Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích khổ 2 và 3 bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.21 KB, 3 trang )

Phân tích khổ 2 và 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Mở bài:
Bao nhiêu tháng ngày trôi qua trong một năm, có lẽ ai cũng mong đợi tới những
tháng ngày mùa xuân. Chờ đợi một mùa xuân ấm áp nhưng lại vô cùng yên bình.
Một mùa xuân chứa chan biết bao là hạnh phúc đã được Thanh Hải khắc họa rõ nét
qua khổ 2 và 3 của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Một bài thơ ẩn chứa bao nhiêu ý
đẹp và đầy ý nghĩa.

Thân bài:
Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác năm 1980 và được chắp bút bởi nhà văn Thanh
Hải. Bài thơ không chỉ nói về một mùa xuân tươi đẹp mà còn là nghĩa sống đẹp
cùng với tình yêu đất nước. Một mùa xuân mà ông sống bằng tất cả sức sống tươi
trẻ của mình nhưng lại rất khiêm nhường đã vẽ nên bức tranh mùa xuân nho nhỏ.

Bài thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp
và sức sống của mùa xuân thiên nhiên tươi mát. Từ đó, dần dần mở rộng ra thành
hình ảnh mùa xuân của đất nước qua khổ thơ sau :

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.


Khi ấy, tác giả đã chuyển từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời sang cảm nhận về
mùa xuân của đất nước với hai hình ảnh rõ nét nhất là “người cầm súng”, “người ra
đồng”. Hai hình ảnh ấy biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây
dựng đất nước. Một mặc đã nói lên một tinh thần yêu nước của mỗi con người. Nói
lên việc, hàng ngày các chiến sĩ và các nông dân vẫn miệt mài làm việc chỉ mong


đất nước được bình yên và gia đình được ấm no. Một hình ảnh lộc non của mùa
xuân gắn với người cầm súng, người ra đồng.

Liệu rằng mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non đã theo người cầm
súng, người ra đồng hay chính là họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước?
Con người, trong cuộc sống lao động và chiến đấu đang góp phần làm nên một
mùa xuân yên ôn, ấm no cho dân tộc. Không khí mùa xuân với nhịp điệu vừa hối
hả vừa những âm thanh con xao. Một không khí khẩn trương lại sôi động của cuộc
sống mới.

Dân tộc ta đón chào mùa xuân bằng một tấm lòng yêu nước nồng nhiệt. Mỗi chúng
ta yêu nước một cách sâu sắc, xem đất nước như một điều gì đó thiêng liêng quá
thể. Lòng yêu nước đã được thể hiện qua đoạn thơ sau :

Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Chỉ cần hai câu thơ đầu đã thấy được đất nước ta đã trường tồn qua bao nhiêu năm.
Một quá trình vất vả và gian lao để có thể tồn tại lâu như thế. Đất nước ta được ví
bằng một hình ảnh khá mới lạ. Đó chính là “vì sao”. Ta cũng có thể hiểu rằng tác
giả mong muốn đất nước ta sẽ có một tầm nhìn lạc quan và tươi sáng. Mong muốn
rằng tương lại đất nước sẽ ngày một tỏa sáng hơn.


“Cứ đi lên phía trước” nghe thấy cứ như một câu khuyên nhủ ta cứ bước đi. Chỉ
cần một câu nói ấy đã có thể khích lệ tinh thần cho các chiến sĩ bên ngoài chiến
trường. Điều đó cũng thể hiện dân tộc Việt Nam yêu nước một cách sâu sắc và
cũng biết quan tâm tới nhau. Tình cảm giữa người với người đã được hiện hữu đâu

đây. Đó là một điều tuyệt vời mà Thanh Hải đã ẩn chứa trong bài thơ.

Qua hai đoạn thơ trên, ta có lẽ đều thấy được tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn
bó với đất nước. Cũng nói lên cuộc đời và ước nguyện chân thành của tác giả.
Không khí mùa xuân ấm sao đã hoà với con người. Một khung cảnh tuyệt mỹ thời
chiến tranh đã được miêu tả nơi đây. Thật sự là một bức tranh hoàn mỹ trong thời
kỳ chiến đấu.

Kết bài:
Bài thơ đã khắc họa nên một khung cảnh mùa xuân trong thời kỳ chiến đấu cực
khổ. Biết bao năm tháng trôi đi nhưng ta vẫn cứ mãi lưu luyến mùa xuân. Một mùa
xuân hạnh phúc cuốn trôi hết tất cả nỗi muộn phiền của mỗi con người.



×