Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

đề thi thử khối 11 năm 2019 ngữ văn THPT ngô sĩ liên bắc giang lần 1 có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.46 KB, 3 trang )

SỞ GD & ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1
Năm học 2018 - 2019
Bài thi NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG?
Chuyện xảy ra tại một trường trung học.
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:
- Các em có thấy gì không?
Cả phòng học vang lên câu trả lời:
- Đó là một vệt đen.
Thầy giáo nhận xét:
- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?
Và thầy kết luận:
- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những
phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng
quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó
những điều có ích cho đời.
(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo )
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 2. Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt
cho văn bản một nhan đề khác. (1.0 điểm)
Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì? (0.5 điểm)
Câu 4. Theo anh/chị, việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi


những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào? Từ đó, hãy đưa
ra quan điểm của bản thân về cách đánh giá một con người. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của thầy
giáo trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong
các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể
viết lên đó những điều có ích cho đời”.
Câu 2. (5.0 điểm)
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
(Thương vợ - Trần Tế Xương, SGK Ngữ văn 11,
tập 1, tr 29-30, NXB Giáo dục 2007)
Cảm nhận về bài thơ trên. Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với bài ca dao “Thân em như tấm lụa đào
– Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” để thấy được tiếng nói nhân đạo của ca dao và thơ ca trung đại
khi viết về người phụ nữ trong xã hội xưa.
------------- Hết ------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:…………………………………………..Số báo danh:………………………………


SỞ GD & ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Bài thi NGỮ VĂN 11
(Đáp án – thang điểm gồm có 02 trang)
Nội dung

Phần Câu
I
ĐỌC HIỂU
1
- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị
luận, miêu tả.
2
- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá
một sự việc, một con người.
- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh
giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng…
3
- Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn
chế… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải.
4
- Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi
những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ
quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung…
- Khi đánh giá một con người cần phải có cái nhìn toàn diện, nhìn bằng sự bao
dung, độ lượng…
II
LÀM VĂN
1
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về về lời khuyên Khi phải đánh giá một
sự việc hay một con người...

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn
theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hay song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Khi phải đánh giá một sự việc hay
một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy
nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều
có ích cho đời
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp
để triển khai vấn đề nghị luận, có thể theo hướng sau:
- Giải thích thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo: Khi đánh giá một con
người không nên quá chú ý vào những sai lầm, thiếu sót mà cần biết trân
trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều còn
những khoảng trống để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp, hoàn thiện nhân cách.
- Bàn luận: Lời khuyên của thầy giáo đưa ra một bài học đúng đắn và giàu
tính nhân văn, bởi:
+ Cách đánh giá chỉ “chú trọng vào những vệt đen” mà không biết trân trọng
“nhiều mảng sạch” là cách đánh giá quá khắt khe, không toàn diện, thiếu công
bằng, không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một con người.
+ Con người không ai không có những thiếu sót, sai lầm, bởi vậy biết nhìn ra
“tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch” để có thể “viết lên đó những điều có ích
cho đời” sẽ tạo cơ hội cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có động lực, cơ hội
hoàn thiện bản thân đồng thời giúp chúng ta biết sống nhân ái, yêu thương,
làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận ; có cách diễn đạt
mới mẻ
2
Cảm nhận về bài thơ Thương vợ. Từ đó, liên hệ với bài ca dao “Thân em
như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” để thấy được tiếng
nói nhân đạo của ca dao và thơ ca trung đại khi viết về người phụ nữ

trong xã hội xưa.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển
khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

Điểm
3.0
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5

0.5

2.0
0.25
0.25

1.0

0.25
0.25
5.0

0.25


b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bài thơ Thương vợ; liên hệ với bài ca
dao “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”; tiếng nói
nhân đạo khi viết về người phụ nữ trong xã hội xưa.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai
theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Tế Xương và tác phẩm Thương vợ
* Cảm nhận bài thơ Thương vợ:
- Bài thơ đã khắc họa được hình ảnh bà Tú: chịu nhiều nhọc nhằn, vất vả; tần
tảo, lam lũ đến tội nghiệp; đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con; tấm
lòng bao dung, giàu đức hi sinh – một điển hình rất đẹp của người vợ trong
truyền thống Việt Nam; Qua đó thể hiện tình cảm chân thật, sâu nặng của Tú
Xương với vợ: yêu thương, quý trọng, thấu hiểu, biết ơn…
- Bài thơ thể hiện rất rõ tài thơ Nôm của Tú Xương, với từ ngữ giản dị, giàu
sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, ngôn
ngữ đời sống, vận dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật một cách tinh tế;
thành công nhất của bài thơ là xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo: đưa
người phụ nữ vào thơ ca, mà hình tượng đạt đến trình độ mẫu mực và thấm
đượm chất nhân văn.
* Liên hệ với bài ca dao Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết
vào tay ai
- Bài ca dao là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa, họ ý thức
được sắc đẹp, phẩm chất, giá trị của mình nhưng lại luôn lo lắng về tương lai.
Bởi lẽ, người phụ nữ xưa không được toàn quyền quyết định số phận của
mình.
- Bài ca dao giàu giá trị thẩm mĩ với môtip mở đầu quen thuộc Thân em như..,
hình ảnh ẩn dụ, so sánh gợi cảm, câu hỏi tu từ...
* Tiếng nói nhân đạo qua bài thơ Thương vợ và bài ca dao Thân em như tấm
lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Tương đồng: Cùng viết về người phụ nữ trong xã hội xưa chịu nhiều thiệt
thòi, đau khổ, bài ca dao và bài thơ Thương vợ đều thể hiện sự đồng cảm, xót
thương đối với họ đồng thời lên án xã hội phong kiến nhiều bất công.
- Khác biệt :

+ Bài ca dao là tiếng than khóc của người phụ nữ trong xã hội xưa nói chung
nên đã khơi gợi được ở người đọc, người nghe sự chia sẻ, đồng cảm sâu sắc.
+ Bài thơ Thương vợ là tình cảm chân thật, sâu nặng của cá nhân nhà thơ Tú
Xương đối với vợ nên ở đó còn có cả sự trân trọng, cảm phục và ngợi ca.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận ; có cách diễn đạt
mới mẻ
Tổng điểm

0.5

0.5
2.0

0.5

0.5

0.25
0.5
10.0

---------------------------------- Hết --------------------Lưu ý khi chấm bài:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho
điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm.
Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu
trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,...
Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi
phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.




×