Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Cảm nhận tình yêu cuộc sống thiết tha của nhà thơ thanh hải trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.24 KB, 8 trang )

Cảm nhận tình yêu cuộc sống thiết tha của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ Mùa
xuân nho nhỏ
Mở bài
Thanh Hải là nhà thơ trưởng thành trong thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Cuộc đấu tranh bền bỉ và anh dũng của nhan dân miền nam là niềm cảm hứng lớn
của Thanh Hải. Thơ ông chân thật, bình dị, đôn hậu và chân thành như tâm hồn
người Huế. Mùa xuân nho nhỏ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha của nhà thơ
của Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ của
nhà thơ muốn được dân hiến cho cuộc đời.

Thân bài
Thanh Hải viết bài thơ này không lâu trước khi ông qua đời trên giường bệnh. Ở
những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhà thơ vẫn dành cho nhân dân, dành cho
đất nước những tình cảm thiết tha, cao đẹp nhất. Đối với Thanh hải dường như sự
sống không hề chấm dứt mà chuyển đổi từ sự tòn tại này sang sự tồn tại khác mà
thôi. Cho nên, mở đầu bài thơ, ông ca vui trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên
đất nước dù những cơn đau đang dày vò thân xác ông:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Chỉ bằng vài nét phác họa nhưng vẽ ra được một khoảng không gian cao rộng với
dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la. Cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân, của sông


xanh, hoa tím biếc, cả âm thanh vang vộng tươi vui của chim chiền chiện hót cũng
hiện hình sinh động và tràn trề sự sống. Cảm xúc của nhà thơ được diễn tập trung ở


chi tiết rất tạo hình. Bông hoa “mọc” lên giữa dòng sông chủ động và mạnh mẽ.
Màu tím cũng đạt đến cực đỉnh của sắc màu: tím biếc. Con chim chiền chiện trên
trời cao không những buông tiếng hót mà là hót vang cả đất trời. Tất cả dường như
đang trút ra tất cả mãnh lực của sự sống, đang ở trong trạng thái đẹp nhất, sôi nổi
nhất, say mê nhất.

Trước khung cảnh đất trời tươi đẹp và rộn rã, tâm hồn nhà thơ như cũng bừng lên
khao khát sông. Những từ cảm thán “ơi” “chi” thể hiện sự ngỡ ngàng, thích thú,
reo vui biểu hiện một tâm trạng say sưa, ngây ngất của nhà thơ. Thi nhân cảm thấy
sức sống của đất trời đang rót vào mình, thấy mình mạnh mẽ, muốn sống, muốn
dạo khắp đất trời. Thi nhân say mê tận hưởng, say mê đón lấy mật ngọt của đời
đang chảy khắp mặt đất.

Cả đất trời như kết tụ lại trong tiếng chim ca. Hình ảnh “từng giọt sương long lanh
rơi” ở đây không phải là những giọt sương xuân ở ban mai tinh khiết động lại trên
cành lá, cũng chẳng phải là giọt sương lất phất bay cũng chẳng phải là một giọt
sương nắng bên thềm còn vương lại mà đó là một giọt âm thanh của tiếng chim
chiền chiện hót. Nhà thơ đưa tay hứng lấy từng giọt âm thanh kết lại mà ngỡ như
những giọt nước óng ánh sắc màu rơi mãi, rơi mãi tưởng trừng không bao giờ dứt.
tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành những giọt
nước ( hình và khối, cảm nhận bằng thị giác) từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và
màu sắc có thể cảm nhận bằng xúc giác “tôi đang đưa tay tôi hứng”. Câu thơ thể
hiện sự trân trọng nâng niêu có thể nói nhà thơ đã đón nhận mùa xuân với tất cả sự
tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa trong tâm hồn.

Âm điệu thơ đọc lên nghe thật tươi vui rạo rức sức sống mạnh mẽ. Ngôn ngữ cũng
hết sức gần gũi với đời thường. ta không hề cảm thấy một sự yếu duối nào của nhà
thơ trước cuộc sống lớn dù ông đang trong cơn bạo bệnh. Giữa mùa đông giá rét,
giữa lúc cái chết đang đến với ông từng giờ, từng phút,. Thế nhưng tràn ngập trong



khổ thơ là hương xuân, sắc xuân, tình xuân hòa thắm thiết tha. Chính tình yêu cuộc
sống, sự lạc quan yêu cuộc đời, yêu đất nước của người chiến sĩ kiên trung gắn bó
máu thịt với xứ sở quê hương đã tạo nên những vần thơ đẹp đến như vậy.

Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ chuyên cảm nhận về mùa xuân của
đất nước:

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao

Hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” là biểu tượng cho hai nhiệm vụ
chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. Ý thơ không có gì mới, nhưng tác giả đã
tạo nên sức gợi cảm cho câu thơ bằng lộc non của mùa xuân. Đó là chồi non của
cây đang vươn lên hay cũng là sức sống, sức vươn lên hay nó còn hàm chứa sự
may mắn sẽ đến của cuộc cách mạng dân tộc.

Phép ẩn dụ “lộc giắt đầy quanh lưng”, “lộc trải dài nương mạ” tạo nên nét đẹp cho
ý thơ, thể hiện kính đáo cách cảm, cách suy nghĩ của thi sĩ về cuộc cách mạng của
dân tộc. Người lính ra trận với những chồi non trên cành để ngụy trang đem theo
tin mừng chiến thắng, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Người nông dân ra
đồng gieo “ lộc” trên khắp cánh đồng với những vụ mùa bội thu. Chính những con
người ấy đã đem đến mùa xuân cho mọi người, mọi nhà. Cặp câu sóng đôi khiến ta
liên tưởng đến hai công cuộc bảo vệ xây dưng cùng phát triển song song, sự
chuyển mình đi lên của sự nghiệp cách mạng.



Điệp từ “tất cả” trong phép so sánh, nhịp điệu thơ nhanh diễn tả được không khí
“hối hả”, “xôn xao” của cuộc sống mới sau chiến tranh.

Bài thơ được ra đời sau những năm tháng sau ngày hòa bình lặp lại, nhân dân hai
miền Bắ- Nam cùng ra sức đánh đuổi kẻ thù, nền kinh tế chưa hồi phục sau những
năm tháng dài chia cắt, thế mà Thanh Hải vẫn có cái nhìn tươi sáng về sự nghiệp
cách mạng của đất nước ta:

Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Niềm tự hào sâu sắc về lịch sử yêu nước và giữ nước “bốn nghìn năm” với bao
gian khó nhọc nhằn. Hình ảnh so sanh “như vì sao” biểu hiện cho tương lai ngời
sáng của tổ quốc “cứ đi lên phía trước”. Ý thơ gợi nhớ về hình ảnh đất nước trong
thơ Nguyễn Đình Thi: “Nước Việt Nam từ trong máu lửa. Rũ bùn đứng dậy sáng
lòa”

Nguyễn khoa ĐIềm cũng có lần phải thốt lên: “Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi
đâu ta cũng thấy – Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”. Đất nước ấy là đất nước
của những anh hùng, đất nước không bao giờ chịu khuất. Đất nước ấy đã bao
phen:”Đạp quân thù xuống đất đen”. Dù có hiểm nguy hay nhọc nhằn, đất nước ấy
vẫn “cứ đi lên phía trước”.


Niềm cảm xúc mạnh mẽ dâng trào thúc đẩy nhà thơ đến một ước vọng cao cả, hết
sức thiêng liêng:


Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Thanh hải muốn hóa thân thành con chim hót giữa đất trời cao rộng đang cho đời
tiếng hát mê say, muốn làm một cành hoa dâng cho đời sắc thắm, muốn làm một
nốt trầm âm vang mãi mãi trong bản hòa ca bất tận của sự sống, muốn làm một
mùa xuân nho nhỏ đang cho đời niềm tin yêu vĩnh hằng.

Nhà thơ sử dụng những hình ảnh ẩn dụ đơn sơ nhưng gợi nhiều liên tưởng. Thi sĩ
muốn cất lên thật tha thiết và khiêm tốn ước giọng sống có ích, cống hiến để tạo
nên “mùa xuân” cho đời như một lẽ tự nhiên. Điệp ngữ “ ta làm” thể hiện những
suy tư, trăn trơ trong tâm trí của tác giả về lối sống đẹp. Đại từ xưng hô “tôi” ở khô
đầu như tự nói với bản thân, “ta” vừa bộc lộ khác vọng của chính tác giả vừa thể
hiện tâm niệm của tất cả mọi người.


Sự sáng tạo độc đáo của Thanh Hải là ở hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”. Hình ảnh
ấy cùng với những hình ảnh cành hoa, con chim, nốt nhạc trầm sao xuyến… tất cả
đều mang một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện tâm niệm chân thành, tha
thiết của nhà thơ. Mỗi người phả mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái
phần tinh túy của mình, dù bé nhỏ, góp vào cuộc đời chung. “Mùa xuân” ở đây
phải chăng đó chính là con tim, khối óc, là cuộc đời tươi đẹp và tâm hồn đầy sức
sống của nhà thơ? Điệp ngữ “dù là” cùng với nhũng hình ảnh hoán dụ “tuổi hai

mươi” “khi tóc bạc” là tâm nguyện được cống hiến bền bỉ, kiên trì cả cuộc đời này.

Âm điệu chậm rãi, trầm lắng nghe như tiếng thầm thì. Kết thúc bài thơ trong làng
điệu mộc mạc của điệu hò sứ Huế góp phần tạo thành dư âm lắng đọng lòng người,
để lại nhiều suy tư hơn:

Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế…

Dẫu biết cuộc đời là hữu hạn, nhưng nhà thơ không khỏi bàng hoàng. Ông tiếc
nuối những tháng ngày qua chưa thực sống hết mình, chưa thực dâng hiến tận cùng
cho quê hương, đất nước những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhát. Cho đến khi thần
chết gọi tên ông, ông tìm cách vượt thoát khỏi sự hữu hạn ấy bằng cách hóa thân
vào với vĩnh hằng đất nước. Cuộc tìm kiếm phi thực nhưng toát lên tâm hồn cao
đẹp của nhà thơ đã tận trung, tận hiếu, tận lực với cuộc đời, với nhân dân và đất
nước. Đó là khát vọng được hoa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần
tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước thiêng liêng.


Cách cấu cứ lặp lại (khổ đầu đến khổ 4) tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Những hình
ảnh chọn lọc ấy được trở lại đã mang một ý nghĩa mới: niềm mong muốn được
sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đén tiếng
hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời.

Người chiến sĩ kiên trung ấy cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời vẫn lo nghĩ
cho đất nước. Đó cũng là nỗi lo nghĩ của biết bao người lính thời đại Hồ Chí Minh.
Nhà thơ Thanh Thảo đã hơn một lần tự vấn, tự day dứt và tự giải đáp:


Chúng tôi đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi ai mà không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc.

Nhà thơ Chế Lan Viên cũng từng có lần thốt lên thống thiết:

Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông.

Kết bài:
Bài thơ thực sự sống thay tác giả. Nguyện ước làm một mùa xuân, nghĩa là sống
đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường, làm một
mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. Bài thơ
nhẹ nhàng nhắc nhỏ thế hệ trẻ hôm nay hãy sống đúng với tuổi trẻ của chúng ta.
Bởi “đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi sót xa ân hận vì những


năm tháng đã sông hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn
của mình…”



×