Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích các điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.48 KB, 3 trang )

Phân tích các điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương
mại quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định thương mại
Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân
thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của
hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu
cầu của khách hàng.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại:
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ điều
kiện theo quy định tại Điều 257 LTM, bao gồm:
 Phải được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp. Các thương nhân
khác không phải là doanh nghiệp (như: tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá
thể) sẽ không được kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa.
 Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
 Là doanh nghiệp hoạt động độc lập và chuyên kinh doanh dịch vụ
giám định thương mại. Các doanh nghiệp này không được cung ứng
dịch vụ thương mại và mua bán hàng hóa trừ các hàng hóa phục vụ
cho việc kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa của doanh nghiệp.
Mục đích của quy định này để đảm bảo tính độc lập, khách quan của
của hoạt động giám định thương mại do thương nhân kinh doanh dịch
vụ giám định tiến hành.
 Có giám định viên có trình độ chuyên môn; có quy trình, phương pháp
giám định trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ được yêu cầu giám định.
Thương nhân kinh doanh DV giám định có quyền ra quyết định công
nhận giám định viên đối với người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của
của pháp luật và chịu trách nhiệm về việc giám định của giám định
viên của mình.
 Các thương nhân kinh doanh DV giám định thương mại còn phải tiến
hành việc đăng ký đấu nghiệp vụ theo tiêu chuẩn tại khoản 2 Điều 8
Nghị định 20/2006/NĐ-CP. Việc lập hồ sơ đăng kí theo quy định tại


khoản 1 Điều 10 Nghị định 20/2006/NĐ-CP và nộp tại Sở thương mại
nơi thương nhân đó đăng ký kinh doanh (khoản 1 Điều 9 Nghị định
20/2006/NĐ-CP).
Riêng các tổ chức giám định được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(Hải quan, Quản lý Thị trường, Toà án, Công an, Kiểm sát, Thanh tra...)
trưng dụng thực hiện giám định hàng hoá liên quan đến thực hiện công
vụ của cơ quan nhà nước với các điều kiện sau đây:
 Tổ chức giám định đã hoạt động ít nhất 18 tháng kể từ ngày được cấp
giấy đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định.


 Có giám định viên đạt tiêu chuẩn theo quy định tại NĐ 20/2006/NĐCP của Chính phủ.
 Có đủ phương tiện kỹ thuật, thử nghiệm được các chỉ tiêu quan trọng
chủ yếu của hàng hoá đăng ký kiểm tra.
 Có quy trình nghiệp vụ kỹ thuật giám định phù hợp với hàng hoá cần
được giám định theo trưng dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 Được cấp một trong ba loại chứng chỉ (đang còn thời hạn hiệu lực)
sau đây:
 Chứng chỉ công nhận tổ chức phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN/ISO/IEC 17020:2001 do Văn phòng Công nhận Chất lượng thuộc
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp đối với lĩnh vực hàng hoá
đăng ký được kiểm tra.
 Chứng chỉ công nhận Phòng thử nghiệm phù hợp Tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN/ISO/IEC 17025:2002 do Văn phòng Công nhận Chất lượng
thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp đối với phạm vi
thử nghiệm các chỉ tiêu cơ bản của HH đăng ký được kiểm tra.
 Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đối với hoạt động
giám định phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9000 do các Tổ chức
chứng nhận cấp.
Như vậy, kinh doanh dịch vụ giám định là loại hình kinh doanh có điều

kiện,một thương nhân muốn hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định
phải được Sở Kế hoạch Đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương cấp giấy phép. Thương nhân là người nước ngoài chỉ được thực
hiện dịch vụ giám định hàng hoá tại Việt Nam hoặc được thành lập chi
nhánh tại Việt Nam khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép, phù hợp với Luật Thương mại và Luật Đầu tư nước ngoài Các
thương nhân có quyền cung cấp dịch vụ giám định cho khách hàng
theo đúng quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ
quan nhà nước có
thẩm quyền cấp. Tuy nhiên, làm thế nào để biết được một thương nhân
có đủ năng lực kỹ thuật và năng lực quản lý để cung cấp dịch vụ giám
định thông qua các chứng thư giám định là có chất lượng và đáng tin
cậy? Điều này chỉ có thể được giải quyết thông qua hoạt động công
nhận năng lực giám định của một cơ quan độc lập, khách quan tiến
hành.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám
định thương mại
Quyền
 Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu
cần thiết để thực hiện dịch vụ giám định;
 Nhận thù lao dịch vụ giám định và các chi phí hợp lý khác,


 Được ủy quyền cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng
hóa khác thực hiện việc giám định của mình.
Nghĩa vụ
 Bảo đảm việc giám định hàng hóa phù hợp với nội dung kinh doanh
đã đăng kí theo đúng yêu cầu của bên yêu cầu giám định;
 Thực hiện việc giám định hàng hóa một cách độc lập, trung lập,
khách quan, khoa học, kịp thời và chính xác;

 Cấp chứng thư giám định phù hợp với yêu cầu giám định và phải chịu
trách nhiệm trước các bên yêu cầu giám định và trước pháp luật về kết
quả giám định;
 Chịu trách nhiệm tài sản đối với khách hàng do giám định sai (nếu sai
do lỗi vô ý thì trả tiền phạt cho khách hàng, mức phạt các bên thỏa
thuận nhưng không được quá 10 lần thù lao dịch vụ, nếu sai do lỗi cố ý
thì phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng)



×