Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Sự khác biệt giữa tiếng thái đen và tiếng thái trắng ở tỉnh sơn la (trên bình diện ngữ âm và từ vựng tiếng thái phường chiềng an thành phố sơn la và xã quang huy huyện phù yên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CẦM THANH HƢƠNG

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG THÁI ĐEN VÀ TIẾNG THÁI
TRẮNG Ở TỈNH SƠN LA (TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ ÂM
VÀ TỪ VỰNG TIẾNG THÁI PHƢỜNG CHIỀNG AN
TP SƠN LA VÀ XÃ QUANG HUY HUYỆN PHÙ YÊN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

SƠN LA, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CẦM THANH HƢƠNG

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG THÁI ĐEN VÀ TIẾNG THÁI
TRẮNG Ở TỈNH SƠN LA (TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ ÂM
VÀ TỪ VỰNG TIẾNG THÁI PHƢỜNG CHIỀNG AN
TP SƠN LA VÀ XÃ QUANG HUY HUYỆN PHÙ YÊN)

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Mã số: 8220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Trần Trí Dõi


SƠN LA, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả so
sánh một vài khác biệt giữa tiếng Thái Đen phường Chiềng An thành phố Sơn
La và tiếng Thái Trắng xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La trong luận
văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Cầm Thanh Hƣơng

i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc GS.TS Trần Trí Dõi đã tận tình hướng dẫn và động viên tác giả trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy lớp Cao học K5,
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam - những người thầy đã trang bị cho tác
giả những tri thức khoa học cơ bản để tiến hành viết luận văn này cũng là để
phục vụ thiết thực, lâu dài cho nghề nghiệp bản thân.
Xin chân thành cảm ơn Phòng Sau Đại học, Khoa Ngữ văn Trường Đại
học Tây Bắc, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La, cùng các bạn
đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành luận văn và
khoá học.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong học tập và nghiên cứu để hoàn thành
luận văn nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, tác giả kính mong nhận
được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô, các cán bộ nghiên cứu, các nhà quản lý

giáo dục và các bạn đồng nghiệp.
Sơn La, ngày 20 tháng 9 năm 2018
Tác giả

Cầm Thanh Hƣơng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................... v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
4. Dự kiến đóng góp của luận văn: ................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
6. Cấu trúc luận văn: ......................................................................................... 9
Chƣơng 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÂN TỘC THÁI VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT PHỤC VỤ TÁC NGHIỆP CỦA LUẬN VĂN........................... 10
1.1. Tên gọi, nguồn gốc lịch sử, các nhóm địa phương Thái .......................... 10
1.1.1. Tên gọi và nguồn gốc lịch sử, địa bàn nơi cư trú .................................. 10
1.1.2. Các ngành Thái ở Việt Nam.................................................................. 15
1.2. Ngôn ngữ Thái ......................................................................................... 16
1.2.1. Vị trí của ngôn ngữ Thái trong hệ thống ngôn ngữ chung ở khu vực .. 16
1.2.2. Tiếng Thái Việt Nam và tiếng Thái ở Sơn La ...................................... 18
1.3. Đôi nét văn hóa của người Thái ở Việt Nam ........................................... 19

1.3.1. Trang phục, nhà ở và ẩm thực ............................................................... 19
1.3.2. Lễ hội..................................................................................................... 22
1.3.3. Chăn nuôi, rồng trọt và nghề thủ công .................................................. 23
1.4. Những khái niệm về ngôn ngữ phục vụ cho tác nghiệp của luận văn ............ 25
1.4.1. Khái niệm về âm tiết phục vụ cho tác nghiệp của luận văn.................. 26
1.4.2. Khái niệm về từ phục vụ cho tác nghiệp của luận văn ......................... 27
1.5. Tiểu kết chương 1..................................................................................... 28

iii


Chƣơng 2. NHẬN DIỆN MỘT SỐ KHÁC BIỆT VỀ NGỮ ÂM GIỮA
TIẾNG THÁI ĐEN VÀ THÁI TRẮNG ...................................................... 30
2.1. Nhận diện về âm tiết trong tiếng Thái...................................................... 30
2.1.1. Đơn vị âm tiết trong tiếng Thái ............................................................. 30
2.1.2. Cấu tạo của âm tiết tiếng Thái. ............................................................. 31
2.1.3. Một số khác biệt về phụ âm trong âm tiết giữa tiếng Thái Đen và Thái
Trắng ............................................................................................................... 36
2.1.4. Một số khác biệt về nguyên âm và phần vần trong âm tiết giữa tiếng
Thái Đen và Thái Trắng .................................................................................. 38
2.2. Khác biệt ngữ âm thể hiện trong chữ viết ................................................ 47
2.2.1. Chữ viết của tiếng Thái ở Việt Nam ..................................................... 47
2.2.2. Về một số chữ viết giống nhau nhưng phát âm khác nhau ................... 55
3. Tiểu kết chương 2........................................................................................ 60
Chƣơng 3. NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG SỬ DỤNG VỀ TỪ GIỮA
TIẾNG THÁI ĐEN VÀ THÁI TRẮNG TRONG GIAO TIẾP HÀNG
NGÀY ............................................................................................................. 62
3.1. Cách hiểu về từ trong giao tiếp tiếng Thái ............................................... 62
3.1.1. Đơn vị từ trong ngôn ngữ học ............................................................... 62
3.1.2. Đơn vị từ trong tiếng Thái..................................................................... 63

3.2.1. Khác biệt về đại từ nhân xưng .............................................................. 63
3.2.2. Khác biệt về từ chỉ động vật, thực vật .................................................. 72
3.2.3. Khác biệt về từ chỉ thời gian ................................................................. 79
3.2.4. Khác biệt về từ chỉ lao động sản xuất, đồ dùng .................................... 88
3.2.5. Một số khác biệt khác ........................................................................... 91
3.3. Tiểu kết chương 3..................................................................................... 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 98
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT

Chỉ thị

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo



Nghị định

NXB

Nhà xuất bản




Quyết định

TP

Thành phố

TT

Thông tư

TW

Trung Ương

UBND

Ủy ban nhân dân

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong tất cả các phương tiện mà con người dùng để giao tiếp thì
ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn được rất nhiều nhu cầu của con
người. Bởi vậy, ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Mỗi
một giây, một phút trôi qua đều có người đang nói, đang viết, hoặc đang đọc
cái gì đó. Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng ngôn

ngữ nhanh chóng và hiệu quả. Sở dĩ ngôn ngữ trở thành công cụ giao tiếp vạn
năng của con người vì nó hành trình cùng con người, từ lúc con người xuất
hiện cho tới tận ngày nay. Phương tiện giao tiếp ấy được bổ xung và hoàn
thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu và xu hướng
tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Dựa vào những đặc trưng
quan trọng của ngôn ngữ loài người, các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra định
nghĩa về ngôn ngữ như sau: “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc
biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên
trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát
triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế
hệ khác.” [N. T. Giáp 2008, tr. 28]
1.2. Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của dạy học tiếng dân tộc Thái.
Việc dạy học tiếng dân tộc Thái đang ngày một phát triển ở một số
Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trường tiểu học, Trung tâm học tập cộng
đồng. Hoạt động đó là để góp phần phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số
của Nhà nước ta.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc), mỗi dân tộc lại có những
nét đặc sắc riêng về văn hóa, ngôn ngữ … tạo nên sự phong phú, đa dạng cho
nền văn hóa đất nước. Trong tiến trình phát triển và hội nhập Đảng và nhà
nước ta chủ trương xây dựng một đất nước phồn vinh, giữ gìn và phát huy nền
1


văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, việc giữ gìn và phát triển
tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm thích đáng. Từ Đại hội Đảng lần thứ nhất (tháng 3 năm 1935), nghị quyết
về công tác dân tộc của Đại hội đã nhấn mạnh: "Các dân tộc được sử dụng
tiếng mẹ đẻ của mình trong sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa của mình".
Trong nghị quyết Trung ương V khóa VIII Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Bảo
tồn và phát triển ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc, đi đôi với sử dụng

ngôn ngữ chữ viết phổ thông, khuyến khích các thế hệ trẻ của đồng bào các
dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói và chữ viết
của dân tộc mình".
Bên cạnh đó để giữ gìn, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ chữ viết trong
thời kỳ hội nhập, Đảng, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương đã ban hành
nhiều văn bản chỉ đạo việc truyền dạy và bảo tồn phát triển ngôn ngữ, chữ
viết của các dân tộc thiểu số, cụ thể như:
Luật phổ cập giáo dục tiểu học được Quốc hội thông qua ngày
30/6/1991, tại Điều 4 có ghi: “Giáo dục tiểu học được thực hiện bằng tiếng
Việt. Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói chữ viết của dân tộc
mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học''. Thông tư số 01 ngày
3/2/1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã hướng dẫn việc dạy học
tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số.
Luật giáo dục (Luật số 11/1998/QH10) được Quốc hội thông qua ngày
02/12/1998, tại Điều 5, tiết 2 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện để người dân
tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Việc dạy và học
tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được quy định theo quy định của
Chính phủ”.
Tại Điều 7 tiết 2 của Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày
14/6/2005 ghi rõ: "Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học

2


tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến
thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học
tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của
Chính phủ"...
- Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Thủ

tướng Chính phủ về đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối
với cán bộ, công chức công tác vùng dân tộc, miền núi.
- Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong
các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Quyết định số 03/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 24/01/2006 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về việc Ban hành chương trình khung dạy tiếng
dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc
thiểu số.
- Quyết định Số: 1428/QĐ-UBND ngày 09/7/2013 Phê chuẩn Bộ chữ cổ
truyền dân tộc Thái tỉnh Sơn La của UBND tỉnh Sơn La.
Có thể nói Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chính sách ngôn ngữ đúng
đắn, mở rộng trong tình hình Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ.
Nó tạo điều kiện cho mọi sự phát triển của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số bên
cạnh một ngôn ngữ quốc gia hùng mạnh là tiếng Việt.
1.3. Dân tộc Thái là một trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có
ngôn ngữ và chữ viết riêng. Ngôn ngữ Thái nói chung cơ bản thống nhất nhau
nhưng cũng có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng giữa tiếng Thái Đen và
Thái Trắng. Sự khác biệt về tiếng giữa các vùng tuy không nhiều nhưng cũng
có ảnh hưởng không nhỏ đến việc dịch, thống nhất, biên soạn tài liệu dạy và
học góp phần gìn giữ, phát triển ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc trong thời đại

3


mới. Bên cạnh đó người viết là người nói tiếng Thái Trắng và hiện nay đang
biên soạn, giảng dạy tiếng Thái theo hệ thống tiếng Thái Đen. Do đó tôi
hướng sự nghiên cứu của mình vào việc tìm hiểu một vài sự khác biệt về ngữ
âm và từ vựng (ở bình diện ngữ nghĩa) giữa tiếng Thái Đen phường Chiềng
An TP Sơn La và tiếng Thái Trắng xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn

La để có thể hỗ trợ phần nào cho giáo viên, nhà nghiên cứu đang công tác,
giảng dạy tiếng Thái tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên và một số trường
tiểu học đang dạy tiếng chữ Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La tham khảo và giải
thích khi có sự khác biệt về tiếng.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu và thu thập một số khác biệt về ngữ âm và từ vựng (ở bình
diện ngữ nghĩa) giữa tiếng Thái Đen và Thái Trắng. Đây sẽ là tài liệu tham
khảo cho công tác giảng dạy tiếng Thái tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên
và cho các giáo viên, đang giảng dạy tiếng chữ Thái trên địa bàn tỉnh Sơn La
Góp phần gìn giữ, phát triển ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc trong thời
đại mới. Bởi lẽ, trước sự phát triển của xã hội sự giao thoa ngôn ngữ với các
yếu tố khác trong cộng đồng người Thái là điều không tránh khỏi. Bằng
những hiểu biết vốn có của một người con dân tộc Thái thực sự, cùng với
những gì còn bảo lưu của gia đình, dòng họ và bản làng, người viết mạnh dạn
tìm hiểu, khảo sát và thu thập từ. Thiết nghĩ, đó cũng là một cách để giữ gìn,
duy trì và phát triển ngôn ngữ của dân tộc mình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thu thập ngữ liệu, khảo sát, thống kê sự giống và khác nhau về ngữ
âm, ngữ nghĩa giữa hai tiếng Thái Đen phường Chiềng An thành phố Sơn La
và tiếng Thái Trắng tại xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La.

4


Nhân việc thu thập tư liệu phục vụ cho luận văn, chúng tôi xin nói thêm
một cách cụ thể về chữ viết dùng để thể hiện nguồn tư liệu đó. Chúng ta biết
rằng tiếng Thái là một ngôn ngữ có chữ viết cổ truyền theo hệ Sanskrit, là một
kiểu văn tự ghi âm. Cho nên, các ví dụ được dùng trong luận văn, trên nguyên

tắc đều được thể hiện bằng chữ viết cổ truyền theo hệ Sanskrit đó. Mặt khác,
giữa tiếng Thái Đen và Thái Trắng chữ viết cổ truyền theo hệ Sanskrit cũng
có những khác biệt nhất định. Vì thế, trong đa số trường hợp chúng tôi đều
dùng chữ viết cổ truyền theo hệ Sanskrit của tiếng Thái Đen; chỉ khi nào cần
thiết thì chúng tôi mới dùng chữ viết cổ truyền theo hệ Sanskrit của tiếng Thái
Trắng.
Tuy nhiên, do chữ viết cổ truyền theo hệ Sanskrit của tiếng Thái khó
đọc với những người chưa học chữ cổ truyền đó nên các ví dụ được chúng tôi
dùng con chữ Latinh theo kiểu quốc ngữ tiếng Việt để phiên âm. Chính vì thế,
mỗi câu tiếng Thái trong luận văn gồm có ba phần: a. Tiếng Thái viết theo
chữ viết cổ truyền hệ Sanskrit; b. Tiếng Thái viết theo chữ viết dùng con chữ
Latinh kiểu quốc ngữ tiếng Việt để phiên âm; c. Tiếng Thái được dịch ra tiếng
Việt. Cách làm tư liệu của chúng tôi như thế, tuy có phức tạp, nhưng là để tiện
lợi cho những ai có thể sử dụng được chữ viết cổ truyền theo hệ Sanskrit theo
dõi; còn ai không sử dụng được nó thì đọc theo con chữ Latinh kiểu quốc ngữ
tiếng Việt.
- Tiếp cận, đối chiếu để có những nhận xét, đánh giá sơ bộ ban đầu về
sự khác biệt giữa tiếng Thái Đen phường Chiềng An thành phố Sơn La và
tiếng Thái Trắng tại xã Quang Huy huyện Phù Yên tỉnh Sơn La.
- Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng do tính chất chỉ giới hạn ở bậc học
Thạc sỹ, luận văn chỉ đặt nhiệm vụ xác định một số khác biệt về ngữ âm và từ
vựng của những đơn vị tương đương với âm tiết mà người Thái đang sử dụng
như những từ đơn. Luận văn vì thế không đặt nhiệm vụ nghiên cứu ngữ âm và

5


từ vựng tiếng Thái như một hệ thống cấu trúc hoàn chỉnh. Công việc như thế
chỉ có thể giải quyết ở một luận án Tiến sỹ và sẽ được chúng tôi hướng đến
trong tương lai nếu điều kiện cho phép.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn sẽ nhận diện những khác biệt về ngữ âm (trường hợp khác
nhau về phụ âm, nguyên âm, vần, âm tắc - âm thường và viết giống nhau phát
âm khác nhau); từ vựng (trường hợp khác nhau về một số từ theo chủ đề hay
khác về ngữ âm) giữa tiếng Thái Đen và tiếng Thái Trắng.
Thái là một dân tộc thống nhất, có cùng nguồn gốc nhưng bản thân
những người sử dụng ngôn ngữ Thái phân chia thành các ngành, nhóm khác
nhau, tùy theo nguồn gốc, trang phục hoặc đặc điểm văn hóa. Mặc dù có sự
phân chia nhiều nhóm như vậy, nhưng người Thái ở Việt Nam cơ bản là
giống nhau, vẫn hiểu được tiếng nói của nhau. Tuy nhiên, trong sự thống nhất
vẫn có những khác biệt và chính những khác biệt đó là đối tượng nghiên cứu
của luận văn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi xin phép chỉ trình bày những khảo sát
bước đầu về một vài khác biệt giữa tiếng Thái Đen và tiếng Thái Trắng ở tỉnh
Sơn La trên bình diện ngữ âm (trường hợp khác nhau về phụ âm, nguyên âm,
vần, âm tắc - âm thường và viết giống nhau phát âm khác nhau), từ vựng
(trường hợp khác nhau về từ) giữa tiếng Thái Đen và tiếng Thái Trắng ở hai
địa phương xác định là phường Chiềng An ở TP Sơn La và xã Quang Huy
huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Hai nhóm Thái này là bộ phận chính, có số lượng dân tương đối đông,
sống tập trung thành bản, mỗi bản có nhiều dòng họ sinh sống lâu đời. Tiếng
Thái Đen phường Chiềng An có tiếng tương đối đồng nhất với tiếng Thái Đen

6


ở các vùng như: thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn - Sông Mã - Mường La Thuận Châu - Quỳnh Nhai, Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái, Điện Biên... và đang được
lựa chọn là ngôn ngữ được sử dụng để biên soạn tài liệu dạy và học. Còn

vùng Thái Trắng xã Quang Huy có số dân sống tập trung thành bản rất thuận
lợi cho việc khảo sát. Đây là yếu tố giúp bảo lưu ngôn ngữ tốt nhất trước sự
giao thoa ồ ạt hiện nay, giúp cho các giáo viên và học sinh có thể hiểu được
những âm tiết, từ vựng khi có sự khác biệt trong thực tế sử dụng.
Việc thu thập từ vựng, những dữ liệu, ngữ liệu được dùng làm dẫn
chứng cho luận văn được người viết thu thập trực tiếp trên cơ sở nhiệm vụ
biên soạn tài liệu dạy học cho học sinh các Trung tâm Giáo dục thường xuyên
trên địa bàn tỉnh Sơn La, và tài liệu dạy và học cho học sinh tiểu học đang
được dạy thí điểm tại hai huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ngoài ra, luận văn
cũng sử dụng tư liệu trên cơ sở những giao tiếp trong chính cộng đồng ngôn
ngữ Thái và trong những tài liệu có căn cứ xác đáng khác đã được xuất bản và
lưu hành. Như vậy, có thể nói tư liệu được dùng trong luận văn này là sinh
ngữ tiếng Thái đang được người thực hiện luận văn sử dụng trong hoạt động
nghề nghiệp cũng như giao tiếp hàng ngày của mình.
4. Dự kiến đóng góp của luận văn:
4.1. Về mặt lí luận
Đề tài góp phần bổ sung cứ liệu ngữ âm, từ vựng trong tiếng Thái để từ
đó có được những đánh giá, xác định nét khác biệt về ngôn ngữ giữa nhóm
Thái đen và Thái trắng trong thực tiễn.
4.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả khảo sát của luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn về một số khác
biệt về ngữ âm và từ vựng giữa tiếng Thái đen và Thái trắng. Công việc mà
chúng tôi thực hiện ở luận văn này sẽ rất hữu ích cho hoạt động nghề nghiệp

7


của mình. Đồng thời, là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về ngữ âm và từ
vựng tiếng Thái như một cấu trúc hoàn chỉnh.
Hơn nữa, kết quả của luận văn cũng góp phần khẳng định thêm một

hướng nghiên cứu mới về tiếng Thái, đồng thời là tài liệu bổ ích cho việc
giảng dạy và học tập, vận dụng tiếng Thái trong cộng đồng dân tộc Thái ở
tỉnh Sơn La, đặc biệt là đối với các cán bộ, công chức, giáo viên đang công
tác ở vùng đồng bào dân tộc Thái và các trường nội trú, bán trú.
Thông qua luận văn người viết cũng bày tỏ được nguyện vọng tha thiết
của bản thân là bảo lưu và phát huy được chữ viết, tiếng mẹ đẻ của dân tộc
mình. Từ đó góp sức vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Thái trong
sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp miêu tả
Trên cơ sở những kiến thức cơ bản về ngữ âm và từ vựng của ngôn
ngữ, sử dụng phương pháp miêu tả để mô tả tiếng Thái đen (phường Chiềng
An) và tiếng Thái trắng (xã Quang Huy). Đây là phương pháp nghiên cứu
chính của luận văn. Những thủ pháp khác được liệt kê dưới đây chỉ như là
những thao tác làm việc bổ trợ để giúp thực hiện nhiệm vụ của luận văn.
5.2 Những thủ pháp nghiên cứu khác
5.2.1. Thủ pháp thống kê. Luận văn sẽ khảo sát thống kê trên cơ sở dữ
liệu thu thập từ vựng, ngữ âm thông qua phỏng vấn, trao đổi, ghi chép, khảo
tả ...
5.2.2. Thủ pháp so sánh đối chiếu tiếng Thái đen và Thái trắng về ngữ
âm và từ vựng. Đây là thủ pháp giúp chỉ ra được những nét riêng, khác biệt về
phụ âm, nguyên âm, vần, âm tắc - âm thường và viết giống nhau phát âm khác
nhau, nhận diện những trường hợp khác nhau về từ giữa tiếng Thái đen và
tiếng Thái trắng.

8


5.2.3. Thủ pháp điều tra điền dã. Theo đó, người viết trực tiếp đi điền
dã tại các bản nơi có đồng bào Thái đen và Thái trắng sinh sống để tìm hiểu,

nghiên cứu, thu thập tư liệu, từ vựng từ thực tế.
6. Cấu trúc luận văn:
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục còn gồm có 03 chương:
Chương 1. Giới thiệu về dân tộc Thái và cơ sở lý thuyết phục vụ tác
nghiệp của luận văn.
Chương 2. Nhận diện một số khác biệt về ngữ âm giữa tiếng Thái đen
và Thái trắng.
Chương 3. Những khác biệt trong sử dụng từ giữa tiếng Thái đen và
Thái trắng trong giao tiếp hàng ngày.

9


Chƣơng 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÂN TỘC THÁI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
PHỤC VỤ TÁC NGHIỆP CỦA LUẬN VĂN
1.1. Tên gọi, nguồn gốc lịch sử, các nhóm địa phƣơng Thái
1.1.1. Tên gọi và nguồn gốc lịch sử, địa bàn nơi cư trú
Về tên gọi. Người Thái nói chung thường tự gọi mình là Phủ Tay hay
Côn Tay. Để biểu thị ý thức tự giác tộc người, người ta thường dùng khái
niệm Tay hau (người Thái ta) để phân biệt với Tay pươn (người thuộc dân tộc
khác). Danh xưng Phủ hay Côn ở đây bao hàm nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Nghĩa rộng để chỉ một cộng đồng người, một tộc người (ethnic) cụ thể, ví như
Côn Lao (người Lào), Côn Keo (người Kinh...). Người ta cũng có thể dùng
danh xưng Côn để chỉ một dân tộc (Nation) như Côn Pháp (người Pháp), Côn
Nhật (người Nhật) v.v. Nghĩa hẹp để chỉ một ngành (branch) như Thái đen
(Tay Đăm), Thái trắng (Tay Khao/Tay Đón) hay một nhóm địa phương (local
group) cụ thể như Tay La (người Thái ở Mường La), Tay Muổi (người Thái ở
Mường Muổi, huyện Thuận Châu), Tay Vạt (người Thái ở Mường Vạt, huyện

Yên Châu…).
Về guồn gốc lịch sử. Dựa vào các tài liệu đã công bố, trước khi người
Thái có mặt, Tây Bắc là địa bàn cư trú lâu đời của các tộc người nhóm ngôn
ngữ Môn-Khơme và các tộc người nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (được gọi là
Xá). Các tài liệu chữ Thái cổ như Quam tô mương (kể chuyện bản mường),
Tay Pú xấc (kể chuyện chinh chiến) của người Thái cũng nhắc tới người Xá là
“anh Cả”, Thái là “anh Hai”. Theo Đặng Nghiêm Vạn và nhóm đồng tác giả,
thì “thuở ấy, ở Tây Bắc, các nhóm dân tộc như Kháng, La Ha, Xinh Mun,
Mảng... cư trú khắp các miền thung lũng. Họ sống thành những bộ tộc, ở mỗi
vùng do một người tù trưởng cha truyền con nối cầm đầu. Nhân dân sinh
sống bằng nông nghiệp, cư trú trong những công xã láng giềng hợp thành
10


những lãnh địa bao gồm nhiều dòng họ khác nhau. Họ ở một trình độ văn
minh khá cao: đã biết sử dụng trống đồng, biết làm ruộng” [Đ. N. Vạn 1972,
tr. 30]
Theo những ghi chép trong các tập sử thi của người Thái nêu trên, thì
họ thiên di từ Tây Nam, Vân Nam (Trung Quốc) vào Tây Bắc Việt Nam
nhiều đợt, kể từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIV, trong đó có 3 đợt thiên di
lớn từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ XI. Đây là giai đoạn lịch sử gắn với thời kỳ
Tạo tìm mường, mà hướng thiên di chính là mở rộng thế lực sang phía tây
sông Hồng và sông Đà. Khi mới có mặt tại vùng Tây Bắc, người Thái đã có
thời kỳ chung sống với các tộc người bản địa nói trên, nhưng sau nhiều lần
“tranh chấp”, các tộc “Xá” dần dần bị yếu thế và bị đẩy lên vùng núi cao, chịu
thân phận lệ thuộc, làm “cuông”, “nhốc”, phải chịu nộp tô lao dịch và cống
nạp cho các lãnh chúa Thái. Sau khi chiếm lĩnh được vùng Tây Bắc, một mặt,
các thủ lĩnh Thái bắt đầu thời kỳ Tạo ăn mường, với việc xây dựng bản
mường, định ra luật tục, phân chia khu vực quản lý, củng cố thế lực và thần
phục các triều đình phong kiến Trung ương Đại Việt (Lý, Trần, Lê). Mặt

khác, tập trung lực lượng tiếp tục mở rộng thế lực sang phía tây.
Lịch sử cư trú của ngành Thái Trắng. Có ý kiến cho rằng, tổ tiên của
một bộ phận người Thái Trắng ở Tây Bắc nói chung, Thái Trắng ở tỉnh Sơn
La nói riêng là người Tày-Thái cổ [Đề tài cấp tỉnh do Thào Xuân Sùng-chủ
nhiệm đề tài-phần dân tộc Thái]. Vào đầu thiên niên kỷ I CN, tổ tiên của
người Tày-Thái cổ đã từng tham gia vào việc xây dựng quốc gia Âu Lạc của
Thục An Dương Vương, sau đó, một bộ phận di cư sang phía tây, tách khỏi
bộ phận gốc là người Tày hiện nay. Cho đến nay, yếu tố văn hóa Tày còn thể
hiện rõ rệt nhất ở bộ phận Thái Trắng cư trú ở huyện Phong Thổ như mang họ
Tày (Nông, Hoàng, Thùng /Đồng), có tết xíp xí… Tuy nhiên, do cư trú xen kẽ
với người Thái lâu đời, nên họ chịu ảnh hưởng các chuẩn mực văn hóa Thái.

11


Tương tự như bộ phận Thái Trắng ở Bắc Yên, Phù Yên, Mai Châu, ít nhiều
chịu ảnh hưởng các yếu tố văn hóa Mường.
Theo các tài liệu chữ Thái cổ thì, ngành Thái Trắng là con cháu của
người Bạch Y cư trú ở miền Nam, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), thiên di sang
miền Tây Bắc. Đến những năm đầu thiên niên kỷ thứ II Công nguyên, tổ tiên
người Thái Trắng đã bắt đầu ổn định ở Mường Lay, Mường Tè. Tuy nhiên,
phải đến thế kỷ thứ XIII, họ mới làm chủ Mường Lay. Từ Mường Lay, một
bộ phận tiếp tục phát triển thế lực sang các vùng Mường Chiên (Quỳnh Nhai)
và Mường Chiến (Mường La), Bắc Yên, Phù Yên (Sơn La).
Về thời gian, người Thái Trắng có mặt tại miền Tây Bắc trước người
Thái Đen. Theo Quam tô mương (kể chuyện mường) thì khi ngành Thái Đen
thiên di tới Mường Chiến để vào Nghĩa Lộ hồi thế kỷ XI-XII, họ đã gặp các
tù trưởng Thái Trắng ở đây rồi. Mường So là một trong những trung tâm quy
tụ người Thái Trắng ở hữu ngạn sông Hồng. Trước thế kỷ XI-XII, Mường So
đã có một bộ phận người Thái Trắng cư trú, về sau, mường này mới tiếp nhận

bộ phận Thái Trắng khác thiên di từ Mường So Luông, Vân Nam (Trung
Quốc) sang. Từ Mường So, các nhóm Thái Trắng tiếp tục thiên di đến hội
nhập với các bộ phận Thái Trắng đã cư trú trước đó ở Than Uyên (Lai Châu),
Văn Bàn (Lào Cai).
Bộ phận Thái Trắng đã định cư ở Mường Tấc ít nhất cũng phải từ thế
kỷ thứ VIII Công nguyên.Trung tâm mường đặt ở giữa cánh đồng lòng chảo
gọi là Mường Tấc hay “Viềng Tấc” (nay là Bản Chiềng). Tập sử thi Táy pú
xấc đã có câu: “ Mường Tấc là mường của nàng người Kinh sống bên tạo”
(Mương Tấc, mương nang Keo ma dú pheng tạo). Vì thế, trong văn hóa của
người Thái Trắng ở Mường Tấc, ta thấy ít nhiều yếu tố của văn hóa ViệtMường biểu hiện qua y phục nữ và kiểu cách nhà ở.

12


Bộ phận Thái Trắng ở Quỳnh Nhai đã có mặt từ thời Ta Ngần (thế kỷ
IV). Thời đó, Quỳnh Nhai có tên gọi là Mương Pác Phạ (Mường miệng trời),
sau này mới đổi tên thành Mường Chiến (hay Mường Tiến). Năm 2003, lỵ sở
Quỳnh Nhai chuyển từ xã Mường Chiến về đóng tại xã Phiêng Lanh và
Mường Bằng thuộc đất Thuận Châu cũ.
Mường Xang và Mường Vạt được nhắc đến trong Quam tô mương vào
thời Lò Lẹt (khoảng thế kỷ XIII), gắn với câu truyện thiên di của người Thái
từ Lào sang, do vị thủ lĩnh Pha Nha Nhọt Chom Khằm (Nhọt Khằm) dẫn đầu.
Như vậy, người Thái có mặt tại hai mường này ít nhất vào thế kỷ XIII. Thời
kỳ đầu, cư dân hai mường này theo đạo Phật, vì Mường Xang có chùa Vặt
Hồng, còn Mường Vạt có một bản tên là Bản Vặt (bản Chùa). Trước kia,
Mường Xang gọi là Mường Mók (mường có sương mù bao phủ), sau khi Nhọt
Khằm trị vì mới đặt tên Mường Xang, dân mường thường gọi là Mường
Vi/Mường Xang (nghĩa là mường xây dựng lại). Tên gọi là Mộc Châu (thuộc
lộ Đà Giang) xuất hiện từ thời Trần, nhưng trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi,
tên gọi này xuất hiện vào thời Lê sơ. Còn Mường Vạt thời nhà Trần gọi là

Mường Việt (phiên âm của từ Vạt). Thời Lê sơ gọi là Việt Châu. Thời nhà

Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ III (1822) mới đổi Việt Châu thành Yên Châu.
Lịch sử cư trú của ngành Thái Đen. Theo Quam tô mương, người Thái
Đen có mặt đầu tiên tại Mường Lò (Văn Chấn, Yên Bái). Họ là con cháu của
Tạo Xuông, Tạo Ngần ở Mường Ôm, Mường Ai (Vân Nam, Trung Quốc) di
cư sang từ thế kỷ XI. Đến thế kỷ XII, thủ lĩnh Lạng Chượng, cháu Tạo Xuông
đưa quân từ Mường Lò tràn vào miền lưu vực sông Đà, sông Mã và sông
Nặm U, đánh chiếm và làm chủ Mường Thanh. Cuối thế kỷ XII, một bộ phận
từ Mường Thanh chuyển cư đến và làm chủ Mường Muổi (Thuận Châu). Vì
thế người Thái Đen Mường Muổi luôn coi Mường Lò là “quê cha, đất tổ” của

13


người Thái Đen. Sau này, nhiều bộ phận Thái từ Mường Muổi còn tiếp tục
bành trướng và mở rộng thế lực sang tận Nặm U (Lào).
Bộ phận người Thái Đen có mặt ở Mường Mụa (Mai Sơn) vào khoảng
thế kỷ XII. Tên gọi Mường Mụa được nhắc đến trong tập sử thi Táy Pú Xấc
từ thời kỳ Lạng Chượng dẫn dắt ngành Thái Đen từ Mường Lò lên Mường
Thanh.
Trước khi người Thái tới, Mường Mụa gọi là Mường Pụa vốn đã có
người Xinh Mun cư trú khá đông. Mường Mụa chính thức thành châu mường
tách khỏi Mường Muổi và Mường La vào đời Nho Mương (khoảng đời Lê
Tương Dực 1504-1516). Đến thời Lê Mạt, chúa Trịnh Sâm (1767-1782) đặt
ba động Sơn La, Mai Sơn, Tuần Giáo thành ba châu.
Bộ phận người Thái Đen có mặt tại Mường La từ thế kỷ XII. Theo
Quam tô mương của người Mường La thì, khi Lạng Chượng đưa người Thái
tới Mường La, đã dựng nhà để cúng tổ tiên tại trung tâm “mường”. Ngày
cúng tổ tiên họ Lò (họ quý tộc) là ngày “Hai” (tức ngày Bính), nên đặt địa

điểm đó là bản Hài. Xưa kia vì bản Hài là trung tâm châu Mường, nên gọi là
“Viềng Hài”.
Bộ phận Thái Đen có mặt tại Mường Muổi từ khi Lạng Chượng dẫn
người Thái di cư từ Mường Lò đến (thế kỷ XII). Từ thế kỷ XIII, một dòng
quý tộc Thái Đen rời trung tâm Mường Thanh xuống làm chủ và định cư tại
đây. Thế kỷ XIV Mường Muổi đã trở thành trung tâm thống nhất các vùng cư
trú của người Thái ở miền Tây Bắc nói chung. Trung tâm Mường Muổi gọi là
Chiềng Ly. Tên Thuận Châu mới xuất hiện thời Lê sơ, nhưng đất Mường
Muổi có thể đã được ghi nhận trong châu Lâm Tây của thời Lý. Đời Trần thì
gọi là Mỗi Châu (Mỗi là phiên âm từ chữ Muổi). Trong Dư địa chí của
Nguyễn Trãi (lời “cẩn án” của Nguyễn Thiên Tích) ghi nhận tên Thuận Châu
năm 1435 với ý nghĩa các tù trưởng ở đây đã sớm quy thuận nhà vua.

14


1.1.2. Các ngành Thái ở Việt Nam
Người Thái có nhiều tên gọi khác nhau. Có nơi được gọi là phủ Tãy,
có Tãy Khao (Thái Trắng), Tãy Đăm (Thái Đen), Tãy Mười, Tãy Thanh (Man
Thanh), Hàng Tổng (Tãy Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc v.v tùy thuộc vào
địa bàn cư trú. Họ đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm, là con
cháu người Thái di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bây giờ.
Nhóm Thái Đen (Tãy Đăm/Taidam) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và
Điện Biên (Mương La & Mương Then). Các nhóm Tày Thanh (Man Thanh),
Tày Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An cũng mới từ mạn
Tây Bắc chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn
hóa và nhân chủng của cư dân địa phương và Lào. Nhóm Tày Thanh từ
Mường Thanh (Điện Biên) đi qua Lào vào Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư
cách đây hai, ba trăm năm, nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn
La) và chịu ảnh hưởng văn hóa Lào.

Nhóm Thái Trắng (Tãy Đón/Tãy Khao) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu,
Điện Biên và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên).
Ở Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình, có nhóm tự nhận là Tãy Đón. Ở xã Dương
Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, có một số Thái Trắng chịu ảnh hưởng
đậm của văn hóa Tày. Ở Sapa, Bắc Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày hóa.
Người Thái Trắng đã có mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu, Điện
Biên từ thế kỷ 13 và làm chủ Mường Lay (địa bàn chính là huyện Mường
Chà ngày nay) thế kỷ 14, một bộ phận di cư xuống Đà Bắc và Thanh Hóa thế
kỷ 15. Có thuyết cho rằng họ là con cháu người Bạch Y ở Trung Quốc. Dân
số của nhóm Thái Trắng tại Việt Nam năm 2002 ước tính khoảng 280.000
người trong tổng số 490.000 người Thái Trắng trên toàn thế giới. Ngoài ra
còn có khoảng 200.000 người Thái Trắng sinh sống tại Lào (thống kê năm
1995); 10.000 người Thái Trắng (một phần của dân tộc Thái theo phân loại

15


của CHND Trung Hoa) sinh sống tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (số liệu
1995).
Nhóm Thái Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú chủ yếu ở một số
huyện như Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và các huyện miền núi
như Bá Thước (Thanh Hóa) và Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương
Dương (Nghệ An). Dân số của nhóm Thái Đỏ tại Việt Nam năm 2002 ước
tính khoảng 140.000 người trong tổng số 165.000 người Thái Đỏ trên toàn thế
giới. Ngoài ra còn có khoảng 25.000 người Thái Đỏ sinh sống tại tỉnh Sam
Neua, Lào (số liệu 1991).
Một số nhóm có dân số ít hoặc chưa được phân định rõ ràng như Tãy
Mười (Thái Quỳ Châu) có khoảng 300 người (2002), Tãy Mường (Thái Hàng
Tổng) có khoảng 10.000 người (2002), Tãy Thanh có khoảng 20.000 người
(2002), Phu Thai (hay Phutai, Putai, Puthai, Puthay) với dân số 209.000 người

(2002) (ngoài ra tại Thái Lan có khoảng 470.000 người (2006), tại Lào có
154.000 người (2001) và tổng số người Phu Thai trên thế giới là 833.000)...
Ngoài ra còn có khoảng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tại
nước ngoài, chủ yếu là Pháp và Hoa Kỳ.
1.2. Ngôn ngữ Thái
1.2.1. Vị trí của ngôn ngữ Thái trong hệ thống ngôn ngữ chung ở
khu vực
1.2.1.1. Họ ngôn ngữ Thái-Kađai (Tai-Kadai)
Địa bàn cư trú các cộng đồng thuộc họ ngôn ngữ Thái-Kađai tạo nên
mảng lãnh thổ liền nhau từ đảo Hải Nam (Trung Quốc), qua miền Nam và
Tây Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Đông Bắc và Bắc
Myanma, qua bang Atxam của Ấn Độ, cho đến Tây Bắc Campuchia và Bắc
Malayxia.

16


Các cộng đồng thuộc họ ngôn ngữ Thái-Kađai gồm khoảng hơn trăm
triệu dân. Trong đó Vương quốc Thái Lan là quốc gia có đông người Thái, với
khoảng trên sáu mươi triệu người. Ở Lào, các tộc người Lào Lum đều thuộc hộ
ngôn ngữ Thái-Kađai, có khoảng 4 triệu dân. Ngoài ra người thuộc họ ngôn ngữ
Thái-Kađai còn là dân tộc thiểu số có dân số khá đông và tạo nên dải lãnh thổ
liền khu ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á của thế giới.
Người ta chia cộng đồng họ ngôn ngữ Thái-Kađai này thành hai ngành
lớn: Ngành phía Đông và ngành phía Tây. Sự phân chia như thế là phản ảnh
một thực tế các cộng đồng ngôn ngữ này đã chịu tác động lớn của hai nền văn
hoá: Trung Hoa (Phía Đông) và Ấn Độ (Phía Tây). Mặc dù phân chia như
vậy, nhưng trong sinh hoạt, tập quán canh tác, ngôn ngữ giao tiếp, văn học
dân gian... vẫn còn gần như là một. Họ vẫn có thể hiểu nhau và dễ đồng cảm
nhau mỗi khi có điều kiện tiếp xúc sau ít thời gian đầu ngỡ ngàng. Còn nếu

phân chia về ngữ hệ ngôn ngữ, người ta có một sự phân chia khác.
Điều đó nói lên rằng các cộng đồng này dù đã phân chia sâu sắc như
ngày nay, nhưng đã có cùng một nguồn gốc. Hơn thế, các cộng đồng cùng
nguồn gốc ngôn ngữ này đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài tồn tại và phát
triển chung với nhau và giao lưu giữa họ vẫn còn tiếp tục kéo dài cho đến
ngày nay.
1.2.1.2. Nhánh ngôn ngữ Thái-Day
Nhánh ngôn ngữ Thái-Day thuộc họ ngôn ngữ Thái-Kađai. Ở Việt Nam,
nhánh ngôn ngữ này bao gồm 8 tộc người sống chủ yếu ở khu vực Đông Bắc,
Tây Bắc và phía tây Thanh Hoá, Nghệ An. Tộc người Tày sống tập trung ở
các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng
Sơn, Quảng Ninh. Tộc người Thái sống chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu,
Điện Biên, Hoà Bình, Yên Bái và khu vực phía tây Thanh Hoá, Nghệ An. Tộc
người Nùng sống chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái

17


Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Ninh. Các tộc người Sán
Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y đều sống ở khu vực miền núi Đông Bắc và Tây Bắc.
1.2.2. Tiếng Thái Việt Nam và tiếng Thái ở Sơn La
Ở nước ta, nhóm ngôn ngữ Thái có 3 ngôn ngữ là: Thái, Lào, Lự.
Trong nội dung này, chúng tôi chỉ giới thiệu về ngôn ngữ Thái. Dân tộc Thái
cư trú khá tập trung trên giải đất liền từ Tây Bắc đến Tây Khu bốn cũ. Họ cư
trú khắp toàn tỉnh là Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hoà
Bình; còn Thanh Hoá, Nghệ An thì cư trú ở phía Tây của tỉnh.
Tuy vậy dân tộc Thái ở Việt Nam còn chia có một cách chia khác làm
hai nhánh là Thái Đen (Tãy đằm) và Thái Trắng (Tãy đón/Tãy khào). Trong
đó Thái Đen là một khối thống nhất cao hơn về nhiều mặt, lãnh vực cư trú
liền nhau từ Mường Lò (Yên Bái) đến Mường Thanh (Điện Biên) choán hầu hết

tỉnh Sơn La và nửa phía Nam tỉnh Lai Châu, Tây Bắc tỉnh Yên Bái; với quá nửa
số dân Thái ở nước ta. Trong khi đó ngành Thái Trắng lại còn chia thành các
nhóm địa phương nhỏ hơn, địa bàn cư trú không liền nhau. Ta thấy có các nhóm:
- Mường Lay, Phong Thổ, Quỳnh Nhai (Lay, Xo, Chiên) ở phía Bắc.
- Mường Tấc (Phù Yên, Bắc Yên thuộc tỉnh Sơn La).
- Mường Sang (Mộc Châu - Sơn La).
Các nhóm Thái Hoà Bình (Mai Châu, Đà Bắc) gần với các nhóm Thái
Thanh Hóa. Nhóm Thái Thanh Hóa còn chia hai phân nhóm khác nhau: Tay
Do, Tay Đeng. Nhóm Thái Hoà Bình và Thanh Hoá cũng được gọi chung một
cách không chính xác là Tay Đeng (Thái Đỏ). Nhưng trong ký ức địa phương
đồng bào nhận mình là Thái Trắng. Việc chia ngành đen trắng đối với các
nhóm Thái ở Nghệ An đã mờ nhạt.
Tuy có sự khác nhau nhỏ ấy nhưng người Thái có chung một nền văn
hoá dân tộc phong phú và đa dạng. Ngôn ngữ là ngôn ngữ thống nhất của các
phương ngữ, với vài chi tiết khác nhau mang tính địa phương.

18


×