Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Chẩn đoán và đặc điểm của begomovirus hại ớt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 116 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

HÀ THỊ THỦY

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
BEGOMOVIRUS HẠI ỚT

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

HÀ THỊ THỦY

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
BEGOMOVIRUS HẠI ỚT

Ngành

: Bảo vệ thực vật

Mã số

: 8.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Hà Viết Cường



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích
dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Hà Thị Thủy

1

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Hà
Viết Cường, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, khuyến khích em nỗ lực trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cán bộ công nhân viên thuộc Trung tâm
nghiên cứu bệnh cây nhiệt đới – Trường Học viện nông nghiệp Việt Nam, đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực tập tại Trung tâm.

Em xin gửi lời cảm ơn tới các bà con nông dân tại nhiều nơi đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khích
lệ, tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Hà Thị Thủy

2

năm 2018


MỤC L
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục từ viết tắt.........................................................................................................vi
Danh mục bảng..............................................................................................................viii
Danh mục hình..................................................................................................................x
Trích yếu luận văn............................................................................................................xi
Thesis abstract................................................................................................................xiii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Giới thiệu...............................................................................................................1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu.................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu..................................................................................................................2
1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn..........................................................2

1.3.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................3
Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................4
2.1.

Khái quát chung về ớt............................................................................................4

2.1.1. Nguồn gốc.............................................................................................................4
2.1.2. Phân loại................................................................................................................4
2.1.3. Đặc điểm thực vật học...........................................................................................5
2.1.4. Tình hình sản xuất ớt trên thế giới.........................................................................5
2.1.5. Tình hình sản xuất ớt tại Việt Nam........................................................................7
2.1.6. Lợi ích đối với sức khỏe........................................................................................7
2.2.

Những nghiên cứu trong nước và thế giới.............................................................8

2.2.1. Một số nghiên cứu về virus hại ớt.........................................................................8
2.2.2. Một số begomovirus hại cà chua.........................................................................10
2.2.3. Một số begomovirus hại ớt..................................................................................11

2.3.

Đặc điểm chung của Begomovirus......................................................................13

2.3.1. Lịch sử phát hiện, phân bố và đa dạng của begomovirus....................................13

3


2.3.2. Đặc điểm hình thái...............................................................................................14
2.3.3. Cấu trúc genome của begomovirus.....................................................................14
2.3.4. Cấu trúc của phân tử DNA-A..............................................................................15
2.3.5. Cấu trúc của phân tử DNA-B..............................................................................16
2.3.6. Đặc điểm của vùng IR.........................................................................................17
2.3.7. Phân loại các begomovirus..................................................................................17
2.3.8. Tái sinh của begomovirus....................................................................................18
2.3.9. Tương tác và tái tổ hơp của begomovirus...........................................................19
2.3.10. Triệu chứng bệnh do begomovirus......................................................................20
2.3.11. Môi giới truyền bệnh và sự lan truyền................................................................20
2.3.12. Thiệt hại kinh tế do begomovirus gây ra.............................................................21
2.3.13. Phòng chống........................................................................................................22
2.4.

Kỹ thuật chẩn đoán bằng PCR.............................................................................22

2.5.

Kĩ thuật Agroinoculation.....................................................................................23

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...............................................................25

3.1.

Địa điểm nghiên cứu...........................................................................................25

3.2.

Thời gian nghiên cứu...........................................................................................25

3.3.

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu............................................................................25

3.3.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................25
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................25
3.4.

Nội dung nghiên cứu...........................................................................................27

3.5.

Phương pháp........................................................................................................28

3.5.1. Điều tra đồng ruộng.............................................................................................28
3.5.2. Thu mẫu...............................................................................................................28
3.5.3. Chiết DNA tổng số..............................................................................................28
3.5.4. Phản ứng PCR (Polymerase Chain Reaction).....................................................29
3.5.5. Điện di sản phẩm PCR........................................................................................29
3.5.6. Chuẩn bị vi khuẩn A. tumefaciens khả biến (competent cells)............................30
3.5.7. Chuẩn bị E.coli chủng X1 Blue khả biến............................................................30
3.5.8. Biến nạp cấu trúc xâm nhiễm vào tế bào vi khuẩn E.coli khả biến bằng

phương pháp xung điện.......................................................................................30
3.5.9. Lây nhiễm nhân tạo sử dụng kỹ thuật agroinoculation.......................................31

4


3.5.10. Lây nhiễm nhân tạo dùng bọ phấn......................................................................32
3.5.11. Kiểm tra các mẫu bằng phản ứng Elisa...............................................................33
3.5.12. Giải trình tự.........................................................................................................35
Phần 4. Kết quả và thảo luận..........................................................................................36
4.1.

Điều tra bệnh hại ớt tại Hà Nội và phụ cận.........................................................36

4.1.1. Triệu chứng bệnh virus trên ớt............................................................................36
4.1.2. Điều tra bệnh virus trên ớt ở một số địa điểm tại Hà Nội năm 2017...................37
4.2.

Phát hiện các virus trên ớt bằng phương pháp Elisa...........................................38

4.2.1. Phát hiện Potyvirus trên ớt bằng DAS-ELISA....................................................39
4.2.2. Phát hiện Tobamovirus trên ớt bằng DAS-ELISA..............................................48
4.2.3. Phát hiện CMV (Cucumber mosaic virus) trên ớt bằng DAS-ELISA................55
4.2.4. Phát hiện Begomovirus trên ớt bằng TAS-ELISA..............................................61
4.3.

Phát hiện các Begomovirus và PepYLCVNV bẳng PCR...................................67

4.3.1. Phát hiện begomovirus bằng PCR dùng mồi chung............................................67
4.3.2. Phát hiện TYLCKaV bằng PCR dùng mồi đặc hiệu...........................................69

4.3.3. Phát hiện PepYLCVNV bằng PCR dùng mồi đặc hiệu......................................71
4.4.

Đánh giá tính gây bệnh của PepYLCVNV Được bằng lây nhiềm nhân tạo
.............................................................................................................................73

4.4.1. Đánh giá tính gây bệnh của PepYLCVNV được bằng lây nhiềm nhân tạo
dùng kĩ thuật Agroinoculation.............................................................................73
4.4.2. Đánh giá tính gây bệnh của PepYLCVNV bằng lây nhiễm nhân tạo dùng
bọ phấn................................................................................................................77
4.5

Đặc trưng phân tử của PepYLCVNV mẫu VNP1500.........................................78

4.5.1. Hoàn thiện giải trình tự mẫu PepYLCVNV (VNP1500)....................................78
Phần 5. Kết luận và kiến nghị..........................................................................................86
5.1.

Kết luận...............................................................................................................86

5.2.

Kiến nghị.............................................................................................................87

Tài liệu tham khảo...........................................................................................................88
Y

5



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
A. tumefaciens
AS
ATP
Bb
CP
CTAB
ddNTP
DNA
Dntp
dsDNA
E. coli
EDTA
ICTV
IR
Kb
LB
ORF
PCR
RCA
RE
Rep
RNA
Rnase
SDS
SsDNA
TAE
Taq
Vir

β- ME
ChiVMV
CMV
PMMoV
PepMoV
PVMV
PepYMV
TMV
TYLCTHV
TYLCVs

Từ viết tắt
Agrobacterium tumefaciens
Acetosyringone
Adenosine triphosphate
Base pair
Capsid protein
Cetryl Ammonium Bromide
Dideoxynucleoside triphosphate
Deoxyribonucleic acid
Deoxynucleoside triphosphate
Double strand DNA
Escherichia coli
Ethylene diamine tetra acetic acid
International Committee on Taxonomy of Viruses
Itergenic region
Kilo base
Luria and Bertani
Open reading frame
Polymerase Chain Reaction

Rolling circle amplification
Restriction enzyme
Replication protein
Ribonucleic acid
Ribonuclease
Sodium Dodecyl Sulphate
Singe strand DNA
Tris – acetate – EDTA
Thermus aquatic
Virulence region
Beta- Mercaptoethanol
Chilli veinal mottle virus
Cucumber mosaic virus
Pepper mild mottle virus
Pepper mottle virus
Pepper veinal mottle virus
Pepper yellow mottle virus
Tobacco mosaic virus
Tomato yellow leaf curl Thailand virus
Tomato yellow leaf curl viruses

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Diện tích, năng suất ớt trên thế giới trong giai đoạn 2010-2012.................6

Bảng 1.2.


Sản lượng ớt ở một số nước trên thế giới trong giai đoạn 2010-2012
.....................................................................................................................6

Bảng 3.1.

Các kít ELISA phát hiện virus ớt (Viện DSMZ).......................................33

Bảng 4.1.

Triệu chứng virus trên ớt...........................................................................36

Bảng 4.2.

Mức độ xuất hiện các triệu chứng virus trên ớt ở các giai đoạn khác
nhau ở một số địa điểm tại Hà Nội năm 2017...........................................38

Bảng 4.3.

Kết quả phát hiện Potyvirus trên ớt bằng DAS-ELISA.............................41

Bảng 4.3.

Kết quả phát hiện Potyvirus trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp)...................42

Bảng 4.3.

Kết quả phát hiện Potyvirus trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp)...................43

Bảng 4.3.


Kết quả phát hiện Potyvirus trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp)...................44

Bảng 4.3.

Kết quả phát hiện Potyvirus trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp)...................45

Bảng 4.3.

Kết quả phát hiện Potyvirus trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp)...................46

Bảng 4.3.

Kết quả phát hiện Potyvirus trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp)...................47

Bảng 4.4.

Kết quả phát hiện Tobamovirus trên ớt bằng DAS-ELISA.......................49

Bảng 4.4.

Kết quả phát hiện Tobamovirus trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp)..............50

Bảng 4.4.

Kết quả phát hiện Tobamovirus trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp)..............51

Bảng 4.4.

Kết quả phát hiện Tobamovirus trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp)..............52


Bảng 4.4.

Kết quả phát hiện Tobamovirus trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp)..............53

Bảng 4.4.

Kết quả phát hiện Tobamovirus trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp)..............54

Bảng 4.5.

Kết quả phát hiện CMV trên ớt bằng DAS-ELISA...................................56

Bảng 4.5.

Kết quả phát hiện CMV trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp).........................57

Bảng 4.5.

Kết quả phát hiện CMV trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp).........................59

Bảng 4.5.

Kết quả phát hiện CMV trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp).........................60

Bảng 4.5.

Kết quả phát hiện CMV trên ớt bằng DAS-ELISA (tiếp).........................60

Bảng 4.6.


Kết quả phát hiện Begomovirus trên ớt bằng TAS-ELISA.......................62

Bảng 4.6.

Kết quả phát hiện Begomovirus trên ớt bằng TAS-ELISA (tiếp)..............63

Bảng 4.6.

Kết quả phát hiện Begomovirus trên ớt bằng TAS-ELISA (tiếp)..............64

Bảng 4.6.

Kết quả phát hiện Begomovirus trên ớt bằng TAS-ELISA (tiếp)..............65

Bảng 4.6.

Kết quả phát hiện Begomovirus trên ớt bằng TAS-ELISA (tiếp)..............66

7


Bảng 4.7.

Kết quả kiểm tra các mẫu ớt và cà chua bằng PCR sử dụng cặp mồi
BegoA – For1 và BegoA – Rev1...............................................................68

Bảng 4.8.

Kết quả kiểm tra các mẫu ớt và cà chua bằng PCR sử dụng cặp mồi

đặc hiệu TYKa-A–F1/R1............................................................................70

Bảng 4.11.

Lây

nhiễm

nhân

tạo

bằng

agroinoculation

DNA-A của

PepYLCVNV mẫu VNP1500 trên cây cà chua và thuốc lá cảnh N.
benthamiana..............................................................................................75
Bảng 4.12.

Lây nhiễm nhân tạo bằng agroinoculation DNA-A và DNA-B của
PepYLCVNV mẫu VNP1500 trên cà chua và thuốc lá N.
benthamiana...............................................................................................76

Bảng 4.13.

Kết quả kiểm tra các mẫu cà pháo nguồn bằng PCR sử dụng cặp
mồi đặc hiệu VNP93–A-F1/VNP1500–A-R1 và cặp mồi 1500–B–

F1/R2.........................................................................................................77

Bảng 4.14.

Kết quả lây nhiễm PepYLCV bằng bọ phấn trên ớt, cà chua và một
số cây chỉ thị..............................................................................................77

Bảng 4.15.

Kết quả biến nạp plasmid tái tổ hợp vào tế bào XL1 Blue bằng
xung điện...................................................................................................78

Bảng 4.16.

Kết quả giải trình tự bổ sung mẫu PepYLCVNV (VNP1500).................79

Bảng 4.17.

Đặc điểm phân tử DNA-A của mẫu PepYLCVNV VNP1500..................83

Bảng 4.18.

Đặc điểm phân tử DNA-B của mẫu PepYLCVNV VNP1500..................84

8


DANH MỤC HÌN

Hình 2.1.


Hình thái phân tử geminiviruses................................................................14

Hình 2.2.

Cấu trúc phân tử DNA-A, DNA-B của begomovirus................................15

Hình 2.3.

Cấu trúc phân tử DNA-A của begomovirus...............................................16

Hình 2.4.

Cấu trúc phân tử DNA-B của begomovirus...............................................16

Hình 2.5.

Khối u do A.tumerfaciens gây ra...............................................................24

Hình 2.6.

Quá trình lây nhiễm của Ti Plasmid trong A.tumerfaciens vào cây
...................................................................................................................24

Hình 3.1.

Nuôi bọ phấn trong lồng cách lilồng cách li chế tạo từ chai cocacola...........32

Hình 4.1.


Các triệu chứng bệnh virus trên ớt tại các điểm điều tra...........................36

Hình 4.2.

Kiểm tra Elisa trên các mẫu ớt thu thập từ trước và các mẫu mới
thu thập trong năm 2017............................................................................39

Hình 4.3.

Phát hiện Potyvirus trên ớt bằng DAS-ELISA..........................................48

Hình 4.4.

Phát hiện Tobamovirus trên ớt bằng DAS-ELISA....................................54

Hình 4.5.

Triệu chứng của CMV trên ớt (Cerkauskas, 2004)....................................55

Hình 4.6.

Phát hiện TYLCVs trên ớt bằng DAS-ELISA...........................................67

Hình 4.7.

Triệu chứng begomovirus trên ớt...............................................................69

Hình 4.8.

Hình ảnh PCR kiểm tra các mẫu ớt và cà chua bằng PCR sử dụng

cặp mồi BegoA-For1 và BegoA-Rev1......................................................69

Hình 4.9.

PCR phát hiện TYLCKaV trên mẫu ớt và cà chua (dương tính với
begomovirus) bằng cặp mồi đặc hiệu TYKa-A–F1/R1...............................71

Hình 4.10.

PCR phát hiện PepYLCVNV trên mẫu ớt và cà chua (dương tính
với begomovirus) bằng cặp mồi đặc hiệu DNA-A (VNP93–AF1/VNP1500–A-R1) và đặc hiệu DNA-B (VNP1500–B–F1/R2).............72

Hình 4.11.

Hình ảnh khuẩn lạc trên môi trường LB-Agar sau 3 ngày nuôi cấy
...................................................................................................................74

Hình 4.12.

Phương pháp tiêm trực tiếp dịch vi khuẩn vào mô lá................................75

Hình 4.13.

Số khuẩn lạc thu được sau lần biến nạp đầu tiên.......................................79

Hình 4.14.

Tổ chức bộ gen của mẫu PepYLCVNV VNP1500...................................84

9



Hình 4.15.

Vùng chung CR của mẫu PepYLCVNV VNP1500 với cấu trúc thứ
cấp chứa điểm khởi đầu tái bản bộ gen được chỉ rõ..................................84

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hà Thị Thủy
Tên Luận văn: Chẩn đoán và đặc điểm sinh học của Begomovirus hại ớt
Ngành:

Bảo Vệ Thực Vật

Mã số: 8.62.01.12

Tên cơ sở đào tạo: Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam; Học viện Nông nghiệp Việt
Nam.
Mục đích nghiên cứu
Xác định sự có mặt của Begomovirus trên các mẫu ớt thu thập tại miền Bắc, xác
định đặc điểm sinh học và đánh giá tính gây bệnh của virus.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, mẫu bệnh virus hại ớt được thu thập tại các vùng trồng ớt
tại Hà Nội, sau đó được làm khô bằng hạt silicagelkít. Các mẫu được kiểm tra ELISA
phát hiện virus bằng các kit ELISA do Viện DSMZ của Đức cung cấp. Các mẫu có triệu
chứng đặc trưng được kiểm tra PCR. Sử dụng cặp mồi chung BegoA Rev/For phát hiện
begomovirus. Sử dụng cặp mồi đặc hiệu VNP93-A-F1/VNP1500-A-R1 và VNP1500-BF1/VNP1500-B-R2 để phát hiện đặc hiệu PepYLCVN. Thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo
dùng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens (agroinoculation) và lây nhiễm bằng bọ phấn
nhằm đánh giá tính gây bệnh của PepYLCVN trên cà chua và một số cây chỉ thị.
Kết quả chính và kết luận

1. Đã điều tra và thu thập các mẫu bệnh begomovirus trên ớt tại Hà Nội năm 2017
với các loại hình triệu chứng . Dạng triệu chứng điển hình là triệu chứng khảm lá. Tỉ lệ
nhiễm virus cao nhất tại huyện Thạch Thất trong giai đoạn quả chín đạt 43,2%.
2. Đã kiểm tra ELISA trên 81 mẫu ớt thu thập khắp cả nước, phát hiện 2 mẫu phản
ứng dương tính ChiVMV, 5 mẫu phản ứng dương tính PMMoV, 1 mẫu phản ứng dương
tính PepMoV, 1 mẫu phản ứng dương tính PepYMV và 1 mẫu phản ứng dương tính
TYLCVs.

10


3. Kiểm tra PCR phát hiện begomovirus bằng cặp mồi chung BegoA-F 1 và
BegoA-R1 trên 14 ớt và 4 mẫu cà chua. Kết quả kiểm tra cho thấy có 6 mẫu ớt và 4 mẫu
cà chua có phản ứng dương.
4. Kiểm tra PCR phát hiện TYLCKaV bằng cặp mồi đặc hiệu TYKa-A–F1/R1 trên
5 ớt và 4 mẫu cà chua. Kết quả kiểm tra cho thấy có 1 mẫu cà chua có phản ứng dương.
5. Kiểm tra PCR phát hiện PepYLCVNV bằng cặp mồi đặc hiệu VNP93–AF1/VNP1500–A-R1 và cặp mồi 1500–B–F1/R2 trên 9 mẫu (5 ớt và 4 mẫu cà chua).
Kết quả kiểm tra cho thấy có 4 mẫu ớt và 4 mẫu cà chua có phản ứng dương với cả
DNA-A và DNA-B của PepYLCVNV.
6. Đã giải trình tự bổ sung và nhận được trình tự đầy đủ bộ gen mẫu
PepYLCVNV VNP1500 từ 2 cấu trúc xâm nhiễm. Phân tích bộ gen cho thấy bộ gen của
virus trên cấu trúc xâm nhiễm là hoàn chỉnh, đảm bảo sự xâm nhiễm hệ thống của virus
trong cây. Kết hợp kết quả lây nhiễm nhân tạo và phân tích trình tự đã gợi ý có lẽ xuất
hiện đột biến của virus trên cấu trúc xâm nhiễm liên quan cảm ứng triệu chứng.

11


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ha Thi Thuy

Thesis title: Diagnosis and Biological Characteristics of Pepper Begomovirus
Major:
Plant Protection
Code: 60.62.01.12
Educational organization: Vietnam Academy of Agriculture Sciences (VAAS);
Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
Materials and Methods: The viral symptomatic samples were collected on the
pepper fields in Ha Noi, then were dried by silicagel. The samples were tested for
the presence of viruses by ELISA using kits provided by the DSMZ Institute
(Germany). PCR tests to detect begomovirus were carried out using universal
and specific primers. An agro-inoculation method using Agrobacterium
tumerfaciens cells harboring infectious structures and infected with Bemisia
tabaci of PepYLCVNV were used to investigate the pathogenicity of these two
geminivirses on pepper.
Main findings and conclusions:
1. Investigated and collected begomovirus-infected samples of peppers in
Hanoi in 2017 with different types of symptoms. The most typical symptom was
leaf mosaic. The highest infection rate in Thach That district during ripening was
43.2%.
2. ELISA tests on 81 symptomatic pepper samples showed 2 samples
positive to ChiVMV, 5 samples positive to PMMoV infection, 1 samples positive
to PepMoV infection, 1 samples positive to PepYMV, 1 samples positive to
PepYMV and 1 samples positive to TYLCVs.
3. PCR detection of begomovirus was carried out with begoA-F1 and
BegoA-R1 primers on 14 peppers and 4 tomato samples. The results showed that
there were 6 samples of pepper and 4 samples of tomato were positive to
begomovirus.
4. PCR detection of TYLCKaV by specific primers TYKa-A-F1/R1 on 5
samples of pepper and 4 tomato samples. The results showed that there were 1

tomato sample were positive to TYLCKaV.
5. PCR detection of PepYLCVNV with specific primers VNP93-AF1/VNP1500-A-R1 and 1500-B-F1/R2 primers on 9 samples (5 chili and 4

12


tomato samples). Four samples of pepper and 4 tomato samples showed that
positive results for both DNA-A and B-DNA of PepYLCVNV.
6. Extra sequencing and complete sequencing of the PepYLCVNV
VNP1500 genome from two infecting structures were performed. Genome
analysis reveals that the viral genome on the infectious structure is complete,
ensuring systematic viral infection in the plant. Incorporation of the results of
infection and sequencing suggested the emergence of mutations in the invasive
structure associated with symptomatic induction.

13


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. GIỚI THIỆU
Họ Geminiviridae là họ virus thực vật lớn nhất, có khoảng 200 loài
(Fauquet and Stanley, 2005). Trong đó begomovirus là chi lớn nhất và quan trọng
nhất trong họ Geminiviridae cả về số lượng loài và bệnh do chúng gây ra với cây
trồng. Begomovirus (được đặt tên từ Bean golden mosaic virus) có hình thái
phân tử dạng hình cầu kép (hình chùy) và bộ gen DNA sợi vòng đơn, kích thước
khoảng 2,7 kb (Fauquet and Stanley, 2005). Các begomovirus không truyền qua
hạt giống nhưng lan truyền trên đồng ruộng bằng bọ phấn (Bemisia tabaci) theo
kiểu bền vững tuần hoàn (Picó at al., 1996).
Nhiều bệnh nghiêm trọng trên cây trồng được xác định là do begomovirus
gây ra như bệnh xoăn vàng lá cà chua–một bệnh được xem là nguy hiểm nhất

trên cà chua khắp thế giới. Trên cây cà chua, các begomovirus tạo triệu chứng
giống nhau, điển hình là: cuốn lá (cong lá hình thìa); mép lá (đặc biệt ở lá non)
biến vàng; lá nhỏ hẹp; cây nhiễm sớm còi cọc với tỷ lệ đậu quả rất thấp. Danh
tính virus chỉ có thể được xác định dựa vào các phân tích phân tử (Moriones and
Navas-Castillo, 2000).
Việt Nam được chứng minh là trung tâm đa dạng quan trọng của
begomovirus. Mặc dù vậy số lượng begomovirus xác định trên thực vật của Việt
Nam vẫn còn ít chỉ gồm 19 loài được phân lập từ nhiều loài cây, trong đó có
nhiều cây dại (Green et al., 2001; Ha, 2007).
Trên cây họ cà, đã có 6 begomovirus được phát hiện gây bệnh xoăn vàng lá
cà chua tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có công bố nào cho thấy sự có
mặt của begomovirus trên ớt. Năm 2012, một loạt các mẫu ớt biểu hiện triệu
chứng bệnh virus trên ớt đã được TTNC Bệnh cây Nhiệt đới (Học viện nông
nghiệp Việt Nam) thu thập khắp cả nước. Các phân tích phân tử từ một mẫu virus
phân lập đầu tiên từ ớt thu thập tại Đà Nẵng (mẫu VNP93) đã xác định được một
loài begomovirus mới và virus này được đặt tên là Pepper yellow leaf curl
Vietnam virus (PepYLCVNV).
Do begomovirus hại ớt là một virus mới nên phân bố cũng như đặc điểm
sinh học, đặc biệt là phổ ký chủ của virus vẫn chưa được nghiên cứu.

1


Dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài:“Chẩn đoán và đặc điểm sinh học của Begomovirus hại ớt ”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu
(i) Xác định được sự có mặt của begomovirus trên các mẫu ớt thu thập
được tại Hà Nội;
(ii) Đánh giá được tính gây bệnh của một begomovirus mới phân lập từ ớt

và cà chua là Pepper yellow leaf curl Vietnam virus (PepYLCVNV) bằng lây
nhiễm nhân tạo.
1.2.2. Yêu cầu
1. Điều tra đồng ruộng bệnh virus trên ớt
- Điều tra bệnh; thu thập mới các mẫu cây ớt biểu hiện triệu chứng.
2. Phát hiện các virus trên ớt bằng ELISA
3. Phát hiện các begomovirus và PepYLCVNV bằng PCR
- Phát hiện begomovirus bằng PCR dùng mồi chung
- Phát hiện TYLCKaV bằng PCR dùng mồi đặc hiệu
- Phát hiện PepYLCVNV bằng PCR dùng mồi đặc hiệu
4. Đánh giá tính gây bệnh của PepYLCVNV bằng lây nhiễm nhân tạo dùng
agroinoculation sử dụng cấu trúc xâm nhiễm đã được xây dựng từ trước và bọ
phấn
5. Đặc trưng phân tử của PepYLCVNV
- Hoàn thiện giải trình tự bộ gen mẫu virus PepYLCVNV VNP1500 được
xây dựng trên cấu trúc xâm nhiễm
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đã xác định được thành phần virus nói chung và begomovirus nói riêng
trên số lượng lớn mẫu ớt thu thập tại miền Bắc.
- Đã cung cấp thông tin và định hướng nghiên cứu tiếp về tính gây bệnh của
một begomovirus phân lập từ ớt và cà chua là Pepper yellow leaf curl VietNam
virus (PepYLCVNV).

2


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định sự phân bố cũng như đặc điểm sinh học, đặc biệt là phổ ký chủ
của begomovirus đã xác định được.

- Góp phần đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh do begomovirus hại ớt một
cách hợp lý, an toàn với con người và môi trường.
- Cung cấp dẫn liệu cho đào tạo và giảng dạy về phân bố cũng như đặc điểm

sinh học, đặc biệt là phổ ký chủ của PepYLCVNV.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ỚT
2.1.1. Nguồn gốc
Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước
Công nguyên. Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở tây nam Ecuador
cho thấy ớt đã được thuần hóa hơn 6000 năm về trước (Perry et al., 2007), và là
một trong những loại cây trồng đầu tiên ở châu Mỹ.
Người ta cho rằng ớt đã được thuần hóa ít nhất năm lần bởi những cư dân
tiền sử ở các khu vực khác nhau của Nam và Bắc Mỹ, từ Peru ở phía nam đến
Mexico ở phía bắc và một số vùng của các bang Colorado và New Mexico bởi
các dân tộc Pueblo Cổ đại (Bosland, 1996).
Theo tổ chức nông lương thế giới (FAO, 2012) cây ớt được xem là một
trong những cây trồng quan trọng của vùng nhiệt đới. Diện tích trồng ớt thế giới
vào khoảng 1.914.685 ha cho mục đích lấy quả tươi với sản lượng 31.171.567
tấn. Các nước nhập khẩu và xuất khẩu quan trọng nhất bao gồm: Ấn Độ, Mexico,
Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ (Than et al., 2008). Cây ớt có mặt ở nước ta,
được du nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ. Diện tích phân bố khá rộng rãi, tập trung ở
miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam diện tích trồng ớt còn phân tán.
2.1.2. Phân loại
Chi Capsicum có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Hoa Kỳ và đã có mặt khắp
thế giới bao gồm các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, và các vùng khí hậu ôn đới

(Pickersgill, 1997).
Theo Bosland and Votava (2000) cây ớt thuộc họ cà (Solanaceae), chi
Capsicum. Hiện nay có ít nhất 25 loài hoang dại được biết đến và 5 loài được
thuần hóa bao gồm:
- Capsicum frutescens, bao gồm cả ớt Tabasco
- Capsicum chinense, bao gồm cả loài ớt cay nhất như naga, habanero và
Scotch bonnet
- Capsicum pubescens, bao gồm cả ớt rocoto Nam Mỹ

4


- Capsicum baccatum, bao gồm cả ớt cay Nam Mỹ
- Capsicum annuum, bao gồm nhiều loại khác nhau như Bell pepper,
Paprika, Cayenne, Jalapexnos và Chiltepin.
Các loài cây trồng trong chi Capsicum thường được phân biệt theo đặc
điểm hoa và quả (Lipert et al., 1996).
2.1.3. Đặc điểm thực vật học
Theo Mai Thị Phương Anh (1999):
- Thân: ớt là cây thân bụi 2 lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi khi có thể
gặp các dạng (giống) có thân bụi, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5-1,5m, có
thể là cây hàng năm hoặc cây lâu năm nhưng thường được gieo trồng là cây hàng
năm.
- Rễ: Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ, rễ cọc chính
đứt, một hệ rễ chùm phát triển mạnh, vì thế nhiều khi lầm tưởng ớt có hệ rễ
chùm.
- Lá: Thường ớt có lá đơn mọc xoắn trên thân chính, lá có nhiều hình dạng
khác nhau, nhưng thường gặp nhất là dạng lá móc, trứng ngược, mép lá hình răng
cưa. Mặt trên lá phụ thuộc vào các loài khác nhau, một số có mùi thơm. Lá
thường mỏng có kích thước trung bình 1,5-12,0cm x 0,5-7,5cm.

- Quả: Thuộc loại quả mọng có rất nhiều hạt với nhiều thịt quả nhăn và chia
làm 2 ngăn. Các giống khác nhau có kích thước quả, hình dạng, độ nhọn, màu
sắc, độ cay (hăng) và độ mềm của thịt quả rất khác nhau. Quả chưa chín có màu
xanh, khi chín chuyển thành màu vàng, hoặc đỏ.
- Hạt: Hạt có dạng thận và màu vàng rơm, chỉ có hạt của C.pubescens có
màu đen. Hạt có chiều dài khoảng 3-5mm. Một gam hạt ớt cay có khoảng 220
hạt.
2.1.4. Tình hình sản xuất ớt trên thế giới
Trong các cây họ Cà Solanaceae, ớt được coi là cây có tầm quan trọng
thứ hai chỉ sau cây cà chua (Yoon et al., 1990). Châu Á được coi là vùng đất
gia vị của thế giới, được biết đến bởi nguồn gốc xuất xứ, nơi sản xuất, tiêu thụ
và xuất khẩu hàng đầu của hầu hết các loại gia vị. Trên thế giới có khoảng 70
loài cây trồng làm gia vị thì đều được trồng chủ yếu ở Châu Á nổi tiếng với

5


các nước như Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, v.v…
(Chomchalow, 2001).

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất ớt trên thế giới trong giai đoạn 2010-2012
Diện tích (ha)
Các châu

Năng suất (kg/ha)

2010

2011


2012

2010

2011

2012

Thế giới

1.827.229

1.865.626

1.914.685

15.998

16.114

16.280

Châu Phi

301.182

321.053

363.937


8.726

7.866

7.929

Châu Mỹ

218.976

217.917

212.670

17.627

16.939

19.009

Châu Á

1.181.726

1.205.453

1.218.792

16.767


17.364

17.522

Châu Âu

122.620

118.497

116.545

23.427

24.115

24.279

2.726

2.706

2.741

20.798

20.959

20.943


Châu Đại Dương

Nguồn: FAO STAT Database (2014)

Bảng 1.2. Sản lượng ớt ở một số nước trên thế giới trong giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: Tấn
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Nước
Trung Quốc
Mexico
Indonesia
Thổ Nhĩ Kỳ
Tây Ban Nha
Mỹ
Nigeria
Ai Cập
Romania

2010
15.001.503

2.335.562
1.332.356
1.986.700
875.657
932.580
500.000
655.841
243.493

2011
2012
15.541.611
16.023.500
2.131.740
2.379.736
1.903.229
1.656.615
1.975.269
2.072.132
921.089
1.023.700
991.370
1.064.800
449.594
500.000
670.434
650.054
253.505
207.072
Nguồn: FAO STAT Database (2014)


Một số nước có sản lượng ớt cao như: Trung Quốc, Mexico, Indonexia, Thổ
Nhĩ Kỳ…. Trong đó Trung Quốc là nước có sản lượng ớt cao nhất thế giới, sản
lượng ớt hàng năm của nước này chiếm khoảng 30% sản lượng ớt của thế giới.
Hiện nay, Ấn Độ là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới chiếm 25% tổng sản lượng

6


toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc 24%, Tây Ban Nha 17%, Mexico 8%. Các
nước nhập khẩu lớn nhất thế giới là các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất
(UAE), liên minh Châu Âu (EU), Sri Lanca, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trao đổi
thương mại về ớt chiếm gần 16% tổng sản phẩm gia vị, đứng vị trí thứ hai sau hồ
tiêu (Bùi Thị Oanh, 2010).
Nhìn chung, ớt được thương mại hóa trên toàn thế giới, đối với các nước
đang phát triển thì mặc dù ớt chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản xuất hàng hóa nhưng
là nguồn thu nhập đáng kể (Bosland and Votava, 2000).
2.1.5. Tình hình sản xuất ớt tại Việt Nam
Ở nước ta, ớt là một loại gia vị rất phổ biến, ở nông thôn được trồng trong
vườn gia đình người ta thường trồng một vài cây ớt thường dùng trong bữa ăn
hàng ngày, vừa để làm cảnh. Ngoài lượng ớt trồng để sử dụng trong nước, hàng
năm hàng trăm tấn ớt được xuất khẩu sang nhiều nước. Hiện nay diện tích trồng
ớt của nước ta còn manh mún chưa được quy hoạch. Cây ớt được coi là cây trồng
hàng hóa có giá trị kinh tế cao và đã bắt đầu hình thành các vùng sản xuất ớt tập
trung như: xã Nhân Lý huyện Chi Lăng, xã Tân Liên huyện Cao Lộc… Tuy
nhiên, diện tích, sản lượng ớt trồng còn khá khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm
năng của tỉnh cũng như chưa đủ đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong nước
và xuất khẩu. Nguyên nhân do tính tự phát, thị trường tiêu thụ bấp bênh, kỹ thuật
canh tác theo kinh nghiệm cổ truyền, sử dụng giống chưa rõ nguồn gốc… làm
ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và giá thành sản phẩm (Bùi Bách Tuyến, 1998).

2.1.6. Lợi ích đối với sức khỏe
Nghiên cứu trên thế giới:
Theo Bosland and Votava (2000) quả ớt có nhiều lợi thế trong việc nấu
nướng, trong quả ớt chứa nhiều chất hóa học bao gồm các chất dầu dễ bay
hơi, dầu béo, capsaicinoit, carotenoit, vitamin, protein, chất sợi và các
nguyên tố khoáng chất. Nhiều thành phần trong quảớt có giá trị dinh dưỡng
quan trọng, làm gia vị, mùi thơm và màu sắc. Trong quả ớt chứa rất nhiều
vitamin đặc biệt là vitamin C và provitamin A (carotene), ngoài ra còn có
vitamin B1, B2, PP… Quả ớt giúp làm giảm nhiễm sạ và cholesterol. Giàu
vitamin A và C, nhiều khoáng kali, acid folic và vitamin E.
Trong quả ớt tươi có nhiều vitamin C hơn so với quả thuộc họ cây có
múi và chứa nhiều vitamin A hơn so với củ cà rốt. Hai nhóm chất hóa học

7


quan trọng trong ớt là capsaicinoit và carotenoit. Capsaicinoit là alkaloit tạo
vị cay cho ớt, capsaicinoit (C9H14O2) có nhiều công dụng trị bệnh được dùng
trong y học.Theo các nhà khoa học Trung Quốc, capsaicinoit có tác dụng
kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh có
đặc tính như thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm
khớp mãn tính và các bệnh ung thư. Một số lượng lớn carotenoid cung cấp giá
trị dinh dưỡng cao và màu sắc cho ớt (Britton and Hornero-Méndez, 1997;
Hornero-Méndez et al., 2002;Pérez-Gálvez et al., 2003).
Nghiên cứu tại Việt Nam:
Ớt là loại cây trồng vừa được sử dụng như rau tươi, vừa được dùng làm gia
vị vì có giá trị vitamin cao trong các loại rau nhất là vitamin C và provitamin A
(Caroten), theo một số tài liệu thì hàm lượng vitamin C ở một số giống ớt là
340mg/100g quả tươi, ngoài ra còn chưa một số vitamin như B1, B2, P, E... và
khoáng chất (Mai Thị Phương Anh và cs., 1996; Mai Thị Phương Anh, 1999).

Quả ớt được sử dụng dưới dạng ăn tươi, muối chua, nước ép, nước sốt,
tương, chế xuất dầu, sấy khô hoặc làm bột.Trong ớt cay còn có chất capsicin là
một loại alcaloid có vị cay, gây cảm giác ngon miệng khi ăn, khích thích quá
trình tiêu hóa. Chất này có nhiều trong thành giá noãn và biểu bì của hạt (trong
1kg có chứa tới 1,2g). Hoạt chất capsicin giúp cơ thể phòng được sự hình thành
của các cục máu đông, giảm đau trong nhiều trứng viêm do ức chế các yếu tố P
trong cơ thể, gần đây người ta còn chứng minh được vai trò của ớt trong ngăn
cản các chất gây ung thư. Nhìn chung, vai trò của ớt ngày nay đã được khẳng
định, ngoài sử dụng như một loại thực phẩm, gia vị, y học... ớt còn được sử dụng
như một loại cây cảnh dùng để trang trí trong gia đình (Mai Thị Phương Anh,
1999).
2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
2.2.1. Một số nghiên cứu về virus hại ớt
Trên ớt có nhiều sâu nhện hại, như nhện trắng, rệp muội, bọ trĩ còn là các
vector lan truyền bệnh virus, ngoài ra còn có nhiều bệnh hại quan trọng khác
như bệnh héo xanh do vi khuẩn do nấm Phytophthora sp., bệnh thán thư hại
quả, đặc biệt là các bệnh do virus được coi là tác nhân chính, là trở ngại lớn
nhất gây cản trở sản xuất ớt, làm giảm năng suất từ 60 - 100% (Yoon et al.,
1990; Green, 1992a, 1993).
Theo Green and Kim (1991) có khoảng 35 loài virus khác nhau gây hại

8


trên ớt, cho đến năm 2001 thì đã có tới hơn 65 loài virus khác nhau đã được
phát hiện. Số lượng các loài virus mới gây hại trên ớt ngọt và ớt cay ngày càng
được phát hiện thêm. Riêng trên cây ớt có hơn 10 loài thuộc chi Potyvius khác
nhau gây hại. Potato virus Y (PVY) phân bố rộng rãi trên toàn thế giới và là
loài virus duy nhất thuộc chi Potyvirus gây hại trên ớt ở các nước thuộc
Châu Âu.

Chilli veinal mottle virus (ChiVMV), chilli ringspot virus (ChiRSV) (Ha
et al., 2008) phân bố ở Châu Á.
Pepper veinal mottle virus (PVMV) phân bố ở Châu Phi (Brunt and
Kenten, 1972; Wijs, 1973). PVMV cũng được phát hiện ở Ấn Độ (Ravi et al.,
1997), ở Afghanistan (Cerkauskas, 2004).
Tobacco etch virus (TEV) (Purcifull và Hiebert, 1982), Pepper yellow mosaic
virus (PepYMV) (Inoue et al., 2002) và Ecuadorian rocoto virus (ERV) (Bérenger
et al., 2008) phân bố chủ yếu ở Châu Mỹ.
Theo Green (1992b and 1993), tính đến năm 1991, trong tổng số hơn 35
loài virus khác nhau gây hại trên ớt ở các vùng trồng trên thế giới đã được
phát hiện thì có 12 loài gây hại trên ớt ở Châu Á Thái Bình Dương. Các loài
phổ biến và quan trọng nhất là Cucumber mosaic virus (CMV), Chilli veinal
mottle virus (CVMV), Potato virus Y (PVY) và các virus thuộc chi
Tobamovirus. Các loài ít quan trọng hơn là Broad bean wilt virus (BBWV),
Alfalfa mosaic virus (AMV) và Potato virus X (PVX). Alfalfa mosaic virus
(AMV) xuất hiện trên ớt trồng ở các vùng lạnh như Hàn Quốc, Nhật Bản và
các cao nguyên ở Indonesia và Philippines. Broad bean wilt virus (BBWV)
thông báo được phát hiện thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản. Hợp phần các
virus gây cuốn lá được coi là virus quan trọng tiềm tàng gây hại trên ớt ở
những vùng đất thấp nơi mà mật độ bọ phấn tăng cao và gây hại trên nhiều
loại cây trồng khác. Cũng có các công bố đã phát hiện thấy Tobacco etch
virus (TEV), Tobacco rattle virus (TRV), Tomato spotted wilt virus (TSWV) và
Pepper mottle virus (PepMoV) gây hại trên ớt ở Châu Á.
Theo Galanihe et al. (2005), bệnh do virus làm giảm năng suất ớt hơn 53%.
Từ đó, các tác giả đã đánh giá và chọn lọc được nhiều dòng, giống ớt kháng với
CMV và CVMV ở Sri Lanka.
Theo Moury et al. (2005), các isolate của PVMV và ChiVMV được sắp xếp

9



vào kiểu hình 2 và 3 nằm trong các mối liên quan đến các kiểu gen của ớt có
mang các kiểu gen kháng khác nhau. Tính kháng đặc hiệu chỉ liên quan đến sự đa
dạng phân tử của các isolate này. Chỉ có duy nhất một isolate PVMV gây hại trên
các cánh đồng ớt có các gen lặn pvr6 và pvr2 2, tuy nhiên các kiểu gen này không
bị PVMV gây hại trên các cánh đồng ớt ở Senegal mặc dù có sự xuất hiện của
PVMV xung quanh các ruộng ớt.
Ở Đài Loan, từ năm 1990 đến năm 2005, trong tổng số 1824 mẫu lá nhiễm
virus thu thập tại các vùng khác nhau của Đài Loan chỉ có 37% số mẫu nhiễm
ChiVMV, 32% nhiễm CMV, 15% nhiễm PYV, 14% nhiễm PMMoV và 6%
nhiễm ToMV, cũng không phát hiện thấy PVMV và virus thuộc chi Begomovirus
(Green, 1992a; Zhang et al., 2006)
Ở Trung Quốc, trong tổng số 762 mẫu lá virus hại ớt thu thập tại các vùng
trồng ớt ở nước này từ năm 1999 đến năm 2005 được kiểm tra bằng phương pháp
ELISA và PCR đã xác định được tỷ lệ nhiễm các virus ChiVMV, CMV, PMMoV,
ToMV và PVY lần lượt là 32%, 26%, 23%, 9% và 3%, trong các mẫu thử không
có mẫu nào nhiễm PVMV và không nhiễm bất cứ một loại virus nào thuộc chi
Begomovirus (Zhang et al., 2006).
ChiVMV và CMV được coi là những virus phổ biến gây hại trên ớt ở Trung
Quốc và Đài Loan. Các kết quả thực nhiệm đã chỉ ra rằng, các loài thuộc chi
Begomovirus không gây hại ở hai nước này mặc dù trước đó đã có các báo cáo
công bố có hơn 9 loài virus thuộc chi Begomovirus gây hại trên các cây trồng
khác ở Trung Quốc và Đài Loan (Stanley et al., 2005).
Ở Nepal, bệnh virus trên ớt ngọt thường ở dạng hỗn hợp, phổ biến là các
loài virus CMV và ChiVMV với tỷ lệ bệnh từ 30-90% tùy theo từng địa phương
khác nhau (Rashid et al., 2007).
2.2.2. Một số begomovirus hại cà chua
Hiện nay có tới hơn 50 begomovirus phân lập từ cà chua (có từ tomato ở
đầu tên virus) đã được công bố trên thế giới (Fauquet et al., 2008). Trên cây cà
chua, các begomovirus tạo triệu chứng giống nhau, điểm hình là cuốn lá (cong lại

hình thìa); mép lá (đặc biệt ở lá non) biến vàng; lá nhỏ hẹp; cây nhiểm sớm còi
cọc với tỷ lệ đậu quả rất thấp. Danh tính virus gây bệnh chỉ có thể biết được dựa
vào các phân tích phân tử (Moriones and Navas-Castillo, 2000).

10


×