Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thi 990 năm xưng danh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.22 KB, 15 trang )

Phần I: 16 câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Thanh Hóa là nơi đầu tiên phát hiện ra di vật (trống đồng) của nền
văn hóa Đông Sơn vào thời gian nào?
a. Năm 1922.
b. Năm 1923.
c. Năm 1924.
d. Năm 1925.
Đáp án: c
Câu 2: Tỉnh lỵ Thanh Hóa thời nhà Lý được đặt ở địa phương nào dưới đây?
a. Tư Phố (hiện nay thuộc xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa).
b. Duy Tinh (hiện nay thuộc xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc).
c. Vạn Lại (hiện nay thuộc xã Xuân Châu, huyện Thọ Xuân).
d. Hạc Thành (hiện nay thuộc thành phố Thanh Hóa).
Đáp án: b
Câu 3: Vị tướng nào là người Thanh Hóa có công dẹp loạn "Tam vương”
thời Lý ?
a. Đào Cam Mộc
b. Lê Phụng Hiểu
c. Lý Thường Kiệt
d. Tô Hiến Thành
Đáp án: b
Câu 4: Đền Đồng Cổ (thờ thần Trống Đồng) hiện nay thuộc địa phương nào
của tỉnh Thanh Hóa?
a. Làng Trịnh Lộc, xã Yên Phú, huyện Yên Định.
b. Làng Quan Yên, xã Định Tiến, huyện Yên Định.
c. Làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định.
d. Làng Đồng Phang, xã Định Hòa, huyện Yên Định.
Đáp án: c
Câu 5: Bộ sử nào dưới đây ghi chép về việc đổi tên “Trại Ái Châu” thành
“Phủ Thanh Hóa”?
a. Đại Việt sử ký.


b. Đại Việt sử ký toàn thư.
c. Đại Việt sử ký tiền biên.
d. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
Đáp án: b
Câu 6: Năm 1029, Danh xưng Thanh Hóa với tư cách là đơn vị hành chính
trực thuộc Trung ương được đặt tên dưới triều vua nào của nhà Lý?
1


a. Lý Thái Tổ
b. Lý Thái Tông
c. Lý Thánh Tông
d. Lý Nhân Tông
Đáp án: b
Câu 7: Trong triều đại nhà Lý, Thái úy Lý Thường Kiệt được cử làm Tổng
trấn Thanh Hóa vào thời gian nào?
a. Từ năm 1082 đến năm 1101.
b. Từ năm 1069 đến năm 1072.
c. Từ năm 1072 đến năm 1082.
d. Từ năm 1102 đến năm 1109.
Đáp án: a
Câu 8: Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) là bộ luật chính thức của
Nhà nước Đại Việt thời Hậu Lê được ban hành dưới triều vua nào?
a. Lê Lợi (Lê Thái Tổ).
b. Lê Thái Tông.
c. Lê Nhân Tông.
d. Lê Thánh Tông.
Đáp án: c
Câu 9: Trong lịch sử Việt Nam, những vị vua, chúa, danh nhân, công thần
nào dưới đây là người Thanh Hóa?

a. Triệu Thị Trinh, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lê Lợi.
b. Mai Thúc Loan, Lê Hoàn, Hồ Quý Ly, Đào Cam Mộc, Nguyễn Kim.
c. Lê Hoàn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng.
d. Triệu Thị Trinh, Đào Duy Từ, Lê Hoàn, Hồ Quý Ly, Lê Lợi.
Đáp án: d
Câu 10: Năm 1841, tên gọi tỉnh Thanh Hóa được đặt dưới triều vua nào của
nhà Nguyễn?
a. Gia Long
b. Minh Mệnh
c. Thiệu Trị
d. Tự Đức
Đáp án: b
Câu 11: Thanh Hóa là nơi phát tích của các vương triều và dòng chúa nào
trong lịch sử Việt Nam?
a. Tiền Lê, Lý, Hồ, Hậu Lê, Mạc; chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
b. Hồ, Hậu Lê, Mạc, Nguyễn; chúa Nguyễn.
2


c. Tiền Lê, Lý, Mạc, Nguyễn; chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
d. Tiền Lê, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn; chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
Đáp án: d
Câu 12: Trong phong trào Cần Vương chống Pháp, những lãnh tụ nào dưới
đây là người Thanh Hóa?
a. Trần Xuân Soạn, Phạm Bành, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá
Thước.
b. Trần Xuân Soạn, Cao Thắng, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân.
c. Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.
d. Phạm Bành, Tống Duy Tân, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước, Cao Thắng.
Đáp án: c

Câu 13: Ngày 29/7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập tại địa
điểm nào?
a. Làng Hàm Hạ, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn.
b. Làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến, huyện Thiệu Hóa.
c. Làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân.
d. Làng Cự Đà, xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa.
Đáp án: c
Câu 14: Trong lần về thăm Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen
ngợi: “…Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng
Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến
đó…”, câu nói trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong thời gian và địa
điểm nào?
a. Năm 1947 tại Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
b. Năm 1957 tại trụ sở Tỉnh ủy, Thanh Hóa.
c. Năm 1960 tại Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
d. Năm 1961 tại sân vận động tỉnh Thanh Hóa.
Đáp án: b
Câu 15: Thành Nhà Hồ được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày
tháng năm nào?
a. Ngày 27/6/2010.
b. Ngày 27/6/2011.
c. Ngày 16/6/2012.
d. Ngày 16/6/2013.
Đáp án: b

3


Câu 16: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao

nhiêu kỳ Đại hội?
a. 16 kỳ đại hội.
b. 17 kỳ đại hội.
c. 18 kỳ đại hội.
d. 19 kỳ đại hội.
Đáp án: b
Phần II. Câu hỏi tự luận (bài viết không quá 7.000 từ)
Thanh Hoá là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, ít chia tách, có bề dày lịch sử,
giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn
hóa vật chất và tinh thần rất độc đáo.
Trong diễn trình phát triển của lịch sử Việt Nam, Thanh Hóa có vị trí rất
đặc thù. Đây là nơi giao thoa, hội tụ giữa các trung tâm văn hóa lớn của dân tộc
Việt, song vẫn mang sắc thái văn hóa riêng. Xứ Thanh - quê hương của nhiều
bậc anh hùng, hào kiệt, chí sĩ, văn nhân nổi tiếng: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê
Văn Hưu, Đào Duy Từ... làm rạng rỡ cho quê hương, xứ sở. Xứ Thanh là vùng
đất khởi nghiệp của nhiều triều đại quân chủ: triều Tiền Lê, triều Hồ, triều Lê
Sơ, Lê Trung Hưng, triều Nguyễn. Thanh Hóa cũng là đất “thang mộc”, nơi phát
tích, sản sinh ra nhiều bậc vua chúa nổi bật, làm rạng danh sơn hà xã tắc. Trên
địa bàn Thanh Hóa từng diễn ra và ghi dấu nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.
Trải qua quá trình lịch sử, các thế hệ người dân Thanh Hóa luôn dũng cảm, kiên
cường trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động,
sản xuất, lập nên nhiều chiến công hiển hách, tô thắm thêm truyền thống dựng
nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc.
Là mảnh đất có bề dày truyền thống, lịch sử, Thanh Hóa được ghi chép lại
trong nhiều bộ chính sử, địa chí, văn bia, thư tịch và các công trình nghiên cứu
từ thời cổ, trung đại đến thời cận hiện đại. Nhiều vấn đề về lịch sử Thanh Hóa
trong tiến trình lịch sử dân tộc đã được nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và sáng tỏ.
Tuy nhiên, thời điểm ra đời của địa danh Thanh Hóa với tư cách đơn vị hành
chính trực thuộc Trung ương có rất ít tài liệu ghi chép và sự nhất quán chưa cao.
Vì vậy, việc xác định thời điểm ra đời của danh xưng Thanh Hóa, gắn với sự

phát triển của mảnh đất này trong suốt chiều dài lịch sử là việc làm cần thiết.
Thanh Hóa trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
vốn có nhiều tên gọi khác nhau qua từng thời kỳ, như Cửu Chân bộ thời Hùng
Vương; Tượng quận thời Tần; Cửu Chân quận thời Hán; thời Ngô được chia làm
hai quận: Cửu Chân và Cửu Đức; đến đời Lương Vũ Đế (502-549), vùng phía
bắc quận Cửu Chân được tách ra, lập làm Ái châu. Thời Tùy (589-617), Ái châu
lại lệ vào quận Cửu Chân. Đến nhà Đường (618-907) thì tách ra làm hai quận Ái
Châu và quận Cửu Chân. Năm Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lý Thái Tổ đổi 10
đạo trong cả nước làm 24 lộ, châu Hoan (Nghệ An nay) và châu Ái (Thanh Hóa
nay) làm trại ...
4


Việc nghiên cứu xác định dấu mốc quan trọng xuất hiện thời điểm ra đời
danh xưng Thanh Hóa với tư cách đơn vị hành chính trực thuộc trung ương được
đặt ra từ lâu nhưng gặp nhiều khó khăn do nguồn tư liệu quá ít, song với sự chỉ
đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, tích cực tham mưu của các cơ quan chức năng,
với trách nhiệm cao và tấm lòng yêu mến vùng đất, con người Thanh Hóa, nhiều
năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh đã dành nhiều thời gian, công sức
và tâm huyết để nghiên cứu, luận giải nhiều dấu mốc về tên gọi “Danh xưng
Thanh Hóa” và “Danh xưng Thanh Hóa xuất hiện từ khi nào. Qua quá trình
nghiên cứu, tìm hiểu Danh xưng - tên gọi Thanh Hóa bước đầu đã thu được
những tư liệu lịch sử và công trình khoa học đề cập; một số cuộc Hội thảo khoa
học “Thanh Hoá đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương” được tổ chức song
chưa có kết quả khả quan, tin cậy.
Để có những cứ liệu xác đáng về thời điểm xuất hiện danh xưng Thanh
Hóa với tư cách là một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, ngày 23-52017 được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Hội Khoa học
Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học, Ban Tuyên giáo - Tỉnh ủy Thanh Hóa phối hợp
tổ chức hội thảo khoa học “Danh xưng Thanh Hóa có từ bao giờ và những cứ
liệu lịch sử” với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà

nghiên cứu hàng đầu trong cả nước.
23 báo cáo tham luận của các nhà khoa học đã được trình bày với những
dẫn liệu cho rằng phủ Thanh Hóa xuất hiện năm 1111 được ghi chép thống nhất
ở các sách Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám
cương mục, thế nhưng năm 1111, phủ Thanh Hóa đã có trước đó nên không phải
là năm Danh xưng Thanh Hóa xuất hiện sớm nhất. Bia Ngưỡng Sơn Linh Xứng
tự bi minh dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7, tức năm 1126, ghi: “Đầu niên
hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng (1076-1084) [Thái úy Lý Thường Kiệt] được phong
làm em nuôi vua, trông nom việc quân các châu của quận Cửu Chân, Ái châu
thuộc trấn Thanh Hóa). Do vậy, không thể căn cứ vào câu trích trên để cho rằng
trấn Thanh Hóa xuất hiện năm 1076. Khi Thái úy Lý Thường Kiệt mất vào mùa
hạ, tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Đại Việt sử ký toàn thư trong đoạn tóm lược quê
hương và công lao của Thái úy, có câu: “Thánh Tông phong chức Thái Bảo, trao
cho tiết việt để đi kinh lý thăm hỏi lại dân ở Thanh Hóa, Nghệ An (Q. 3-14b, bản
dịch 1993, T.1, tr. 285)”. Căn cứ vào câu này có người cho rằng danh xưng
Thanh Hóa đã xuất hiện trong thời vua Lê Thánh Tông (1054-1072), chậm nhất
là năm 1072. Đại Việt sử ký toàn thư chép khi Lý Thường Kiệt mất tức năm
1105 thì lúc đó danh xưng Nghệ An đã từng xuất hiện, vì vậy niên đại này không
có cơ sở. Năm 1082 được ghi trên văn bia thời Lý tìm thấy trên đất Thanh Hóa.
Văn bia An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký, dựng năm 1100. Văn bia có đoạn: “Chí
Nhâm Tuất chi tuế, hoàng đế đặc gia Thanh Hóa nhất quân, tứ công phong ấp.
Quần mục hướng phong, vạn dân mộ đức” (Đến năm Nhâm Tuất (1782) hoàng
đế đặc biệt ban Thanh Hóa một quân, cho ông [Thái úy Lý Thường Kiệt] làm
phong ấp. Các châu mục đều mộ phong thanh, muôn dân đều mến đức). Theo
câu văn, đến năm Nhâm Tuất (1082) đã có danh xưng Thanh Hóa, có nghĩa là
danh xưng Thanh Hóa không phải xuất hiện vào năm Nhâm Tuất-1082 mà phải
5


từ trước đó. Điều đó có thể hiểu là tên Thanh Hóa có trước năm 1082. Những

văn bia này là tư liệu gốc có giá trị, nhưng rất tiếc là các tác giả chưa xác định
được năm nào cụ thể, mà mới chỉ dựa trên cơ sở dự tính, suy luận.
Tại Hội thảo, phần lớn các ý kiến tập trung vào niên đại: năm 1029. Năm
1029 là căn cứ vào ghi chép của Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Căn
cứ vào bộ chính sử quan trọng thứ hai của lịch sử Việt Nam (sau Toàn thư) là
sách Cương mục thì địa danh hành chính Thanh Hóa xuất hiện vào năm Thiên
Thành thứ 2 triều Lý Thái Tông (1029). Cụ thể, tại tờ 20, quyển 21 sách Cương
mục có đoạn chép về Thanh Hóa: “ Xưa, thời Hùng Vương là quận Cửu Chân,
đời Tần thuộc Tượng quận, đời Hán là quận Cửu Chân, đời Ngô - Tấn - Tống
cũng theo đó [là Cửu Chân].Đời Lương Vũ đế đổi Cửu Chân làm Ái Châu, đời
Tùy trở lại tên gọi là quận Cửu Chân. Đời Đường thì phân tách và bố trí thành
hai quận Ái Châu và Cửu Chân. Triều Đinh, Lê gọi là Ái Châu. Triều Lý đổi là
trại. Năm Thiên Thành thứ hai (1029) đổi làm Thanh Hoá phủ)”. Với các cứ liệu
hiện có, và được ghi chép cụ thể ở Cương mục, thời điểm bắt đầu tên gọi tên gọi
Thanh Hóa với tư cách là một đơn vị hành chính phủ Thanh Hóa xuất hiện vào
năm 1029, năm Thiên Thành thứ 2 (1029) đời vua Lý Thái Tông.
Năm 1029 là năm xuất hiện sớm nhất của Danh xưng Thanh Hóa với tư
cách là đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền Trung ương thuộc quốc gia
Đại Việt, toàn bộ không gian lãnh thổ và địa giới phủ Thanh Hóa thời bấy giờ về
cơ bản ổn định như ngày nay. Đây chính là kết quả của quá trình nghiên cứu âm
thầm, trao đi đổi lại, tranh luận của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử
trong suốt một thời gian dài để đi đến thống nhất cao. Quan điểm chọn mốc
1029 là năm xuất hiện danh xưng Thanh Hóa đã nhận được sự đồng thuận của
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện sử học và các nhà khoa học, đáp ứng lòng
mong đợi của cán bộ và nhân dân tỉnh nhà. Mốc lịch sử này cũng tương đồng
với tỉnh Nghệ An là địa phương có đặc điểm và tiến trình phát triển tương đương
với Thanh Hóa dưới vương triều Lý.
Việc xác định năm 1029 thời điểm ra đời của danh xưng Thanh Hóa với
tư cách đơn vị hành chính trực thuộc trung ương càng khẳng định thêm bề dày
lịch sử và những giá trị truyền thống quý báu của vùng đất Xứ Thanh - địa linh

nhân kiệt trong diễn trình của lịch sử dân tộc. Mới đây, trên cơ sở các luận cứ
khoa học của các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa ở các cơ quan trung ương và ở
tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã thống nhất với đề xuất chọn ngày 8
tháng 5 năm 2019 là thời điểm chính tổ chức kỷ niệm 990 năm Danh xưng
Thanh Hóa (1029 – 2019). Đây là dấu mốc, sự kiện quan trọng để Đảng bộ,
chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh ôn lại truyền thống lịch sử dựng
nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, nhận thức đầy đủ, sâu sắc về truyền
thống lịch sử lâu đời đối với quê hương. Thông qua các hoạt động kỷ niệm này,
hướng đến làm rõ ý nghĩa lịch sử của quá trình hình thành và phát triển địa danh
Thanh Hóa, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của tỉnh từ khi hình
thành đến nay. Đây cũng là dịp thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với
các thế hệ cha ông đã có công tạo dựng, gìn giữ, bảo vệ quê hương tiếp tục
khẳng định và tôn vinh các giá trị lịch sử, truyền thống cách mạng của miền đất
6


“địa linh, nhân kiệt”. Kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa sẽ tạo thêm sức
mạnh mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh hăng hái học tập, công
tác, đồng lòng, chung tay, góp sức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ
2015 – 2020, xây dựng tỉnh Thanh Hóa phát triển nhanh, bền vững, ngày càng
thịnh vượng, văn minh.
Cách đây 65 năm, ngày 20-2-1947, chỉ hai tháng sau ngày ra "Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến", giữa bộn bề công việc, trong hoàn cảnh đất nước ở thế
"ngàn cân treo sợi tóc", với tầm nhìn chiến lược, Hồ Chủ tịch đã "vào Thanh
kinh lý".

Sau đó Bác tới nói chuyện với quân, dân Thanh Hóa tại trung tâm
thị xã Thanh Hóa
Ðó không chỉ thể hiện tình cảm sâu nặng Bác dành cho Ðảng bộ, quân và

dân các dân tộc trong tỉnh, mà còn là niềm tin và sự gửi gắm của Bác đối với
tỉnh Thanh - một tỉnh 'đất rộng, người nhiều, nhân dân có truyền thống anh dũng
đấu tranh và cần cù lao động', sẽ trở thành hậu phương vững chắc của cuộc
kháng chiến trường kỳ. Ðể thực hiện được nhiệm vụ cao cả đó, Bác yêu cầu
'Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... làm sao cho mọi mặt chính trị,
kinh tế, quân sự, phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu,
một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu' và Người khẳng
định: 'Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu'.

7


Tượng đài Bác Hồ ở thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn (Thanh
Hóa) được dựng ở địa điểm đầu tiên Bác dừng chân khi về thăm Thanh Hóa
ngày 20-2-1947
Vâng theo lời dạy của Bác, với niềm vinh dự và tự hào, Ðảng bộ, quân và
dân các dân tộc Thanh Hóa đã đoàn kết một lòng, vừa đánh trả các cuộc tấn
công, càn quét của địch bảo vệ vững chắc hậu phương; giúp đỡ, đùm bọc đồng
bào tản cư; vừa xây dựng hậu phương phát triển về mọi mặt: chính trị, quân sự,
kinh tế, văn hóa - xã hội... tập trung cao nhất sức người, sức của cho tiền tuyến
và tham gia giúp đỡ cách mạng Lào. Trong chín năm kháng chiến, từ hậu
phương Thanh Hóa, hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm được cung cấp cho
tiền tuyến, 57 nghìn thanh niên tòng quân nhập ngũ, hơn một triệu dân công hỏa
tuyến được huy động, ngày đêm vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí phục
vụ chiến trường, góp phần cùng toàn quân, toàn dân làm nên chiến thắng Ðiện
Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Với những thành tích đạt được, năm 1957 - lần thứ hai về thăm Thanh
Hóa, Hồ Chủ tịch đã khen ngợi: 'ngoài việc ủng hộ kháng chiến, có những vùng
du kích rất oanh liệt như Phú Lệ, Hải Thanh, chứng tỏ đồng bào ta lương giáo
cực kỳ đoàn kết, vì thế ta đã thắng lợi...', nhiều người con quê hương Thanh Hóa

như 'Lò Văn Bường, Phạm Minh Ðức, Tô Vĩnh Diện, Lê Công Khai...' dũng cảm
8


trong chiến đấu, được phong tặng Anh hùng, 'chẳng những làm vẻ vang cho tỉnh
nhà, mà còn làm vẻ vang cho cả nước' và 'Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng
Ðiện Biên Phủ đến đó. Tiếng Ðiện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng
có một phần vinh dự đến đó'.
Tiếp tục dành cho Ðảng bộ và nhân dân các dân tộc Thanh Hóa những
tình cảm và sự quan tâm sâu sắc, trong khoảng thời gian từ năm 1957 cho đến
trước lúc đi xa, Bác đã về thăm Thanh Hóa ba lần, nhiều lần gửi thư động viên,
khích lệ và Bác luôn căn dặn: Thanh Hóa phải trở thành tỉnh kiểu mẫu.
Như được tiếp thêm sức mạnh, Ðảng bộ, quân dân Thanh Hóa đã đoàn kết
một lòng, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, phát động rộng khắp các
phong trào thi đua lao động sản xuất, tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,
kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống. Nhiều công trình thủy
lợi, hồ đập, cầu cống, đường giao thông, nhà máy, xí nghiệp; hàng chục trường
chuyên nghiệp, các trường phổ thông cấp I, cấp II, cấp III; các bệnh viện từ
tuyến tỉnh đến tuyến huyện... được đầu tư xây dựng, đã làm biến đổi sâu sắc bộ
mặt kinh tế - xã hội của tỉnh, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,
xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh. Từ các phong trào thi đua yêu
nước ấy, trên tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương đã xuất hiện không ít những
tập thể, cá nhân 'kiểu mẫu' được Bác Hồ khen ngợi. Ðó là các hợp tác xã: Ðông
Phương Hồng, Yên Trường, Thắng Lợi, Ðịnh Công, Hợp tác xã tiểu thủ công
nghiệp Thành Công, Nhà máy cơ khí Thanh Hóa... Về nông nghiệp có những
chiến sĩ xuất sắc trên lĩnh vực nông nghiệp như: 'Trịnh Xuân Bái, Nguyễn Thế
Khương,... Ðó là những người con ưu tú của Tổ quốc, của tỉnh nhà, là những
người xung phong cho nhân dân ta noi theo'.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là một trong những địa
phương phải đương đầu trực tiếp với chiến tranh phá hoại của kẻ thù. Nghe theo

lời kêu gọi của Ðảng và Bác Hồ kính yêu, quân và dân Thanh Hóa đã dũng cảm
chiến đấu 10.158 trận, bắn rơi 376 máy bay, bắt sống 36 giặc lái, bắn cháy 57
tàu chiến của giặc Mỹ. Trong khói lửa của cuộc chiến tranh ác liệt ấy, những địa
danh Hàm Rồng, Ðò Lèn, Lạch Trường, Phà Ghép; những tấm gương chiến đấu
quên mình của dân quân Nam Ngạn, Yên Vực; của các lão dân quân Hoằng
Trường; nữ dân quân Hoa Lộc, nữ dân quân Thanh Thủy, Hoằng Hải, Hà Phú,
Hà Toại... và biết bao những người con ưu tú khác của quê Thanh dũng cảm
trong chiến đấu, đã trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng thời đại Hồ Chí Minh.
Ghi nhận những công lao to lớn đó, Ðảng và Nhà nước đã tặng thưởng
Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất cho Ðảng bộ và nhân dân
Thanh Hóa; lực lượng vũ trang Thanh Hóa được phong tặng anh hùng; 1.468 bà
mẹ được phong và truy tặng danh hiệu 'Bà mẹ Việt Nam Anh hùng'; 197 tập thể,
107 cá nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân; 17 tập thể và 16 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng
lao động.
9


Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là những năm gần đây, Thanh Hóa vui
mừng báo công lên Bác: tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt hơn 10%;
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
ngày càng được hoàn thiện. Từ một địa phương thường xuyên thiếu đói, những
năm gần đây, luôn đạt hơn 1,6 triệu tấn lương thực, bảo đảm cân đối trên địa
bàn; một số vùng sản xuất nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến như:
mía, cao-su, vùng sắn, vùng luồng đã được hình thành. Mô hình hợp tác giữa
nông dân trồng mía với Nhà máy đường Lam Sơn đã trở thành điểm sáng trong
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn những năm gần
đây.
Cùng với nông nghiệp, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá,

Thanh Hóa là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng xi-măng và
mía đường. Các khu công nghiệp, khu kinh tế Nghi Sơn được thành lập, với
hàng chục dự án lớn đã và đang được triển khai thực hiện, từng bước hình thành
những ngành công nghiệp then chốt của tỉnh như: xi-măng, luyện cán thép, nhiệt
điện, lọc hóa dầu... Trên địa bàn tỉnh hiện có 42 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài, với tổng vốn hơn bảy tỷ USD, xếp thứ 9 trong cả nước về thu hút đầu tư
nước ngoài; giá trị xuất khẩu đạt gần 500 triệu USD; thu ngân sách năm 2011
xấp xỉ đạt 5.000 tỷ đồng.
65 năm đã qua, kể từ ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, bằng
sự ngưỡng mộ và lòng kính yêu Bác vô hạn, Ðảng bộ và nhân dân các dân tộc
trong tỉnh đã đoàn kết một lòng, vượt lên muôn vàn khó khăn, gian khổ, giành
được những thành tựu hết sức tự hào.
Vượt qua giới hạn của không gian và thời gian, những lời dạy bảo ân tình
của Bác Hồ đối với Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Thanh Hóa
cách đây 65 năm, vẫn còn nguyên giá trị, có tính thực tiễn và thời sự sâu sắc. Ðó
không chỉ là niềm vinh dự, niềm tự hào, mà đã trở thành quyết tâm chính trị
trong suy nghĩ, hành động của các thế hệ lãnh đạo, của cán bộ, đảng viên và
nhân dân Thanh Hóa trước đây, hôm nay và cả mai sau.
Tiếp nối tinh thần đó và để tạo tiền đề xây dựng Thanh Hóa sớm trở thành
tỉnh 'kiểu mẫu', Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 17 đã khẳng định: 'Phát huy truyền
thống quê hương Thanh Hóa anh hùng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Ðảng bộ, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu
đến năm 2015 đạt mức thu nhập bình quân của cả nước, đến năm 2020 trở thành
một trong những tỉnh tiên tiến'.
Ðể hoàn thành được nhiệm vụ to lớn và hết sức nặng nề đó, trong thời
gian tới, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tập trung cao
nhất cho việc triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn
quốc lần thứ XI và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII mà trọng tâm
là: Tổ chức quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH
Trung ương Ðảng khóa XI, về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, gắn

với thực hiện nghiêm túc chủ trương của Chính phủ về cơ cấu lại đầu tư công,
10


kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, ưu tiên đầu tư các công trình hạ
tầng thiết yếu, quan trọng đã được xác định trong Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ
tỉnh lần thứ XVII; đầu tư hoàn chỉnh một bước hạ tầng giao thông bảo đảm liên
kết giữa các vùng, các huyện trong tỉnh và kết nối với các trung tâm kinh tế
trọng điểm của đất nước; đầu tư hạ tầng nông nghiệp và nông thôn; đầu tư hạ
tầng các khu công nghiệp, Khu kinh tế Nghi Sơn; hạ tầng cung cấp điện; hạ tầng
thương mại... tạo tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập
trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển;
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự chuyển biến về chất lượng tăng
trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
trong toàn Ðảng bộ và các tầng lớp nhân dân, gắn với triển khai thực hiện có
hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Ðảng khóa XI, về
'Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay'; tạo sự chuyển biến, khắc
phục những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Ðảng, giữ vững kỷ luật,
kỷ cương, xây dựng khối đại đoàn kết trong toàn Ðảng bộ và trong nhân dân;
chống độc đoán, chuyên quyền, tư tưởng cục bộ địa phương, bè phái, gây mất
đoàn kết nội bộ; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ
sở Ðảng, để mỗi tổ chức cơ sở Ðảng thật sự là hạt nhân chính trị, giữ vai trò lãnh
đạo trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở cơ sở.
Kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, một lần
nữa Ðảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh suy ngẫm, cảm nhận sâu sắc
hơn về tình cảm và tầm nhìn chiến lược mà Bác Hồ đã dành cho Thanh Hóa, để
không chỉ vận dụng xây dựng định hướng phát triển lâu dài cho tỉnh, mà còn
khắc ghi, để truyền lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Với lòng thành kính và biết ơn Bác vô hạn, Ðảng bộ, chính quyền và nhân

dân các dân tộc Thanh Hóa xin hứa với Bác: đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu
xây dựng Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh, trở thành tỉnh 'kiểu mẫu',
như lúc sinh thời Bác hằng mong muốn.

11


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH THANH HÓA

Thành phố Thanh Hóa năm 2018

Thành phố Sầm Sơn năm 2018

Nhà máy xi măng Bỉm Sơn năm 2018

12


Khu kinh tế Nghi Sơn năm 2018

Thành nhà Hồ

Suối cá Cẩm Lương

Hồ Cửa Đạt
13


Khu di tích lịch sử Lam Kinh


Kinh tế biển Thanh Hóa

14


15



×