Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (luận văn thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

LÊ THỊ HƢƠNG THƠ

RỐI LOẠN HÀNH VI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
SỐNG TRONG CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

LÊ THỊ HƢƠNG THƠ

RỐI LOẠN HÀNH VI Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
SỐNG TRONG CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI

CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC
MÃ SỐ: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bá Đạt

Hà Nội - 2017




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................6
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...................................................................6
1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ
sở bảo trợ xã hội. ...................................................................................................22
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ....25
2.1. Mô tả phương pháp nghiên cứu đề tài............................................................25
2.3. Quy trình tổ chức nghiên cứu .........................................................................32
2.4. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................................40
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN...........................................42
3.1. Thực trạng rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên ..............................................42
3.2. Tương quan giữa các thành tố trong biểu hiện rối loạn hành vi ....................55
3.3. Tương quan giữa biểu hiện rối loạn hành vi và các yếu ảnh hưởng góp phần
làm tăng rối loạn hành vi ở trẻ ..............................................................................56
3.4. Tương quan giữa rối loạn hành vi và các yếu tố bảo vệ ................................59
3.5. Ảnh hưởng của sự tương trợ lẫn nhau, khó khăn trong giao tiếp, tâm trạng
buồn chán, hành vi bắt nạt đến rối loạn hành vi ở trẻ. ..........................................62
3.6. Một số chân dung lâm sàng điển hình ............................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phần lớn chúng ta được sinh ra và lớn lên dưới mái ấm gia đình, có đủ cha
mẹ, anh chị em. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trẻ em thiếu đi may mắn đó. Năm 2007,
Bộ LĐ-TBXH ước tính có trên 2,6 triệu trẻ em Việt Nam sống trong hoàn cảnh
“đặc biệt”, chiếm 9% trong tổng số 30,2 triệu trẻ em. Con số này bao gồm 1,2 triệu
trẻ khuyết tật; 168.000 trẻ mồ côi và trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, 27.000 trẻ phải làm việc
và 3.000 trẻ em đường phố. Bộ LĐ-TBXH báo cáo thống kê có khoảng trên 14.000
trẻ sống trong các cơ sở bảo trợ của Nhà nước. Một phần trong số các em được nuôi
dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội. [6]
Nghiên cứu của các tác giả trên thế giới chỉ ra rằng, trẻ em sống trong cơ sở
bảo trợ xã hội có nguy cơ rối loạn cảm xúc và hành vi. Suzuki và Tomoda (2015)
nhận định, trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội là những trẻ dễ bị tổn thương
bởi các em đã trải qua nhiều tình huống căng thẳng trước khi vào sống trong cơ sở
bảo trợ. Những căng thẳng trước đó được xác định là những yếu tố nguy cơ khiến
cho trẻ gặp những khó khăn về cảm xúc và hành vi trong thời điểm hiện tại và
tương lai. Nghiên cứu của Jozefiak và cộng sự (2016); Schmid, Goldbeck, Nuetzel,
và Fegert (2008) đã chỉ ra tỷ lệ và nguy cơ mắc phải những rối loạn cảm xúc và
hành vi ở trẻ em và trẻ vị thành niên sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội.
Ở Việt Nam, trong những năm qua, đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm
đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo
trợ xã hội, kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng, trẻ em sống trong các cơ sở bảo
trợ xã hội có nguy cơ rối nhiễu tâm lý cao hơn sơ với trẻ em sống cùng gia đình tại
cộng đồng (Hoàng Tú Anh và cộng sự, 2014); có sự khách biệt nhất định trong việc
tự đánh giá giữa trẻ em sống ở các trung tâm bảo trợ xã hội và nhóm trẻ em sống
cùng gia đình (Bùi Hồng Quân, 2014).
Mặc dù đã có những tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về trẻ em sống
trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhưng những khoảng trống trong nghiên cứu về hành vi


1


ứng xử, rối loạn cảm xúc, hành vi, sang chấn tâm lý của trẻ,… cần được nghiên cứu
để mang lại sự hiểu biết cho chúng ta về nhóm trẻ này.
Thực tiễn cho thấy, trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ
trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội gặp không ít khó khăn. Các cán bộ bảo
mẫu, chăm sóc, giáo dục chưa thực sự hiểu và lý giải được những hành vi ứng xử
của trẻ, khiến cho mối quan hệ giữa cán bộ bảo mẫu, chăm sóc, giáo dục và trẻ trở
nên căng thẳng và xa cách.
Trước bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu sâu, có tính hệ thống và được thực
hiện một cách bài bản về tâm lý, hành vi ứng xử và cuộc sống của trẻ em sống trong
cơ sở bảo trợ xã hội là rất cần thiết, mang lại sự hiểu biết về trẻ, góp phần cải thiện
công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Vì vậy, vấn đề:
“Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội” được
chúng tôi lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là khảo sát thực trạng rối loạn hành vi ở trẻ vị
thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội nhằm chỉ ra mức độ và các yếu tố liên
quan làm tăng hoặc giảm rối loạn này. Từ đó đề xuất những kiến nghị phòng ngừa
rối loạn hành vi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn sống trong các cở sở bảo trợ xã hội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Tổng quan một số nghiên cứu liên quan của các tác giả trong và ngoài nước
về rối loạn hành vi ở trẻ em đang được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội.
Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu rối loạn hành vi ở trẻ vị thành
niên đang được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội: khái niệm rối loạn hành
vi, biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên.


2


Xác định các yếu tố ảnh hưởng góp phần làm tăng, giảm nhẹ rối loạn hành vi
ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.
Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
Khảo sát thực trạng rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên đang được nuôi
dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội hiện nay.
Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao công tác phòng ngừa, can thiệp
rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mức độ và các hình thức biểu hiện rối
loạn hành vi; các yếu tố ảnh hưởng góp phần làm tăng và các yếu tố bảo vệ góp phần làm
giảm rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.
5. Giới hạn nghiên cứu
5.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau: (1) Đặc điểm và hình thức
biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang
sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội; (2) Các yếu tố nguy cơ như hành vi bắt nạt, tâm
trạng buồn chán, cảm nhận tiêu cực về gia đình, khó khăn trong giao tiếp của trẻ
góp phần làm tăng rối loạn hành vi; (3) Các yếu tố bảo vệ như sự tương trợ lẫn
nhau, mối liên hệ với gia đình gốc, số bạn bè thân, các hoạt động văn thể diễn ra
trong cơ sở làm giảm rối loạn hành vi ở trẻ.
5.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu gồm có: Làng trẻ em SOS Hà Nội, thuộc hệ thống Làng
SOS Việt Nam có chức năng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em mồ côi – mất nguồn
nuôi dưỡng; Làng trẻ em Birla Hà Nội trực thuộc sở Lao động, Thương bình và Xã
hội Hà Nội. Làng trẻ em Birla có chức năng đón và nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn của thành phố Hà Nội.

5.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu

3


Khách thể nghiên cứu là 149 trẻ vị thành niên, trong đó 78 em đang được
nuôi dưỡng tại Làng trẻ em SOS Hà Nội, 71 em đang được nuôi dưỡng tại Làng trẻ
em Birla Hà Nội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội của thành phố Hà
Nội.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung trả lời một số câu hỏi sau đây:
(1) Có hay không rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên đang sống trong cơ sở
bảo trợ xã hội?
(2) Những biểu hiện rối loạn hành vi nổi bật nhất xét trên từng khía cạnh:
hành vi gây hấn và hành vi sai phạm ở nhóm trẻ vị thành niên đang sống trong cơ sở
bảo trợ xã hội?
(3) Những yếu tố ảnh hưởng nào tham gia vào việc làm tăng và giảm mức
độ rối loạn hành vi ở vị thành niên đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội?
7. Giả thiết nghiên cứu
(1) Trẻ vị thành niên đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có biểu hiện rối
loạn hành vi thể hiện trên khía cạnh hành vi gây hấn và hành vi sai phạm.
(2) Biểu hiện rối loạn hành vi nổi bật nhất ở trẻ vị thành niên đang sống
trong cơ sở bảo trợ xã hội là: nói tục, chửi bậy, cãi cọ, cáu giận.
(3) Các yếu tố ảnh hưởng góp phần làm tăng rối loạn hành vi ở trẻ vị thành
niên đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội là sự thiếu hụt về kỹ năng giao tiếp, tâm
trạng buồn chán, cảm nhận và suy nghĩ tiêu cực về hoàn cảnh gia đình, hiện tượng
bắt nạt lẫn nhau, trong đó tâm trạng buồn chán là yếu tố nổi bật nhất. Mặt khác, sự
tương trợ lẫn nhau, số bạn thân, số lần chơi với bạn thân trong một tuần, hoạt động
đoàn thể trong cơ sở bảo trợ, việc liên hệ với gia đình là yếu tố bảo vệ giúp giảm rối
loạn hành vi của trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội với yếu tố sự

tương trợ lẫn nhau là nổi bật hơn cả.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu

4


Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu (xem thêm ở chương II).
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát hóa những tài liệu, công
trình nghiên cứu liên quan, phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài và hệ
thống hóa lý thuyết và xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp quan sát
Mục đích của quan sát là tìm hiểu biểu hiện của (rối loạn) hành vi. Các số liệu thu
được được xem như nguồn tài liệu bổ trợ cho phương pháp điều tra bảng hỏi.
Nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát hoạt động vui chơi trong Làng, hoạt động học
tập, làm công việc nhà của trẻ.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, thang đo
Phương pháp này sẽ chỉ ra các biểu hiện, mức độ của hành vi sai phạm và
hành vi gây hấn, từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến rối loạn hành vi và các
yếu tố bảo vệ giúp giảm rối loạn hành vi ở trẻ.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu một số trẻ vị thành niên sống trong cơ sở
bảo trợ xã hội để thu thập thêm thông tin, phục vụ cho nghiên cứu.
Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận với nhóm trẻ vị thành niên và nhóm các mẹ, các dì; mỗi nhóm khoảng
15 người. Mục đích của phương pháp này là tìm hiểu các khó khăn trẻ gặp phải và các
biểu hiện hành vi của trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.
Phương pháp phân tích, thống kê (toán học)
Xử lý thang đo: độ tin cậy, độ hiệu lực, phân tích nhân tố và xử lý kết quả

nghiên cứu. Kết quả thu được từ bảng hỏi và thang đo được xử lý bằng phần mềm SPSS,
trong đó sử dụng các phép thống kê mô tả (điểm trung bình, tỷ lệ phần trăm) và thống kê
suy luận (kiểm định ANOVA,T-test, phép so sánh tương quan, hồi quy).

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên là một trong những chủ đề thu hút nhiều

sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà tâm lý học lâm sàng, tâm bệnh học, tâm thần
học, công tác xã hội trên thế giới và Việt Nam. Các nghiên cứu của họ xoay quanh
vấn đề nguồn gốc, các hình thức biểu hiện, các yếu tố củng cố, duy trì và các liệu
pháp can thiệp. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước về rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên nói chung, trẻ vị thành niên sống
trong các cơ sở bảo trợ nói riêng.
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài về rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên
Vấn đề nguồn gốc và các yếu tố củng cố và duy trì rối loạn hành vi ở trẻ em,
trẻ vị thành niên là những chủ đề thu hút được nhiều nhà nghiên cứu với những
hướng tiếp cận khác nhau. Crowe. R (1974) nhận thấy, hành vi chống đối xã hội của
những trẻ được nhận làm con nuôi có thể được di truyền từ cha mẹ, bởi khi tách
những đứa trẻ này ra khỏi gia đình gốc được nuôi dưỡng ở những gia đình nhận
nuôi chúng vẫn có xu hướng bộc lộ hành vi gây hấn cao hơn những trẻ khác [18].
Zoë Prichard (2008) lại đưa ra nhận định không có sự tương tác giữa gen MAO và
hành vi chống đối xã hội ở trẻ em [24]. Ferguson và cs (2009), dựa vào kết quả
phân tích đa biến đã chỉ ra sự ảnh hưởng của môi trường gia đình, bạn bè, trầm cảm

và phương tiện truyền thông đối với hành vi gây hấn, bạo lực ở thanh thiếu niên
[19]. Anjali Subbarao và cs (2008) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của gen và môi
trường sống đối với rối loạn trầm cảm điển hình và rối loạn hành vi ở trẻ [17].
Những nghiên cứu gần đây về vấn đề nguồn gốc rối loạn hành vi ở trẻ em và trẻ vị
thành niên chỉ ra sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố sinh học, tâm lý và môi
trường sống. Các yếu tố này đều có thể đóng vai trò nguồn gốc hoặc làm gia tăng
rối loạn hành vi ở trẻ.

6


1.1.2. Một số nghiên cứu ở nước ngoài về trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo
trợ xã hội
Những nghiên cứu về những khó khăn tâm lý ở trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội xuất hiện từ những năm
1990 của thế kỷ trước. Một trong số những nghiên cứu đầu tiên về chủ đề này là
nghiên cứu về rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên trong các cơ sở chăm sóc nội trú
(McCann, 1996); tiếp đến là những nghiên cứu về những điều được và mất của việc
nuôi dưỡng trẻ em trong các cơ sở nội trú (Polnay, 1997); các yếu tố tâm lý xã hội
của trẻ em sống trong các cở sở chăm sóc nội trú và các dịch vụ trợ giúp
(Hukkanen, Sourander, Bergroth, và Piha, 1999). Cho đến những năm gần đây,
những khó khăn tâm lý ở trẻ em được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội
mới được quan tâm nhiều hơn. Phần tổng quan của đề tài sẽ nêu ra một số nghiên
cứu điển hình về: những khó khăn tâm lý điển hình ở trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, các yếu tố nguy cơ làm gia tăng các
khó khăn tâm lý, các yếu tố bảo vệ giúp trẻ tránh gặp phải các khó khăn tâm lý và
các hình thức can thiệp những khó khăn tâm lý.
Bảng số liệu dưới đây tổng hợp kết quả nghiên cứu những khó khăn tâm lý ở trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội.
Kết quả đánh giá bằng thang đo SDQ cho thấy, nhóm trẻ em sống trong cơ sở nội

trú có điểm trung bình chung khó khăn tâm lý là M = 14,27, SD = 5,62; nhóm trẻ
thỉnh thoảng được đưa vào sống trong các cơ sở nội trú sống: M = 16,33, SD =
4,52; nhóm trẻ sống ở nhà xã hội tại cộng đồng: M = 13,83, SD = 6,96; nhóm trẻ
được các gia đình nhận nuôi: M = 14,46, SD = 5,74; sự khác nhau về điểm trung
bình chung khó khăn tâm lý giữa các nhóm trẻ có ý nghĩa thống kê (Janssens và
Deboutte, 2009).
Kết quả đánh giá khó khăn tâm lý bằng bảng kiểm hành vi (CBCL) cho thấy,
gần 2/3 số trẻ được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc mẫu khảo sát
có rối loạn tâm lý (Jozefiak và cs., 2016; Schmid và cs., 2008 [21]). Khi so sánh
nhóm trẻ được nuôi dưỡng ở các cơ sở nội trú với nhóm trẻ được các gia đình nhận

7


nuôi, các tác giả phát hiện ra rằng tỷ lệ trẻ em sống trong các cơ sở nội trú bị rối
loạn tâm lý cao hơn so với nhóm trẻ được các gia đình nhận nuôi. Tỷ lệ trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội (cở sở
nội trú, được các gia đình nhận nuôi) bị rối loạn tâm lý cao gấp ba lần so với nhóm
em sống với cha mẹ tại cộng đồng không có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (Bronsard
và cs., 2011). Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Ford,
Vostanis, Meltzer và Goodman (2007).
Bảng 1. Tổng hợp kết quả các đánh giá về khó khăn tâm lý ở trẻ em
sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội
Tác giả

Mẫu khảo sát

Hukkanen
và cs., 1999


Trẻ em sống
trong khu nội trú
Trẻ em được nhận
Burns và cs., nuôi
2004
Trẻ em sống ở cơ
sở nội trú
Schmid,
Goldbeck,
Trẻ em sống ở cở
Nuetzel và
sở nội trú
Fegert, 2008
Janssens và Trẻ em được nhận
Deboutte,
nuôi, trẻ em sống
2009
ở cơ sở nội trú

Số
lượng

Trẻ em bị
rối loạn tâm lý

(N)

(%)

91


59 %

Công cụ
khảo sát

Chẩn đoán
theo ICD/
DSM

CBCL và
TRF

Không

CBCL

Không

CBCL/
YSR



SDQ,
CBCL và
YSR

Không


63,1 %
3803
88,6 %
686

59,9 %

292

56 %

Bảng hỏi
cấu trúc
Bronsard và
cs., 2011

Trẻ em sống ở
các cở sở nội trú

Jozefiak và
cs., 2016
[20]

Trẻ em sống ở
các cơ sở nội trú

183

48,6 %


541

76,0 %

8

đánh giá
rối loạn
tâm lý
trẻ em
CBCL,
DSM – IV
-R






1.1.3. Một số nghiên cứu ở nước ngoài về rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên
sống trong cơ sở bảo trợ xã hội
Nghiên cứu của Jozefiak và cs. (2016) chỉ ra rằng, tăng động giảm chú ý có tỷ lệ
mắc phải cao nhất ở trẻ em với 33,1%; tiếp đến là rối loạn lo âu với 24,4 %; trầm
cảm có tỷ lệ mắc phải là 22,7% và tỷ lệ này ở ám sợ xã hội là 13,7%. Một nghiên
cứu khác cho thấy, 20% trẻ em có triệu chứng rối loạn hành vi; 12% có dấu hiệu
thách thức, chống đối; 11% trẻ em bộc lộ sự thiếu tập trung, tỷ lệ trẻ có dấu hiệu lo
âu là 18%, trầm cảm có tỷ lệ mắc phải 11% và 4% trẻ có dấu hiệu bị tổn thương tâm
lý sau sang chấn (Bronsard và cs., 2016).
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được các gia đình nhận nuôi hoặc
được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội còn gặp khó khăn học đường. Khoảng

62 % trẻ em trong mẫu khảo sát có ít nhất một khó khăn học đường, điển hình đó là
các hành vi bạo lực học đường, từ chối tham gia các hoạt động diễn ra trong trường
(Attar-Schwartz, 2009).
Những khó khăn tâm lý trên có xu hướng kết hợp, đan xen, quyện vào nhau,
biểu hiện bên ngoài của đứa trẻ có thể là những hành vi chống đối, phá phách, vi
phạm kỷ luật, bên trong là một sự lo lắng, sợ hãi và buồn rầu (Jozefiak và cs.,
2016).
Bên cạnh đó, theo Thompson và Auslander (2007), hoàn cảnh kinh tế khó
khăn, mối quan hệ phức tạp của trẻ với bạn bè trước đó có mối liên hệ với rối loạn
hành vi sau khi trẻ được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội.
Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ em được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo
trợ xã hội có khó khăn tâm lý, trong đó có rối loạn hành vi - vấn đề mà nghiên cứu
đang quan tâm.
Trước thực trạng này, một câu hỏi được đặt ra với các nhà nghiên cứu: Điều
gì có thể giúp trẻ em đang được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội tránh/ giảm
thiểu các khó khăn tâm lý nói chung và rối loạn hành vi nói riêng?

9


1.1.4. Một số nghiên cứu ở nước ngoài về những yếu tố góp phần làm tăng /
giảm rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội
Một số nghiên cứu sau này đã chỉ ra những yếu tố bảo vệ, giúp cho trẻ em và thanh
thiếu niên bị ngược đãi phục hồi sức khỏe tâm thần, tránh được những khó khăn
tâm lý sau khi các em được đưa vào nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội, đó
là môi trường sống an toàn, mối quan hệ thân thiện với cán bộ chăm sóc (Drapeau,
Saint-Jacques, Lepine, Begin và Bernard, 2007). Sống trong cơ sở nội trú có đầy đủ
trang thiết bị, chế độ dinh dưỡng đảm bảo, các cán bộ chăm sóc được đào tạo bài
bản, hiểu được hoàn cảnh của trẻ giúp cho sự hình thành và phát triển tình cảm gắn
bó với mọi người xung quanh, từ đó sự phục hồi sức khỏe diễn ra nhanh hơn

(DuMont, Widom và Czaja, 2007). Khi trẻ em và thanh thiếu niên được nuôi dưỡng
trong các cơ sở bảo trợ xã hội, các cán bộ chăm sóc, nhân viên công tác xã hội được
đào tạo và có kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu của trẻ, giúp các em tháo gỡ những
vấn đề khó khăn (Kohlenberg và cs., 2002). Lòng tự trọng, chiến lược ứng phó với
các sự kiện gây căng thẳng là các yếu tố mang tính cá nhân, giúp trẻ tránh được
những hành vi xâm kích, lo âu (Legault, Anawati & Flynn, 2006).
Nghiên cứu của Guibord, Bell, Romano và Rouillard (2011) trên 122 thanh thiếu
niên từ 12 – 15 tuổi, được chăm sóc và nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội ở
Ontario, Canada chỉ ra rằng: mối quan hệ thân thiện với những cô bảo mẫu giúp
thanh thiếu niên giảm triệu chứng trầm cảm. Họ giúp thanh thiếu niên nhanh chóng
thích ứng với môi trường sống mới; giáo dục các em những giá trị và kỹ năng sống
giúp các em ứng phó với những khó khăn nảy sinh trong cuộc sống tập thể tại trung
tâm. Kết quả nghiên cứu còn khẳng định rằng, sự tham gia vào các hoạt động ngoại
khóa giúp trẻ phát triển ý thức tự lực và các kỹ năng sống để đương đầu tốt hơn với
những thách thức trong cuộc sống khi các em rời khỏi trung tâm, bước vào cuộc
sống độc lập.
Sử dụng số liệu từ nghiên cứu của Hàn Quốc về trẻ em được chăm sóc ngoài gia
đình, nghiên cứu này xem xét tác động của đặc điểm của nơi chăm sóc/nuôi dưỡng
khác nhau lên hành vi gây hấn của trẻ.

10


Mẫu được chia làm 3 nhóm dựa trên nơi trẻ được chăm sóc, bao gồm: trung tâm/cô
nhi viện (số lượng 118), ở theo nhóm tại nhà (95) và bố mẹ nuôi (212). Kết quả
phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy thời gian trẻ được chăm sóc ngoài gia đình
ảnh hưởng một cách có ý nghĩa đến hành vi gây hấn với nhóm trẻ ở trung tâm/viện,
và giảm thời gian chăm sóc ngoài gia đình làm giảm mức độ hành vi gây hấn. Nhận
thức về sự kỳ thị/phân biệt cũng ảnh hưởng lên hành vi gây hấn của trẻ ở trung
tâm/viện và bố mẹ nuôi. Trẻ có nhận thức cao hơn về kỳ thị/phân biệt đối xử có xu

hướng thể hiện hành vi gây hấn cao hơn trẻ khác. Tuy vậy, đặc điểm của nơi sống
không tác động lên hành vi của những trẻ ở theo nhóm tại nhà. Kết quả nghiên cứu
gợi ý rằng các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ và dạng khuyết tật mà trẻ có nên được
xem xét trong quá trình phân bổ nơi ở và các can thiệp tập trung vào việc làm giảm
sự kỳ thị nên được đẩy mạnh và cung cấp cho trẻ được chăm sóc ngoài gia đình.
[22]
Một số nghiên cứu ở trong nước về rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên
Nghiên cứu “Một số biểu hiện rối nhiễu hành vi của học sinh cuối tuổi tiểu học”
của Dương Thị Diệu Hoa và Trịnh Thanh Trang (2011) đã tìm hiểu thực trạng rối
nhiễu tâm lý trên 402 trẻ cuối bậc tiểu học tại 2 trường tiểu học tỉnh Kiên Giang.
Thông qua bộ câu hỏi trắc nhiệm CBCL - phiếu liệt kê hành vi trẻ em lứa tuổi 4-18
tuổi (bộ trắc nhiệm đã được chuẩn hóa và bước đầu được áp dụng để phát hiện,
nhận dạng và phân loại những hành vi rối nhiễu tâm lý thường gặp ở trẻ em Việt
Nam), hai tác giả đã chỉ ra được thực trạng rối nhiễu hành vi ở học sinh. Tất cả 112
hành vi được phân thành 9 nhóm thể hiện mức rối nhiễu hành vi cần can thiệp. Các
rối nhiễu thường gặp ở trẻ là rối nhiễu hành vi và cảm xúc. Để xử lý kết quả trắc
nhiệm CBCL do trẻ tự ghi, nhóm nghiên cứu đã nhóm các biến theo khối lớp (lớp 4,
lớp 5), theo địa bàn thành phố và nông thôn (tương ứng là trường Hồng Bàng và
trường Thạnh Đông A), nhóm hành vi rối nhiễu (hướng nội, hướng ngoại) để tìm
hiểu có sự khác nhau hay không về tỷ lệ rối nhiễu ở trẻ theo các tiêu chí trên. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy, số em có rối nhiễu hành vi chiếm tỷ lệ khá cao: 96

11


trẻ (chiếm tỷ lệ 23,9%) có biểu hiện rối nhiễu hành vi cần được can thiệp và 111
học sinh (chiếm tỷ lệ 27,6%) đang ở mức có nguy cơ rối nhiễu. [5]
Nghiên cứu của GS. Đặng Phương Kiệt (1999) trên 1.266 học sinh THPT khu vực
Hà Nội cho thấy có 9,24% khách thể (117 trẻ) có biểu hiện rối nhiễu hành vi; năm
2000, tác giả Nguyễn Công Khanh cùng các cộng sự nghiên cứu trên 503 học sinh

THCS khu vực Hà Nội đã chỉ ra có 15% học sinh có khó khăn học đường hoặc rối
nhiễu hành vi. Bác sĩ Hoàng Cẩm Tú và các cộng sự cũng có công trình nghiên cứu
trên 1.525 trẻ em và trẻ vị thành niên, chỉ ra 19,67% trẻ có rối nhiễu hành vi. Năm
2004, tác giả Bùi Thị Thu Huyền nghiên cứu trên 157 học sinh THCS khu vực
Nghĩa Tân Hà Nội, kết quả cho thấy có 19,74% trẻ có rối nhiễu; một nghiên cứu
gần nhất của tác giả Vũ Thị Hồng (2006) trên 71 học sinh THCS thị xã Ninh Bình
cũng cho thấy 23,9% trẻ có rối nhiễu hành vi và 21% trẻ có nguy cơ rối nhiễu hành
vi.
Xem xét tỷ lệ trẻ rối nhiễu hành vi theo địa bàn, các tác giả đã chỉ ra: trẻ sống ở khu
vực thành phố có tỷ lệ rối nhiễu hành vi cao hơn trẻ sống ở khu vực nông thôn
(27,1% so với 20,6%). Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Thị Thơ
và bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên thuộc Trung tâm N-T nghiên cứu trên 1.351 bệnh
án điều trị ngoại trú tại phòng khám tâm lý trẻ em của bệnh viện Saint Paul (19942004) với 81% bệnh nhân đến từ nội thành cho thấy, ở các địa bàn khác nhau thì tỷ
lệ cũng như mức độ rối nhiễu hành vi cũng khác nhau.
Nghiên cứu “Hành vi bạo lực của cha mẹ và rối loạn hành vi ở học sinh Trung
học cơ sở” của tác giả Trần Thành Nam chỉ ra mối tương quan giữa hành vi bạo lực
của cha mẹ với các vấn đề rối loạn hành vi ở trẻ: cha mẹ càng sử dụng nhiều hành
vi ứng xử bạo lực thì con cái càng có nguy cơ rối loạn hành vi. Các hành vi bạo lực
xâm phạm cơ thể nghiêm trọng, hành vi sỉ nhục làm cho trẻ xấu hổ thường có tương
quan cao nhất với các vấn đề hành vi của trẻ. [13]
Như vậy, thông qua các nghiên cứu mà đề tài tiếp cận được, có thể thấy rằng rối
loạn hành vi nói chung và rối loạn hành vi ở lứa tuổi vị thành niên nói riêng là vấn

12


đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, những nghiên cứu về rối loạn hành vi ở
trẻ em sống trong cơ sở bảo trợ xã hội là khá hiếm, đặc biệt rối loạn hành vi ở trẻ vị
thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội chưa từng được nghiên cứu trước đây.
Do đó, chúng tôi quyết định lựa chọn “Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống

trong cơ sở bảo trợ xã hội” làm đề tài nghiên cứu.
Tổng quan một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn
đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, các tác giả trên thế giới có xu hướng nghiên
cứu sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố sinh học, tâm lý, môi trường sống đến sự
hình thành và làm gia tăng rối loạn hành vi của trẻ em nói chung. Các tác giả trong
nước có xu hướng chỉ ra sự tác động của yếu tố môi trường sống, văn hóa xã hội tới
rối loạn hành vi. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về rối loạn hành vi ở nhóm
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mất nguồn nuôi dưỡng, đang sống trong các
cơ sở bảo trợ xã hội, cũng không có nhiều các nghiên cứu trong nước về sự tác động
của yếu tố gia đình gốc và môi trường sống tập trung trong các cơ sở bảo trợ xã hội
đối với rối loạn hành vi ở nhóm trẻ em này, đây là một khoảng trống trong nghiên
cứu về rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên. Do vậy, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu
rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, bên cạnh
đó là sự ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình gốc, môi trường sống tập trung đến rối
loạn hành vi ở trẻ.
1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Rối loạn hành vi
1.2.1.1. Khái niệm rối loạn hành vi
Rối loạn hành vi được Hiệp hội các Nhà tâm thần học Mỹ định nghĩa là những
khuôn mẫu hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần trong đó các quyền cơ bản của người
khác, các chuẩn mực xã hội (phù hợp với lứa tuổi) hay các luật lệ bị vi phạm.
Những trẻ với rối loạn hành vi có tần suất cao các hành vi đánh nhau, tàn ác với
động vật hoặc người khác, phá hoại tài sản, nghịch lửa, trộm cắp, thường xuyên nói
dối, trốn học, bỏ nhà ra đi, thường xuyên trong trạng thái cáu kỉnh và có những

13


hành vi thách thức bằng lời nói. Những trẻ rối loạn hành vi hay vi phạm các mong
đợi xã hội (độ tuổi phù hợp của trẻ); thường xuyên có những hành vi nghiêm trọng

hơn so với hành vi tinh nghịch ở các bạn cùng tuổi hoặc có những hành vi mang
tính nổi loạn chống đối với người lớn. Ngoài ra, các biểu hiện này phải kéo dài liên
tục trong sáu tháng thì mới đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán rối loạn hành vi. [13]
Trong cuốn Từ điển Tâm lý học (2008), tác giả Nguyễn Quang Uẩn định nghĩa
“Rối loạn hành vi” như sau: Những hành vi của trẻ mang tính xâm hại, chống đối
hay khiêu khích như: ăn cắp, lừa dối... được lặp lại và kéo dài, vượt quá những hành
vi lệch chuẩn thông thường của trẻ em và thái độ nổi loạn của thiếu niên. Những
hành vi của trẻ ở mức độ cao có thể dẫn đến những vi phạm các chuẩn mực xã hội
[10].
Các biểu hiện chính của rối loạn hành vi: hành xử hung tính với người khác và với
động vật, phá hoại đồ đạc, tài sản, lừa dối hoặc ăn cắp, có những vi phạm nghiêm
trọng nội quy, quy tắc chung.
Các rối loạn hành vi cũng có thể là triệu chứng của các rối loạn tâm thần khác.
Trong một số trường hợp, rối loạn hành vi thường là sự khởi đầu của rối loạn nhân
cách chống đối xã hội khi cá nhân đạt đến tuổi trưởng thành. Rối loạn hành vi
thường kết hợp với những môi trường tâm lý – xã hội bất lợi như: các mối quan hệ
gia đình không tốt, thất bại trong học tập...
Rối loạn hành vi là một trong những khó khăn tâm lý mà trẻ vị thành niên được
nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội thường gặp phải. Khó khăn tâm lý là một thuật
ngữ chỉ những hành vi bất thường của cá nhân. [8]
Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của để tài, “rối loạn hành vi” được hiểu là: rối
loạn hành vi khuôn mẫu hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần trong đó các quyền cơ bản
của người khác, các chuẩn mực xã hội (phù hợp với lứa tuổi) hay các luật lệ bị vi
phạm. Những trẻ với rối loạn hành vi có tần suất cao các hành vi đánh nhau, tàn ác
với động vật hoặc người khác, phá hoại tài sản, nghịch lửa, trộm cắp, thường xuyên
nói dối, trốn học, bỏ nhà ra đi, thường xuyên trong trạng thái cáu kỉnh và có những

14



hành vi thách thức bằng lời nói. Những trẻ rối loạn hành vi hay vi phạm các mong
đợi xã hội (độ tuổi phù hợp của trẻ); thường xuyên có những hành vi nghiêm trọng
hơn so với hành vi tinh nghịch ở các bạn cùng tuổi hoặc có những hành vi mang
tính nổi loạn chống đối với người lớn. Ngoài ra, các biểu hiện này phải kéo dài liên
tục trong sáu tháng thì mới đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán rối loạn hành vi.
Rối loạn hành vi còn được hiểu là một trong số những rối loạn tâm lý và các vấn đề
sức khỏe tâm thần thường gặp ở trẻ vị thành niên. Rối loạn hành vi thuộc nhóm các
vấn đề hướng ngoại (các hành vi hướng ra bên ngoài, hướng đến người khác).
Trong số các hình thức của rối loạn hành vi, nhóm nghiên cứu chúng tôi tập trung
vào hành vi gây hấn (hung tính) và hành vi sai phạm (vi phạm).
Hành vi gây hấn là những dạng lời nói hoặc hành động có chủ đích làm tổn thương,
hại đến người khác hoặc vật khác. Gây hấn có thể bao gồm: cãi cọ, bắt nạt, đòi được
chú ý, phá đồ của mình / đồ của người khác, không nghe lời / vâng lời thầy cô / cha
mẹ, đánh nhau, la hét, bướng bỉnh, thay đổi cảm xúc nhanh chóng, hờn dỗi, đa nghi,
trêu chọc người khác, dễ nổi khùng, dọa nạt / de dọa người khác, ồn ào quá mức.
Những biểu hiện này có thể có kế hoạch trước hoặc không có kế hoạch. Mục đích
của gây hấn có thể nhằm thể hiện sự bực tức hoặc thù địch, khẳng định chủ quyền,
dọa nạt, thể hiện sự sở hữu, đáp trả lại sự sợ hãi hoặc đau đớn, ganh đua, v.v.
Hành vi sai phạm có thể bao gồm: uống rượu, không hối lỗi, không theo quy định,
chơi với trẻ hư, nói dối, chơi với trẻ lớn, bỏ nhà, nghịch lửa, vấn đề tình dục, lấy
cắp ở nhà, lấy cắp nơi khác, nói tục / chửi, nghĩ nhiều về tình dục, hút thuốc lá, trốn
học, sử dụng ma túy, làm hỏng đồ.
1.2.1.2. Phân loại rối loạn hành vi
Theo Bảng phân loại bệnh Quốc tế về các bệnh tâm thần lần thứ 10 năm 1992 (ICD10) [14], rối loạn hành vi được chẩn đoán theo một số nhóm như sau:
F66: Các rối loạn hành vi và tâm lý kết hợp với sự phát triển và định hƣớng
giới tính.
.0: Rối loạn về sự trưởng thành tình dục.

15



.1: Định hướng tình dục loạn trương lực bản thân.
.2: Rối loạn quan hệ tình dục.
.8: Các rối loạn phát triển tâm lí tình dục khác.
.9: Rối loạn phát triển tâm lí tình dục không biệt định.
F68: Các rối loạn khác về hành vi và nhân cách ở ngƣời thành niên.
.0: Sự hình thành của những triệu chứng cơ thể vì những lý do tâm lý.
.1: Dụng ý đưa ra hay giả tạo các triệu chứng hoặc rối loạn các hoạt
năng cơ thể hay tâm lý.
.8: Các rối loạn biệt định khác về nhân cách và hành vi người thành
niên.
F69: Rối loạn không biệt định về hành vi và nhân cách ở ngƣời thành niên.
F90-F98: Các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở tuổi trẻ em và
thanh thiếu niên:
F90: Các rối loạn tăng động.
.0: Rối loạn của hoạt động và chú ý.
.1: Rối loạn hành vi tăng động.
.8: Các rối loạn tăng động khác.
.9: Các rối loạn tăng động không biệt định.
F91: Các rối loạn hành vi.
.0: Rối loạn hành vi trong môi trường gia đình.
.1: Rối loạn hành vi ở những người kém thích ứng xã hội.
.2: Rối loạn hành vi ở những người còn thích ứng xã hội.
.3: Rối loạn thách thức chống đối.
.8: Các rối loạn hành vi khác.
.9: Rối loạn hành vi không biệt định.

16



1.2.1.3. Biểu hiện của rối loạn hành vi
Thông thường, các biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ được tập hợp thành 4 nhóm như
sau:
* Độc ác với người và động vật bao gồm:
(1) Hay bắt nạt, đe dọa, uy hiếp người khác;
(2) Hay gây sự đánh nhau;
(3) Sử dụng vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng về thân thể cho người khác;
(4) Có hành vi độc ác về thân thể với người khác;
(6) có hành vi độc ác về thân thể với động vật; (5) Ăn cướp đối mặt với nạn nhân
(ví dụ: cướp đoạt, giật túi tiền, tống tiền, ăn cướp có vũ khí);
(7) Cưỡng dâm.
* Phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản):
(8) Cố ý gây cháy với ý định gây hại nghiêm trọng;
(9) Cố ý phá hoại tài sản của người khác (bằng các hình thức khác ngoài gây cháy).
* Lừa đảo hay trộm cắp:
(10) Đập phá xông vào nhà hoặc đột nhập vào ô tô của người khác;
(11) Thường xuyên nói dối để nhận được đồ vật, ân huệ hoặc để tránh các nghĩa vụ
(nghĩa là lừa gạt người khác);
(12) Ăn cắp những đồ vật có giá trị không lớn không đối mặt với nạn nhân (ví dụ:
lấy cắp trong cửa hàng, giả mạo giấy tờ,…)
* Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ:
(13) Thường ở qua đêm ngoài gia đình bỏ mặc sự cấm đoán của cha mẹ, bắt đầu
trước tuổi 13;
(14) Trốn nhà qua đêm ít nhất 2 lần trong khi đang sống ở nhà với bố mẹ hoặc gia
đình người bảo trợ (hoặc bỏ đi một lần không trở về trong một thời gian dài);
(15) Thường trốn học bắt đầu trước tuổi 13. [11]

17



1.2.1.4. Chẩn đoán rối loạn hành vi
Bên cạnh đó, rối loạn hành vi cũng được chẩn đoán dựa theo Sổ tay thống kê và
chẩn đoán các rối loạn tâm thần DSM-5 (ABA, 2013).
Để chẩn đoán rối loạn hành vi, trẻ cần có ít nhất 3 trong số 15 biểu hiện được nêu
trên lặp đi lặp lại và kéo dài trong khoảng 12 tháng qua và có ít nhất một tiêu chuẩn
tái diễn nhiều lần trong 6 tháng qua. Mức độ rối loạn phải gây tổn hại trên các lĩnh
vực hoạt động chức năng của cá nhân như lĩnh vực hoạt động xã hội, trong học tập
hoặc trong gia đình. Tuy nhiên, nếu những biểu hiện này xuất hiện ở người trên 18
tuổi, chúng ta sẽ xếp sang một dạng rối loạn khác đó là rối loạn nhân cách chống
đối xã hội.
1.2.2. Vị thành niên
1.2.2.1. Khái niệm vị thành niên
Về độ tuổi, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10-19 tuổi là độ tuổi vị thành niên.
Trẻ vị thành niên là những người ở độ tuổi từ 10 đến 18 tuổi theo Pháp luật Việt
Nam. Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển từ
cuối tuổi trẻ nhỏ đến bắt đầu tuổi trưởng thành. Ở tuổi này, các em bắt đầu xây
dựng bản sắc cá nhân, độc lập với cha mẹ [1].
1.2.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý ở trẻ vị thành niên
Sự phát triển lứa tuổi vị thành niên gắn với giai đoạn "khủng hoảng" về sinh lý và
tâm lý. Lượng hormone trong cơ thể các em tăng mạnh nhất so với các lứa tuổi khác
dẫn đến nhiều biến động cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây cũng là lứa tuổi đang đi
tìm cho mình một lối sống riêng, thích làm người lớn, muốn khẳng định mình mạnh
mẽ. Các em có xu hướng tìm kiếm các mối quan hệ xã hội ngoài gia đình để được
thuộc về một nhóm nào đó, cụ thể là nhóm bạn bè.
Sự thay đổi nhanh chóng và đột ngột mà trẻ vị thành niên trải qua khiến các em trở
nên ý thức bản thân, e dè, nhạy cảm và lo lắng về sự thay đổi cơ thể mình. Các em
thường so sánh bản thân với các bạn đồng tuổi. Vì sự thay đổi thể chất không diễn
ra êm ả, đều đặn nên trẻ vị thành niên thường thấy bản thân mình kỳ quặc, kể cả về

18



hình dáng và phối hợp thể chất. Trong nhiều trường hợp, ở trẻ vị thành niên có thể
xuất hiện các xung đột vì bố mẹ muốn kiểm soát, điều khiển con cái. [11]
Đối với vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, theo tôi, các em cũng không
tránh khỏi những xung đột nêu trên. Tuy nhiên, thay vì các em có sự xung đột với
bố mẹ đẻ, vị thành niên sống trong cơ sở xã hội cũng có những xung đột với người
chăm sóc (các “mẹ”, các “dì”). Những xung đột có thể xảy ra trong “nhà” bao gồm:
cách ăn mặc của trẻ, cách cư xử với các “anh chị em”, cách thực hiện công việc
nhà,…
Trẻ vị thành niên dần tách khỏi cha mẹ để tìm và khẳng định bản sắc riêng, sự độc
lập của bản thân nên bạn bè đồng trang lứa trở nên quan trọng hơn với các em.
Nhóm bạn có thể là nơi an toàn với trẻ vị thành niên bởi ở đó, các em có thể thử
những ý tưởng mới.
Ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên, nhóm bạn thường là những trẻ có những
hành vi giống nhau, cách ăn mặc giống nhau, có những bí mật chung và cùng thực
hiện một số hoạt động. Khi bước vào giai đoạn giữa và cuối tuổi vị thành niên, các
em bắt đầu có những mối quan hệ lãng mạn, yêu đương.
1.2.3. Cơ sở bảo trợ xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan đưa ra các quy định về tiêu chuẩn
chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, bao gồm: đối tượng phục vụ của các cơ sở
bảo trợ xã hội, tiêu chuẩn chăm sóc, quy trình tiếp nhận và chăm sóc đối tượng,
tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng, tiêu chuẩn về giáo dục và học
nghề, tiêu chuẩn về văn hóa, thể thao và giải trí, các quyền của đối tượng trong cơ
sở bảo trợ xã hội, tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên và nhà ở, về quản lý hành
chính. [25]
1.2.4. Trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội
1.2.4.1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sống trong cơ sở bảo trợ xã hội
Theo Luật trẻ em năm 2016, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều
kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi


19


dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình
và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.
Điều 10 của Luật trẻ em (2016) cho biết trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các
nhóm sau đây:
- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;
- Trẻ em bị bỏ rơi;
- Trẻ em không nơi nương tựa;
- Trẻ em khuyết tật;
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
- Trẻ em vi phạm pháp luật;;
- Trẻ em nghiện ma túy;
- Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
- Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;
- Trẻ em bị bóc lột;
- Trẻ em bị xâm hại tình dục;
- Trẻ em bị mua bán;
- Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo
hoặc hộ cận nghèo;
- Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa được cha mẹ hoặc không có người chăm
sóc. [28]
1.2.4.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.
Trẻ em luôn là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng trước những thay đổi lớn. Bộ Lao
động-Thương binh-Xã hội (MOLISA) ước tính năm 2007 có hơn 2,5 triệu trẻ em
sống trong “các hoàn cảnh đặc biệt,” chiếm gần 10% tổng số trẻ em trai và trẻ em
gái ở Việt Nam. Con số này bao gồm: 1,2 triệu trẻ khuyết tật; 300.000 trẻ bị ảnh
hưởng bởi HIV và AIDS, trong đó 4.720 trẻ nhiễm HIV; 168.000 trẻ mồ côi và trẻ


20


không được cha mẹ đẻ nuôi nấng; 27.000 trẻ lao động; hơn 13.000 trẻ em đường
phố; 20.000 trẻ sống trong các trung tâm xã hội; 3.800 trẻ sử dụng ma túy; và ít nhất
850 trẻ bị lạm dụng tình dục. Các vấn đề như khai thác tình dục trẻ em vì mục đích
thương mại và buôn bán trẻ em cũng ở mức độ nghiêm trọng song chưa có số liệu
cụ thể do không có nguồn số liệu đáng tin cậy. [30]
Cho đến nay, đã có nhiều cơ sở bảo trợ xã hội với nhiều mô hình khác nhau
đã được thành lập để giúp đỡ các trẻ em khó khăn. Trẻ vị thành niên có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn nói riêng là đối tượng cần được hỗ trợ và quan tâm hơn nữa. Đề
tài nghiên cứu của chúng tôi cũng đặc biệt lưu ý tới nhóm đối tượng này.
Trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội vốn là những trẻ em xuất thân từ
những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Do đó, nhóm trẻ em này có những đặc điểm
tâm lý như sau:
Từ kết quả tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng ta có thể thấy tác giả
Jozefiak và cs., (2016) chỉ ra rằng, trẻ em sống trong cơ sở bảo trợ xã hội có tâm lý
lo âu, có biểu hiện thiếu tập trung. Tác giả Attar-Schwartz, (2009) chỉ ra hành vi
bạo lực học đường ở trẻ. Jozefiak và cs., (2016) cho biết nhóm trẻ này thường có có
hành vi chống đối, phá phách, vi phạm kỷ luật, bên trong là một sự lo lắng, sợ hãi
và buồn rầu. Tâm lý xấu hổ là một đặc điểm mà tác giả Trần Thành Nam tìm thấy ở
nhóm trẻ em này.
1.2.5. Rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội
Từ các khái niệm cơ bản của đề tài như: rối loạn hành vi, vị thành niên, cơ sở bảo
trợ xã hội, “rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội”
được hiểu như sau: là khuôn mẫu hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần trong đó các
quyền cơ bản của người khác, các chuẩn mực xã hội (phù hợp với lứa tuổi từ 10-18
tuổi) hay các luật lệ trong cơ sở bảo trợ mà trẻ sinh sống bị vi phạm. Những trẻ với
rối loạn hành vi có tần xuất cao các hành vi đánh nhau, tàn ác với động vật hoặc

người khác, phá hoại tài sản, nghịch lửa, trộm cắp, thường xuyên nói dối, trốn học,
bỏ nhà ra đi, thường xuyên trong trạng thái cáu kỉnh và có những hành vi thách

21


thức bằng lời nói. Những trẻ rối loạn hành vi hay vi phạm các mong đợi xã hội (độ
tuổi từ 10-18 tuổi); thường xuyên có những hành vi nghiêm trọng hơn so với hành
vi tinh nghịch ở các bạn cùng tuổi hoặc có những hành vi mang tính nổi loạn chống
đối với người lớn (mẹ / dì hoặc những người quản lý tại trung tâm). Ngoài ra, các
biểu hiện này phải kéo dài liên tục trong sáu tháng thì mới đủ tiêu chuẩn để chẩn
đoán rối loạn hành vi.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ
sở bảo trợ xã hội.
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng góp phần làm tăng rối loạn hành vi ở trẻ vị thành
niên sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.
Từ phần tổng quan nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy một số nghiên
cứu cứu trước đây đã đề cập tới yếu tố ảnh hưởng tới rối loạn hành vi ở trẻ, cụ thể:
Theo Thompson và Auslander (2007), hoàn cảnh kinh tế khó khăn, mối quan hệ
phức tạp của trẻ với bạn bè trước đó có mối liên hệ với rối loạn hành vi sau khi trẻ
được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội.
Theo nghiên cứu của Hàn Quốc về trẻ em được chăm sóc ngoài gia đình, đặc điểm
của nơi chăm sóc/nuôi dưỡng khác nhau có tác động lên hành vi gây hấn của trẻ.
Kết quả cho thấy thời gian trẻ được chăm sóc ngoài gia đình ảnh hưởng một cách có
ý nghĩa đến hành vi gây hấn với nhóm trẻ ở trung tâm/viện, và giảm thời gian chăm
sóc ngoài gia đình làm giảm mức độ hành vi gây hấn. Nhận thức về sự kỳ thị/phân
biệt cũng ảnh hưởng lên hành vi gây hấn của trẻ ở trung tâm/viện và bố mẹ nuôi.
Trẻ có nhận thức cao hơn về kỳ thị/phân biệt đối xử có xu hướng thể hiện hành vi
gây hấn cao hơn trẻ khác. Tuy vậy, đặc điểm của nơi sống không tác động lên hành
vi của những trẻ ở theo nhóm tại nhà.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét một số yếu tố ảnh hưởng có thể
góp phần làm tăng rối loạn hành vi ở trẻ vị thành niên sống trong cơ sở bảo trợ xã
hội, bao gồm: Sự thiếu hụt về kỹ năng giao tiếp, tâm trạng buồn chán, cảm nhận và
suy nghĩ tiêu cực về hoàn cảnh gia đình, hiện tượng bắt nạt lẫn nhau,...

22


×