Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thuyết mình về một nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh quê em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.86 KB, 3 trang )

Thuyết mình về một nét đặc sắc trong di
tích thắng cảnh quê em (Nên chọn đối
tượng thuyết minh cụ thể cho sát với
thực tế ở mỗi địa phương)
Đề bài: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em (Nên chọn đối tượng thuyết minh cụ thể cho
sát với thực tế ở mỗi địa phương)

Bài viết tham khảo
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các công trình kiến trúc đồ sộ ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
Nhưng bên cạnh những công trình ấy, vẫn tồn tại những kiến trúc cổ kính. Đó là những di tích còn lưu lại
trong dòng chảy của thời gian. Di tích Cầu Ngói – Chùa Lương của Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định quê
tôilà một trong số đó. Cây cầu cổ ấy chính là niềm tự hào của quê hương tôi.
Cầu Ngói nằm trong quần thể di tích nổi tiếng Cầu ngói - Chùa Lương - Chợ Lương - Chùa Phúc Hải Giếng đá Phúc Hải và trên 20 nhà thờ công giáo đẹp lộng lẫy nổi tiếng tại địa phận Quần Anh xưa, nay
là xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tính Nam Định. Cầu Ngói hình thành cùng chùa Lương, gắn liền với công
cuộc khai hoang lấn biển 500 năm trước ở vùng biển Hải Hậu, từ khi người dân về đây mở đất dựng
làng. Khi công cuộc ấy của tổ tiên đã hoàn thành thì các cụ nghĩ ngay đến việc dựng cầu mở chợ. Cầu
khi đó được bắc qua con sông Trung Giang, một con sông nhỏ chạy dọc theo xã Hải Anh.
Cầu được xây dựng theo lối “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà còn ở dưới là cầu), to và đẹp. Lúc đầu cầu
chỉ đơn giản một cọc, mái chưa được lợp ngói mà chỉ lợp cỏ đơn sơ. Nhưng đến thế kỷ XVII cầu được tu
sửa nhiều lần để phù hợp với cấu trúc và cảnh quan chung của quần thể chùa Lương. Tuy nhiên vẫn giữ
được nguyên cái nét cổ kính từ xa xưa để lại.
Cầu Ngói cách chùa Lương khoảng 100m, nằm ngay trên con đường chính dẫn vào chùa, ngay cạnh khu
chợ sầm uất tên là Chợ Lương. Bởi vì cùng thời gian xây dựng với chùa Lương, nhân dân quen gọi là
cầu Ngói chợ Lương. Cầu có kiến trúc vô cùng độc đáo. Nhin tổng thể, cầu như một ngôi nhà mái ngói
vắt mình qua dòng sông xanh thẳm. Mái ngói phía trên được thiết kế khéo léo với hệ thống kèo như một
ngôi nhà cổ xưa. Người thợ tài hoa khi ấy kết hợp nửa nợp, nửa xây làm cho dáng mái rất đẹp và tựa
như con rồng đang bay. Phần dưới là thành cầu và sàn cầu. Phần trên và dưới liên kết với nhau bằng hệ
thống những cột tròn dựng thẳng tắp hai bên thành cầu và cổng xây ở hai đầu.
Cầu Ngói đứng vững vàng trên 18 cột đá vuông, mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng đỡ toàn bộ 9 gian nhà
cầu. Trên cột đá cắm sâu xuống lòng sông là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim vừa to vừa chắc đỡ
các dầm, nâng sàn cầu, nhà cầu. Sàn cầu làm bằng gỗ lim, được chia làm 2 phần rõ rệt. Phần sàn của


lòng cầu gồm 66 thanh gỗ lim ghép lại nằm trên hàng dầm uốn cong, có thêm nhiều thanh gỗ ngắn vuốt
tròn cạnh tạo thành nhiều gỡ nối để khách lên xuống không bị trượt chân. Hai bên lòng cầu là hai dãy
hành lang uốn cong theo thành cầu. Phía trong hành lang ghép ván, phía ngoài là lan can với 162 con
song. Du khách và người dân có thể dừng chân nghỉ ngơi ngắm cảnh trên hành lang. Toàn bộ cây cầu
bên trên có mái che kín đáo nhưng bên dưới lại trống nên vừa kín đáo vừa thông thoáng. Cầu được
trang trí, chạm khắc nhiều mảng. Tuy không nhiều và có phần giản đơn cũng thể hiện tài hoa của nghề
mộc cổ truyền trên đất Quần Anh xưa, cổ kính và bình dị.
Đặc biệt, phần mộc của cầu không được chạm khắc cầu kỳ nhưng lại thể hiện rất rõ kiến trúc thuần Việt.
Hai bên đầu cầu có hai cổng vòm xây bằng gạch với lối kiến trúc khá đặc biệt, phía trên vòm cổng có
hình hai con nghê nâng bức cuốn thư vừa uy nghiêm lại quen thuộc. Hình con nghê được đắp nổi bằng


vôi vữa khá tinh xảo. Cổng được xây dựng theo lối cửa vòm một lối, hai bên có hai hàng cột với câu chữ
Hán “Giáp ngạn mã đề nhân thượng hạng. Hoàng Giang hồng ảnh ngật Đông Tây” tức là trên cầu hàng
ngày người và xe đi lại, bóng của cầu buổi sáng ngả về phía Đông buổi chiều ngả về phía Tây.
Xung quanh cầu là con đường dẫn vào Chùa Lương, là khu chợ nhỏ mà sầm uất của người dân nơi đây.
Dưới cầu là dòng sông nước chảy trong xanh. Những năm gần đây, người ta trồng ngay cạnh chân cầu
một cây phượng vĩ. Mùa hạ đến, phượng nở đỏ rực, những cánh hoa mềm mại rụng xuống mái cầu, tạo
nên vẻ đẹp khó diễn tả thành lời. Hòa trong không khí náo nhiệt của những phiên chợ và những ngày lễ
hội hàng năm, cầu Ngói vẫn giữ cho mình nét cổ kính rất xưa.
Cầu Ngói chùa Lương là một công trình kiến trúc cổ độc đáo, mang đậm dấu ấn của những nghệ nhân
tài hoa đất Quần Anh. Gắn liền với lịch sử khai hoang lấn biển, cầu Ngói lòa minh chứng cho thời kì phát
triển vừa yên bình lại hưng thịnh của vùng đất Hải Hậu xưa. Không chỉ gắn liền với người dân chăm chỉ,
lương thiện nơi đây, cầu còn là di tích nổi tiếng mà du khách thập phương dừng chân. Cầu không chỉ là
công trình giao thông mà còn là công trình văn hóa của làng xã. Cầu Ngói chùa Lương là một trong số 10
chiếc cầu cổ nhất Quần Anh xưa và là một trong ba cây cầu ngói cổ và đẹp nhất Việt Nam.
Thời gian trôi đi, nhưng trải qua bao thăng trầm, biến động, Cầu Ngói chùa Lương vẫn giữ trọn những giá
trị của mình. Nằm giữa thiên nhiên, cầu là lịch sử soi chiếu, đờng thời là niềm tự hào của tất cả người
dân quê hương tôi.


=> Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì tech12h có
dàn ý để các bạn dễ viết bài.
1. Mở bài


Giới thiệu chung về di tích, thắng cảnh ở quê em (nêu địa lí, đặc điểm chung về di tích, danh
lam đó).

2. Thân bài




Giới thiệu nguồn gốc của di tích, thắng cảnh đó.
o

Được phát hiện, xây dựng từ khi nào, từ bao giờ và do ai xây dựng?

o

Di tích, thắng cảnh đó được bảo tồn, mở mang và tu sửa, phát triển như thế nào?

o

Sự kiện hay những nhân vật lịch sử gắn liền với những câu chuyện ra đời của di tích,
thắng cảnh đó.

Giới thiệu về kiến trúc
o


Những nét cơ bản trong cấu trúc

o

Miêu tả về những nét đặc sắc, độc đáo nhất

o

Phân tích những nét đặc sắc trong kiến trúc ( những nét hoa văn, những sáng tạo, nét
riêng): được thiết kế như thế nào? Mang phong cách gì?


o



Miêu những cảnh quan thiên nhiên xung quanh: Ví dụ như: cây đa, giếng nước, ao hồ,
vườn, chợ…

Vai trò, ý nghĩa của di tích, thắng cảnh đó với đời sống tinh thần của người dân địa phương, đối
với đất nước

3. Kết luận


Suy nghĩ, tình cảm của em đối với di tích, thắng cảnh quê mình.




×