Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Văn học và tình thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.78 KB, 2 trang )

Văn học và tình thương (Gợi ý : Chứng
minh rằng văn học của dân tộc ta luôn
ca ngợi những ai biết “thương người
như thể thương thân” và nghiêm khắc
phê bình những kẻ thờ ơ, dửng dưng
trước người gặp hoạn nạn)
Người đăng: Đỗ thắm - Ngày: 26/03/2018

Đề 2. Văn học và tình thương. (Gợi ý : Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai
biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê bình những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước
người gặp hoạn nạn.)
Bài làm:
Văn học không chỉ là sản phẩm thi ca mà còn chứa đựng trong đó những nét đẹp văn hóa của mỗi dân
tộc. Dân tộc Việt Nam là dân tộc giàu tình yêu thương và lòng nhân ái, tình yêu thương ấy luôn được gửi
gắm chân thành, cảm động trong các tác phẩm văn học. Văn học gắn liền với tình thương.
Trong suốt hành trình hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, tình yêu thương luôn là tình cảm
xuyên suốt. Văn học Việt Nam là món ăn tinh thần, sản phẩm kết tinh của con người Việt. Đồng hành
cùng lịch sử nước nhà nên văn học luôn phản ánh những nét đẹp tinh thần của thời đại. Tình yêu thương
chính là một trong những tình cảm chủ đạo, là nguồn cảm hứng của văn học từ bao đời nay.
Nhắc đến văn học Việt Nam, không thể không nhắc văn học dân gian – bộ phận văn học tiêu biểu của
văn hóa dân tộc. Tình yêu thương được phản ảnh đầu tiên và sâu sắc trong văn học dân gian đó. Những
câu ca dao, tục ngữ, những lời hát chứa chan tình yêu thương được lưu giữ bằng hình thức truyền
miệng từ đời này qua đời khác, trở thành câu nói mà trái tim con người Việt Nam luôn ghi nhớ. Đơn giản
là tình yêu thương trong gia đình, tình mẫu tử, tình phụ tử thiết tha, sâu nặng như:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ me kính cha
Cho trò chữ hiểu mới là đạo con”
Hay tình thương cho những bác nông dân - con người âm thầm lặng lẽ, một nắng hai sương làm ra hạt
gạo trắng ngần:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy


Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”


Và tình thương bao la, rộng lớn hơn giữa những người không chút máu mủ, ruột thịt nhưng cùng một
quốc gia, dân tộc, cùng sống ở trên đời:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
“Thương người như thể thương thân”
Những câu hát ngọt ngào ấy đã trở thành tuổi ấu thơ của bao thế hệ, bồi đắp tình cảm cho con người
ngay từ những ngày tấm bé, để mai sau lớn lên biết trân trọng và biết yêu thương nhiều hơn.
Không chỉ có vậy, những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết cũng gửi gắm bao tình thương chân thành
cảm động. Đó là tình thương cho những nhân vật bất hạnh nhưng kiên cường, nhân hậu như Thạch
Sanh, anh Khoai, cô Tấm. Đồng thời nghiêm khắc phê bình những con người thờ ơ, dửng dưng trước
những người gặp hoạn nạn, hay thậm chí độc ác nhẫn tâm, làm hại người khác như mẹ con Lý Thông,
mẹ con Cám...
Văn học phát triển theo từng quá trình của con người, dễ dàng đi sâu vào phản ánh nội tâm sâu sắc của
con người, tình thương gửi gắm vào đó cũng ngày càng sâu sắc hơn. Dưới ngòi bút văn học hiện đại
nhạy cảm như Nguyên Hồng, Khánh Hoài, ta đã được cảm nhận những tác phẩm văn học đầy tình
thương cho những đứa trẻ. Hồi kí "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng kể một câu chuyện về cậu bé
Hồng thiếu thốn tình thương nhưng vô cùng trong sáng, hồn nhiên. Mặc kệ những lời nói cay nghiệt của
bà cô bên nội, Hồng vẫn giữ trọn sự kính trọng và tình yêu cho mẹ của mình. Cảm giác hạnh phúc đến
vô bờ khi ngồi trong lòng mẹ được mẹ ôm ấp vỗ về, được ngắm nhìn khuôn măt thân yêu của người
mẹ,...của Hổng được gợi lại chân thực và xúc động đã khiến mỗi con người lặng lẽ dõi về cội nguồn, về
tình mẫu tử thiêng liêng, quý giá. Tập hồi kí đã lắng đọng trong trái tim người đọc tình thương, sự đồng
điệu của trái tim người cầm bút cho nhân vật và niềm yêu thương, sẻ chia với những cuộc đời đắng cay,
bất hạnh.
‘Cuộc chia tay của những con búp bê” – Khánh Hoài cũng khiến bao người rơi lệ vì câu chuyện xúc động
của hai anh em Thành, Thủy vì bố mẹ ly hôn, vì bi kịch của người lớn mà phải chia xa. Tình thương của
Khánh Hoài cho hai đứa trẻ và tình cảm anh em thơ ngây của Thành, Thủy chính là bức tranh chân thực
nhất về thứ tình cảm gia đình vô giá.

Trong kho tàng văn học rộng lớn của dân tộc còn biết bao tác phẩm chứa đựng tình thương khác. Tất cả
đều nâng niu và trân trọng những số phận kém may mắn, tình cảm đáng quý trong cuộc đời và lên án
những trái tim ích kỷ, thờ ơ với nỗi đau, sự bất hạnh của con người. Văn học chính là những tác phẩm về
cuộc đời chân thực, cảm động về tình thương, về con người. Hãy trân trọng và tiếp thu nét đẹp đáng quý
đó.
Xem toàn bộ: Bài viết tập làm văn số 7 Ngữ văn lớp 8 trang 128



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×