Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật vũ nương ở chuyện người con gái nam xương của nguyễn dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.91 KB, 2 trang )

Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái
Nam Xương của Nguyễn Dữ
Bài làm:
Hình ảnh người phụ nữ chân chất, thật thà luôn là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ nhà văn, đặc biệt là
trong văn học thời trung đại. Nhưng tiếc thay, trong xã hội cũ đó người phụ nữ lại phải chịu một số phận
đầy bi kịch và bất hạnh. Truyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã phản ánh được vấn đề
bức thiết về thân phận của người phụ nữ lúc bấy giờ. Lên án những thế lực bạo tàn và lễ giáo phong
kiện đầy bất công, khắt khe đã chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ, mặc dù họ là những người phụ nữ
đáng trân trọng trong gia đình và xã hội.
Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại
hình cho đến tính cách, nhưng lại phải chịu những số phận thật tủi nhục biết bao nhiêu. Tác
phẩm"Chuyện người con gái Nam Xương" là tiếng nói đồng cảm,trân trọng,ngợi ca của tác giả đối
với con người đặc biệt là người phụ nữ. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời với số phận đầy bi thảm
của Vũ Nương - người con gái nhan sắc, đức hạnh. Nàng lấy chồng là Trương Sinh, con nhà hào phú
nhưng ít học, có tính đa nghi và hay ghen. Trương Sinh lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu mà chỉ vì
cảm mến dung hạnh, để rồi không có sự chan hòa, bình đẳng trong cuộc hôn nhân đó. Mặc dù sống với
người chồng lạnh lùng, lại đa nghi quá mức nhưng vì khát khao hạnh phúc gia đình, mong muốn êm ấm
thuận hòa nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, ăn nói chừng mực vì thế mà vợ chồng chẳng khi nào bất
hòa. Nàng mang đầy đủ vẻ đẹp của một người phụ nữ lý tưởng “tính đã thuỳ mỵ nết na lại thêm có tư
dung tốt đẹp. Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì Trương Sinh phải đầu quân đi lính. Khi chồng đi lính,
Vũ Nương đã tiễn chồng bằng những lời mặn nồng, tha thiết: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám
mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình
yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn
gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo
lắng”.
Chồng đi lính được đầy tuần, Vũ Nương hạ sinh con trai. Dù không có chồng ở bên san sẻ nhưng
nàng vẫn hết lòng, hết sức nuôi dạy con, chăm sóc, lo ma chay cho mẹ già chu đáo và thủy chung
đợi chồng. Nguyễn Dữ đã dành những lời ca ngợi đẹp đẽ nhất về Vũ Nương khi để chính mẹ chồng
nàng nhận xét về nàng – một nàng con dâu hiếu thảo hết mực chăm lo cho mẹ chồng: “sau này trời xét
lòng lành ban cho phúc đức ,giống dòng tươi tốt con cháu đông đàn,xanh kia quyết chẳng phụ con cũng
như con đã chẳng phụ mẹ”. Nàng chăm sóc chu đáo mẹ chồng, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng như


mẹ đẻ của nàng vậy. Không chỉ chăm sóc mẹ già, nàng còn chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì
thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong
mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng.Đêm đêm, nàng thường trỏ bóng mình trên vách và nói với
con đó là cha của bé.
Giặc tan, Trương Sinh trở về. Những tưởng quãng thời gian một mình tần tảo thiếu vắng bóng chồng đã
qua, nàng sẽ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Thế nhưng không ai nói được chữ ngờ.
Công lao của Vũ Nương chắng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những
phũ phàng của số phận. Trương Sinh về nhà chỉ vì tin lời con trẻ mà ngờ vợ hư hỏng nên chửi mắng vợ
thậm tệ, mặc cho lời phân trần của Vũ Nương, mặc cho lời biện bạch của họ hàng làng xóm, Trương
Sinh vẫn hồ đồ đánh đuổi Vũ Nương. Đau đớn, tủi nhục, Vũ Nương phải tìm đến cái chết trên bến Hoàng
Giang.
Câu chuyện đã thể hiện nỗi oan khuất tột cùng của Vũ Nương, nỗi oan ấy đã vượt ra ngoài phạm vi
gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là
người phụ nữ. Có lẽ bi kịch của Vũ Nương không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số
phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh
ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bac mệnh ấy Nguyễn dữ đã góp phần khái quát nên


thành lời kiếp đau khổ của người phụ nữ. Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến
bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sạch. Điều này
chứng tỏ xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền, độc đoán, sống
thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đầy oan trái cho
Vũ Nương. Thân phận của Vũ Nương thật đáng thương và phẩm chất của nàng cũng thật đáng khâm
phục. Nàng là người con gái hiền lành, chất phác, cưới chàng Trương, nàng không hề mong danh lợi hay
vinh hoa, phú quý mà chỉ vì một mong ước rất bình thường mà người phụ nữ nào cũng muốn "thú vui
nghi gia, nghi thất". Khi chàng Trương đi lính, Vũ Nương một mình nuôi con, hết lòng chăm lo cho mẹ
chồng như mẹ đẻ của mình. Lúc mẹ chồng bị bệnh, nàng đã hết mực chăm sóc, rồi khi bà mất, nàng làm
ma chay, tế lễ chu đáo, nuôi con khôn lớn chờ đợi ngày Trương Sinh trở về. Khi còn sống nàng là người
vợ hiền dâu thảo, sống có nghĩa tình. Khi chết, tuy được các nàng tiên cứu sống ở thủy cung nguy nga,
lộng lẫy, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ đến quê hương bản quán của mình. Càng xinh đẹp ngoan hiền

thì họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của
thời bấy giờ "hồng nhan bạc phận". Đớn đau thay số phận của nàng. Nàng đã gieo mình xuống sông
Hòang Giang tự vẫn. Tấm bi kich về cái đẹp bị chà nát phũ phàng. Và người đời sẽ lưu truyền thêm 1
tấm bi kịch về số phận người phụ nữ. Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống
như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu
nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết
trong Truyện Kiều :
Đau
đớn
Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung.

thay

phậh

đàn

bà,

Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. Ở đó sinh
mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội
ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết
đi mang theo nỗi oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị
xã hội lên án và cũng không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát,
Trương Sinh cũng không bị lương tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, không còn đáng nhắc lại làm gì
nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những
đau khổ không gì sánh được. Bằng bút pháp kể chuyện, tình tiết lúc chân thật đời thường, lúc hoang
đường kì ảo, Nguyễn Dữ đã xây đựng hình tượng nhân vật điển hình cho thân phận người phụ nữ ngày
xưa. Tác phẩm của ông vừa đề cao giá trị người phụ nữ lại vừa hạ thấp giá trị của xã hội phong kiến
đương thời.

Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo xã hội phong kiến
đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm vợ xa
chồng, cha xa con, gia đình tan vỡ. Thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bất công
oan trái. Bị ảnh hưởng và phải chịu đựng nhiều nhất chính là người phụ nữ. thế nhưng, những người phụ
nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đến mọi người xung quanh.



×