Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích bài thơ viếng lăng bác của viễn phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.16 KB, 7 trang )

Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Mở bài:
Viễn Phương là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ cách mạng miền Nam. Thơ Viễn
Phương dễ nhớ, giàu cảm xúc, nhưng không bị lụy, cường điệu nỗi đau. Viếng lăng
Bác là tác phẩm nổi bậc nhất của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ là tiếng vọng ân
tình, chân thành tha thiết thể hiện tình cảm yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc của
nhà thơ và dân tộc Việt Nam cho Bác kính yêu.

Thân bài:
Trong bài thơ Nghe lời Tổ quốc, Viễn Phương đã từng viết:

Xưa con mơ ước một ngày thống nhất
Bác Hồ về tắm mát suối quê hương
Đường quê con mịn màng cát trắng
Mát bước chân cha gian khổ dặm trường

Ước mơ kia mãi mãi sẽ không bao giờ thành hiện thực bởi vì Bác đã vĩnh viễn ra
đi. Biết bao đau đớn xót xa tràn ngập trong lòng. Mãi đến năm 1976, khi lăng Chủ
tịch được khánh thành, đất nước lặng im tiếng súng, nhà thơ Viễn Phương mới có
dịp cùng với đoàn đại biểu miền Nam ra thăm lăng Bác. Đứng trướclinh cữu của
Bác, nhà thơ Viễn Phương đã không thể nén được cơn xúc động:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam


Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Câu thơ mở đầu giản dị tự nhiên như một lời thông báo nhưng ẩn chứa trong đó là
biết bao cảm xúc bồi hồi khó tả của nhà thơ khi lần đầu tiên được ra thăm lăng


Bác. Cách xưng hô “con” và “Bác” vừa mang đậm chất Nam Bộ vừa gần gũi thân
thương như cách gọi của những người thân yêu, ruột thịt trong gia đình. Đó là
tiếng gọi tha thiết của người con gọi Cha mình sau nhiều năm dài xa cách. Tiếng
gọi ấy ẩn chứa biết bao tình cảm yêu thương, kính trọng của tác giả dành cho Bác.

Tiếng gọi ấy đâu phải chỉ là của một con người mà là tiếng gọi của toàn dân tộc
dành cho Người. Tiếng gọi ấy thắm đượm biết bao nghĩa tình, biết bao xót xa
thương tiếc có thể làm ấm lòng người đã khuất. Mãi mãi trong tâm trí của dân tộc
Việt Nam, Bác luôn là người Cha vĩ đại.

Hình ảnh hàng tre vút cao như người lính kiên trung ngày đêm canh giữ giấc ngủ
nghìn thu của lãnh tụ. Từ hàng tre quanh lăng, nhà thơ nghĩ đến lũy tre Việt nam,
nghĩ đến tinh thần Việt Nam qua nghìn năm lịch sử anh dũng ,kiên cường:

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Hình ảnh “hàng tre xanh xanh” bao la, bát ngát đang tỏa bóng mát quanh lăng đã
gợi lên trong lòng tác giả biết bao suy tưởng về quê hương, đất nước, con người.
Không biết tự bao giờ trên mảnh đất này, tre đã trở thành hình ảnh mộc mạc, bình
dị đặc trưng cho làng quê.

Từ thuở xa xưa tre đã gắn bó với đời sống con người, tre giữ làng, giữ nước, giữ
mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre xông vào xe tăng đại bác của quân thù, tre


kiên cường, bất khuất,. Dù trong “bão táp mưa sa” , tre vẫn đứng thẳng hàng. Cây
tre nêu cao khí tiết, cũng giống như con người Việt Nam dù trong gian khổ khó
khăn, dù bom đạn liên tiếp dội xuống, vẫn dũng cảm hiên ngang không bao giờ
khuất phục. Dù đất đai, khô cằn sỏi đá, tre vẫn xanh tươi nhũn nhặn, dáng tre thẳng

tắp. Màu xanh ấy tượng trung cho sức sống mãnh liệt, tinh thần bền bỉ cần cù, chịu
thương chịu khó của con người Việt Nam.

Cảm thán từ “ôi” nói lên tình cảm rất đỗi tự hào, khâm phục của tác giả trước
những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Tiếng “ôi” xuất phát từ sâu
thăm con tim luôn dành cho Bác Hồ niềm yêu kính thiêng liêng, vĩnh hằng.

Tre là hình ảnh biểu tượng của làng quê Việt Nam mộc mạc, bình dị. Tre bao phủ
quanh lăng ngày ngày đem lại bóng mát cho lăng Bác như cả dân tộc đang nâng
niu ôm trọn lấy Người. Mặc dù Bác đã vĩnh viễn ra đi nhưng có thể nói Người vẫn
sống mãi trong lòng nhân dân, đất nước.

Rất nhanh chóng, tác giả hòa cùng bước chân của dòng người vào viếng lăng Bác.
Cảm xúc của tác giả mỗi lúc một dâng trào. Để rồi từ đó nhà thơ sáng tạo ra những
hình ảnh thơ thật đẹp nói về Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ nhất là mặt trời của tự nhiên, có tác dụng
đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn vật, muôn loài. Còn “mặt trời” trong câu
thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho Bác. Đối với Viễn Phương, Bác cũng


là một mặt trời, một vầng dương bao la, chói ngời vĩ đại. Vì từ trong cuộc đời và
nhân cách của Người tỏa ra một thứ ánh sáng kỳ diệu. Đó là ánh sáng của tình
thương bao la rộng lớn, ánh sáng của chân lý Cách mạng có thể soi đường dẫn lối
đưa hai mươi lăm triệu con người từ bóng đêm nô lệ vươn đến ánh sáng của công

lý, hòa bình và Tự do. Bác mãi mãi là một mặt trời chói lọi không chỉ tỏa sáng cho
thế hệ hôm qua mà còn cả hôm nay và mai sau.

Thủ pháp nhân hóa làm cho mặt trời trong lăng tự nhiên bỗng gần gũi với con
người. Ở đây, mặt trời của tự nhiên vốn vô tri vô giác không thể nhận thấy sự vĩ đại
trong con người Hồ Chí Minh mà chỉ có nhà thơ Viễn Phương với tất cả tình yêu
thương, kính trọng của mình dành cho Bác mới nhận ra sự vĩ đại ấy.

Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” kết thành một “tràng hoa” vừa là hình
ảnh thật, vừa là hình ảnh ẩn dụ đầy thi vị, sáng tạo và độc đáo của nhà thơ Viễn
Phương. Nhìn dòng người đi vào trong lăng trong một tư thế trang nghiêm, tôn
kính xếp thành vòng ngay ngắn, nhà thơ bỗng liên tưởng cái dòng người đang đi đó
chính là một tràng hoa tươi tắn mà nhân dân kính dâng lên tặng Người. “Tràng
hoa” tượng trưng cho tình cảm rất đỗi cao đẹp, chân thành, là sự xót xa, luyến tiếc
mà nhân dân dành cho Bác. Sự hiện diện của mỗi con người là một đóa hoa tươi
thắm tỏa hương bát ngát, kính dâng lên Người biết bao tình cảm yêu mến, biết ơn
và kính trọng.

Hình ảnh “bảy mươi chín mùa xuân” tượng trưng cho cuộc đời Bác, một cuộc đời
tươi đẹp, cuộc đời của một con người đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho nhân dân,
đất nước. Cho nên bảy mươi chín mùa xuân” của Bác dẫu ngắn ngủi trong chiều
dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc nhưng đáng quý vô ngần. Nó mãi
mãi trường cửu. Mỗi một mùa xuân, mỗi một tuổi đời của Bác xét ở một góc độ
nào đó, cũng đã góp phần đem lại mùa xuân tươi đẹp cho dân tộc, cho đất nước.


Khi bước vào trong lăng, đứng trước linh cữu của Người, nhà thơ cảm nhận được
một sự yên bình, một sự che chở, gần gũi vô cùng:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Bác đã đi vào cõi trường sinh mà tác giả ngỡ như Bác đang ngủ. Một giấc ngủ dài
bình yên không còn lo lắng cho vận mệnh đất nước như giai đoạn đầu khi ta mới
kháng chiến:

Một canh, hai canh lại ba canh
Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng lành.

Niềm trân trọng cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của Bác vừa là niềm vui
mừng vì giờ đây Bác đã có một giấc ngủ bình yên dành cho mình. Có vầng trăng
thanh cao soi giấc Bác ngủ. Phải yêu thương và kính trọng Bác thì tác giả mới
tưởng tượng hình ảnh nên thơ ấy. Bên cạnh Bác luôn có thiên nhiên, đất trời làm
bầu bạn.

“Trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự bao la, kì vĩ và sự trường tồn bất
diệt của nền hòa bình dân tộc. trời xanh cũng là thành tựu sự nghiệp cách mạng vĩ
đại của Người đã mang lại cho dân tộc. Dẫu biết nó là mãi mãi nhưng nhà thơ cũng
không khỏi ngậm ngùi, nghe “đau nhói ở trong tim” bởi Người đã không thể tận
mắt chứng kiến thời khắc lịch sử thiêng liêng ấy của dân tộc.


Chưa hết bồi hồi, nhà thơ đã nghĩ đến khoảnh khắc phải rời xa bác, rời xa thủ đô:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.


“Thương trào nước mắt” là hình ảnh thơ chân thành xúc động, nói lên niềm xót xa,
đau đớn tột cùng của tác giả khi rời lăng Bác mà không biết đến bao giờ trở lại.
Điệp từ “muốn làm” thể hiện niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ muốn hóa
thân thành những sự vật gần gũi để mãi cạnh Bác. Tác giả muốn làm con chim để
ngày ngày cất cao tiếng hót trong trẻo, vang xa, làm cho không khí bên lăng Bác
thêm tươi vui, đầm ấm và tác giả cũng muốn làm một đóa hoa tỏa hương thơm bát
ngát để tô điểm lăng Người, làm một cây tre trung hiếu thủy chung son sắt, mãi
mãi đứng bên lăng tỏa ra bóng mát và giống như những người chiến sĩ đứng canh
gác bảo vệ giấc ngủ bình yên của Bác.

Ba dòng thơ với ba ước muốn đã một lần nữa khẳng định lòng yêu thương, kính
trọng, lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ, của nhân dân miền nam đối với Bác Hồ
kính yêu. Về miền Nam là để tiếp tục nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước như
lời Bác đã căn dặn lúc còn hiện thế. Nén lại niềm xúc động và nhớ thương ở trong
lòng, nhà thơ thầm hứa sẽ sống và chiến đấu xứng đáng với niềm tin tưởng của
Người.

Kết bài:
Với Viếng lăng Bác, Viễn Phương đã thể hiện một cách chân thành và cảm động
lòng biết ơn sâu sắc của tác giả và nhân dân đối với vị cha già kính yêu của dân
tộc. Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm,


sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào. Nhịp thơ chậm rãi diễn tả sự trang nghiêm,
thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác,
bâng khuâng, day dứt, không gút mắt, cầu kỳ, kênh kiệu hay khoa ngôn




×