Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Tiểu thuyết về chiến tranh việt nam thời hậu chiến trong văn học việt nam và mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 172 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________

TRẦN ĐĂNG TRUNG

TIỂU THUYẾT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM
THỜI HẬU CHIẾN TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM VÀ MỸ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN ĐĂNG TRUNG

TIỂU THUYẾT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM
THỜI HẬU CHIẾN TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM VÀ MỸ
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số:
62 22 01 20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS. TS. ĐOÀN ĐỨC PHƢƠNG
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học


Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

PGS.TS. Đoàn Đức Phương

PGS.TS. Phạm Thành Hưng

Hà Nội– 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong công trình của tác giả
nào khác.
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận án

Trần Đăng Trung


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với PGS.TS. Đoàn Đức Phương (Khoa
Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội),
thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong các Hội đồng đánh giá luận án
bởi những góp ý của các Hội đồng sẽ giúp tôi có những tiến bộ nhanh hơn trên con
đường học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, những chỗ
dựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành
luận án.

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận án

Trần Đăng Trung


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….

1

1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………….

1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………...

3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………...

4

4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….

4


5. Đóng góp mới của luận án…………………………………………………...

5

6. Cấu trúc của luận án………………………………………………………….

5

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU………………...

6

1.1. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam thời hậu chiến
ở Việt Nam……………………………………………………………………...

6

1.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam thời hậu chiến
ở Mỹ…………………………………………………………………………….

13

1.3. Triển vọng nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam thời hậu chiến
từ góc độ so sánh ………………………………………………………………

22

Tiểu kết…………………………………………………………………………

27


Chƣơng 2. TIỂU THUYẾT VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH HẬU CHIẾN…………………………………………………….

28

2.1. Chiến tranh và những vấn đề đặt ra cho sáng tạo nghệ thuật……………...

28

2.1.1. Văn hóa chiến tranh……………………………………………………...

28

2.1.2. Thi phápchiến tranh……………………………………………………..

38

2.2. Thời hậu chiến và sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về chiến tranh..

41

2.2.1. Sự “cởi trói” văn nghệ ở Việt Nam thời kỳ Đổi mới và ý thức tự do sáng
tạo của nhà văn………………………………………………………………....

42

2.2.2. Sự trở về của những người thất bại và dòng văn học phản tư về cuộc
chiến…………………………………………………………………………….


48


Tiểu kết…………………………………………………………………………

55

Chƣơng 3. NHỮNG ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG CỦA TIỂU THUYẾT VỀ
CHIẾN TRANH VIỆT NAM THỜI HẬU CHIẾN TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM VÀ MỸ…………………………………………………………...

56

3.1. Cuộc đời người lính………………………………………………………..

56

3.1.1. Tuổi trẻ thơ ngây và lòng hăm hở chiến trận……………………………

56

3.1.2. Trải nghiệm kinh hoàng và sự thơ ngây đánh mất………………………

59

3.1.3. Thời hậu chiến và những hậu quả chiến tranh…………………………..

63

3.1.4. Trăn trở, suy tư và sự viết………………………………………………..


69

3.2. Chân diện mục của chiến tranh……………………………………………

74

3.2.1. Nơi chốn phi nhân tàn bạo………………………………………………

74

3.2.2. Những góc khuất và những tiếng nói câm lặng………………………….

79

3.2.3. Một thế giới man dã kì ảo………………………………………………..

82

3.3. Cái nhìn nhân bản về con người…………………………………………...

87

3.3.1. Con người dưới góc nhìn phi chiến tuyến………………………………..

87

3.3.2. Con người với những phương diện bản năng…………………………....

92


3.3.3. Con người và sự bất diệt của nhân tính………………………………….

96

Tiểu kết…………………………………………………………………………

101

Chƣơng 4. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA TIỂU THUYẾT VỀ
CHIẾN TRANH VIỆT NAM THỜI HẬU CHIẾN TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM VÀ MỸ…………………………………………………………... 102
4.1. Những quan điểm khác biệt về cuộc chiến………………………………... 102
4.1.1. Chiến tranh chống Mỹ - một cuộc chiến chính nghĩa…………………… 102
4.1.2. Chiến tranh Việt Nam - một cuộc chiến phi lý…………………………... 109
4.2. Những truyền thống khác biệt……………………………………………..

117

4.2.1. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo của người Việt……………. 117
4.2.2. Bản chất xâm lược và những huyền thoại của người Mỹ……………….

124

4.3. Những hệ giá trị khác biệt…………………………………………………. 131
4.3.1. Chủ nghĩa tập thể và chiến tranh nhân dân…………………………… 131


4.3.2. Chủ nghĩa cá nhân và cuộc chiến nghịch dị…………………………….. 138
Tiểu kết…………………………………………………………………………


146

KẾT LUẬN……………………………………………………………………. 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN……………………………………………………………….. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………. 152
PHỤ LỤC……………………………………………………………………...

164


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh Việt Nam là một biến cố đặc biệt quan trọng trong lịch sử hiện
đại của hai dân tộc Việt Nam và Mỹ. Những tác động to lớn của nó đến mọi mặt đời
sống xã hội được thể hiện một cách sâu sắc và khá toàn diện qua các sáng tác tiểu
thuyết thời kỳ hậu chiến ở cả hai nền văn học. Các tác giả của dòng văn học phản tư
về cuộc chiến này phần lớn là những cựu chiến binh, những người đã từng mặc áo
lính và trực tiếp cầm súng, sau khi chiến tranh kết thúc, trở về và lựa chọn con
đường trở thành nhà văn để ghi lại những trải nghiệm và suy tư của bản thân về
những gì họ đã chứng kiến và nếm trải. Những sáng tác này không chỉ có ý nghĩa,
giá trị to lớn về mặt tư liệu, mà nhiều trong số đó còn là những tác phẩm văn học
đặc sắc, có chất lượng nghệ thuật cao, có những đóng góp, cách tân đáng kể cho nền
văn học nói chung và nghệ thuật tiểu thuyết nói riêng ở cả hai quốc gia.
Lâu nay chúng tamới chỉ có điều kiện tiếp xúc với những sáng tác văn học về
chiến tranh Việt Nam của những nhà văn trong nước, những người đã từng kinh qua
chiến tranh và sau khi hòa bình lập lại trở thành những cây bút chủ lực ở mảng đề
tài này. Hiểu biết của chúng ta về những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc của những
người lính, những con người ở phía bên kia chiến tuyến thực sự vẫn còn rất hạn chế.

Bởi lẽ đó, cái nhìn của chúng ta về cuộc chiến phần nào mới chỉ mang tính chất một
chiều, không thực sự đầy đủ và toàn vẹn.Cũng như vậy, vì nhiều rào cản khác nhau,
công chúng Mỹ ít được tiếp cận với những sáng tác về chiến tranh từ phía Việt Nam
khiến cho sự nhìn nhận và đánh giá về cuộc chiến của họ bị đóng khung trong
những lối mòn và cách suy cảm hạn hẹp. Người Mỹ cần phải biết đến những trải
nghiệm của người khác, những người thường phải hứng chịu khổ đau do chính sách
hiếu chiến của họ, để thoát ra khỏi sự tự phụ thái quá của một quốc gia luôn lấy
mình làm trung tâm, chuẩn mực cho toàn thế giới. Chiến tranh, cũng như bất kì sự
kiện lịch sử nào khác, không thể và không nên bị nhìn nhận chỉ theo một quan điểm,
một cách đánh giá, một lập trường. Đặc biệt trong lĩnh vực văn học, việc bỏ qua
những kinh nghiệm được đúc kết sâu sắcvà những hình thức biểu hiệnkhác

1


biệtthông qua nghệ thuật của những người từng tham chiến ở phía bên kia, thực sự
là một hạn chế rất đáng kể trong công việc nghiên cứu văn học chiến tranh, với tư
cách như những sáng tạo phản ánh thân phận con người và những phản ứng, suy
nghĩ, tình cảm của con người khi đối diện với một hoàn cảnh khốc liệt, tàn bạo có
tính chất thử thách cao độ và nghiệt ngã đối với nhân tính. Việc mở rộng sự quan
tâm nghiên cứu đến những sáng tác văn học của các nhà văn bên kia chiến tuyến,
đối với cả hai phía, thực sự sẽ mở ra một chân trời tri thức mới. Do đó, nghiên cứu
trong tương quan so sánh những sáng tác về chiến tranh thời kì hậu chiến ở cả hai
nền văn học Việt Nam và Mỹ nhiều khả năng sẽ đem lại những phát hiện mới mẻ,
có giá trị về mặt học thuật.
Đã hơn 40 năm kể từ thời điểm lá cờ của quân giải phóng miền Nam tung
bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến kéo dài suốt hơn
hai thập kỷ ở Việt Nam, hai đất nước đã có nhiều chuyển biến sâu sắc về mọi mặt
của đời sống. Lịch sử đã bước sang một trang mới với những yêu cầu mới được đặt
ra trong công cuộc hội nhập với quốc tế. Hai kẻ thù từng không đội trời chung trong

quá khứ giờ đây đã trở thành đối tác quan trọng, cùng nhau hợp tác và phát triển vì
một tương lai tươi sáng, thịnh vượng cho cả đôi bên. Sau khi chính thức bình
thường hóa quan hệ vào năm 1995, Việt Nam và Mỹ đã có nhiều chính sách về kinh
tế, chính trị, cũng như văn hóa nhằm thắt chặt sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai nước.
Trên địa hạt văn chương, các nhà văn - cựu chiến binh, những người lính một thời
từng đối đầu sống mái trên chiến trường nay lại là những người đi tiên phong trong
quá trình thúc đẩy sự thông hiểu lẫn nhau giữa hai dân tộc. Nhiều chuyến thăm, hội
thảo trao đổi về văn học cũng như những vấn đề liên quan đến văn hóa, lịch sử của
hai nước được tổ chức đều đặn. Tác phẩm của các nhà văn mang áo lính của Việt
Nam đã được dịch sang tiếng Anh và xuất bản tại Mỹ. Tuy chậm trễ hơn nhưng một
số tác phẩm nổi tiếng viết về chiến tranh Việt Nam của những người trong cuộc từ
phía Mỹcũng đã được chuyển ngữ và phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Những giao lưu,
trao đổi về học thuật giữa hai quốc gia đã trở nên thuận lợi và hữu hảo hơn. Từ
những thực tiễn thuận lợi đó, giới nghiên cứu giờ đây đã có cơ hội được tiếp cận

2


trực tiếp với những sáng tác văn học viết về chiến tranh từ cả hai phía, qua đó có
điều kiện nhìn nhận một cách toàn diện và sâu sắc hơn về những di sản tinh thần
quý báu của cuộc chiến, rút ra những bài học hữu ích từ quá khứ, đồng thời có một
thái độ đúng đắn và cầu thị trong hiện tại cũng như tương lai để vun đắp tình hữu
nghị giữa hai đất nước, hai dân tộc ngày càng tốt đẹp và bền chặt.
Đề tài nghiên cứu là một hướng đi với nhiều hứa hẹn sẽ đem đến những kiến
giải thú vị, có giá trị về dòng văn học phản tư sau chiến tranh, một hiện tượng văn
học phổ biến ở cả Việt Nam và Mỹ, qua đó đóng góp thêm vào những tri thức nhân
văn về chiến tranh, một lĩnh vực hiện vẫn đang còn nhiều khoảng trống. Chiến tranh
là một đề tài phổ quát và vĩnh hằng trong đời sống con người. Cách thức từng dân
tộc, từng cá nhân phản ứng trước hiện thực khốc liệt này, đặc biệt là thông qua sáng
tác nghệ thuật, có thể giúp chúng ta hiểu biết thêm về văn hóa riêng của mỗi quốc

gia, nhận biết được những đặc tính phổ quát toàn nhân loại,đồng thời hé lộ những
khía cạnh khuất lấp của nhân tính con người.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tác phẩm tiểu thuyết viết về chiến
tranh Việt Nam thời hậu chiến trong văn học Việt Nam và Mỹ, những chủ đề chính
yếu, những khuynh hướng nghệ thuật và những quan điểm giá trị trong các sáng tác
văn học này.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Do những điều kiện hạn hẹpvề mọi phương diện, chúng tôi chỉ có thể đi sâu
khảo sát một bộ phận trong khối lượng sáng tác đồ sộ này. Luận án tập trung chủ
yếu vào những tiểu thuyết tiêu biểu của các nhà văn - cựu binh của cả hai phía,
những người có kinh nghiệm thực tế trên chiến trường, trải nghiệm một cách trực
tiếp chiến tranh và vì vậy xác lập một thẩm quyền nhất định khi sáng tác về đề tài
này. Vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan, chúng tôi chưa thể đề cập tới
những sáng tác của các tác giả phía Việt Nam Cộng hòa, một góc nhìn đến nay vẫn
còn chưa được quan tâm đúng mực.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án đặt ra mục đích nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các sáng
tác tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam thời hậu chiến trong văn học Việt Nam và
Mỹ. Thông qua việc khảo sát các tác phẩm tiêu biểu, luận án tổng kết những nội
dung và khuynh hướng nghệ thuật cơ bản của tiểu thuyết về chiến tranh thời hậu
chiến trong văn học Việt Nam và Mỹ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án lý giải các hiện tượng văn học này từ bối cảnh đặc thù của giai đoạn

hậu chiến ở mỗi quốc gia, làm sáng tỏ những ảnh hưởng của văn hóa, truyền thống,
lịch sử của mỗi dân tộc tới quá trình sáng tạo nghệ thuật, đi sâu phân tích từng tác
phẩm cụ thể để làm nổi rõ những vấn đề liên quan. Từ góc nhìn đối sánh, luận án
chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của hai dòng tiểu thuyết qua đó làm sâu
sắc thêm nhận thức về cuộc chiến từ góc độ văn chương.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau:
- Phương pháp tiếp cận từ góc độ văn hóa học: nhằm chỉ ra những đặc trưng
của văn hóa chiến tranh tác động tới sáng tác văn học thời chiến và giai đoạn hậu
chiến,làm rõ những ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam và Mỹ tới các sáng tác tiểu
thuyết thời hậu chiến.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học:nhằm chỉ ra những mô thức nghệ thuật
trong các sáng tác tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam thời hậu chiến, phân tích
những đặc trưng về thẩm mỹ của các tác phẩm này.
- Phương pháp xã hội học văn học:để lý giải và cắt nghĩa những sáng tiểu
thuyết về chiến tranh Việt Nam thời hậu chiến trong bối cảnh xã hội đương thời.
- Phương pháp so sánh: để làm rõ được những điểm tương đồng và khác biệt
của hai dòng tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam thời hậu chiến trong văn học Việt
Nam và Mỹ.

4


-Phương pháp nghiên cứu liên ngành: luận án sử dụng phương pháp nghiên
cứu văn học kết hợp với lịch sử, chính trị học, xã hội học, tâm lý học, phân tâm học,
nhân loại học để tiếp cận và phân tích đối tượng nghiên cứu.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống các tác phẩm
tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam thời hậu chiến trong văn học Việt Nam và Mỹ

từ góc nhìn so sánh với tham vọng nhìn nhận sự phản ánh cuộc chiến trong văn học
từ cả hai phía,làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt của hai dòng văn học
trong cách thức lý giải và cắt nghĩa, cách thức suy cảm và tái hiện chiến tranh. Từ
những quan điểm nghiên cứu mới mẻ dưới góc độ văn hóa học và thi pháp học, luận
án soi sáng lại những hiện tượng văn học chiến tranh quen thuộc của Việt Nam dưới
những chiều kích, khía cạnhkhác biệt, đưa ra những diễn giải khác hơn so với
những cách tiếp cận trước đây.Bên cạnh đó, luận án cũng là một dẫn nhập tổng
quan về các sáng tác tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam ở phía Mỹ vốn không
được quan tâm và biết đến nhiều trong tình hình nghiên cứu trong nước hiện nay,
đồng thời cung cấp một cách đọc mang tinh thần giải thực dân từ quan điểm Việt
Nam với các sáng tác phía Mỹ.Bởi lẽ đó, đây là một công trình mang tính chất gạch
nối, bổ sung chosự khuyết thiếuở cả hai mảng nghiên cứu về văn học chiến tranh
của hai quốc gia.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án có cấu trúc 4
chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam trong bối cảnh hậu chiến
Chương 3. Những điểm tương đồng của tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam
thời hậu chiến trong văn học Việt Nam và Mỹ
Chương 4. Những điểm khác biệt của tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam
thời hậu chiến trong văn học Việt Nam và Mỹ

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam thời hậu chiến ở
Việt Nam

Sau ngày đất nước thống nhất, cuộc chiến dai dẳng hơn hai thập niên chính
thức khép lại, nhưng có lẽ sự viết về chiến tranh, theo ý nghĩa toàn vẹn của nó, chỉ
mới thực sự bắt đầu. Từ những sáng tác nóng hổi vừa bước ra khỏi chiến tranhtới
những sáng tác với độ lùi cần thiết để mang đến một cái nhìn nhiều chiều, đa dạng
và sâu sắc hơn, dòng tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ hậu chiến có thể coi như
một trong những hiện tượng tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam sau 1975. Các
sáng tác này, một mặt, kế thừa truyền thống viết về chiến tranh giai đoạn trước đó,
mặt khác, đã có những cách tân lớn về cách thức tiếp cận đề tài cũng như lối viết.
Sự nở rộ cả về số lượng lẫn chất lượng của các tác phẩm viết về chiến tranh cũng
góp phần quan trọng trong việc đưa tiểu thuyết, từ vị trí ít nổi bật (so với thơ ca, ký
hay truyện ngắn), dần trở thành thể loại trung tâm của nền văn học, phản ánh đúng
đắn và đậm nét tinh thần của thời đại mới. Trước hiện tượng văn học mang tính chất
đột khởi đó, giới nghiên cứu, phê bình dĩ nhiên không thể đứng ngoài cuộc. Từ
những bài viết mang tính chất điểm sách, những cuộc tranh luận xung quanh các tác
phẩm gây tiếng vang tới những công trình học thuật luận bàn, phân tích một cách
nghiêm cẩn, các nghiên cứu về tiểu thuyết về chiến tranh thời kỳ hậu chiến thực sự
đã có tác động rất mạnh mẽ, tích cực tới quá trình đổi mới lý luận và phê bình văn
học, như một cú hích giúp hệ thống thoát ra khỏi trạng thái trì trệ, xơ cứng tồn tại
trong một khoảng thời gian dài. Sự mới lạ và hết sức đa dạng, khó nắm bắt của thực
tiễn văn học, như một tất yếu, đã dẫn tới sự xuất hiện của những luồng tư tưởng mới,
những góc nhìn mới ngõ hầu làm sáng tỏ các đối tượng cần lý giải và định giá.
Nhiều trường phái nghiên cứu, phê bình đưa ra những quan điểm, phương pháp đọc
và sự luận giải tác phẩm theo những cách rất khác biệt, nhiều khi trái ngược nhau.
Tất cả đã góp phần tạo nên một đời sống văn học đầy sôi động và hứng khởi thời
hậu chiến, đặc biệt là trong giai đoạn Đổi mới.

6


Nhìn một cách tổng thể, có thể chia lịch sử nghiên cứu, phê bình những sáng

tác tiểu thuyết về chiến tranh thời hậu chiến ra hai giai đoạn lớn: giai đoạn từ sau
1975 đến giữa thập niên 1980 và giai đoạn từ giữa thập niên 1980 tới nay. Trong
giai đoạn đầu tiên, do chưa thực sự có nhiều bứt phá, đổi mới trong sáng tác tiểu
thuyết về chiến tranh và sáng tác văn học nói chung, các nghiên cứu, phê bình thời
kỳ này vẫn chủ yếu gói gọn trong hệ thống lý thuyết cũ với nhãn quan nghiên cứu
Mác-xít theo quán tính truyền thống trước đó. Xu hướng chính trong việc phân tích
và đánh giá văn học vẫn là đọc nội dung và bình luận trên cơ sở hiện thực. Bên cạnh
đó, một số tác giả đã chú ý nhiều hơn tới phương diện hình thức nghệ thuật của các
sáng tác tiểu thuyết, nhưng những tìm tòi, khám phá trên phương diện này mới chỉ
dừng lại ở mức độ thoáng qua, chưa thực sự có hệ thống. Từ giữa thập niên 80 của
thế kỷ trước trở về sau, nghiên cứu, phê bình văn học có bước chuyển mình mạnh
mẽ, nói theo nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, đã diễn ra một sự chuyển đổi hệ hình lý
thuyết. Các sáng tác tiểu thuyết viết về chiến tranh cũng được nhìn nhận lại từ
những góc độ mới mẻ, khác biệt. Hàng loạt những lý thuyết và cách đọc mới như
thi pháp học, phân tâm học, cấu trúc thể loại... được vận dụng vào việc lý giải và
đánh giá những sáng tác tiểu thuyết thuộc mảng đề tài này, đem lại những nhận thức
mới, có giá trị. Có thể nói, đây là thời kỳ mà lý luận phê bình văn học đã thực sự
đồng hành và có những tác động tích cực tới thực tiễn sáng tác văn học nói chung
và dòng tiểu thuyết viết về chiến tranh nói riêng.
Khuynh hướng nghiên cứu, phê bình dựa trên quan điểm Mácxít là một cách
đọc phổ biến các sáng văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến. Theo đó, vấn đề
phản ánh hiện thực được đặt lên hàng đầu. Tác phẩm có chân thực hay không là tiêu
chí quan trọng nhất trong cách nhìn nhận và đánh giá này. Bên cạnh đó, có thể thấy
rõ ở đây sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các quan điểm chính trị chính thống. Sáng tác
văn học chỉ đạt tới giá trị hiện thực và nghệ thuật khi nó thể hiện được tính chất
chính nghĩa của cuộc chiến tranh thống nhất đất nước vĩ đại một cách chân thực, sâu
sắc. Hiện thực, vì vậy, không được hiểu một cách chung chung mà mang tính
khuynh hướng rất đậm nét. Điều này thể hiện rõ ràng trong những bài viết điểm

7



sách và tổng kết trên các tạp chí về văn học như Mấy vấn đề của tiểu thuyết viết về
đề tài chiến tranh cách mạng [18] của Phan Cự Đệ, Đọc Năm 1975 họ đã sống như
thế của Trần Hữu Tá [55], Về một vài hướng tiếp cận với đề tài chiến tranh của
Trần Cương [13], Sự thật chiến tranh và tác phẩm văn học viết về chiến tranh [22]
và Trước hết cần phân biệt rõ chiến tranh nào? của Nam Hà [23], Vài suy nghĩ về
phản ánh sự thật trong chiến tranh của Chu Lai [29], Đề tài chiến tranh cách mạng
những thuận lợi và trắc trở của Nguyễn Bảo [3]... Và, như một nỗ lực tổng kết các
sáng tác chiến tranh những năm 80 của thế kỷ trước dưới góc nhìn phản ánh luận,
nhà nghiên cứu Đinh Xuân Dũng cho xuất bản tập tiểu luận phê bình Hiện thực
chiến tranh và sáng tạo văn học [15]. Bên cạnh đó, những tác phẩm nào đi chệch
khỏi quỹ đạo chính thống đều bị phê phán, phủ định. Khi nhận xét về tiểu thuyết
Sao đổi ngôi của Chu Văn, Nguyễn Văn Lưu bác bỏ cái nhìn khác biệt mang màu
sắc cá nhân về chiến tranh của tác phẩm: “Cái nhìn về chiến tranh và người lính như
vậy mới chỉ là cái bề ngoài, là cái dễ nhìn, còn rất xa bản chất” [35]. Đặc biệt, khi
Nỗi buốn chiến tranh của Bảo Ninh xuất hiện và làm chấn động văn đàn, đã có hàng
loạt những ý kiến chỉ trích gay gắt tác phẩm vì xuyên tạc, bóp méo sự thật. Nhà
nghiên cứu Đỗ Văn Khang lên án tác phẩm trong bài tiểu luận phê bình Nghĩ gì khi
đọc Thân phận tình yêu [27]; và gần mười năm sau đó, khi đánh giá lại những thành
tựu văn học thời đổi mới, ông vẫn gọi đó là loại “văn mộng du” và kiên quyết khẳng
định rằng Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh có cái nhìn lệch lạc, bệnh hoạn và
phiến diện về “bản chất cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc” [27, tr. 111-114].
Ngoài ra, bên cạnh xu hướng tập trung vào xem xét và phân tích nội dung tác phẩm
để đối chiếu với hiện thực, một số nhà nghiên cứu, phê bình cũng đã cố gắng chú ý
tới những yếu tố về mặt hình thức, tổ chức của các sáng tác tiểu thuyết. Bùi Việt
Thắng đi sâu vào phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt nhấn mạnh tới
mối quan hệ giữa sự kiện lịch sử và tâm lý con người như một nét đổi mới khác biệt
của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 [58]. Lại Nguyên Ân chỉ ra “thủ pháp
trao quyền kể chuyện” cho nhân vật giúp cho Sao đổi ngôi của Chu Văn “vừa có cốt

cách dân gian lại vừa giữ được những đường nét chính của tiểu thuyết hiện đại” [1].

8


Những nghiên cứu này cho thấy một nỗ lực nhằm phân tích và đánh giá các tiểu
thuyết một cách toàn diện và chú trọng nhiều hơn tới những phương diện nội tại của
tác phẩm thay vì chỉ tập trung vào đối chiếu với những yếu tố bên ngoài.
Tiếp cận từ góc độ thi pháp học là một khuynh hướng khác trong nghiên cứu,
phê bình các sáng tác tiểu thuyết về chiến tranh thời hậu chiến. Đây là một hướng đi
mới mẻ trong nghiên cứu, phê bình văn học, chỉ thực sự xuất hiện và nở rộ trong
giai đoạn sau đổi mới. Dường như đối lập với quan điểm phản ánh luận Mácxít ngự
trị trước đó vốn chỉ tập trung vào nội dung hiện thực, thi pháp học dựa trên nền tảng
phân tích kĩ lưỡng các bình diện hình thức nội tại của tác phẩm, lý giải và tìm ra ý
nghĩa sâu xa của chúng trong quá trình hình thành nên chỉnh thể nghệ thuật văn
chương. Hàng loạt những nghiên cứu, phê bình theo phương pháp này tập trung sự
chú ý đặc biệt vào Nỗi buồn chiến tranhcủa Bảo Ninh, một tác phẩm “rối rắm”,
phức tạp và khó đọc nhất của văn học giai đoạn đổi mới. Cuốn tiểu thuyết như một
thứ “thuốc thử” cho công hiệu và tính chính đáng của trường phái lý luận phê bình
mới mẻ này. Với ngòi bút kết hợp nhuần nhuyễn sự tài hoa nghệ sỹ và tinh thần
khoa học nghiêm túc, Đỗ Đức Hiểu cho rằng Bảo Ninh đã “xây dựng, sáng tạo một
thế giới chiến tranh cá tính hóa triệt để”. Nhà nghiên cứu nhấn mạnh tính chất chỉnh
thể, độc lập về mặt nghệ thuật của tác phẩm để từ đó đi sâu vào khám phá những
yếu tố thuộc về hình thức. Về mặt kết cấu, tác phẩm là sự tổng hòa của ba yếu tố
tình yêu, chiến tranh, nghệ thuật, mà ông ví như ba “nhịp” của một bài ca. Bên cạnh
đó, Đỗ Đức Hiểu cũng chú trọng đến việc khảo sát hệ thống từ ngữ được sử dụng
trong tác phẩm làm nổi bật lên những nét đặc sắc trong nghệ thuật của cuốn tiểu
thuyết. Bài viết của tác giả với những nhận định và phát hiện hết sức tinh tế, mang
tính chất mở đường, đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề thuộc về phương diện nghệ thuật
của tác phẩm [25, tr. 265-271]. Trong tiểu luận Thời gian trong Thân phận của tình

yêu, nhà nghiên cứu Đào Duy Hiệp lại tiến hành khảo sát hết sức công phu và tỉ mỉ
các phương thức tổ chức thời gian trong tiểu thuyết. Tác giả quan tâm đến sự sai trật
tự niên biểu, các thủ pháp nghệ thuật liên quan đến thời gian như hồi cố hay đón
trước; đồng thời chỉ ra cấu trúc thời gian cốt truyện, như là sự đồng hành của “thời

9


gian trải nghiệm” và “thời gian tâm linh”, là một nét đặc sắc của tác phẩm. Những
phân tích nghiêm túc và hết sức chi tiết về thời gian trong tiểu thuyết đã làm sáng tỏ
nhiều vấn đề nội tại ẩn sâu trong cấu trúc tác phẩm [24, tr. 267-289]. Từ một góc
nhìn khác, Nguyễn Đăng Điệp trong tiểu luận Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn
chiến tranhcủa Bảo Ninh tập trung vào phương diện kết cấu nghệ thuật của tác
phẩm. Nhà nghiên cứu chỉ ra thủ pháp nghệ thuật chủ đạo được nhà văn sử dụng là
lối viết theo dòng ý thức và đưa ra nhận định về kỹ thuật viết này trong tiểu thuyết
của Bảo Ninh trong sự đối sánh với các nhà văn cả ở trong nước và trên thế giới. Từ
đó, nhà nghiên cứu cho rằng trong văn học Việt Nam, Bảo Ninh, với cuốn tiểu
thuyết của mình, lần đầu tiên đã vận dụng một cách triệt để kĩ thuật dòng ý thức như
một nguyên tắc nghệ thuật chi phối toàn bộ cách thức tổ chức tác phẩm [35, tr. 399408]. Phạm Xuân Thạch trong tiểu luận Nỗi buồn chiến tranh: Viết về chiến tranh
thời hậu chiến – từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp cũng đưa ra
một nhận định tương đồng khi cho rằng Nỗi buồn chiến tranh mang dáng dấp của
một tiểu thuyết dòng tâm tưởng theo kiểu phương Tây. Đồng thời, nhà nghiên cứu
còn chỉ ra những đặc điểm trong kết cấu tác phẩm như sự thiếu vắng các xung đột
bên ngoài giữa người với người, việc tiểu thuyết không được phân chia thành
chương hồi một cách rành mạch, sự phi nhân quả hay phi trật tự thời gian của các sự
kiện, hồi ức… và đặc biệt là khuynh hướng “hướng nội và chủ quan hóa triệt để”
trong tiểu thuyết. Ngoài ra, thông qua những phân tích xác đáng, thuyết phục, Phạm
Xuân Thạch đã làm sáng tỏ ý nghĩa biểu tượng ẩn sâu của các nhân vật trong tiểu
thuyết. Theo sự phân loại của nhà nghiên cứu, xoay quanh Kiên, nhân vật chính
trong tác phẩm, có ba tuyến nhân vật: những người phụ nữ, những đồng đội và

những người thân (cha, mẹ, dượng). Từ đó, Phạm Xuân Thạch lý giải vai trò, cùng
những giá trị biểu trưng của từng loại hình nhân vật đó trong tiểu thuyết. Có thể
thấy, thi pháp học, mà cốt lõi là một cách đọc sâu tác phẩm văn học trong tính chỉnh
thể, tự trị và độc lập của nó, đã đem lại những kiến giải mới mẻ, độc đáo, rất có giá
trị về những sáng tác tiểu thuyết chiến tranh thời hậu chiến mà đặc biệt và tiêu biểu
nhất là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh [35, tr. 236-251].

10


Kể từ giai đoạn đầu Đổi mới, với chính sách cởi mở, tự do hơn với các giá trị
khác biệt, hàng loạt những trước tác kinh điển về mặt học thuật trong lĩnh vực
nghiên cứu văn chương trên thế giới lần lượt được chuyển ngữ sang tiếng Việt, tạo
nên một sự kích thích rất lớn cho nền lý luận phê bình. Trong số đó, những công
trình của nhà ngữ văn Nga Bakhtin có lẽ là nổi bật và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.
Hướng đi của Bakhtin, nghiên cứu lịch sử và đặc trưng của các thể loại văn học (cái
theo ông mới là là “nhân vật chính” thực sự của tấn kịch văn học), dần trở thành
một phương pháp được nhiều học giả Việt Nam tiếp thu và ứng dụng. Những sáng
tác tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ hậu chiến cũng nhanh chóng trở thành đối
tượng nghiên cứu, phê bình từ góc nhìn thể loại. Bùi Việt Thắng, trong tiểu luận
Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại, đã đưa ra một nhận xét xác
đáng về sự chuyển đổi từ hình thức “vĩ mô” của cấu trúc theo hướng lịch sử-sự
kiện sang hình thức “vi mô” của lịch sử-tâm hồn trong sự vận động của thể loại tiểu
thuyết nói chung và các sáng tác viết về chiến tranh nói riêng [35, tr. 182-191].
Theo đó, trong các tiểu thuyết viết sau năm 1980, đặc biệt là từ giai đoạn Đổi mới
trở đi, những yếu tố thuộc về tâm lý cá nhân, thuộc về thế giới bên trong của con
người được khai thác triệt để và trở thành trung tâm của tiểu thuyết. Nỗi buồn chiến
tranhcủa Bảo Ninh, theo quan điểm của nhà nghiên cứu, là một tác phẩm điển hình
cho khuynh hướng này. Nhà văn Nguyên Ngọc, trong bài viết Văn xuôi Việt Nam
hiện nay – lôgic quanh co của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng,

lại chú ý tới tính chất đối thoại, như một đặc trưng riêng biệt của văn xuôi và đặc
biệt là thể loại tiểu thuyết, tồn tại trong những sáng tác thời kỳ hậu đổi mới mà Nỗi
buồn chiến tranh là một ví dụ tiêu biểu. Sự đối thoại hóa, trong cả cấp độ tổ chức
tác phẩm lẫn từng lời văn, là một biểu hiện của “sự lưỡng lự hiền minh” chối từ mọi
kết luận và phán quyết chắc chắn, độc đoán, phiến diện về cuộc sống và con người.
Đó là biểu hiện cao nhất của tinh thần dân chủ, đa nguyên – linh hồn của giai đoạn
đổi mới với biểu hiện bên ngoài của nó là sự trỗi dậy mãnh liệt của các thể loại văn
xuôi đặc biệt là tiểu thuyết [35, tr. 161-181]. Nguyễn Thanh Tú lại đưa ra một cái
nhìn khác khi khảo sát tiến trình vận động của cái mà nhà nghiên cứu gọi là thể loại

11


“tiểu thuyết sử thi” trong một thời kỳ rất dài từ 1945 đến nay. Theo đó, dựa trên độ
đậm nhạt khác nhau của chất sử thi, tác giả mô hình hóa sự vận động và phát triển
của thể loại này như “một dao động hình sin, điểm bắt đầu là Xung kích, Con trâu,
Vùng mỏ…, lên cao với Đất nước đứng lên và cực đại là Dấu chân người lính… rồi
đi xuống đến cực tiểu là Nỗi buồn chiến tranh… và đi lên với Đất trắng, Chim én
bay, Ăn mày dĩ vãng, Ngày rất dài, Những bức tường lửa, Thượng Đức, Xiêng
Khoảng mù sương, Xuân Lộc…” [67]. Tham vọng học thuật và sự khảo sát công
phu của nhà nghiên cứu là một điều đáng khích lệ, nó đã cho thấy được phần nào
những đường nét chính trong tiến trình vận động những sáng tác tiểu thuyết viết về
chiến tranh kể từ 1945 đến nay, mặc dù việc xếp một số tác phẩm vào thể loại tiểu
thuyết sử thi vẫn còn là một vấn đề đáng bàn. Nghiên cứu tiểu thuyết viết về chiến
tranh từ góc độ thể loại quả thực là một đường hướng nghiên cứu vừa toàn diện bao
quát, vừa tập trung vào được những đặc trưng căn cốt nhất của văn chương nghệ
thuật.
Bên cạnh đó, một số hướng nghiên cứu mới mẻ ảnh hưởng từ các trường
phái lý luận phê bình phương Tây hiện đại như phân tâm học, nữ quyền luận…
cũng được các nhà nghiên cứu áp dụng khi đề cập tới vấn đề tình dục trong các sáng

tác tiểu thuyết viết về chiến tranh thời hậu chiến, một chủ đề gần như là cấm kỵ suốt
thời gian dài trước đó. Đoàn Cầm Thi khi phân tíchvấn đề tình dục qua các tác
phẩm viết về chiến tranh của Nguyễn Minh Châu, Võ Thị Hảo, Dương Hướng, Võ
Thị Xuân Hà, đưa ra một kết luận đáng chú ý: “Các tác giả đều tập trung phân tích
những tổn thất do chiến tranh gây ra về mặt tình yêu và tình dục (…) khi viết về bi
kịch cá nhân trong và sau chiến tranh, các nhà văn Việt đã linh cảm được vai trò
thiết yếu của vô thức, của giấc mộng, của ám ảnh nhục dục trong tâm lý con người”
[60]. Nguyễn Thị Xuân Dung cũng nhận thấy ở những trang viết về bản năng tính
dục trong các sáng tác về chiến tranh một ý nghĩa nhân bản:
Trong tiểu thuyết viết về chiến tranh từ 1986-1996, ta thấy hầu như tác
phẩm nào cũng có đề cập đến chuyện bản năng, tình yêu - tình dục của
con người và thể hiện nó một cách tự nhiên, chân thực. Điều đó càng

12


phản ánh rõ hơn bộ mặt trần trụi của chiến tranh và số phận khốc liệt của
con người trong hiện thực tàn bạo ấy, qua đó hợp lý hóa đời sống bản
năng của con người, đề cao nó trong một tinh thần nhân văn cao đẹp; lên
án, phê phán chiến tranh là một thế lực phi nhân tính đã tước đoạt, cướp
mất của con người quyền được sống với chính những nhu cầu bình
thường và thiết yếu của họ [14].
Sự xuất hiện của những tiếng nói tương đối mới mẻ, khác lạ trong nghiên
cứu, phê bình văn học này là một dấu hiệu tích cực, cung cấp những cái nhìn đa
chiều và đa dạng hơn về những sáng tác văn học chiến tranh.
Ngoài ra, hailuận án tiến sĩ văn họcTiểu thuyết về chiến tranh trong văn học
Việt Nam sau 1975 – những khuynh hướng và sự đổi mới nghệ thuật (2012)của
Nguyễn Thị Thanh bảo vệ tại Đại học Sư phạm Hà Nội vàTiểu thuyết Việt Nam sau
1975 viết về chiến tranh (2015) của Ngô Thị Quỳnh Nga bảo vệ tại Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam có thể coi như những công trình học thuật đầu tiên tại

Việt Nam đặt vấn đề nghiên cứu các sáng tiểu thuyết về chiến tranh một cách tổng
thể và hệ thống. Hai luận án đã tổng hợp và khái quát được một số đặc điểm và
khuynh hướng vận động của dòng tiểu thuyết chiến tranh sau 1975, đưa ra một số
kiến giải có giá trị về các tác phẩm riêng lẻ.
1.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam thời hậu chiến ở
Mỹ
Với người Mỹ, chiến tranh Việt Nam không chỉ đơn thuần là một cuộc xung
đột vũ trang, hơn thế rất nhiều, nó đã trở thành một “não trạng”, một nỗi ám ảnh
khôn nguôi. Viết về cuộc chiến, vì vậy, là một nhu cầu tự thân, một thôi thúc nội tại
với tất cả những ai đã từng chia sẻ cái trải nghiệm chung thấm thía đó. Hơn bất cứ
cuộc chiến tranh thời hiện đại nào khác mà nước Mỹ từng can dự, Việt Nam là sự
kiện sản sinh ra khối lượng sáng tác văn học đồ sộ nhất, đa dạng và phức tạp nhất
với số lượng tác phẩm ngày càng gia tăngtheo thời gian. Dường như ngay cả khi
cuộc chiến đã kết thúc một thời gian khá dài, người Mỹ vẫn không ngừng suy tư,
trăn trở về đề tài này. Trong tổng thể các sáng tác văn học đó, tiểu thuyết chiếm số

13


lượng áp đảo và đạt nhiều thành tựu đáng kể hơn cả. Sáng tác tiểu thuyết về chiến
tranh Việt Nam đã trở thành một trào lưu rộng khắp, một dòng chảy liên tục trong
đời sống văn học Mỹ. Đứng trước một hiện tượng nổi bật như vậy, nhiều nhà
nghiên cứu đã cho ra đời những công trình với tham vọng tổng kết, khát quát những
đặc trưng cơ bản, phân tích những tác phẩm tiêu biểu và định giá chất lượng nghệ
thuật của dòng tiểu thuyết viết về chiến tranh Việt Nam.
Philip Beidler trong chuyên luận Văn học Mỹ và trải nghiệm Việt Nam [83]
đã xác định đối tượng nghiên cứu của mình là “sự cắt nghĩa mang tính văn chương”
của người Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam. Đó có thể coi như một nỗ lực của các
nhà văn và cả độc giả nhằm tìm kiếm một ý nghĩa mang tính cá nhân hay tập thể
cho tất cả đống bộn bề đầy mập mờ, rối rắm, hỗn độn mà chiến tranh gây ra. Một

cách gián tiếp, đó cũng có thể được coi như một sự thanh tẩy cảm xúc của những
người lính-nhà văn từng tham chiến và cả dân tộc của họ thông qua việc tái hiện lại
trải nghiệm chiến tranh. Bên cạnh đó, Beidler chỉ ra ảnh hưởng của những huyền
thoại phổ biến và truyền thống văn học Mỹ tới các sáng tác về Việt Nam. Khi viết
về đề tài này, các tác giả, dù ý thức hay vô thức, đã hòa trộn những cái nhìn mới với
những huyền thoại truyền thống được tạo lập từ trước. Nhiều yếu tố trong văn học
về trải nghiệm Việt Nam đã được định hình từ trước ở những sáng tác của các nhà
văn Mỹ tiền bối như James Fenimore Cooper, Mark Twain, và Herman Melville;
chẳng hạn như những câu chuyện lịch sử về quá trình khai khẩn và định cư được
viết bởi những người thực dân đầu tiên hay những huyền thoại muộn hơn xung
quanh đời sống ở miền Tây nước Mỹ. Beidler tiếp tục khảo sát tiến trình của văn
học chiến tranh Việt Nam, từ giai đoạn sơ khởi những năm 1958-1970, thời kỳ
trung gian 1970-1975, và giai đoạn hậu chiến sau 1975 với sự xuất hiện của những
sáng tác văn học mới. Trong công trình tiếp theo của mình, Viết lại nước Mỹ: Thế
hệ những tác giả văn học chiến tranh Việt Nam [84], Beidler lại tiến hành nghiên
cứu một cách toàn diện tiểu sử, sự nghiệp văn chương và tác phẩm của các cây bút
nổi bật nhất trong dòng văn học chiến tranh Việt Nam tại Mỹ. Họ đa số là những
cựu binh từng tham gia cuộc chiến và sáng tác sau khi chiến tranh kết thúc. Cuốn

14


sách được chia thành bốn phần lớn tương ứng với các thể loại chính: ở tiểu thuyết,
Beidler tập trung vào những tác giả như Tim O’Brien, Philip Caputo, Robert Olen
Butler, James Webb, Winston Groom, Larry Heinemann; ở kịch, là David Rabe; ở
thơ, là John Balaban, W. D. Ebrbart, David Huddle, Yusef Komunyakaa, Walter
McDonald, Bruce Weigl; và ở tự truyện, là Gloria Emerson, Frances Fitzgerald,
Robert Stone, Michael Herr. Những nghiên cứu của Philip Beidler mang tính tổng
hợp và khái quát cao; đó vừa như những giới thiệu cơ bản, lại vừa là những cuốn
lược sử về văn học chiến tranh Việt Nam của người Mỹ.

Trong công trình Bước đầu nghiên cứu: Những tự sự Mỹ về Việt Nam[132],
Thomas Myers đưa ra những ngữ cảnh để có thể hiểu được nội dung và hình thức
của các tự sự Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Myers khảo sát những huyền thoại và tín
điều cũng như truyền thống văn học Mỹ (cụ thể là dòng tiểu thuyết lịch sử và chiến
tranh) tác động tới các tác phẩm này. Ông cho rằng những sáng tác về Việt Nam
hay nhất là những tác phẩm vượt qua được thứ chủ nghĩa hiện thực trận mạc đơn
thuần để kết nối hay tương tác với những yếu tố lịch sử, văn hóa, văn học, những
huyền thoại phổ biến hay những cuộc chiến trước đó của nước Mỹ. Chính vì vậy,
trong các tự sự này, chiến tranh Việt Nam mặc dù có vẻ như một trải nghiệm hoàn
toàn khác biệt, thực chất lại thể hiện một sự tiếp nối và phát triển một số truyền
thống lâu bền của người Mỹ; do đó, trải nghiệm mang tính dân tộc này cần đến cả
văn bản lẫn những ngữ cảnh bên ngoài để có thể thấu hiểu trọn vẹn. Tiếp theo,
Myers khảo sát những chủ đề và phương thức biểu hiện cốt yếu trong những tự sự
hay nhất về chiến tranh Việt Nam của các tác giả Mỹ. Ông chỉ ra rằng các tác phẩm
theo xu hướng hiện thực chủ nghĩa thuần túy, thường xuất hiện ở thời điểm đầu giai
đoạn hậu chiến, mặc dù gây ấn tượng mạnh với độc giả qua những trải nghiệm và
cảm xúc mãnh liệt của chiến trận, song, dường như lại quá bị ám ảnh bởi tiểu tiết
mà quên mất việc tái dựng lại bối cảnh rộng hơn hay đưa đến những ý nghĩa chiêm
nghiệm sâu sắc. Những tác phẩm này, vì vậy, thường trở thành một thứ hiện thực
ảnh chụp hay một dạng cứ liệu giản đơn. Những sáng tác thành công hơn, như Một
ngày rất nóng(One Very Hot Day) của David Halberstam hay Thung lũng thứ

15


13(The 13th Valley)của John Del Vecchio, sẽ kết hợp nhuần nhuyễn hiện thực với
hư cấu; chúng không chỉ dừng lại ở những chi tiết của cá nhân mà còn liên hệ tới cả
những trải nghiệm tập thể; chúng chọn lọc, sắp xếp các yếu tố một cách tinh tế và
đưa ra những đánh giá sâu sắc hơn. Trong những cuốn tự truyện nổi tiếng về cuộc
chiến tại Việt Nam, như Nếu tôi chết trên chiến trường(If I Die in a Combat Zone)

của Tim O’Brien hay Lời đồn chiến tranh(A Rumor of War) của Philip Caputo,
Myers nhận thấy các tác giả cố gắng đưa ra những lời bộc bạch chân thành và bài
học lịch sử qua việc đối chọi hiện thực trực tiếp mà bản thân trải nghiệm với những
mô thức quen thuộc về chủ nghĩa anh hùng, lý tưởng đạo đức và hành động của
người Mỹ. Cả O’Brien và Caputo đều hoài nghi và phủ định những giá trị chiến
tranh như lòng dũng cảm, sự hy sinh, tính chính đáng… được khắc họa tràn ngập
trong lịch sử và những huyền thoại phổ biến của phương Tây. Tác phẩm của họ là
những lời đối thoại, thách thức lại cả một truyền thống lãng mạn hóa và lý tưởng
hóa chiến tranh của người Mỹ, vạch trần mặt nạ của sự lừa mị và phơi bày sự thật
trần trụi. Theo Myers, những binh lính Mỹ tại Việt Nam phải đối diện với những
nghịch lý quái gở. Họ cảm thấy đồng thời vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của
cuộc chiến tàn bạo này. Những người lính như bị mắc kẹt trong một cỗ máy chiến
tranh độc đoán bất lường, những đợt hành quân và chiến dịch vô mục đích, cùng
những lập luận nực cười theo kiểu: cần phải san phẳng những ngôi làng để bảo vệ
chúng. Đối diện với những hiện thực nghịch dị đó, nhiều tác giả, chẳng hạn như
Gustav Hasford trong Lính sắp xuất ngũ (The Short-Timers) hay Charles Durden
trong Không kèn, không trống(No Bugles, No Drums), đã sử dụng hài hước đen
(black humor) như một thủ pháp nghệ thuật chủ đạo nhằm lột tả tính chất phi lý của
cuộc chiến. Bên cạnh đó, Myers còn cho rằng chiến tranh Việt Nam, với tư cách là
cuộc chiến “hậu hiện đại” đầu tiên của nước Mỹ, khiến cho những kiểu truyền đạt
thông tin và tái hiện lịch sử theo truyền thống trở nên bất lực. Cái đại tự sự chính
thống của giới lãnh đạo, vẫn cố gắng mô tả cuộc chiến theo một chủ nghĩa lãng mạn
kiểu Mỹ, đối lập chát chúa với hiện thực trên chiến trường (chẳng hạn khi họ tuyên
bố sự kiện Tết Mậu Thân là một chiến thắng mang tính quyết định của quân đội Mỹ

16


và Việt Nam Cộng hòa). Các phương tiện truyền thông như truyền hình, phát thanh
cũng không thể đưa ra diễn giải khác biệt về cuộc chiến. Những sự thật về chiến

tranh Việt Nam, những bài học rõ ràng nhất đều đã bị bỏ sót hay cố tình tảng lờ đi.
Bộ máy tuyên truyền, căn bệnh “lãng quên lịch sử” của người Mỹ, cùng sự ghẻ lạnh
của cộng đồng trước sự trở về của các cựu binh càng làm tình trạng hiểu lầm tai hại
về cuộc chiến trở nên trầm trọng. Đứng trước những khó khăn này, các tác giả, như
Michael Herr với Những bản trình báo(Dispatches) hay Tim O’Brien với Đi tìm
Cacciato(Going After Cacciato), đã sáng tạo ra những hình thức thẩm mỹ khác lạ
để tái hiện dạng thức lịch sử mới này. Họ nhấn mạnh vai trò của trí tưởng tượng
trong việc lột tả sự thật, biến đổi và sáng tạo lại hiện thực nhằm tạo lập những ký ức
chiến tranh, đi sâu vào những ngóc ngách tâm thức cá nhân để diễn đạt trải nghiệm
cộng đồng. Cuối cùng, nếu trong hai cuộc Thế chiến trước đó, binh lính Mỹ trở về
với vị thế của kẻ chiến thắng giữa những cuộc chào mừng long trọng, thì những
người lính bước ra từ cuộc chiến Việt Nam lại bị coi như những kẻ thất bại. Nước
Mỹ, với những huyền thoại về chiến thắng và sự thành công đã làm nên bản sắc
cộng đồng, không thể đón nhận những đứa con thảm hại đó. Thậm chí, họ còn bị coi
như những kẻ tội đồ, như chỗ để trút giận cho lương tâm và thể diện quốc gia.
Truyền thông và phim ảnh xây dựng hình ảnh của họ như những kẻ tâm thần, cuồng
bạo, biến thái. Những đau đớn thể xác và chấn thương tinh thần cũng bám riết, dằn
vặt người lính nhiều năm sau chiến tranh. Tất cả những khó khăn, đau khổ đó của
đời sống hậu chiến được khai thác và khắc họa thấm thía trong những tác phẩm như
Trầm tư trong rừng(Meditations in Green) của Stephen Wright hay Những nỗi buồn
của nước Mỹ(The American Blues) của Ward Just.
Trong chuyên luận Những câu chuyện về chiến tranh Việt Nam: Sự ngây thơ
đã mất [113], Tobey Herzog cung cấp cho độc giả một sự dẫn nhập tương đối toàn
diện và hệ thống về các sáng tác tự sự Mỹ xoay quanh chiến tranh Việt Nam.
Herzog đưa ra năm bối cảnh chủ đề (thematic contexts) quan trọng giúp người đọc
mới tiếp cận với các tác phẩm này không bị bỡ ngỡ và có thể nhanh chóng thông
hiểu. Thứ nhất, tiếp thu những nghiên cứu của Paul Fussell, Herzog chỉ ra tinh thần

17



mỉa mai và cấu trúc ba phần thường gặp trong các tự sự Mỹ về chiến tranh Việt
Nam, tiêu biểu là ở cuốn hồi ký Lời đồn chiến tranh của Philip Caputo và tiểu
thuyết Đi tìm Cacciatocủa Tim O’Brien. Chiến tranh bao giờ cũng đầy mỉa mai vì
mọi cuộc chiến đều tồi tệ hơn mong đợi, và bất kì người lính nào cũng trải qua trạng
thái hy vọng tiêu tan. Điều này dẫn đến cấu trúc ba phần đặc trưng cho các sáng tác
về chiến tranh, tương ứng với từng giai đoạn trải nghiệm của người lính: sự ngây
thơ (innocence), trải nghiệm (experience) và suy tư (consideration). Thứ hai,
Herzog chỉ ra “hội chứng John Wayne” như một yếu tố tác động mãnh liệt vào quá
trình định hình những hiểu biết sai lạc về chiến tranh và Việt Nam của tầng lớp
thanh niên Mỹ ngây thơ trước cuộc chiến. John Wayne, một đạo diễn kiêm diễn
viên ngôi sao của Hollywood, người thường vào vai những siêu anh hùng mang
đậm những đặc điểm lý tưởng kiểu Mỹ, đã trở thành thần tượng của cả một thế hệ
những người lính trẻ trước khi bước vào chiến tranh, tạo nên trong tâm trí họ những
ảo tưởng sâu sắc về chủ nghĩa anh hùng, tính chính nghĩa và tất thắng của quân đội
Mỹ tại Việt Nam. Sự ám ảnh về John Wayne trở thành một hội chứng phổ biến của
binh lính Mỹ; nhiều người trong số họ thậm chí còn không thể thoát khỏi nó ngay
cả khi chiến tranh đã kết thúc. Thứ ba, nhiều tự sự về chiến tranh Việt Nam khắc
họa cuộc hành trình của người lính đối diện với những nhập nhằng, lưỡng nan về
đạo đức, cảm xúc, tâm lý trong cuộc chiến tại một môi trường và nền văn hóa xa lạ,
phải chống chọi với những kẻ thù thường không nhìn thấy. Trong hoàn cảnh chiến
tranh, khi đã trút bỏ hết những ràng buộc của văn minh, họ tự nhận thấy trong chính
bản thân mình cái ác, bóng tối, những cảm xúc nguyên thủy, sự hỗn loạn hoang dại
và cả nỗi kinh hoàng. Thứ tư, đặt sáng tác tự sự về Việt Nam trong phạm trù rộng
hơn của những truyện kể chiến tranh hiện đại, Herzog chỉ ra những cảm xúc lặp lại
của đời lính về sự vô nghĩa và bất lực của bản thân trong chiến tranh, những cách
thức giống nhau mà người lính trên chiến trường cảm nhận trạng thái mất mát đi sự
ngây thơ, tính mục đích và khả năng tự chủ số phận, cũng như những nỗ lực của họ
trong việc kiểm soát bản thân cùng hoàn cảnh. Sự khảo sát này cho thấy những
tương đồng và tiếp nối của các truyện kể về Việt Nam đối với dòng văn học chiến


18


×