Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn cơ sở văn hóa VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.33 KB, 9 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Giang – Lớp K49 QLLH 3

ĐỀ CƯƠNG MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Câu 1: Nêu các đặc trưng cần và đủ để phân biệt văn hóa với các khái niệm khác, trên cơ
sở đó xây dựng cho mình 1 định nghĩa văn hóa?
Để định nghĩa một khái niệm trước hết cần xác định được những đặc trưng cơ bản của nó. Đó là
những nét riêng biệt, tiêu biểu, cần và đủ để phân biệt khái niệm (sự vật) ấy với khái niệm (sự
vật) khác.
Các đặc trưng cơ bản:
-

-

-

-

Tính hệ thống: đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp, nó giúp phát hiện
những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa, phát
hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.
Tính giá trị: văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị” Tính giá trị
cần để phân biệt giá trị với phi giá trị (vs: thiên tai, mafia). Nó là thước đo mức độ nhân
bản của xã hội và con người. Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị
vật chất (phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh
thần); theo ý nghĩa có tể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ;
theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cữu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt các
giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc
đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ
nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời. Vì vậy mà, về mặt đồng đại cùng một hiện tượng
có thể có giá trị nhiều hay ít theo góc nhìn, theo bình diện được xem xét. Muốn kết luận
một hiện tượng thuộc phạm trù văn hóa hay không phải xem xét mối tương quan giữa các


mức độ “giá trị” và “phi giá trị” của nó. Về mặt lịch sử, cùng một hiện tượng sẽ có thể có
giá trị hay không tùy thuộc vào chuẩn mực văn hóa của từng giai đoạn lịch sử. Áp dụng
vào VN, việc đánh giá chế độ phong kiến vai trò của Nho giáo, các triều đại nhà Hồ, nhà
Nguyễn,… đều đòi hỏi một tư duy biện chứng như thể.
Tính nhân sinh: tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do
con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên
được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tín vật
chất (như việc luyện quăng, đẽo gỗ,..) hoặc tinh thần (như việc đặt tên, truyền thuyết cho
các cảnh quan thiên nhiên,…). Như vậy văn hóa không đồng nhất với đất nước học.
Nhiệm vụ của đất nước học là giới thiệu thiên nhiên – đất nước – con người. Đối tượng
của nó bao gồm cả các giá trị tự nhiên, và không nhất thiết chỉ bao gồm các giá trị. Về
mặt này thì nó rộng hơn văn hóa học. Mặt khác, đất nước học chủ yếu quan tâm đến các
vấn đề đương đại, về mặt này thì nó hẹp hơn văn hóa học.
Tính lịch sử: nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích
lũy qua nhiều thể hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của
1

My dream will be come true


từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, chiều sâu, nó buộc văn hóa
thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử
được duy trì bằng truyền thống văn hóa.
Tóm lại, 4 đặc trung vừa xét là cần và đủ cho phép ta đưa ra 1 khái niệm “văn hóa” như sau:
Văn Hóa là một hệ thống hữu cơ các giá tri vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
tích lũy qua quá trình hoạt động, thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội.
Bảng 1.1 trang 13

Câu 2: Nêu những đặc trưng cơ bản trong các lĩnh vực loại văn hóa nông nghiệp trong mối

quan hệ giữa chúng?
-

-

-

Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sống
định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc vào thiên
nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên
nhiên. Người Việt Nam mở miệng là nói ‘lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”,…
Về mặt nhận thức hình thành lối tư duy tổng hợp. Vì nghề nông, nhất là nghề nông
nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên (trông
trời, trông đất, trông mây; Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm). Tổng hợp kéo
theo biện chứng – cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải các yếu tố riêng rẽ, mà
là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn
biện chứng là chú trọng các mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích lũy được một kho
kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì
mưa; Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống; Được mùa lúa, úa mùa cau, được mùa cau, đau
mùa lúa;…
Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình.
Hàng xóm cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy
tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình. Lối sống trọng tình cảm tất
yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Lối tư duy tổng hợp và biện
chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình
đã dẫn đến lối sống linh hoạy, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn
đến triết lí sống: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mạc áo
giấy;… Sống theo tình cảm, con người còn phải biết tông trọng và cư xử bình đẳng, dân
chủ với nhau. Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ phong kiến phương
Đông và nền dân chủ tư sản phương Tây. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn

đến tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập
thể, luôn có tập thể đứng sau. Mặc trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện, biểu hiện ở tật
co giãn giờ giấc, sự thiết tôn trọng pháp luật,… Lối sống trọng tình làm cho thói tùy tiện
càng trở nên trầm trọng hơn. Nó dẫn đến tệ “đi cửa sau” trong giải quyết công việc: Nhất
2

My dream will be come true


-

quen, nhì thân, tam thần, tứ thế,…Trọng tình và linh hoạt làm cho tính tổ chức của người
nông nghiệp kém hơn so với cư dân các nền văn hóa gốc du mục.
Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn quy
định ở thái độ dung hợp trong tiếp nhận: ở VN không những không có chiến tranh tôn
giáo mà ngược lại mọi tôn giáo trên thế giới đều được tiếp nhận. Đối phó với các cuộc
chiến tranh xâm lược, người VN luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong kháng
chiến chống ngoại xâm, mỗi khi thế thăng đã thuôc về ta một cách rõ ràng, cha ông ta
thường dừng lại chủ động cầu hòa, “trải chiếu hoa” cho giặc về, mở đường cho chúng rút
lui trong danh dự.

Câu 3: Tại sao khi nói về văn hóa Việt Nam, người ta thường nhắc đến tính thống nhất
trong sự đa dạng?
VN nằm trong khu vực Đông nam Á là khu vực duy nhất trên thế giới có nền văn minh lúa
nước, mỗi quốc gia trong khu vực có một nền văn hóa truyền thống với những nét đặc trưng
độc đáo riêng biệt trên nền tảng của văn minh lúa nước, đó là tính thống nhất trong đa dạng
của khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt nam nói riêng.
- Tính thống nhất của nền văn hóa VN là tính nhất trí với nhau, hòa quyện bình đẳng,
không mâu thuẫn với nhau, hợp thành một khối, cơ cấu tổ chức và có sự phát triển độc lập
của văn hóa các dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ VN. Mỗi thành phần dân tộc có

truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng dân tộc VN có nền văn hóa chung nhất.
- Tính đa dạng của nền văn hóa VN được thể hiện rất khác nhau giữa các lĩnh vực phong
tục tập quán, KT – XH của cộng đồng các dân tộc. đây là nhân tố để giữ dìn bản sắc truyền
thống của dân tộc, là điểm để phân biệt vùng này với vùng khác, mỗi vùng có những nét
riêng biệt tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa
bên ngoài, tạo nên sự đa dạng, phong phú của vùng.
=> Tính thống nhất về mặt văn hóa và tính đa dạng của các dân tộc làm nên những đặc
trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao
hàm trong nó rất nhiều thành tố cả về vật chất lẫn tinh thần của văn hóa.
Nền văn hóa VN là nền văn hóa đa dạng trong cộng đồng dân tộc.
- Tín ngưỡng: Từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất VN đã thờ rất nhiều thần linh. Các dân
tộc thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất là các hiện tượng thiên nhiên và
xã hội chưa thể giải thích được vào thời đó. Người xưa cho rằng, bất cứ vật gì cũng có linh
hồn, nên ng ta thờ rất nhiều thần, nguyên thủy họ thờ thần mặt trời, thần mặt trăng, thần
đất,thần sông,..Không chỉ là các vị thần găn với đời sống vật chất, các dân tộc còn thờ các vị
thần gắn với đời sống tinh thần của họ như thần thành hoàng, người Hoa thờ thần Quan
Công, thần Tài, Người Chăm thờ vị thần như Po Nagar, Po Rome.

3
My dream will be come true


- Tôn giáo: Các tôn giáo ở Vn bao gồm Phật giáo Đại thừa, khổng giáo, Đạo giáo, Công
giáo Rôma, cao đài, hòa hảo, tin lành, hồi giáo. Trong đó, Phật giáo Đại thừa được nhiều
người thừa nhận là tôn giáo chính của người Việt.
- Ngôn ngữ: các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở VN thành 8 nhóm ngôn ngữ của họ:
Nhóm Việt Mường, nhóm Tày Thái, Nhóm Dao- Hmông, nhóm Tạng-Miến, nhóm Hán,
nhóm Mã Lai- Đa đảo, nhóm Môn- Khmer, nhóm hỗn hợp Nam Á.
Tính thống nhất giữa các dân tộc ở VN sẽ tạo ra những nét chung, nét tương đồng, giúp
các dân tộc gần gũi với nhau hơn, đây là nhân tố, là nền tảng, là chất kết dính các dân tộc thắt

chặt quan hệ với nhau. Tính thống nhất được thể hiện ở nhiều mặt khác nhau như:
- Đất nước ta có 54 dân tộc từ cổ chí kim đều xuất phát từ truyền thống con lạc cháu hồng
cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái riêng, cho nên văn hóa Việt Nam là
một sự thống nhất trong đa dạng. Ngoài văn hóa Việt - Mường mang tính tiêu biểu, còn có
các nhóm văn hóa đặc sắc khác như Tà - Nùng, Thái, Chàm, Hoa - Ngái, Môn - Khmer,
H’Mông - Dao, nhất là văn hóa các dân tộc Tây Nguyên giữ được những truyền thống khá
phong phú và toàn diện của một xã hội thuần nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên.
-

Các dân tộc có cùng 1 chế độ chính trị, sử dụng chung 1 ngôn ngữ phổ thông.

- Bản sắc dân tộc đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết,
ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc, lòng nhân ái khoan dung,
trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế tòn ứng xử, tính
giản dị trong lối sống… bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện
mang tính dân tộc độc đáo.
Bên cạnh đó, người Việt cùng tuyệt đại bộ phận các tộc người trong thành phần dân tộc VN
đều có cùng một nguồn gốc chung là nhóm loại hình Indonesien, chính điều đó đã tạo nên
tính thống nhất cao – một tính thống nhất trong sự đa dạng của con người và văn hóa VN, và
rộng hơn là toàn vùng ĐNA. Trong sự đa dạng chung đó lại luôn có tính thống nhất bộ phận
của người Việt và Mường, của người Việt – Mường và các dân tộc cùng gốc Nam Á –
Bawsch Việt.
=> VN là 1 trong những quốc gia đa dân tộc có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Tính
thống nhất trong đa dạng này là sản phẩm của 1 qúa trình phát triển lịch sử lâu dài và đã trở
thành 1 di sản văn hóa quý giá cần chú trọng gìn giữ nên khi nói đến vhVN người ta thường
nhắc đến tính thống nhất trong sự đa dạng.

Câu 4: Giải thích tại sao người Việt có quan niệm con người như một vũ trụ nhỏ?

4

My dream will be come true


Bởi lẽ cuộc sống của con người nông nghiệp gắn bó mật thiết với thiên nhiên, cho nên con
người và vũ trụ được xem là nằm trong một thể thống nhất (thiên địa vạn vật nhất thể), cho nên
vũ trụ làm sao, con người làm vậy – con người là một “tiểu vũ trụ.
Ứng dụng triết lí phong thủy phương Đông và ngũ hành để giải thích quan niệm này.
- Con người là tiểu vũ trụ là một quan niệm sâu sắc, ở đó con người là một bộ phận hữu cơ
của vũ trụ, sánh ngang với trời đất, đối xứng với trời đất, đồng nhất với vũ trụ, có cùng bản thể bản thể vật lý - tâm linh, tương đồng, liên thông, hoà điệu với vũ trụ, mà theo quan điểm toàn đồ
thì bộ phận cũng là toàn thể, chứa đựng, thể hiện toàn thể. Ngay Đổng Trọng Thư cũng cho rằng
Trời sinh ra người, Trời dựa theo cấu tạo của bản thân mà sáng tạo ra người thì cứ lấy người mà
xét trời.
- Trong vũ trụ có âm dương, con người cũng vậy: Theo quan hệ trên dưới, từ ngực trở lên là
phần dương, từ bụng trở xuống là phần âm; trán là dương, cằm là âm; mu bàn tay, mu bàn chân
là dương; lòng bàn tay, lòng bàn chân là âm. Theo quan hệ trước sau, bụng là phần âm, lưng là
phần dương; mặt trước cẳng chân là dương, bụng chân phía sau là âm. Cứ như vậy, có thể phân
biệt âm dương tới từng bộ phận cơ thể.
- Vũ trụ cấu trúc theo Ngũ hành, con người cũng thế: 5 tạng, 5 phủ, 5 giác quan, 5 chất cấu tạo
nên cơ thể đều hoạt động theo nguyên lí Ngũ hành.
- Con người là một tiểu vũ trụ với tất cả những phức tạp và độc đáo, kỳ diệu, tuyệt vời và bí
ẩn. Chúng ta thường nghe nói con người là một cỗ máy hoàn hảo nhất. Nhưng ít người tưởng
tượng ra rằng mỗi người chính là một tiểu vũ trụ cũng giống như đại vũ trụ mà chúng ta quán
chiếu, quan sát, cảm nhận, chiêm ngưỡng, nhìn ngắm hàng ngày kia. Ngược lại vũ trụ cũng như
con người là đồng cấu, giống nhau về cấu tạo và quy luật vận hành, dù ở dạng hữu hình hay vô
hình, năng lượng hoặc thông tin, vật lý hay tâm linh. Con người sinh ra từ vũ trụ, trong môi
trường chịu nhiều ảnh hưởng cũa vũ trụ không chỉ ở mặt hữu hình, vật lý, mà còn ở dạng năng
lượng, thông tin và nhiều yếu tố khác. Con người sinh thái hay tâm linh là cách nói hiện đại được
hiểu trên cái nền tư tưởng con người là tiểu vũ trụ.
- Con người ở đây không phải xét ở góc độ chính trị xã hội như trong Nho giáo mà là ở góc
độ tự nhiên, góc độ sinh thái, con người là sản phẩm của tự nhiện, hòa điệu với tự nhiên, chịu sự

tác động tương sinh, tương đồng, tuơng cảm, tương ứng…với tự nhiên từ những vật chất không
chỉ hữu hình mà là vô hình theo kiểu Thiên (nhật, nguyệt, tinh tú) - Địa (phong, thuỷ, hỏa) Nhân (tinh, khí, thần) hợp nhất, trong đó con người là vạch nối trời và đất, ở đó năng lượng trời
và đất giao nhau, hòa điệu trong tuỷ sống con người; đồng thời con người cũng mang lòng tất cả
những thuộc tính (vật lý và tâm linh) của vũ trụ (cha mẹ sinh con, trời sinh tính). Con người như
thế là một tiểu vũ trụ, tức là con người đối xứng với vũ trụ. Có thể nói con người và vũ trụ tuy
hai nhưng một, là một nhưng vẫn là hai. Đó là định lý thuận –nghịch, là mối quan hệ sinh biến
tương đồng với nhịp điệu vũ trụ. Ít có nhịp điệu nào của vũ trụ bỏ qua con người và đời người.
5
My dream will be come true


- Vũ trụ cũng như con người là đồng cấu, giống nhau về cấu tạo và quy luật vận hành, dù ở
dạng vật chất hữu hình hay vật chất vô hình, năng lượng hay thông tin, vật lý hay tâm linh. Con
người sinh ra từ vũ trụ, trong môi trường vũ trụ, chịu ảnh hưởng cũa vũ trụ không chỉ ở mặt hữu
hình, vật lý, mà còn ở dạng năng lượng, thông tin, vật chất vô hình - mịn, mang tính tâm linh.
Con người xét về mặt tự nhiên và cả sự thông minh, là chịu ảnh hưởng không chỉ do dinh dưỡng,
khi sinh ra cân nặng hơn thì thông minh hơn (như thực nghiệm đã xác định) mà còn do di truyền,
do các trường và thông tin tự nhiên (phương Đông gọi là khí, khí âm từ đất, khí dương từ trời)
khi bắt đầu khi bố mẹ gặp nhau, tạo hình trong hình bụng mẹ (quan niệm địa linh sinh nhân kiệt).
Con người dù là chủ thể sống có ý thức thì con người cũng chịu ảnh hưởng từ các môi trường
thiên nhiên thiên tạo, nên nhịp điệu sinh học, chu kỳ sống từng ngày, từng năm, và cả trong môi
trường phong thủy; đồng thời con người cũng đa dạng về mặt tự nhiên, nhưng cũng tương đồng
về tính chất, mỗi người tương đồng với một sao (hành tinh), hoặc cầm tinh một con vật (trong12
con giáp), hoặc tương ứng với các chất thủy, mộc, thổ, hỏa, kim, như một quá trình tương sinh,
tương khắc, tương hỗ, tương hòa, tương thành, tương phản mà tạo thành các cá tính, số phận
khác nhau.
Ngày nay, với con mắt khoa học hiện đại về môi trường và khoa sinh thái học, di truyền hiện
đại… càng thấy rõ triết lý Kinh dịch… phương Đông cổ và khoa học phương Tây hiện đại gặp
nhau, bổ sung cho nhau. Rằng con người phải sống hài hòa với thiên nhiên, hòa điệu với bản thể
vật lý - sinh học - tâm linh vũ trụ, nếu không con người sẽ bị huỷ diệt.

Tóm lại, con người và vũ trụ có chung nhịp điệu cuộc sống, nhịp điệu sinh học, ảnh hưởng
qua lại vừa tương sinh vừa tương khắc, vừa tương đồng mà ngày nay đã được khoa học chứng
minh hạt nhân hợp lý của nó. Đó là con người sinh thái, con người tâm linh trong chiều sâu bản
thể của vũ trụ và nhân sinh.
Câu 5: Nêu những đặc điểm chung của tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống, hãy cho biết
hệ quả của nó trong đời sống hiện tại?
Đặc điểm chung của tổ chức XHVN truyền thống: Tính cộng đồng, tính tự trị và tính quy luật
(âm luôn mạnh hơn dương).
Hệ quả của nó trong đời sống hiện tại:
-

Tính cộng đồng:

Biểu hiện tích cực:
+ Tinh thần đoàn kết, tương trợ: Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất. do đồng
nhất( cùng hội cùng thuyền, đồng cảnh ngộ ) cho nên người Việt Nam luôn sẵng sàng đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị e trong nhà: tay đứt ruột xót; chị
ngã e nâng, lá lành đùm lá rách…

6
My dream will be come true


+ Tính tập thể rất cao: Do đồng nhất ( giống nhau ) nên người Việt Nam luôn có tính tập thể rất
cao, hòa đồng vào cuộc sống chung.
+ Nếp sống dân chủ, bình đẳng: Sự đồng nhất cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ bình đẳng bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp,
theo giáp
Biểu hiện tiêu cực:
+ Sự thủ tiêu vai trò cá nhân: Chính do đồng nhất mà ở người Việt Nam, ý thức về con người cá
nhân bị thủ tiêu: người Việt Nam luôn hòa tan vào các mối quan hệ xã hội ( với người này là em,

người kia là cháu, với người khác nữa là anh/ chị…), giải quyết xung đột theo lối hòa cả làng.
Điều này khác hắn với truyền thống phương Tây, nơi con người được rèn luyện ý thức cá nhân từ
nhỏ.
+ Thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: Sự đồng nhất còn dẫn đến chỗ người Việt Nam hay dựa dẫm, ỷ
lại vào tập thể: Nước trôi thì bèo trôi, Nước nổi thì bèo nổi. Tệ hơn nữa là tình trạng Cha chung
không ai khóc; Lắm sãi ko ai đóng cửa chùa… Cùng với thỏi dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu an
( an phận thủ thường) và cả nể, làm gì cũng sợ rút dây động rừng nên có việc gì thường chỉ
trương đóng cửa bảo nhau… VD: tệ đi cửa sau trong giải quyết công việc: nhất thân, nhì quen,
tam thần, tứ thế... căn bệnh bằng cấp, háo danh, ham mê bổng lộc, chạy theo dục vọng...
+ Thói cào bằng, đố kị: Một nhược điểm trầm trọng thứ 3 là thói cào bằng , đố kị, không muốn
cho ai hơn mình ( để cho tất cả đều giông nhau, đồng nhất ) Xấu đều hơn tốt lòi, Khôn độc không
bằng ngốc đàn, chết 1 đống còn hơn sống 1 người… VD: căn bệnh bằng cấp, háo danh, ham mê
bổng lộc, chạy theo dục vọng...
=> Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở Việt Nam, khái niệm “ giá
trị” trở nên hết sức tương đối ( nó khẳng định đặc điểm tính chủ quan của lối tư duy nông
nghiệp). cái tốt nhưng tốt riêng rẽ thì trở thành cái xấu, ngược lại, cái xấu, nhưng là xấu tập thể
thì trở nên bình thường: Toét mắt là tại hướng đình, Cả làng cùng toét phải mình e đâu.
-

Tính tự trị:

Biểu hiện tích cực:
+ Tinh thần tự lập: Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào sự khác biệt. Khởi đầu là sự khác biệt
của cộng đồng ( làng, họ ) này so với cộng đồng ( làng, họ ) khác. Sự khác biệt – cơ sở của tính
tự trị - tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy mọi việc
+ Nếp sống tự câp, tự túc, tính cần cù: Vì phải tự lo liệu, nên người Việt Nam có truyền thống
cần cù, đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. nó cũng tạo nên nếp sống tự cấp tự
túc: mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống của làng mình; mỗi nhà có vường rau,

7

My dream will be come true


chồng gà, ao cá – tự đảm bảo nhu cầu về ăn; có bụi tre, rặng xoan, gốc mít – tự đảm bảo nhu cầu
về ở.
Biểu hiện tiêu cực:
+ Óc tư hữu, ích kỉ: Chính do nhấn mạnh vào sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị - mà người
Việt Nam có thói xấu là óc tư hữu, ích kỉ: bè ai người nấy lo; ruộng ai người nấy đắp bờ, ai có
thân người nấy lo; ai có bò người nấy giữ…Óc tư hữu, ích kỉ nảy sinh ra từ tính tự trị và đã luôn
bị chính người Việt phê phán: của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn; của người
bồ tát, của mình buộc lạt…
+ Óc bè phái, địa phương cục bộ: Làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vén cho địa phương mình:
trống làng nào làng nấy đánh, thánh làng nào làng nấy thờ; trâu ta ăn cỏ đồng ta…
+ Óc gia trưởng – tôn ti: Tính tôn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết
thống, tự thân nó không phải là xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng, tạo nên tâm lí
“quyền huynh thế phụ”, áp đặt ý muốn của mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lý:
sống lâu lên lão làng, áo mặc không qua khỏi đầu, thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự
phát triển xã hội, nhất là khi mà thói gia đình chủ nghĩa vẫn đang là một căn bệnh lan tràn.
+ Óc trọng nông, ức thương: Công và thương bị coi là những nghề thấp kém. Vì có tính tự cung
tự cấp ít nhu cầu trao đổi hh nên sx CN k đc phát triển, chỉ dừng lại ở mức thủ công, nghề phụ.
Và cũng ít có nhu cầu mua bán mà người buôn bán thì vẫn cần phải sống vì vậy họ phải tìm cách
tăng lợi nhuận bất chính.
-

Tính quy luật (âm luôn mạnh hơn): âm mạnh hơn dương tức là khả năng bảo tồn mạnh
hơn khả năng phát triển.

Tích cực: Chính quy luật đơn giản này cho phép giải thích 1 mặt nguồn gốc sức mạnh VN. Khả
năng bảo tồn mạnh là ngọn nguồn sức mạnh chống lại mọi âm mưu đồng hóa: sức bảo tồn ấy
mạnh đến mức k những k bị đồng hóa mà còn đồng hóa đc kẻ thù.

Tiêu cực: Đó là lí do tại sao VN là 1 QG rất chậm phát triển. Cũng chính khả năng bảo tồn mạnh
này mà tạo nên sự bảo thủ, kìm giữ sức vươn lên của XHVN truyền thống. Chính vì chất âm tính
cao âm ở trong âm và với tư tưởng chủ đạo của VN trong lịch sử luôn là lấy tiết kiệm làm quốc
sách: Buôn tàu buôn bè k bằng ăn dè hà tiện…
Câu 06. Có mấy loại hình văn hóa nhân loại ? Đó là những loại hình văn hóa nào?
Có hai loại hình văn hóa nhân loại là: loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và loại hình văn hoá
gốc du mục.
Câu 07. So sánh cơ sở, điều kiện hình thành hai loại hình văn hóa cùng những hệ quả của
nó?
8
My dream will be come true


9
My dream will be come true



×