Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

luận văn THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.16 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI
HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA
WTO

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

BÙI MAI HƯƠNG


Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------o0o---------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM KHI THỰC THI
HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA
WTO

Ngành: Kinh tế học


Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106

Họ và tên học viên: Bùi Mai Hương
Người hướng dẫn: PGS. TS Trịnh Thị Thu Hương


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này hoàn toàn là trung thực và chưa được sử dụng hay công bố dưới bất
kỳ hình thức nào. Những thông tin, số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức
khác được tham khảo trong luận văn đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc đầy
đủ.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2017
Học viên

Bùi Mai Hương


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt
Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO”, tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo cùng đội ngũ giảng viên trường
Đại học Ngoại thương. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về những sự hỗ trợ
đó.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Thị Thu Hương
– người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn động viên,
khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
luận văn.
Tác giả luận văn

Bùi Mai Hương


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................10
DANH MỤC HÌNH VẼ.........................................................................................10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................11
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN..............................................12
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA
THƯƠNG MẠI CỦA WTO......................................................................................7
1.1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại trong WTO........................................7
1.1.1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại....................................................7
1.1.2. Thuận lợi hóa thương mại trong WTO...................................................14
1.1.2.1. Sự cần thiết tăng cường thuận lợi hóa thương mại trong WTO...........14
1.1.2.2. Nhiệm vụ tạo thuận lợi thương mại trong WTO.................................16
1.2. Đàm phán về thuận lợi hóa thương mại........................................................17
1.3. Nội dung chính của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại..............................22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HẢI QUAN VIỆT
NAM TRONG VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI
CỦA WTO...............................................................................................................28
2.1. Giới thiệu chung về Hải quan Việt Nam.......................................................28

2.2. Thực trạng năng lực Hải quan Việt Nam dưới góc độ thực hiện các cam kết
theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại.............................................................30
2.2.1. Pháp luật Hải quan Việt Nam trong việc phù hợp thực hiện các cam kết
theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại.........................................................32


2.2.2. Nguồn nhân lực Hải quan Việt Nam trong việc phù hợp thực hiện các
cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại...........................................38
2.2.3. Cơ cấu, tổ chức Hải quan Việt Nam trong việc phù hợp thực hiện các
cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại...........................................42
2.2.4. Cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật hải quan trong việc phù hợp thực hiện
các cam kết theo Hiệp định thuận lợi hóa thương mại.....................................44
2.2.5. Hạ tầng thông tin trong việc phù hợp thực hiện các cam kết theo Hiệp
định thuận lợi hóa thương mại.........................................................................45
2.3. Thuận lợi của Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định thuận lợi hóa
thương mại...........................................................................................................51
2.3.1. Thuận lợi về đường lối của Đảng và Nhà nước......................................52
2.3.2. Thuận lợi về chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính......................52
2.3.3. Thuận lợi về hệ thống pháp lý phù hợp với tinh thần Hiệp định TFA....54
2.3.4. Thuận lợi về kinh nghiệm triển khai các nội dung thuận lợi hóa thương
mại...................................................................................................................55
2.4. Khó khăn của Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định thuận lợi hóa
thương mại...........................................................................................................58
2.4.1. Khó khăn về hoàn thiện pháp luật Việt Nam trên tinh thần Hiệp định
TFA..................................................................................................................58
2.4.2. Khó khăn về việc áp dụng rộng rãi cơ chế một cửa quốc gia.................59
2.4.3. Khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng viễn thông.......................61
2.4.4. Khó khăn về việc phối hợp giữa Hải quan và các cơ quan liên quan.....62
2.4.5. Khó khăn về hợp tác hải quan khu vực và thế giới................................62
2.4.6. Khó khăn về chất lượng nhân lực hải quan............................................63

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HẢI QUAN VIỆT NAM NHẰM
ĐẨY MẠNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI CỦA
WTO........................................................................................................................ 66


3.1. Xu hướng đẩy nhanh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại trên thế
giới....................................................................................................................... 66
3.2. Định hướng phát triển Hải quan Việt Nam nhằm đẩy nhanh quá trình thực thi
Hiệp định thuận lợi hóa thương mại....................................................................70
3.3. Đề xuất một số giải pháp đối với Hải quan Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực thi
Hiệp định thuận lợi hóa thương mại....................................................................73
3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý quy định nội dung Hiệp định thuận lợi hóa
thương mại.......................................................................................................73
3.3.2. Đẩy mạnh hiệu quả cơ chế một cửa quốc gia.........................................76
3.3.3. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng............................................78
3.3.4. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa Hải quan và các cơ quan quản lý
chuyên ngành, cơ quan thực thi pháp luật tại biên giới....................................79
3.3.5. Tăng cường, chủ động hợp tác hải quan khu vực và thế giới.................82
3.3.6. Nâng cao chất lượng nhân lực hải quan.................................................83
KẾT LUẬN.............................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................89


DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

ASEAN
APEC
CNTT
FTA
GATT
OECD
TFA
UNECE
UNTACD
WCO
WTO

Nghĩa tiếng Anh
Association of South East Asian

Nghĩa tiếng Việt
Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations
Asia-Pacific Economic

Nam Á
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Cooperation
Free trade agreement
General Agreement on Tariffs and

châu Á – Thái Bình Dương
Công nghệ thông tin

Hiệp định Thương mại tự do
Hiệp ước chung về Thuế quan

Trade
Organisation for Economic Co-

và Mậu dịch
Tổ chức Hợp tác và Phát triển

operation and Development

Kinh tế
Hiệp định thuận lợi hóa

Trade Facilitation Agreement
The United Nations Economic

thương mại
Ủy ban kinh tế châu Âu Liên

Commission for Europe
United Nations Conference on

Hiệp Quốc
Diễn đàn Thương mại và Phát

Trade and Development
World Customs Organization
World Trade Organization


triển Liên Hiệp quốc
Tổ chức Hải quan thế giới
Tổ chức Thương mại thế giới


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Sau khi nghiên cứu đề tài “Thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi
thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO”, có thể rút ra một số kết quả
sau:
- Thuận lợi hóa thương mại là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm
của thế giới nói chung và của các quốc gia thành viên WTO nói riêng. Thuận lợi
hóa thương mại mang ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp đẩy nhanh tốc độ thông quan,
giải phóng hàng hóa, thúc đẩy xuất nhập khẩu và phát triển nền kinh tế quốc gia.
- Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO sau hơn 10 năm đàm phán và
chờ sự nhất trí của 2/3 nước thành viên đã chính thức có hiệu lực từ ngày
22/7/2017, mở ra một trang mới cho lịch sử hơn 50 năm tồn tại và phát triển của
WTO. Là một thành viên của WTO, Việt Nam luôn thể hiện sự tích cực trong việc
tham gia đàm phán, phê chuẩn và thực thi TFA.
- Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO đưa ra những chuẩn mực cải
cách trong lĩnh vực hải quan chung để các nước thành viên cùng thực hiện, đồng
thời đưa ra các biện pháp để thực thi trong thực tiễn.
- Năng lực Hải quan Việt Nam đang có nhiều tiến bộ, một phần lớn là nhờ
những cải cách hiệu quả của chính phủ và những nỗ lực sửa đổi mang tính hệ thống.
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế và yếu kém trong việc vận hành giữa các cấp,
các bộ, ban ngành liên quan.
- Trong quá trình thực thi Hiệp định, Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi nhưng
cũng không ít khó khăn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến pháp luật hải quan
và việc phối hợp thực thi giữa các bộ phận liên quan.
- Các quốc gia thành viên WTO đều đang tiến hành đẩy nhanh thực thi Hiệp
định thuận lợi hóa thương mại. Nằm trong xu thế đó, Việt Nam đã đề ra những định

hướng cụ thể cho ngành Hải quan đẩy mạnh thực thi TFA.
- Trong thời gian tới, để đẩy mạnh thực thi TFA, Hải quan Việt Nam cần tiếp
tục sửa đổi hành lang pháp lý cho thực sự phù hợp hơn nữa, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực hải quan, cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật và tăng cường phối hợp
giữa Hải quan và các cơ quan liên quan cũng như Hải quan khu vực và thế giới.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, việc hội nhập kinh tế, tự do

hóa thương mại giữa Việt Nam và thế giới đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Một nền
kinh tế mở, ít rào cản đối với hoạt động giao lưu thương mại với quốc tế là tiền đề
giúp Việt Nam hoàn thiện và phát triển kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu
hóa ngày nay.
Hiệp định thuận lợi hóa thương mại TFA (Trade Facilitation Agreement) là
thỏa thuận giữa các quốc gia thuộc Tổ chức thương mại thế giới WTO, bắt đầu đàm
phán từ năm 2004, hướng tới mục tiêu cắt giảm chi phí trong chuỗi lưu thông hàng
hóa xuyên biên giới giữa các quốc gia và mang nhiều tính kỹ thuật trong thủ tục hải
quan. Đối với doanh nghiệp, Hiệp định TFA giúp đơn giản hóa, dễ dự đoán và giảm
chi phí các thủ tục hải quan. Đối với các quốc gia, Hiệp định thúc đẩy cải cách và
nâng cao nghiệp vụ hải quan, tạo ra một một môi trường kinh doanh ổn định và
nâng cao vị thế cạnh tranh của chính quốc gia đó.
Nhận thấy những lợi ích to lớn từ Hiệp định TFA, Việt Nam – thành viên thứ
150 của WTO đã thể hiện quyết tâm hội nhập quốc tế, cải cách hải quan và tích cực
tham gia đàm phán để hiệp định có hiệu lực. Những nội dung trong Hiệp định thuận

lợi hóa thương mại TFA hoàn toàn thống nhất với các mục tiêu cải cách hành chính,
đơn giản hóa thủ tục hải quan mà chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ
trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, TFA còn đề ra hàng loạt các tiêu chuẩn
thuận lợi hóa thương mại và các biện pháp hỗ trợ cần thiết để thực thi. Vì vậy, TFA
vừa là động lực vừa là nhân tố khuyến khích quá trình cải cách tự thân của Việt
Nam để phù hợp hơn.
Bắt đầu đàm phán từ năm 2004 và sau gần 10 năm đàm phán, tháng 12/2013,
Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại của WTO đã chính thức được thông qua và
nằm trong hệ thống các Hiệp định bắt buộc của WTO từ ngày 27/11/2014. Ngày
22/2/2017 đã trở thành dấu mốc quan trọng khi thành viên thứ 164 của WTO nhất
trí thông qua Hiệp định - 2/3 quốc gia thành viên WTO đồng ý thông qua để Hiệp
định chính thức có hiệu lực. Đây cũng là thỏa thuận đa phương đầu tiên trong 21
năm lịch sử của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO chính thức có hiệu lực.


2

Để việc thực thi TFA thật sự có hiệu quả, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa
Chính phủ và doanh nghiệp. Chính phủ có chức năng tạo ra hành lang pháp lý, cải
cách hành chính, phù hợp với những nội dung hiệp định, đồng thời phải phổ biến
cho nhiều doanh nghiệp biết đến. Doanh nghiệp trong quá trình thực thi cũng cần
phải có những kiến nghị tới chính phủ để Hiệp định thực sự phát huy hiệu quả. Hải
quan là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất trong Hiệp định và cũng là cơ quan chính
thi hành những nội dung theo các tiêu chuẩn mà Hiệp định đề ra. Hiểu và vận dụng
Hiệp định TFA sẽ giúp Hải quan Việt Nam tiến hành cải cách thủ tục một cách
nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động tận dụng được lợi
ích mà Hiệp định mang đến, nâng cao vị thế cạnh tranh trong và ngoài nước.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thuận lợi
và khó khăn của Hải quan Việt Nam khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương
mại của WTO”.

2.

Tình hình nghiên cứu
Là hiệp định thúc đẩy thương mại quốc tế và có nhiều lợi ích to lớn đối với

hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và với nền kinh tế quốc gia nói chung, đặc biệt
là đối với những nước đang phát triển, TFA nhận được khá nhiều sự quan tâm và
nghiên cứu từ nhiều tổ chức, cá nhân của Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu
này còn khá nhỏ lẻ và chưa có tính liền mạch. Đa số những nội dung nghiên cứu sâu
rộng đều thuộc về những tổ chức, trung tâm chuyên môn và có thẩm quyền như
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đứng ra thực hiện. Một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam có thể kể đến như:
- Nghiên cứu Rà soát pháp luật Việt Nam với cam kết trong Hiệp định Thuận
lợi hóa thương mại trong WTO do Trung tâm WTO - Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Thịnh vượng Đông Nam
Á, Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích
(i) so sánh chi tiết giữa pháp luật thương mại và hải quan của Việt Nam với từng
nghĩa vụ, cam kết cụ thể trong TFA; (ii) phân tích đánh giá hiện trạng pháp luật so
với yêu cầu của TFA và nhu cầu tự thân của Việt Nam; và (iii) xây dựng các đề xuất
về biện pháp thực thi TFA tương ứng. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở khía cạnh


3

pháp luật Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định TFA. Những khía cạnh khác như
nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật hải quan…trong việc thực thi Hiệp định sẽ
được bổ sung thêm trong luận văn này.
- Nghiên cứu WTO và Hiệp định tạo thuận lợi thương mại được thực hiện bởi
Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế Nguyễn Toàn. Nghiên cứu gồm 3 phần chính: (i) giới
thiệu về WTO và vấn đề tạo thuận lợi thương mại; (ii) giới thiệu tổng quan về Hiệp

định TFA và (iii) kết quả phân nhóm A các cam kết trong TFA. Nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở việc đưa ra những thông tin chung nhất về Hiệp định TFA cũng như sự
tham gia của Việt Nam thể hiện ở những cam kết nhóm A theo Hiệp định.
- Nghiên cứu Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO Doanh nghiệp
được lợi gì? Cần làm gì? được thực hiện bởi Giám đốc trung tâm WTO, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Thu Trang. Nghiên cứu gồm 2
phần chính. Phần 1 chỉ ra những lợi ích mà Hiệp định TFA mang lại cho Hải quan
Việt Nam cũng như nền kinh tế quốc gia. Từ đó, phần 2 đưa ra những biện pháp mà
doanh nghiệp có thể áp dụng để có thể tối đa hóa lợi ích mang lại từ Hiệp định TFA.
Khác với nghiên cứu này đi từ góc độ doanh nghiệp, luận văn sẽ tập trung ở khía
cạnh Hải quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định sẽ đương đầu với những
thuận lợi và khó khăn gì, từ đó, đề ra những giải pháp giúp đẩy mạnh thực thi TFA.
- Bài viết Thuận lợi hóa thương mại và hài hòa chính sách Logistics tại các
quốc gia ASEAN đăng trên tạp chí Kinh tế đối ngoại số 63, trường Đại học Ngoại
thương của ba tác giả Nguyễn Thu Thủy, Hoàng Trường Giang và Nguyễn Trung
Kiên. Phần 1 của bài viết khái quát vấn đề thuận lợi hóa thương mại nói chung.
Phần 2 đi sâu về vấn đề thuận lợi hóa thương mại trong ASEAN về quá trình thuận
lợi hóa thương mại cũng như ảnh hưởng của thuận lợi hóa thương mại đối với các
gia thành viên ASEAN. Phần 3 tiến hành phân tích so sánh chính sách logistics giữa
các thành viên ASEAN, từ đó đề xuất một số giải pháp hài hòa hóa chính sách
logistics của các quốc gia trong khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam. Như vậy,
bài viết chỉ tập trung nghiên cứu thuận lợi hóa thương mại nói chung dưới góc độ
hài hòa chính sách logistics của các quốc gia ASEAN, bao gồm cả Việt Nam. Trong
khi đó, luận văn giới hạn trong phạm vi Việt Nam, cụ thể là Hải quan Việt Nam đối
với việc thực thi cụ thể Hiệp định thuận lợi hóa thương mại.


4

- Bài viết Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO: Cơ hội và thách thức

đối với Việt Nam đăng trên tạp chí Kinh tế đối ngoại số 71, trường Đại học Ngoại
thương của hai tác giả Trịnh Thị Thu Hương và Phan Thị Thu Hường. Bài viết sau
khi đưa ra cái nhìn tổng quan về Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, đi sâu hơn vào
việc nghiên cứu những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Việt Nam, từ đó đề xuất
những giải pháp đối với Việt Nam về việc phê chuẩn và thực thi TFA. Bài viết mang
phạm vi rộng, nghiên cứu chung cho các chủ thể liên quan trên lãnh thổ Việt Nam
trong việc thực thi Hiệp định. Tuy nhiên, thời gian thực hiện bài viết là tháng
2/2015 nên thông tin chưa được cập nhật, nhất là sau khi Hiệp định TFA chính thức
có hiệu lực vào ngày 22/2/2017.
Về nghiên cứu vấn đề thuận lợi hóa thương mại ở Việt Nam được thực hiện
bởi các tổ chức quốc tế, có thể kể đến:
Nghiên cứu Trade Facilitation from a Developing Country Perspective, tạm
dịch là Thuận lợi hóa thương mại dưới góc nhìn của một quốc gia đang phát triển
được thực hiện bởi Ủy ban thương mại quốc gia Thụy Điển. Phần 1 của nghiên cứu
tập trung về việc thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại trong việc tăng
phúc lợi xã hội. Phần 2 chỉ ra sự khác biệt giữa các quốc gia đang phát triển về
những điều kiện tiên quyết và yêu cầu cần thiết để thực thi hiệp định cũng như
những điểm chung dễ dàng nhận ra. Để có thể hiểu rõ hơn về việc thực thi các biện
pháp thuận lợi hóa thương mại ở các quốc gia phát triển, nghiên cứu lấy ví dụ về
việc thực thi thuận lợi hóa thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ
đưa ra những nhận định mang tính chất chung nhất về vấn đề thuận lợi hóa thương
mại ở Việt Nam. Bên cạnh đó, thời gian viết nghiên cứu là năm 2003 nên có những
hạn chế về tính cập nhật của thông tin.
Đa số các nghiên cứu trên được thực hiện trước khi Hiệp định TFA trở thành
Hiệp định bắt buộc của WTO (tháng 11/2014) nên mới chỉ dừng lại ở việc rà soát và
đưa ra các khuyến nghị trong việc đàm phán Hiệp định. Tính đến thời điểm tác giả
bắt đầu thực hiện luận văn này, Hiệp định TFA mới chính thức có hiệu lực chưa đầy
1 tháng (từ ngày 22/2/2017), vì vậy, những nội dung nghiên cứu mang tính cập nhật
về TFA còn hạn chế.



5

3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn mà Hải quan Việt

Nam sẽ gặp phải khi thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO, đặc
biệt là việc thực thi các cam kết nhóm A trong Hiệp định.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu nghiên cứu về Hiệp định thuận lợi hóa thương mại trong
phạm vi lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là Hải quan Việt Nam và các Bộ, ban ngành liên
quan. Giới hạn nghiên cứu của luận văn là các biện pháp thuận lợi hóa thương mại
trong lĩnh vực hải quan. Trong quá trình xem xét sự phù hợp pháp luật Hải quan
Việt Nam với các cam kết của Hiệp định, tác giả giới hạn trong những văn bản pháp
luật có liên quan trực tiếp nhất đến vấn đề thuận lợi hóa thương mại bao gồm Luật
Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thực thi, các văn bản pháp luật trong
những lĩnh vực liên quan có hoặc còn hiệu lực trong năm 2016.
Về thời gian nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung trong khoảng 10 năm trở lại
đây kể từ thời điểm tác giả thực hiện nghiên cứu là tháng 2 năm 2017.
4.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài “Thuận lợi và khó khăn của hải quan Việt Nam khi

thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO” nhằm đề xuất một số giải
pháp giúp Hải quan Việt Nam thúc đẩy thực thi các nội dung thuận lợi hóa thương

mại của Hiệp định.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sẽ tập trung (i) làm rõ khái niệm thuận lợi hóa
thương mại, lợi ích của thuận lợi hóa thương mại, nội dung của Hiệp định thuận lợi
hóa thương mại, quá trình đàm phán cho đến khi Hiệp định thuận lợi hóa thương
mại của WTO chính thức có hiệu lực; (ii) phân tích, đánh giá thực trạng của Hải
quan Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định, từ đó chỉ ra những thuận lợi và khó


6

khăn của Hải quan khi thực thi Hiệp định TFA; (iii) đề xuất một số giải pháp cho
Hải quan Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, phân tích tại

bàn kết hợp sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để thực hiện các
nhiệm vụ trên.
6.
Kết cấu luận văn
Ngoài Mục lục, danh mục viết tắt, danh mục hình và bảng biểu, lời nói đầu,
kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì kết cấu luận văn gồm có ba chương như
sau:
Chương 1: Khái quát chung Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO
Chương 2: Phân tích thuận lợi và khó khăn của Hải quan Việt Nam trong việc
thực thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO
Chương 3: Một số giải pháp đối với hải quan Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực
thi Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO

Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều để hoàn thành luận văn này.


7

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA
THƯƠNG MẠI CỦA WTO
1.1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại trong WTO
1.1.1. Khái quát về thuận lợi hóa thương mại
1.1.1.1. Định nghĩa về thuận lợi hóa thương mại
Thuận lợi hóa thương mại hay tạo thuận lợi thương mại không phải là vấn đề
mới trong giao thương quốc tế. Vấn đề này thường xuyên được đề cập trong các Hội
nghị xuyên các quốc gia và được tập trung thảo luận trong thời gian dài. Nhiều tổ
chức quốc tế lớn trên thế giới thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới thuận lợi hóa thương
mại như Tổ chức thương mại quốc tế WTO, Tổ chức hải quan thế giới WCO, Ủy
ban kinh tế châu Âu Liên Hiệp Quốc UNECE, Ngân hàng thế giới WB,…
Hiểu theo nghĩa hẹp, thuận lợi hóa thương mại tập trung vào việc tiêu chuẩn
hóa các thủ tục và đơn giản hóa chứng từ hải quan. Còn theo nghĩa rộng, thuận lợi
hóa thương mại bao gồm tất cả các chính sách và biện pháp làm giảm chi phí giao
dịch quốc tế trong việc di chuyển hàng hóa qua biên giới. Không chỉ tập trung vào
các yếu tố trực tiếp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, các yếu tố như minh
bạch, đơn giản và cải thiện môi trường kinh doanh…cũng được chú trọng.
Không có nhiều định nghĩa về thuận lợi hóa thương mại, chỉ có một số tổ chức
lớn của thế giới và khu vực tiến hành định nghĩa về thuận lợi hóa thương mại.
Trong Sổ tay về thuận lợi hóa thương mại của Diễn đàn Thương mại và Phát triển
Liên Hiệp Quốc UNCTAD, xuất bản năm 2006 có định nghĩa “Thuận lợi hóa
thương mại là việc thiết lập một môi trường kinh doanh quốc tế minh bạch, thống
nhất và dễ dự đoán dựa trên việc đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa thủ tục, tập quán,
yêu cầu chứng từ, thông quan và vận chuyển hàng hóa. Bản chất của thuận lợi hóa

thương mại một mặt đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa bên điều phối hoạt động
thương mại và nhà cung cấp dịch vụ, mặt khác đòi hỏi mối quan hệ khăng khít giữa
hải quan và các bộ ngành liên quan. Thuận lợi hóa thương mại là một vấn đề rộng
lớn và đầy thách thức nhưng hứa hẹn mang lại những lợi ích to lớn cho cả doanh


8

nghiệp và chính phủ các nước nói riêng và toàn cầu nói chung. Nó ảnh hưởng tới rất
nhiều mặt như chính trị, kinh tế, hành chính, kĩ thuật, công nghệ và tài chính. Các
biện pháp tăng cường thuận lợi hóa thương mại thiên về kĩ thuật, đòi hỏi quản lý và
thi hành chuyên nghiệp. Bất kì biện pháp làm đơn giản các giao dịch thương mại,
tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch đều có thể coi thuộc các biện pháp thuận lợi
hóa thương mại. Nhìn chung, có thể chia các biện pháp thuận lợi hóa thương mại
thành các nhóm có liên quan đến:
(i) nghi thức, thủ tục, chứng từ và áp dụng thông tin điện tử cho các giao dịch
quốc tế
(ii) vận chuyển hàng hóa trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ (minh bạch,
dễ dự đoán và thống nhất), khung pháp lý, kết cấu hạ tầng giao thông liên lạc cũng
như các công cụ công nghệ thông tin
(iii) thông tin trao đổi kịp thời và hình thức truyền tải thông tin tới các bên liên
quan
Mục tiêu chính của thuận lợi hóa thương mại là đơn giản và tiêu chuẩn hóa
chứng từ, thủ tục và vận hành, đồng thời hòa hợp với tập quán hải quan, thỏa thuận
đa phương dù là ràng buộc hay tự nguyện.
Ủy ban kinh tế châu Âu Liên Hiệp Quốc UNECE đề cập đến thuận lợi hóa
thương mại là việc đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa các thủ tục và các
dòng thông tin liên quan cần thiết để di chuyển hàng hóa từ người bán sang người
mua và tiến hành thanh toán. Mục tiêu cơ bản của thuận lợi hóa thương mại đảm
bảo các hoạt động thương mại quốc tế (xuất nhập khẩu) nhanh hơn, rẻ hơn, dễ dự

đoán hơn trong khi vẫn đảm bảo an toàn và an ninh. Định nghĩa của UNECE cũng
nhấn mạnh không chỉ việc di chuyển hàng hóa qua biên giới trong chuỗi cung ứng
toàn cầu là quan trọng mà dòng thông tin giữa các bên cũng vô cùng quan trọng.
Dòng thông tin theo quan điểm của UNECE bao gồm cả dữ liệu và các chứng từ,
đảm bảo hoạt động giao dịch quốc tế được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. (UNECE,
2014). Cũng theo UNECE, thuận lợi hóa thương mại bao gồm bốn nguyên tắc cơ
bản: minh bạch, đơn giản, hài hòa và tiêu chuẩn hóa:


9

(i) minh bạch: trong chính sách mở cửa và các hoạt động quản lý, điều phối.
Những thông tin như quy định pháp luật và quản lý nhà nước phải được công khai
và dễ tiếp cận. Hơn nữa, trong quá trình soạn thảo các chính sách, quy định mang
tính bắt buộc, Chính phủ nên tham khảo ý kiến của những thành phần liên quan,
đảm bảo sự phù hợp của thông tin.
(ii) đơn giản: loại bỏ tất cả những yếu tố thừa, không cần thiết trong các thủ
tục, quy trình, cách thức…
(iii) hài hòa: đảm bảo sự phù hợp của các quy định, cách thức tiến hành trong
nước phù hợp với thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế.
(iv) tiêu chuẩn hóa: xây dựng các quy chuẩn đồng bộ cho các quy định,
nguyên tắc và cách thức áp dụng.

Hình 1. 1. Nguyên tắc thuận lợi hóa thương mại
Nguồn: UNECE, Trade facilitation - principles and benefits, 2014
Để có thể thực hiện tốt các nguyên tắc trên, đảm bảo thuận lợi hóa thương mại
diễn ra, trong nội bộ quốc gia, cần có sự phối hợp hiệu quả và chặt chẽ giữa chính
phủ và doanh nghiệp.
Thuận lợi hóa thương mại được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm rất nhiều yếu
tố, ảnh hưởng không chỉ những quốc gia trực tiếp tham gia cung cấp và tiêu thụ

hàng hóa mà còn có những quốc gia thứ ba đóng vai trò nhất định trong chuỗi cung


10

ứng. Tuy nhiên rất khó có thể đánh giá chính xác tác động của từng yếu tố thuận lợi
hóa thương mại tới phát triển kinh tế. Vì vậy, để xem xét mức độ ảnh hưởng của
từng yếu tố, thuận lợi hóa thương mại thường được giới hạn trong phạm vi nhất
định.
Tổ chức Hải quan thế giới WCO định nghĩa thuận lợi hóa thương mại là
“tránh các rào cản thương mại không cần thiết”. Điều này có thể đạt được bằng việc
áp dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại, cải thiện chất lượng quản lý theo hướng hài
hòa hóa, phù hợp với các tiêu chuẩn chung quốc tế. Theo quan điểm này, hải quan
đóng vai trò trung tâm, tăng cường thuận lợi hóa thương mại bằng việc đơn giản và
tiêu chuẩn hóa thủ tục, giảm thời gian và tiết kiệm chi phí giao dịch. WCO cũng cho
rằng việc thực thi các rào cản phi thuế quan như gia tăng kiểm tra thực tế hàng hóa
không mang lại lợi ích gì cho phát triển thương mại quốc tế. WCO đồng thời cũng
đề cao tầm quan trọng của công nghệ và kỹ thuật hiện đại trong tăng cường thuận
lợi hóa thương mại.
Cũng nhìn nhận theo nghĩa hẹp, WTO định nghĩa thuận lợi hóa thương mại là
“việc đơn giản và hài hòa thủ tục giao dịch quốc tế, bao gồm tập quán và thông lệ
trong thu thập, xuất trình, trao đổi và xử lí dữ liệu cho việc vận chuyển hàng hóa
trong thương mại quốc tế” (World Trade Organization, 2017). Định nghĩa trên tập
trung vào những vấn đề liên quan trực tiếp tới hải quan và biên giới quốc gia, bao
gồm 5 nội dung cơ bản:
(i) các chứng từ cần thiết
(ii) quy trình tiêu chuẩn
(iii) tự động hóa và thông tin điện tử
(iv) minh bạch, dễ dự đoán và nhất quán
(v) hiện đại hóa quản lý xuyên biên giới

Định nghĩa của WTO chịu ảnh hưởng của Hiệp định GATT 1994, Điều V, VII,
VIII, X, Hiệp định xác định trị giá tính thuế hải quan (thực thi điều VII của GATT
1994), Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu, Hiệp định về giám định hàng hóa


11

trước khi gửi hàng, Hiệp định về quy tắc xuất xứ, Hiệp định về các hàng rào kỹ
thuật đối với thương mại, Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật.
Như vậy, các định nghĩa trên về thuận lợi hóa thương mại tuy khác nhau về
cách tiếp cận nhưng đều có điểm chung ở đích đến cuối cùng là tiết kiệm thời gian
và chi phí giao dịch quốc tế. Trong luận văn này, tác giả sẽ sử dụng định nghĩa của
WTO về thuận lợi hóa thương mại là việc đơn giản, hài hóa thủ tục hải quan, đòi
hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan hải quan và các bộ phận, ban ngành liên quan,
để tăng cường sự hiệu quả trong việc luân chuyển hàng hóa xuyên biên giới quốc
gia.
1.1.1.2. Lợi ích và chi phí của thuận lợi hóa thương mại
Lợi ích của thuận lợi hóa thương mại
Lợi ích của thuận lợi hóa thương mại có thể thấy được thông qua ảnh hưởng
tới chi phí giao dịch quốc tế. Chi phí giao dịch quốc tế bao gồm chi phí trực tiếp và
chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí chuẩn bị chứng từ sao cho phù
hợp với quy định hải quan các nước, chi phí di chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất ra
cảng, chi phí bốc dỡ hàng hóa ở cảng, chi phí tài chính, bảo hiểm, chi phí vận
chuyển hàng hóa xuyên quốc gia. Chi phí gián tiếp bao gồm chi phí cơ hội liên quan
đến thời gian và trì hoãn vận chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua. Các chi
phí này chiếm khoảng 80% tổng chi phí giao dịch quốc tế.
Tuy nhiên, giảm chi phí giao dịch quốc tế chưa phản ánh hết lợi ích của thuận
lợi hóa thương mại mang lại. Thuận lợi hóa thương mại có thể làm giảm rủi ro giao
dịch, đồng thời cho phép sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân trong thương
mại quốc tế. Lợi ích của thương mại quốc tế tới doanh nghiệp và chính phủ có thể

tóm gọn trong bảng sau:


12

Bảng 1. 1. Lợi ích của thuận lợi hóa thương mại đối với chính phủ
và doanh nghiệp
Lợi ích đối với chính phủ
- Tăng hiệu quả của các biện pháp
quản lý
- Khai thác nguồn lực hiệu quả hơn
- Tăng doanh thu hợp lý
- Khuyến khích đầu tư nước ngoài

Lợi ích đối với doanh nghiệp
- Giảm chi phí và giảm sự chậm trễ
- Thông quan và giải phóng hàng hóa
nhanh hơn do có sự minh bạch về
chính sách
- Khung hoạt động thương mại đơn
giản hơn cho cả hoạt động thương mại

- Thúc đẩy phát triển kinh tế

nội địa và quốc tế
- Nâng cao năng lực cạnh tranh
Nguồn: UNECE, Trade Facilitation: An Introduction to the Basic Concepts and
Benefits (ECE/TRADE/289), 2002
Từ trung hạn đến dài hạn, thuận lợi hóa thương mại có thể mang đến những
lợi ích sau:

(i) nâng cao năng lực cạnh tranh
Thuận lợi hóa thương mại là nhân tố quan trọng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
của mỗi quốc gia. Những thủ tục pháp lý rườm rà có thể dẫn tới giao hàng chậm trễ
ra nước ngoài, đồng thời, ảnh hưởng tới uy tín của nhà sản xuất trong việc đáp ứng
kịp thời nhu cầu của khách hàng, đánh mất cơ hội tham gia vào mạng lưới cung cấp
và phân phối trên toàn cầu. Ước tính rằng thuận lợi hóa thương mại đã làm tăng giá
trị giao dịch quốc tế 250 tỷ Đô la Mỹ, tương đương 21% nhờ sự cải tổ về hải quan,
cảng giao nhận, quy định trong nước và giao dịch điện tử. Ở khu vực châu Á, việc
giảm chi phí xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng giá trị xuất khẩu từ 11-14%. (Duval
and Utoktham, 2009, tr.25). Đối với các nước thành viên APEC, sự minh bạch trong
xuất nhập khẩu có thể giúp những nước này tăng giá trị xuất khẩu lên 7,5%, tương
đương 148 tỷ Đô la Mỹ (Helble, Sheperd, and Wilson, 2007, tr.17).
(ii) tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài
Lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đổ vào các nền kinh tế
đang phát triển nhằm đầu tư cơ sở sản xuất phục vụ xuất khẩu. Nhiều nhà máy nhập


13

khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Vì vậy, những nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan
tâm tới cơ chế và sự hiệu quả về chi phí khi tiến hành xuất nhập khẩu ở nước nhận
đầu tư. Một quốc gia thực thi thuận lợi hóa thương mại sẽ thu hút được nhiều nhà
đầu tư hơn và dễ dàng hòa nhập hơn với nền kinh tế khu vực và thế giới.
(iii) tăng sự hiện diện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại quốc
tế
Doanh nghiệp vừa và nhỏ được coi như nhân tố chính trong tăng trưởng kinh
tế ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển, những quốc gia còn non yếu và thiếu
kinh nghiệm trong các hoạt động giao dịch thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp
này thường không được khuyến khích khi tham gia vào mạng lưới phân phối sản
phẩm toàn cầu do các thủ tục phức tạp và thiếu minh bạch. Vì vậy, cải cách thủ tục

đơn giản và thống nhất hơn sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia
giao dịch quốc tế. Áp dụng công nghệ hiện đại và tự động hóa trong các thủ tục hải
quan sẽ đem lại lợi ích cho các bên tham gia và tăng cường sự tham gia của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(iv) góp phần nâng cao mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Một môi trường kinh doanh hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều giao dịch hiệu quả và
với chi phí thấp hơn. Theo UNCTAD, sự gia tăng giá trị thương mại quốc tế do
thuận lợi hóa thương mại đem lại có thể làm tăng mức thu nhập bình quân đầu
người GDP ở các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương khoảng 2,5%. Nhìn
chung, thu nhập từ thuận lợi hóa thương mại tạo ra ước tính là 2-3% giá trị hàng hóa
trao đổi (Duval and Utoktham, 2009, tr. 30).
Chi phí của thuận lợi hóa thương mại
Nhiều quốc gia đang phát triển tỏ ra e ngại bởi chi phí tiến hành thuận lợi hóa
thương mại. Việc ban hành và thực thi thuận lợi hóa thương mại có thể kéo theo sự
ra đời của hàng loạt các phòng, ban liên quan. Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ giúp
làm giảm chi phí của chính phủ bởi nó làm tăng tính hiệu quả và minh bạch, loại bỏ
những khâu không cần thiết, giúp tiết kiệm và quản lý nguồn lực hiệu quả. Trên
thực tế, chi phí cần thiết để ban hành và thực thi thuận lợi hóa thương mại nhỏ hơn


×