Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của phạm tiến duật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.54 KB, 3 trang )

Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong
Bài thơ về tiểu đội xe không kính của
Phạm Tiến Duật.
Người đăng: Hà Hoàng - Ngày: 27/02/2018

Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Bài làm
Nhắc đến Phạm Tiến Duật là nhắc đến một trong những nhà thơ tiêu biểu của những năm tháng kháng
chiến chống Mỹ vĩ đại. Là một người từng trải, lại trực tiếp nắm tay lái trên tuyến đường Trường Sơn nhà
thơ đã tạo nên những vần thơ vô cùng mới mẻ. Vừa có nét gì đó tinh nghịch, hóm hỉnh lại không kém
phần suy tư. Với bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã làm sống dậy cả những
năm tháng hào hùng của dân tộc.
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Bài thơ có nhan đề vô cùng độc đáo nó góp phần thể hiện tâm hồn vô cùng lạc quan yêu đời của những
chiến sĩ lái xe tiếp viện cho tiền tuyến. Những con người đầy ngang tàng, nhưng cũng không kém phần
giản dị chuẩn mực.
Hình ảnh của những người chiến sĩ lái xe gắn liền với những chiếc xe không kính, một hình ảnh miêu tả
vô cùng chân thực. Bom đạn của giặc đã khiến cho những chiếc xe trở nên thiếu hụt đủ thứ: không đèn,
không kính , không mui thậm chí còn xước xác....
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Thế nhưng chính vì không có kính nên hình ảnh những người chiến sĩ lái xe mới hiện lên một cách chân
thực và tài tình đến vậy. Những con người bất chấp sự thiếu thốn, khó khăn vẫn băng băng lao về phía
trước một lòng vì tiền tuyến:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng.
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim


Như sa, như ùa vào buồng lái.


Đến đây ta thấy nhịp thơ trở nên dồn dập và nhanh đến lạ nó như là những nhịp xe chạy trên đường vậy.
Chính vì xe không có kính nên các anh mới có thể cảm nhận rõ nhất những thứ đang ở ngoài đến vậy:
thấy gió, thấy con đường, cánh chim, sao trời.... Chỉ có những con người đã trải qua thực tế mới có thể
có những cảm nghĩ chân thực đến vậy. Gió ùa vào làm xoa dịu đi mắt đắng. Mắt đắng ở đây không phải
do bụi mà là do thiếu ngủ, chính cơn gió ùa vào nơi cửa đã giúp các anh trở nên tỉnh táo và minh mẫn
hơn khi cầm lái. Tất cả những cảnh vật bên ngoài “như sa, như ùa” vào bên trong để các anh có thể nhìn
thấy cả con đường chạy thẳng vào tim.
Thế nhưng dù thiếu thốn đến vậy khó khăn đến vậy tâm hồn người lính vẫn hết sức lạc quan và ngang
tàng:
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc.
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo.
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa .
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!
Có lần bình luận về khổ thơ này nhà thơ Xuân Diệu tỏ ra không hài lòng với cụm từ cười “ha ha”. Thế
nhưng biết làm sao được. Có thế mới tạo nên khí phách của các anh có thế mới cảm nhận hết sự sảng
khoái hồn nhiên của một tinh thần đầy lạc quan trong những năm tháng kháng chiến gian khổ.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.
Dẫu cho phải trải qua ngàn khó khăn ngàn gian khổ thì chỉ cần con người còn có niềm tin còn có say mê
thì xe vẫn chạy thẳng về phía trước. Bầu trời kia như xanh thêm khi có các anh có nụ cười của các anh.
Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Khổ thơ cuối cùng mang đến cho người đọc nhiều suy ngẫm đặc biệt. Trong khói lửa hoang tàn của
chiến tranh mọi thứ đều bị phá hủy. Chiếc xe thảm hại vì không có kính, chẳng có đèn, không có mui mà


lại còn xước thế nhưng bom đạn của kẻ thù dường như chẳng thể thắng nổi ý chí con người. Chỉ cần
trong buồng lái vẫn còn một trái tim còn đập còn một tinh thần bất diệt thì xe vẫn còn chạy. Đó chính là
điều mà nhà thơ muốn gửi gắm, tinh thần yêu nước sẽ trở thành một ngọn lửa bất diệt chiến thắng mọi
kẻ thù, nó vượt lên trên hết cả những mũi tên hòn đạn, đạp lên mọi kẻ thù tàn bạo.
Hình ảnh người chiến sĩ lái xe là hình ảnh đại diện cho vô số lớp người chiến sĩ trong khói lửa chiến
tranh. Tinh thần của các anh cũng chính là thứ tình yêu nước thiết tha mà cả dân tộc thời bấy giờ đang
hừng hực.
Chiến tranh tuy đã lùi xa hơn ba mươi năm thế nhưng hình tượng người chiến sĩ ấy vẫn sống mãi trong
lòng độc giả. Nó trở thành những bức tượng đài bất diệt về tinh thần yêu nước và sự quả cảm trong
những năm tháng đau thương mà anh hùng của dân tộc.



×