Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.8 KB, 1 trang )
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao
thông
Người đăng: Đỗ thắm - Ngày: 31/01/2018
Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông
“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. Nhưng ngày qua ngày, giao thông vẫn là một trong
những vấn đề bức thiết mà xã hội phải đối mặt. Tai nạn giao thông luôn diễn ra hàng ngày ở khắp mọi
nơi trên thế giới đặt ra yêu cầu cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề an toàn giao thông.
Trong cuộc sống thường ngày, mỗi con người không thể không tham gia giao thông. Chúng ta di chuyển
trên các tuyến đường bằng các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng như xe đạp, xe máy, ô tô,
xe buýt... Song an toàn giao thông hiện nay đang ở mức báo động. Tai nạn giao thông xảy ra trên cả thế
giới. Riêng Việt Nam, theo số liệu của Tổng Cục Thống kê thì năm 2017, trên địa bàn cả nước đã xảy ra
20.280 vụ tai nạn giao thông. Trong đó, bao gồm 9.770 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và
10.310 vụ va chạm giao thông. Trung bình 1 ngày trong năm 2017, trên địa bàn cả nước xảy ra 55 vụ tai
nạn giao thông, gồm 27 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 28 vụ va chạm giao thông, làm
23 người chết, 15 người bị thương và 32 người bị thương nhẹ.
Tai nạn giao thông dù va chạm nhẹ hay nặng đều để lại hậu quả đau đớn. Nhẹ thì trầy xước, gãy tay gãy
chân nặng có thể mất đi cả tính mạng. Nó để lại hậu quả thiệt hại về người và của, không chí khiến bản
thân người gây tai nạn mà gia đình họ và những người vô tội phải gánh nỗi đau. Có những người đang
tham gia giao thông đúng luật cũng bị tai nạn, bị thương thậm chí tử vong. Rất nhiều trường hợp các em
nhỏ, cụ già đang đi trên đường cũng bị phương tiện khác đâm trúng. Hay đơn giản chỉ là hành động lùi
xe, mở cửa xe không quan sát, không báo hiệu đã gây ra bao vụ tai nạn thương tâm.
Một câu hỏi đặt ra rằng vì sao an toàn giao thông bị đe dọa? Trước hết là nguyên nhân chủ quan từ bản
thân người tham gia giao thông. Họ không có ý thức chấp hành luật giao thông, không có ý thức với
chính bản thân mình. Họ không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt
quá tốc độ cho phép, sử dụng chất kích thích... Hay họ không hiểu biết luật lệ giao thông. Tệ hại hơn là
những hành động đua xe vui chơi trên đường của nhiều người. Nguyên nhân khách quan là do cơ sở vật
chất trong giao thông còn hạn chế, nhiều công trình thi công dang dở gây tai nạn đáng tiếc cho người
dân. Nhiều quán ăn, gian hàng còn lấn chiếm vỉa hè và phần đường giao thông. Pháp luật chưa có chế
tài, biện pháp triệt để, nghiêm khắc với hành vi vi phạm giao thông nên một bộ phận người dân vẫn chưa