, (2000) “How Finland made
forest owners follow the law” (Phần Lan, làm thế nào để các chủ rừng tuân
thủ pháp luật).
- Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2007 “Forest law and
sustainable development – Addressing Contemporary Challenges Through
Legal Reform” (Luật lâm nghiệp và Phát triển bền vững – Giải quyết các
thách thức đương đại thông qua cải cách pháp lý).
Tuy nhiên các công trình này không nghiên cứu về vấn đề giáo dục bảo
vệ rừng cho người dân mà chỉ nghiên cứu các vấn đề về tuân thủ pháp luật
trong bảo vệ rừng.
Hiện nay trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 3.870 triệu ha rừng,

trong đó 93% là rừng tự nhiên và 7% rừng trồng. Phá rừng nhiệt đới và suy
thoái rừng ở nhiều vùng trên thế giới đã gây ra những hậu quả tiêu cực đến
các loại hàng hoá và dịch vụ từ rừng. Diện tích rừng ở các nước phát triển đã
ổn định và đang tăng nhẹ, còn ở các nước đang phát triển, phá rừng vẫn đang
tiếp diễn. Mức thay đổi ước tính hàng năm diện tích rừng trên toàn thế giới
(thập kỷ 90) là 9,4 triệu ha, là số liệu dựa trên mức phá rừng hàng năm là 14,6
triệu ha và diện tích rừng tăng ước tính là 5,2 triệu ha [29].
- Hằng năm trên thế giới mất đi trung bình 16,1 triệu ha rừng, trong đó
rừng nhiệt đới bị suy giảm với tốc độ lớn nhất 15,2 triệu ha.
- Diện tích rừng bình quân thế giới trên đầu người 0,6 ha/người.
- Phần lớn đất rừng rất thích hợp cho canh tác nông nghiệp.
- Hiện nay rừng nhiệt đới chỉ còn khoảng 50% diện tích so với trước đây.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở trong nước có các công trình nghiên cứu như:
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hải Âu - Trường Đại học Luật
Hà Nội, năm 2001 với tựa đề “Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam,
thực trạng và phương hướng hoàn thiện”.

8


- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Huyền - Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2004 với tựa đề “Một số vấn đề cơ bản về pháp
luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay”.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Hà Công Tuấn - Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia, năm 2006 với tựa đề “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ rừng”.
- Hà Công Tuấn, Tổng quan về bảo vệ rừng Việt Nam và các giải pháp
bảo vệ rừng, Bản tin Kiểm lâm Việt Nam, (1+2)/2008; v.v...
Các công trình nghiên cứu khoa học trên chủ yếu nghiên cứu những vấn

đề về pháp luật bảo vệ rừng, quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ rừng. Nhưng chưa nghiên cứu cụ thể về vấn đề giáo dục bảo vệ rừng ở Việt
Nam hiện nay dưới góc độ giáo dục và phát triển cộng đồng.
Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước ta cũng đã rất quan tâm đến công tác bảo
vệ và phát triển rừng, đã có nhiều văn bản ban hành chỉ đạo về công tác bảo vệ
và phát triển rừng như:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy rừng ngày 12 tháng 7 năm 2001;
- Nghị định số: 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số: 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy
định về phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Chỉ thị số: 270/CT-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình
trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ;

9


- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ “về việc Phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn
2011-2020”;
- Chỉ thị số: 25/CT-BNN-TCLN ngày 06/01/2011 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa
cháy rừng mùa khô năm 2011;
- Thông tư liên tịch số: 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày

04/8/2005 và Thông tư liên tịch số: 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007
của các Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Thông tư liên tịch số:
144/2002/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP ngày 06/12/2002 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
- Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Căn cứ Công điện số 1566/CĐ-BNN-TCLN ngày 22/02/2017 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ quy
định về việc phối hợp của dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động
bảo vệ biên giới, đảo, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở;
bảo vệ và phòng chống cháy rừng;
- Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 08/8/2016 của UBND tỉnh Phú Yên về
việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và khôi phục rừng bền vững
nhằm ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 – 2020;
- Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2011-2015 của Hạt
Kiểm lâm TX Sông Cầu xây dựng năm 2011;
Tuy nhiên công tác giáo dục bảo vệ rừng cho người dân thì chưa được

10


×