Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Sinh học 10 bài 12: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.28 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 10
BÀI 12: THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức . Qua tiết này học sinh phải :
- Học sinh phải biết cách điều khiển sự đóng, mở của tế bào khí khổng thông qua điều khiển
mức độ thẩm thấu ra vào tế bào.
- Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.
- Tự mình thực hiện được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong sách giáo khoa.
2. Kĩ năng :
Rèn luyện học sinh các kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng sử dụng kính hiển vi và kỹ năng làm tiêu
bản hiển vi.
3. Thái độ :
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP.
Phương pháp thực hành củng cố.
C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1, Thầy :Soạn giáo án
2. Trò : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’)
Kiểm tra sĩ số - chuẩn bị bài của học sinh.
Học sinh vắng : .......................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
II. KIỂM TRA BÀI CỦ(’)
III. BÀI MỚI.

TaiLieu.VN

Page 1




1. Đặt vấn đề(’)
2. Triển khai bài (41’)
a. Hoạt Động 1(5’)
I. MỤC TIÊU, DỤNG CỤ, MẪU VẬT VÀ HOÁ CHẤT
GV. Yêu cầu học sinh dựa vào SGK nêu mục tiêu và dụng cụ và hoá chất thí nghiệm
HS. Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
b. Hoạt Động 2 (31’)
II. NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
GV. Phát dụng cụ và yêu cầu các nhóm dựa vào hướng dẫn ở SGK làm các thí nghiệm.
HS. Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
* Trong khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên đi từng bàn để kiểm tra, sửa sai, hướng
dẫn học sinh làm thí nghiệm.
Nội dung và cách tiến hành:
1.Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây:
* Chú ý: tách 1 lớp mỏng phía dưới lá. Đưa phiến kính vào giữa vi trường và vật kính ở bội
giác bé 10 rồi chọn vùng có lớp tế bào mỏng đưa vào giữa vi trường.
- Chuyển vật kính sang bội giác lớn hơn 40 để quan sát cho rõ. Vẽ các tế bào biểu bì bình
thường và các khí khổng quan sát được vào vở.
- Để nguyên mẫu vật quan sát tế bào rõ nhất sau đó nhỏ dung dịch muối. Chú ý nhỏ ít một
cùng với việc dùng giấy thấm ở phía đối diện lá kính rồi quan sát quan sát tế bào và vẽ vào vở.
2. Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng:
*Chú ý: Chuyển mẫu vật trên vào vùng quan sát tế bào, khí khổng rõ nhất( lúc này khí
khổng đóng hay mở?) vẽ khí khổng quan sát được.
- Nhỏ 1 giọt nước cất cùng với việc dùng giấy thấm ở phía đối diện lá kính rồi quan sát tế
bào, khí khổng và vẽ vào vở.

TaiLieu.VN


Page 2


c. Hoạt động 3(5’)
III. Thu hoạch:
- Mỗi nhóm học sinh làm 1 bản tường trình thí nghiệm kèm theo hình vẽ các tế bào, khí khổng
ở các lần thí nghiệm khác nhau( ban đầu, khi cho nước muối, khi cho nước cất) và trả lời các
lệnh ở sách giáo khoa.
IV. CŨNG CỐ(2’)
Nhận xét và yêu cầu học sinh thu dọn dụng cụ và vệ sinh phòng.
V. DẶN DÒ (1’)
Ôn tập chương I, II theo hướng dẫn.

TaiLieu.VN

Page 3



×